Luận văn Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt - Trung

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . x

DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ - HỘP . xi

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do lựa chọn đề tài . 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 4

2.1. Nghiên cứu trong nước . 4

2.2. Nghiên cứu ngoài nước. 6

3. Mục tiêu nghiên cứu . 14

3.1. Mục tiêu chung. 14

3.2. Mục tiêu cụ thể. 14

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 15

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 15

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 15

5. Phương pháp nghiên cứu . 17

5.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu.17

5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp . 17

5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp . 17

 

pdf195 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt - Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng xuất nhập khẩu. Bên phía Trung Quốc bố trí lực lượng chức năng quản lý nhà nước Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo mô hình chợ biên giới và được hưởng những cơ chế ưu đãi biên mậu. Thứ ba, 7 lối mở biên giới: chưa có trao đổi thỏa thuận hai bên về cửa khẩu. Phía Việt Nam cho phép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi qua, nhưng phía Trung Quốc chỉ coi là các điểm hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Phía Việt Nam đã bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Phía Trung Quốc chỉ bố trí lực lượng Biên phòng và chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động xuất nhập khẩu. Vì chưa có sự công nhận chính thức nên các lực lượng chức năng của Trung Quốc thường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tại các lối mở này. Khi đó hàng hóa của Việt Nam không thể xuất qua được dẫn đến ách tắc trong xuất khẩu. Qua các cảng biển của Trung Quốc Qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung Cảng (Cửa khẩu) quốc tế Cửa khẩu quốc tế Biểu đồ 2. 6. Sự khác biệt về cửa khẩu trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung Nguồn: Mô tả của tác giả Cửa khẩu song phương Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới 77 Xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc được thực hiện tại các cảng (cửa khẩu) quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cũng được thực hiện tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn được thực hiện tại các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là sự khác biệt về loại hình cửa khẩu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc. Bảng 2. 3. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu các tỉnh giai đoạn 2006-2014 Tỉnh Quảng Ninh Lạng Sơn Cao Bằng Hà Giang Lào Cai Lai Châu Kim ngạch (triệu USD) 23.551,5 16.188,6 1.267,8 1.170,3 6.436,4 146,3 Tỷ lệ 48,3% 33,2% 2,6% 2,4% 13,2% 0,3% Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới [14] Tính trong cả giai đoạn 2006-2014, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 48,3% và 33,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong khi đó, xuất khẩu qua các cửa khẩu của cả ba tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu chỉ chiếm tỷ lệ 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai trong cả giai đoạn 2006- 2014 chiếm tỷ lệ 13,2%, nhưng tính riêng những năm 2012 và 2013 xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai có tốc độ tăng nhanh nhất. Năm 2013, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai chiếm tỷ lệ trên 20% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Xét về từng loại hình cửa khẩu trong cả giai đoạn 2006-2014 thì xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế chiếm tỷ lệ 39%, các cửa khẩu song phương 8%, cửa khẩu phụ 20% và lối mở biên giới 33%. Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu song 78 phương chiếm tỷ lệ thấp bởi vì hàng hóa xuất qua đây chủ yếu là hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó, tận dụng cơ chế ưu đãi biên mậu của Trung Quốc, hàng hóa xuất qua các cửa khẩu phụ lối mở biên giới không chỉ là hàng hóa của Việt Nam mà hàng hóa của nước thứ ba chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 2. 4. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua các loại hình cửa khẩu 2006-2014 Cửa khẩu Quốc tế Song phương Phụ Lối mở Kim ngạch (triệu USD) 19.016,7 3.900,9 9.752,2 16.091,1 Tỷ lệ 39% 8% 20% 33% Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới [14] Kết luận: xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về loại hình cửa khẩu. Ngoài các cửa khẩu quốc tế, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn được thực hiện thông qua các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Để kiểm định lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ quan trọng của nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt, loại hình cửa khẩu cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là có tầm ảnh hưởng nhất ở mức độ ‘rất quan trọng’. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu, bao gồm sự đa dạng về chủng loại, chất lượng nhiều mức độ và quy cách linh hoạt cũng ‘rất quan trọng’ đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt trong xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phương thức, đồng tiền và chi phí dịch vụ thanh toán có mức độ ‘quan trọng’, còn sự đa dạng thương nhân và quan hệ đặc thù của họ chỉ ở mức độ ‘khá quan trọng’ đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 79 Bảng 2. 5. Mức độ quan trọng lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt Mức độ quan trọng (điểm) Không quan trọng Ít quan trọng Khá quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Thương nhân xuất khẩu 2,8 Hàng hóa xuất khẩu 4,3 Thanh toán 3,4 Loại hình cửa khẩu 4,6 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 2.2.1. Điều kiện về cửa khẩu 2.2.1.1. Về quản lý xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu a) Cửa khẩu quốc tế và song phương Các cặp cửa khẩu này được bố trí đầy đủ lực lượng chức năng Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các lực lượng quản lý chuyên ngành khác. Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phương làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả trong ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật hai nước, thời gian làm việc trong ngày cũng được quy định cụ thể theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung ngày 18/11/2009. b) Cửa khẩu phụ Các cặp cửa khẩu phụ được hai bên bố trí đầy đủ lực lượng chức năng Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các lực lượng quản lý chuyên ngành khác. Hoạt động tại các cửa khẩu phụ do chính quyền địa phương hai bên biên giới Việt – 80 Trung thỏa thuận trên cơ sở phù hợp quy định của pháp luật mỗi nước hoặc sự cho phép của chính quyền Trung ương mỗi nước. Đối với các cửa khẩu phụ nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như đối với hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phương. Hàng hóa xuất khẩu đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các cửa khẩu phụ nằm ngoài Khu kinh tế của khẩu thì Việt Nam thực hiện theo chủ trương khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu tại văn bản số 1420/TTg-KTTH ngày 27 tháng 8 năm 2008 về thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu biên mậu. Theo Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu thì: hàng hóa được phép xuất khẩu theo quy định hiện thành thì được xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ biên giới Việt – Trung. c) Lối mở biên giới Phía Việt Nam được bố trí đầy đủ lực lượng chức năng Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các lực lượng quản lý chuyên ngành khác cho hoạt động xuất nhập khẩu; tuy nhiên phía Trung Quốc chỉ do lực lượng Biên phòng quản lý phục vụ cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Phía Trung Quốc là do chính quyền địa phương được phân cấp cho phép, khi các cơ quan Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thì hoạt động bị ngưng trệ. Thời gian hoạt động của lối mở biên giới cũng rất đặc thù, có thể ngoài giờ hành chính. Hoạt động chủ yếu tại các lối mở biên giới này là xuất khẩu (hoặc tái xuất) hàng hóa của Việt Nam. Theo Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu thì hàng hóa được phép xuất khẩu 81 theo quy định hiện thành thì được xuất khẩu qua các lối mở biên giới Việt – Trung. Lối mở biên giới được mở ra phù hợp với chủ chương khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam. 2.2.1.2. Kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế là nằm trên các tuyến đường giao thông đường bộ và đường sắt quan trọng kết nối Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc đã đầu tư phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt từ các trung tâm kinh tế cũng như các cảng biển kết nối đến các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. a) Phía Việt Nam Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ từ các cảng, các trung tâm kinh tế - chính trị đến các tỉnh biên giới Việt – Trung. Thí dụ như các tuyến Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái; Hà Nội Điện Biên – Lai Châu; Hà Nội – Hà Giang; Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng; tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai được hoàn thành vào tháng 9 năm 2014 và tuyến Hà Nội – Lạng Sơn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Bên cạnh đó, Các tuyến đường sắt từ Hải Phòng đến Hà Nội, từ Hà Nội đến Đồng Đăng và từ Hà Nội đến Lào Cai đã và đang tiếp tục được nâng cấp, hiện đại hóa. b) Phía Trung Quốc Đến 2014, hầu như 100% các tuyến đường bộ kết nối các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đến các thành phố hoặc trung tâm kinh tế - chính trị của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tỉnh Vân Nam cũng như các tỉnh phía Nam của Trung Quốc đều là đường cao tốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã và đang tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt cao tốc từ Côn Minh đi Hà Khẩu và từ Nam Ninh đi Bằng Tường. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt của Trung Quốc kết nối đến các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng cho yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu trong khoảng 10 năm tiếp theo. 82 Hộp 2. 1. Hệ thống đường bộ cao tốc của Trung Quốc kết nối với các cửa khẩu biên giới Việt – Trung - Đông Hưng – Phòng Thành – Khâm Châu – Bắc Hải (đi Nam Ninh) và đi các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. - Bằng Tường – Sùng Tả – Nam Ninh – Liễu Châu – Quế Lâm và đi các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy. - Long Bang – Bách Sắc và đi các tỉnh Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Bắc. - Thiên Bảo – Văn Sơn (đi Côn Minh) và đi Quý Châu, Trùng Khánh, Thiểm Tây. - Hà Khẩu – Hồng Hà – Côn Minh – Đại Lý – Lệ Giang và đi các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng. Nguồn: Khảo sát của tác giả Bảng 2. 6. Bố trí lực lượng chức năng và hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung năm 2013 Lực lượng chức năng Hạ tầng kỹ thuật Kết nối giao thông VN TQ VN TQ VN TQ CK quốc tế và chính Số lượng 9 9 9 9 9 9 Tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 100% 100% CK phụ Số lượng 11 11 11 11 8 11 Tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 73% 100% Lối mở biên giới Số lượng 7 0 7 0 5 7 Tỷ lệ 100% 0% 100% 0% 71% 100% Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả Như vậy, đối với các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và cửa khẩu phụ đã có thỏa thuận hai bên, Trung Quốc đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốt, có những cơ 83 chế tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Không những đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại cửa khẩu hiện đại, Trung Quốc còn xây dựng những tuyến đường giao thông kết nối đến từng cửa khẩu, bao gồm đến những lối mở biên giới. Hạ tầng kỹ thuật bên phía Việt Nam mới chỉ đảm bảo về cơ bản cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nói riêng. Về kết nối giao thông, phía Việt Nam đầu tư kết nối về cơ bản đến các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phương, còn đối với các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thì tỷ lệ đầu tư khoảng trên 70% số cửa khẩu, lối mở đáp ứng được yêu cầu. 2.2.1.3. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc rộng lớn Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là những cửa ngõ kết nối trực tiếp vào thị trường Trung Quốc rộng lớn và nhiều tiềm năng. Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km2, dân số đông nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, chiếm gần 1/5 dân số toàn thế giới. Năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là khoảng 9.300 tỷ USD, tăng trưởng 7,7%. Theo thống kê của Ban Thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã trở thành nước lớn nhất thế giới về thương mại hàng hóa năm 2013. Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Trong đó, riêng thị trường 2 tỉnh/khu (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam) tiếp giáp trực tiếp với Việt Nam cũng rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc có diện tích 236.700 km2, dân số năm 2013 là trên 46 triệu người. Quảng Tây bao gồm 14 thành phố thuộc tỉnh, 56 huyện, 34 quận, 12 huyện tự trị và 7 thị xã. Quảng Tây luôn là một trong những tỉnh/khu có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm (2009 – 2013) là 18% / năm. Năm 2013, GDP của Quảng Tây đạt trên 1.200 tỷ NDT (tương đương khoảng 200 tỷ USD) [15]. Trong hơn 1 thập kỷ (từ 2003 đến 2013), Việt Nam luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Quảng Tây. 84 Bên cạnh đó, tỉnh Vân Nam có diện tích 394.100 km2, dân số năm 2013 là tương đương với Quảng Tây, khoảng trên 46 triệu người. Vân Nam bao gồm 16 châu hoặc thành phố, 129 huyện và tương đương. Tốc độ tăng trưởng GDP của Vân Nam đều duy trì ở mức trung bình trong 5 năm (2009 – 2013) trên 10%. Năm 2013, GDP của Vân Nam đạt 950 tỷ NDT (tương đương khoảng 150 tỷ USD) [16]. Các cửa khẩu của các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Vân Nam. Ngoài ra, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn là những cửa ngõ thông thương của một số tỉnh Trung Quốc với khu vực và thế giới. Trước hết, phải kể đến các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, thành phố Trùng Khánh và một phần của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tiếp đến kể cả các tỉnh Tây Bắc của Trung Quốc như Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Khu tự trị Tây Tạng, Cam Túc, Thanh Hải và Thiểm Tây. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc không chỉ có hàng hóa của Việt Nam mà còn hàng hóa từ các nước và vùng lãnh thổ khác. 2.2.1.4. Cầu nối trong hợp tác khu vực * Hợp tác ASEAN – Trung Quốc Trên cơ sở Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2012 tại Phnôm Pênh, Campuchia, được sửa đổi theo Nghị định thư ngày 05/10/2013 tại Bali, In-đô-nê-xia về thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định khung được ký kết ngày 29/11/2004 tại Viêng-chăn, Lào. Theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc thì từ ngày 01/01/2010, Trung Quốc áp dụng thuế suất 0% đối với 100% danh mục hàng hoá thông thường từ các nước ASEAN; thuế suất một số sản phẩm, được loại bỏ vào năm 2012; thuế suất nhóm nhạy cảm thường giảm xuống còn 20% vào năm 2012 và 0% vào năm 2018; thuế suất nhóm nhạy cảm cao giảm xuống còn 50% vào năm 2015. Bên cạnh đó, theo cam kết Trung Quốc đã bãi bỏ các biện pháp phi thuế 85 quan định lượng tại các khu vực cửa khẩu và các biện pháp phi thuế quan khác như tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch, hạn ngạch thuế quan được bãi bỏ theo lộ trình. Trong bối cảnh Trung Quốc có những tranh chấp về Biển Đông với nhiều nước ASEAN như Philippine, Brunei, Malaysia và Việt Nam thì hợp tác về đường biển giữa ASEAN và Trung Quốc khó có thể trở thành động lực thúc đẩy ACFTA. Do đó, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trở thành cầu nối trong hợp tác ASEAN – Trung Quốc, nhất là đối với thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc. Nhằm thúc đẩy Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc, giới thiệu các sản phẩm của ASEAN và Trung Quốc, Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) được tổ chức hàng năm tại Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc từ năm 2004. Đây là sự kiện quan trọng trong hợp tác thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc. Nam Ninh được kết nối bằng các đường cao tốc tới các cửa khẩu biên giới Việt – Trung khoảng 200 km. * Các tuyến hành lang kinh tế GMS Khuôn khổ Chiến lược GMS giai đoạn mới 2012-2020 được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 4 tại Myanma vào tháng 12 năm 2011 [30]. Khuôn khổ Chiến lược mới này bám chặt vào cách tiếp cận phát triển hành lang, tập trung vào phạm vi và chủ đề đối với các chương trình cụ thể. Khuôn khổ mới mở rộng Chương trình GMS từ hạ tầng thông thường tới đầu tư đa lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế dọc hàng lang, liên kết giữa các ngành mạnh mẽ hơn, quan tâm hơn đến khía cạnh không gian phát triển kinh tế khu vực, sự tham gia tích cực hơn của các chủ thể kinh tế địa phương và quản lý cũng như giám sát hiệu quả hơn tại các cửa khẩu biên giới đất liền [30]. Đặc biệt, các cửa khẩu lớn của tuyến biên giới Việt – Trung đều nằm trên tuyến hành lang kinh tế GMS, bao gồm các tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Singapore; Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – 86 Singapore; Trùng Khánh – Bách Sắc – Cao Bằng – Hà Nội – Hải Phòng; Khâm Châu – Bắc Hải – Phòng Thành – Móng Cái – Quảng Ninh. Với những chương trình hợp tác phát triển các tuyến hành lang kinh tế GMS, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thị trường Trung Quốc với thị trường các nước GMS khác. Qua đó, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trở thành những đầu mối trên các tuyến hàng lang kinh tế GMS, có nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa của các nước trong khu vực, các nước GMS và của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (ADB, 2011) [30]. 2.2.1.5. Trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung Các cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung đóng vai trò quan trọng trong quan hệ láng giềng, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ Trung ương đến địa phương. Trong bối cảnh hợp tác qua đường biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề biên giới, lãnh thổ, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là cầu nối để triển khai thực hiện quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian qua cũng như định hướng lâu dài giữa hai nước. Hộp 2. 2. Lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung Trao đổi đoàn giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các đoàn thể, Bộ, ngành, địa phương các cấp; xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa; sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư qua biên giới; giáo dục và đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường; dịch vụ cửa khẩu: xuất nhập cảnh người và phương tiện, kê khai hải quan, kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận và các loại giấy phép xuất nhập khẩu; dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận - vận chuyển hàng hoá qua biên giới (logistics): kho vận, kiểm tra, gia công, đóng gói, vận tải, phân phối... nhằm liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu; dịch vụ hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường: nghiên cứu thị 87 trường, tư vấn, môi giới, đại lý mua – bán, ủy thác xuất - nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, quảng cáo, hội chợ; dịch vụ ngân hàng, tài chính, tiền tệ: đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán; dịch vụ du lịch, lữ hành, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; dịch vụ lao động, phiên dịch, bốc dỡ, vận chuyển, vệ sinh, bảo vệ; các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác. Nguồn: Tổng hợp của tác giả [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24] Thông qua các cửa khẩu biên giới, Việt Nam và Trung Quốc triển khai nhiều chương trình hợp tác, thí dụ như “Hai hành lang một vành đai kinh tế; trên nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục; và ở nhiều cấp từ Chính phủ, đến Bộ, ngành, tỉnh, huyện hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên. Đặc biệt, các cơ chế hợp tác giữa 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc và giữa 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày càng phát huy hiệu quả. 2.2.2. Điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc 2.2.2.1. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong giai đoạn 2010 – 2014, Trung Quốc đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình là 14,2% / năm. Mặc dù trong các năm 2012, 2013 và 2014, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, chỉ đạt mức dưới 8% / năm. Tuy nhiên, những năm trước đó, thương mại Trung Quốc đã đạt được những kết quả to lớn, với mức tăng từ trên 20 đến 40% / năm. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 34,7% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu tăng 31,3% và nhập khẩu tăng 38,7% so với năm 2009. Năm 2011, thống kê xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc đều cho thấy mức tăng trên 20% so với năm 2010. 88 Năm 2013, Trung Quốc đã trở thành nước lớn nhất thế giới về thương mại hàng hóa. Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt 4.303 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2.342,7 tỷ USD và nhập khẩu là 1.960,3 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc không chỉ là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới mà còn là thị trường xuất khẩu hàng đầu thế giới cho các nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Với giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt gần 2.000 tỷ USD và đạt tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2010 – 2014 là 16,26% / năm, Trung Quốc thực sự là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Bảng 2. 7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2010-2014 (Đơn vị tính: tỷ USD) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) Xuất khẩu 1.577,9 31,3 1.898,6 20,3 2.048,9 7,9 2.210,0 7,9 2.342,7 6,0 Nhập khẩu 1.394,8 38,7 1.743,4 24,9 1.817,8 4,3 1.950,0 7,3 1.960,3 0,5 Tổng 2.972,7 34,7 3.642,0 22,5 3.866,7 6,2 4.160,0 7,6 4.303,0 3,4 Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc [15],[16] So với các nước có chung đường biên giới đất liền khác là Lào và Campuchia, thấy rất rõ điều kiện cầu của thị trường Trung Quốc tác động đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc gấp hơn 500 lần kim ngạch nhập khẩu của Lào và gần 200 lần kim ngạch nhập khẩu của Campuchia. 89 2.2.2.2. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc a) Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc Với một thị trường đầy tiềm năng và có kim ngạch nhập khẩu hàng đầu thế giới như Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn ở mức khiêm tốn. Trong giai đoạn 2010-2014, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ từ 0,52% đến 0,76%, đạt mức trung bình là 0,65% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Bảng 2. 8. So sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị tính: triệu USD) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Xuất khẩu của VN sang TQ 7.308 11.125 12.388 13.250 14.900 Tổng nhập khẩu của TQ 1.394.800 1.743.400 1.817.800 1.950.000 1.960.290 Tỷ lệ (%) 0,52 0,64 0,68 0,68 0,76 Nguồn: Bộ Công Thương [14] Năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đạt gần 2.000 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 14.9 tỷ USD, bằng 0,76%. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc không cao là một trong những nguyên nhân Việt Nam bị mất cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua. b) Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong cả giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 đạt xấp xỉ 48,8 tỷ USD, tương đương 90 với 2/3 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong cùng thời kỳ. Mặc dù tỷ lệ tăng không đều giữa các năm, thậm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenvanhoi_1384_1854520.pdf
Tài liệu liên quan