Luận văn Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 4

1.1 Một số khái niệm. 4

1.1.1 Khái niệm về môi trường. 4

1.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường. 5

1.1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường. 6

1.1.4 Khái niệm cơ sở sản xuất. 7

1.1.5 Khái niệm về xử lý cơ sở sản xuất vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi

trường. 7

1.2 Khái quát tình hình môi trường nước ta qua các thời kỳ. 8

1.2.1:Tình hình môi trường Việt Nam từ lúc sơ khai đến1945: . 8

1.2.2 Tình hình môi trường Việt Nam từ 1945 đến 1993. 9

1.2.3 Tình hình môi trường nước ta hiện nay. 10

1.3 Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường. 13

1.4 Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất

gây ô nhiễm môi trường. 15

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG. 19

2.1 Xử lý vi phạm hành chính. 20

2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 25

2.3 Truy cứu trách nhiệm hình sự. 29

2.4 Trách nhiệm khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường. 34

2.5 Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô

nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 41

2.5.1 Trách nhiệm việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng. 41

2.5.2: Thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi

trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 42

2.6 Những tồn tại về ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất gây ô

nhiễm môi trường và pháp luật Việt Nam trong quá trình xử lý cơ sở sản xuất

gây ô nhiễm môi trường. 44

2.6.1 Những tồn tại về ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất gây

ô nhiễm môi trường. 44

2.6.2 Tồn tại của pháp luật Việt Nam trong quá trình xử lý cơ sở sản xuất gây

ô nhiễm môi trường. 47

2.7 Những đề xuất cơ bản để xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi

trường. 49

2.7.1 Các giải pháp về pháp luật và cơ chế chính sách. 49

2.7.2 Các giải pháp áp dụng cho các đối tượng phải xử lý. 51

KẾT LUẬN. 58

pdf80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn cụ thể tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng, môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên và môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên. Việc xác định phạm vi giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng tính hữu ích gồm có xác dịnh giới hạn, diện tích, của khu vực là bao nhiêu và vùng lỗi nào bị suy giảm nghiêm trọng và vùng nào đặc biệt nghiêm trọng, ngoài ra còn phải xác định giới hạn diện tích nào trực tiếp bị suy giảm và cuối cùng là xác định giới hạn, diện tích các vùng nào bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng điệm. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm xác định thành phần môi trương như môi trường nước, không khí, đất,…nào bị suy giảm và loại hình sinh thái nào, giống loài nào bị thiệt hại. Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại như thế nào nhiều hay ít để có cách xử lý cụ thể hơn. Tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau: Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt là bao nhiêu và lâu dài do sự suy giảm tính hữu ít của các thành phần môi trường, tính toán chi phí xử lý,cải tạo, phục hồi môi trường bị suy giảm, tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại, thăm dò ý kiến của các đối tượng liên quan. Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể mà chúng ta có thể áp dụng một trong những biện pháp trên để tính chi phí thiệt hại về môi trường làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiên theo quy định của pháp luật chủ yếu là dựa vào Bộ Luật Dân Sự 2005 và cách xác định thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong nghị quyết của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao số 01/2004/NQ – HĐTP ngày 28/4/2004 hướng dẫn một số quy định của Bộ Luật Dân Sự cụ thể như thiệt hại do tài sản bị xâm hại thì bồi thường bao gồm tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Còn xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại thì bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm súc của người bị thiệt hại bao gồm tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc, tiền mua thiết bị y tế,...thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm súc của người bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định thì và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 29 bình của lao động cùng loại, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tê của người chăm sóc, ngưòi bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho cả chăm sóc người bị thiệt hại, ngoìa ra còn phải bồi thường cho người bị hại về tổn thất tinh thần và do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. Nếu thiệt hại do tính mạng bị xâm hại thì phải bồi thường bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí hợp lý cho viiệc mai tang như hòm, khăn tang, hương nến, thuê xe tang và các dụng cụ khác,....Tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng như cha, mẹ già yếu không có khả năng nuôi sống bản thân mình,...Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền, mức bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định...Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường, căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau: Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, phương thức bồi thường, hình thức bồi thường nếu thỏa thuận không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ngoài ra các bên còn có thể yêu cầu trọng tài để giải quyết việc bồi thường hoặc yêu cầu Tòa Án có thẩm quyền giải quyết. Nhìn chung thì quá trình giải quyết bồi thường về môi trường luật quy định rất rộng cho các bên giải quyết, trên thực tế thì các bên thích thỏa thuận hơn vì nó rất tiện và không mất nhiều thời gian, vì các cơ sở sản xuất họ không thích kiện tụng vì nó mất nhiều thời gian và thời gian của họ là vàng là bạc, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cũng cần đến sự can thiệp của Trọng Tài và Tòa Án. Bảo hiểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. 1.3.3: Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ngoài việc xử lý vi phạm hành chih, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại thì còn phải khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, theo quy định tại điều 93 luật bảo vệ môi trường 2005. Khắc phục ô nhiễm và phục Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 30 hồi môi trường: Việc điều tra xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm bao gồm các nội dung như: điều tra xác định phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm ở đâu mức độ ô nhiễm như thế nào như môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn môi trường về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên và cuối cùng là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng trong khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn môi trường về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hay nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu cuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên. Nguyên nhân là gây ra ô nhiễm môi trường là do không làm đúng nội dung cam kết môi trường hay chưa lập bản cam kết bảo vệ môi trường hay có cam kết mà vi phạm như cho thải ra môi trường những chất thải, khói, bụi,..trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm môi trường. Các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường như xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hay phải tạm ngưng hoạt động. Các thiệt hại đối với môi trường thực tế như thế nào phải đánh giá kiểm tra cụ thể nhằm làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường. Trách nhiệm điều tra xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như: Uỷ Ban Nhân Dân cấp Tỉnh tổ chức phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền lien quan, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn Tỉnh của mình. Bô Tài Nguyên và Môi Trường chỉ đạo việc phối hợp của UBND cấp Tỉnh tổ chức điều tra xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ 2 Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương trở lên. Kết hợp điều tra về nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết bắng các phương tiện thong tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí…Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm sau đây như thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như đã nói ở trên trong quá trình, điều tra, xác định, phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, tiếng hành ngay các biện pháp để ngăn chặn hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng bị ô nhiễm. Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như vi phạm các quy định về xả nước thải thì ngoài các biện pháp là xử phạt hành chính còn phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường). Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Ngoài các hình thức xử phạt quy định vừa nêu ở trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 31 trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định cụ thể ở chương II nghị định 81 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và các văn bản khác. Cụ thể như tước giấy phép môi trường từ 90 ngày làm việc đến 180 ngày làm việc đối với các vi phạm quy định nếu như hành vi xả nước thải vực tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần trong trường hợp thải lượng nươc thải nhỏ hơn 50m3/ngày ( 24 giờ ) và xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3 /ngày đến dưới 5.000 m3/ngày và hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên...Đồng tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày và hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên, cùng với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm như: đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày, và hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày, cùng với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. Ngoài ra còn cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường, đối với các vi phạm như: đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày, và hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên, cùng với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép....và các cơ sở này còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định gây ra, ngoài ra nếu vi phạm các vi định về chất thải rắn thì ngoài xử phạt vi phạm hành chính còn phải buộc khắc phục hậu quả như: Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định như là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường mà gây ô nhiễm môi trường đồng thời tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm như phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép và chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép ảnh hưởng đến con người và sinh vật. Ngoài ra buộc cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 32 phạm hành chính quy định gây ra. Ngoài ra tại điều 21 nghị định 81 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định vi phạm quy định về ô nhiễm đất khoản 1 là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn khoản 2 là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều này gây ô nhiễm đất, khoản 3 là phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép, khoản 4 là phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 điều này gây ra...Ngoài ra các cơ sở sản xuất nếu gây ra ô nhiễm còn phải buộc khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường tại các văn bản sau: Nghị Định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; Nghị Định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị Định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị Định 158/2005NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; Nghị Định 154/2006/NĐ-CP ngày 25/11/2006 sửa đổi bổ sung điều 17 nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; Nghị Định 80/2006/NĐ-CP 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ môi trường; Nghị Định của chính phủ số 128/2005/NĐ-Cp ngày 11/10/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản,... Nhìn chung thì các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật thì thường buộc các cơ sở sản xuất phải làm theo cam kết đánh giá tác động môi trường và dựa vào tiêu chuẩn cho phép và gây thiệt hại như thế nào thì phục hồi như thế đó, đồng thời buộc phải bồi thường thiệt hại, biện pháp nặng hơn là cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở sản xuất đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường. 1.3.4: Truy cứu trách nhiệm hình sự: Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường theo pháp luật hình sự đối với cơ sở sản xuất có hành vi vi phạm: Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đối với cơ sở sản xuất theo pháp luật hình sự chính là các tội phạm về môi trường. Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao được quy định trong bộ luật hình sự và người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đó là hình phạt. Theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 1999 các tội phạm về môi trường được quy định tại chương XVI gồm 10 điều luật với các tội danh cụ thể từ điều 182 đến điều 191 nhưng ở đây chỉ đề cập đến những tội phạm hình sự trong lĩnh vực các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể như tội gây ô nhiễm không khí điều 182, tội gây ô nhiễm nguồn nước điều 183, tội gây ô nhiễm đất 184....những hành vi được quy định trong những điều này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm hại đến một khách thể cần được bảo vệ đặc biệt là môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả của các hành vi phạm tội này là rất lớn, có thể là hậu quả rây ra cho bản thân môi trường như ô nhiễm, suy thoái Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 33 hoặc sự cố môi truường, có thể là hậu quả gây ra cho sức khỏe, tín mạng con người hoặc hậu quả gây thiệ hại về tài sản, kể cả chi phí khắc phục hậu quả và hành vi phạm tội đối với môi trường. Trách nhiệm pháp lý (hình phạt): Đối với các cơ sở sản xuất có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Trách nhiệm pháp luật được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất được áp dụng đối với ba hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, và phạt tù. Ngoài ra còn có hai hình phạt bổ sung là phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và cấm làm các các công việc nhất định Về Phạt Tù: Hầu hết đối với các tội danh đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi tường điều quy định mức phạt tù 6 tháng đến 10 năm. Riêng tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người thì phạt tù từ 1 năm đến 12 năm và mức phạt tù tối đa đối với tội hủy hoại rừng có thể lên tới 15 năm. Về Hình Phạt Tiền: Vơí tư cách là hình phạt chính, mức phạt tiền được quy định tại đa số các điều trong nhóm tội phạm này từ 5 triệu đến 100 triệu đây cũng là mức phạt vừa phải và có tính khả thi trong thực tế ở điều kiện nước ta hiện nay. Về Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ: Ngoài hình phạt tiền các điều luật điều có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 5 năm. Về Hình Phạt Tiền Với Tư Cách Là Hình Phạt Bổ Sung: Trong trường hợp xét thấy phạt tù vẫn chưa thỏa đáng để mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội thì các điều luật cho phép áp dụng thêm hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 100 triệu đ ồng tùy theo tính chất phạm tội. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định: Các hình phạt trong các tội danh điều có quy định hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 đến 5 năm để áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp xét thấy nếu tiếp tục giữ chức vụ, hành nghề hoặc làm các công việc liên quan thì có nguy cơ là họ sẽ tiếp tục gây nguy hại cho môi trường. Cụ thể như: Tội gây ô nhiễm không khí đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường được quy định tại điều 182 Bộ luật Hình Sự 1999 như sau: Tội gây ô nhiễm không khí là người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Từ đó ta có thể định nghĩa rằng tội gây ô nhiễm không khí là hành vi thải vào không khí, khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác, phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm: Khách thể thì tội phạm này xâm phạm bình thường của không khí làm cho không khí không còn trong sạch, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ nhân loại. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến các mối liên hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Đề tài luận văn: Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. GVHD: Ths.Kim OanhNa SVTH: Hứa văn Hiệp Trang 34 Khách quan thì người phạm tội có một hoặc một số hành vi sau: Thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác ( SO2, NO2,CO2, chì.....) quá tiêu chuẩn cho phép vào không khí, phát bức xạ, phóng xạ ( bức xạ điện từ, bức xạ ion hoá...) quá tiểu chuẩn cho phép vào không khí. Xem xét các hành vi này của con người có hành vi pháp luật hay không cần đối chiếu với các bản pháp luật do nhà nước ban hành trong từng lĩnh vực cụ thể để quản lý chất độc, chất phóng xạ, danh mục cácloại khói, bụi nào là chất độc hại. Quá tiêu chuẩn cho phép dựa vào các tiêu chuẩn như: TCVN 5937 - 1955 ( tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ), TCVN 5939 - 1995 ( tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các bụi và chất vô cơ )... hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đả bị xử ý vi phạm hành chính mà còn tình không thực hiện khắc phục hậu quả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là gây chất người, thiệt hại tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Về chủ quan thì lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) thường người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, bởi vì hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội thường không mong muốn nhưng vì mục đích kinh tế hay vì mục đích khác mà người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra. Về mặc chủ thể thì bất kỳ ai có năng lục trách nhiệm hình sự theo luật định. Riêng khoản 1 và khoản 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới là chủ thể của tội phạm quy định. Về khung hình phạt của điều này thì ta có thể chia thành 3 khung: khung 1 nếu gây ô nhiễm không khí không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung 2 là nếu gây ô nhiễm không khí gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung 3 là gây ô nhiễm không khí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Về tội gây ô nhiễm nguồn nước là người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTH7920C TR7840NG PHamp193P Lamp221 V7872 X7916 Lamp221 C416 S7902 Gamp194Y amp2.pdf
Tài liệu liên quan