Luận văn Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ tín dụng quốc tế. Việc tiếp nhận công nghệ mới và hiện đại này phù hợp với chủ trương đổi mới hoạt động của ngành và phù hợp với xu hướng của thế giới.

Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ đối ngoại ngay từ những ngày đầu thành lập, NHNT Việt Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và rất chú trọng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các nghiệp vụ về thẻ tín dụng. NHNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đưa hình thức thanh toán thẻ vào thị trường nước ta.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhiên, nạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến hơn cũng đang là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh doanh thẻ. Chỉ riêng năm 1999, Mastercard thống kê có trên 200 tỷ USD giao dịch bất hợp lệ qua thẻ tín dụng. Do đó, cùng với quá trình phát triển thẻ tín dụng, vấn đề an toàn cho sử dụng thẻ tín dụng cũng là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Là một thành viên của Tổ chức thẻ Thế giới, Việt nam cũng rất tích cực phát huy những mặt mạnh của loại hình thanh toán này và góp phần ngăn chặn những mặt tiêu cực của việc phát hành và thanh toán thẻ trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này và đã gặt hái được những thành công nhất định. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Thành lập ngày 01/04/1963 mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (NHNT-Vietcombank) là một ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt nam. Trong những năm 1963-1990, Vietcombank là NHTM kinh doanh các nghiệp vụ đối ngoại. Nhưng ngày nay, NHNT làm cả nghiệp vụ đối nội và đối ngoại, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các luật khác của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế quy định về thanh toán, bảo lãnh, tín dụng thương mại và tín dụng quốc tế. Khi mới thành lập, Vietcombank chỉ có một cơ sở tại Hà Nội. Hiện nay, Vietcombank đã phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm Ngân hàng Ngoại thương trung ương và 25 chi nhánh tại các thành phố trong cả nước, 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài và 1 công ty tài chính với tổng số hơn 3.000 cán bộ công nhân viên. Vietcombank đầu tư vốn cổ phần vào 14 doanh nghiệp: 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản. Vietcombank có quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng thuộc 85 nước trên thế giới Báo cáo Thường niên NHNTVN 2001 . Trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Vietcombank là ngân hàng duy nhất được nhà nước giao cho nhiệm vụ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, vay nợ nước ngoài. Vào cuối thập kỉ 80 và những năm đầu thập kỉ 90, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng, Vietcombank không còn giữ vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu nữa. Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính ra đời đã đặt Vietcombank trước sự cạnh tranh quyết liệt. Dù vậy, với uy tín lâu năm, với bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu, với quan hệ rộng rãi và kịp thời mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng tại các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, Vietcombank vẫn luôn có tốc độ phát triển nhất định và là ngân hàng luôn giới thiệu các sản phẩm ngân hàng mới và tiên tiến. Vietcombank đã áp dụng các phương thức thanh toán mới như ứng dụng thẻ thông minh, trở thành thành viên của MasterCard, VisaCard, là đại lý thanh toán thẻ của American Express và JBC, là ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Hiện nay, Vietcombank được coi là một ngân hàng thương mại của Việt nam có uy tín, được nhà nước xếp vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, được tạp chí ASIAN MONEY - tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á - bình chọn là ngân hàng hạng nhất Việt nam năm 1995, được tạp chí The Bankers (thuộc tập đoàn Financial Times) của Anh bình chọn là Ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất Việt nam trong 3 năm liền 2000, 2001 và 2002, và được JP Morgan Chase trao tặng danh hiệu Ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất trong 6 năm liên tục vừa qua. Tính đến 31/12/2001, tổng tích sản của NHTN đạt 76.681 tỷ VND, lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt nam. Nguồn vốn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đạt 41.400 tỷ đồng, chiếm trên 8% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu, công nghiệp và công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp thủy sản Báo cáo Thường niên NHNT 2001 . Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện, Vietcombank đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ buôn bán trên các thị trường lớn, đầy tiềm năng. Vietcombank đã thực sự vững chắc, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định mình là một ngân hàng đứng đầu trong cả nước, cố gắng vươn lên với phương châm " uy tín hiệu quả - luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt" và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho xây dựng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH, THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNT VIỆT NAM. 1. Vietcombank - Ngân hàng đi đầu trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ tín dụng quốc tế. Việc tiếp nhận công nghệ mới và hiện đại này phù hợp với chủ trương đổi mới hoạt động của ngành và phù hợp với xu hướng của thế giới. Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ đối ngoại ngay từ những ngày đầu thành lập, NHNT Việt Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và rất chú trọng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các nghiệp vụ về thẻ tín dụng. NHNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đưa hình thức thanh toán thẻ vào thị trường nước ta. Năm 1990, lần đầu tiên tại Việt Nam, NHNT Việt Nam đã tham gia làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thu được những kết quả to lớn. Năm 1993, NHNT Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (chip card) và đến năm 1995 phát hành thẻ ATM - thẻ ghi nợ. Với những thành quả đạt được và uy tín ngày càng tăng, từ năm 1996, NHNT Việt Nam đã được các tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER CARD kết nạp là thành viên chính thức, trực tiếp tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế. NHNT Việt Nam cũng được tổ chức thẻ AMEX và JCB cho phép độc quyền thanh toán các loại thẻ cho 2 tổ chức này ở Việt Nam. Đến nay, NHNT Việt Nam vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Các loại thẻ do NHNT phát hành là MasterCard và Visa, các loại thẻ NHNT trực tiếp thanh toán là MasterCard, Visa, JCB, AMEX. Tháng 3/2003, NHNT vừa chính thức khai trương thêm dịch vụ mới của mình – phát hành thẻ AMERICAN EXPRESS VCB và trở thành nhà phát hành thẻ và thanh toán thẻ chính thức của American Express tại Việt nam. Với những thành tích, uy tín hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trường quốc tế và nội địa cùng với sự năng động của một NH tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NHNT Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn. 1.1. Thuận lợi Thứ nhất, thuận lợi lớn nhất mà NHNT có được đó là nhờ uy tín trong kinh doanh và trong cạnh tranh mà NHNT đã tạo được sau gần 40 năm hoạt động. Với những thành tích, kinh nghiệm cùng với tiềm lực dồi dào về công nghệ, vốn và mạng lưới thanh toán rộng khắp trong và ngoài nước là một lợi thế lớn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của NHNT. Uy tín và kinh nghiệm của NHNT sẽ là một chỗ dựa đáng tin cậy cho các khách hàng cũng như các tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi, thiết lập mối quan hệ. Hiện nay, NHNT Việt Nam luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại mà trang bị cho phát hành và thanh toán thẻ được ưu tiên hàng đầu. NHNT Việt Nam cũng là NHTM đầu tiên ở Việt Nam đưa vào hệ thống ngân hàng bán lẻ phục vụ thanh toán giao dịch nói chung và thanh toán thẻ nói riêng. Ngoài ra bằng mối quan hệ của mình, NHNT Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ kinh doanh thẻ trên thế giới - nơi thẻ đã có một quá trình phát triển lâu dài. Thứ hai: Thuận lợi về yếu tố con người: hơn 3000 cán bộ nhân viên với xấp xỉ 20% có học vị tiến sĩ và 70% đại học và trên đại học, năng động, nhiệt tình, vững về nghiệp vụ và đúng đắn về đạo đức, phẩm chất trong công việc là một lợi thế, một tài sản quý của NHNT. Sự sáng tạo, khiêm tốn học hỏi tham gia mọi lĩnh vực kinh doanh dù là mới mẻ cùng với sự tận tình, chu đáo với khách hàng, tận tuỵ với công việc sẽ đem đến sự thành công cho bất cứ công việc nào. Thêm vào đó, NHNT thường xuyên đầu tư, tổ chức các khóa học đào tạo, các buổi tọa đàm hướng dẫn cho cán bộ cũng như khách hàng nhằm nâng cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng trong giao dịch thẻ. Thứ ba, về môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đây là lĩnh vực hoạt động mà NHNT là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia. Với một số lượng tương đối ít các NH tham gia kinh doanh thẻ trong một thị trường 80 triệu dân, kinh doanh thẻ tín dụng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan. Hơn nữa, kinh nghiệm của một ngân hàng tiên phong và việc NHNT được hai tổ chức thẻ AMEX và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh toán hai loại thẻ này tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho NHNT thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ. Mặt khác, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm ủng hộ và từng bước hoàn thiện một hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thể hiện qua quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1. Điều này giúp cho NHNT Việt Nam có sự đảm bảo pháp lý cho hoạt động kinh doanh của minh. * Nói chung, NHNT Việt Nam tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ ngay từ đầu đã gặp nhiều điều kiện thuận lợi cả về con người, trang bị kỹ thuật cũng như môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thẻ tín dụng mới chỉ là một ý niệm trong dân chúng và chưa phổ biến thì NHNT cũng gặp không ít khó khăn. 1.2. Khó khăn. Thứ nhất, phải kể đến khó khăn trong cạnh tranh của NHNT. Dù là một ngân hàng lớn ở Việt Nam nhưng so với trên thị trường quốc tế thì NHNT vẫn chưa đủ sức cạnh tranh về mọi mặt. Về kinh nghiệm chuyên môn, NHNT đang từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ vể thẻ. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài đã có vài chục năm kinh doanh trên lĩnh vực này. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị về thẻ lại sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Còn NHNT, việc đầu tư quá lớn cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp thẻ sẽ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng. Vì lý do này nên nhiều khách hàng có khuynh hướng tin cậy các ngân hàng nước ngoài hơn, và do đó đã gây không ít khó khăn cho NHNT trong ngành dịch vụ này. Thứ hai, đó là sự nhận thức và hiểu biết của đông đảo người Việt Nam về thẻ và các tiện ích của thẻ chưa cao. Trong dân cư vẫn tồn tại phổ biến thói quen sử dụng tiền mặt, hệ thống tài khoản cá nhân kém phát triển. Người dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và dịch vụ mà NH cung cấp. Thêm nữa, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (>500USD/người/năm). Đa phần người dân quan niệm thẻ là sản phẩm công nghệ cao, dành cho khách hàng có thu nhập cao. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNT Việt Nam nói riêng khi phát triển dịch vụ thẻ. Thứ ba, phát triển dịch vụ thẻ, NHNT phải chấp nhận những khó khăn và rủi ro do hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ chưa hoàn thiện. Mặc dầu thẻ đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 90 nhưng tới mãi đến tận 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng và chỉ là tạm thời, còn các quy định liên quan đến hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng, các mức phí áp dụng cho thẻ tín dụng chưa đầy đủ, thống nhất. Trong bộ luật hình sự chưa có quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Đây là thiệt thòi và khó khăn cho NHNT trong hoạt động kinh doanh đặc biệt khi có tranh chấp, khởi kiện hay phòng chống tội phạm lừa đảo về thẻ. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên đây, NHNT Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực phát hành thẻ ra sao và đạt được những kết quả như thế nào. Điều này sẽ được làm rõ trong phần tiếp sau đây. 2. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại NHNT Mọi hoạt động liên quan đến phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại NHNT đều phải tuân thủ theo quyết định số 72 QĐ/NHNT/QLT của Tổng Giám đốc NHNT VN ban hành ngày 21/08/2001. Kèm theo quyết định này là “Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ” 2.1. Các loại thẻ tín dụng do NHNT phát hành: Thẻ tín dụng do NHNT Việt Nam phát hành gồm có 2 loại * Thẻ cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằng nguồn tiền của bản thân minh. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ. Trong đó, - Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính. - Thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho người khác (chủ thẻ phụ) sử dụng và chịu trách nhiệm đối với các chi tiêu của chủ thẻ phụ. * Thẻ công ty: Được phát hành cho các cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó đồng thời phải nêu rõ việc uỷ quyền sử dụng trong đơn xin phát hành thẻ. Trong 2 loại thẻ trên, tùy theo hạn mức tín dụng bằng VND mà NHNT cấp cho chủ thẻ sử dụng trong một chu kỳ tín dụng có thể chia thành 2 hạng thẻ khác nhau . - Thẻ vàng: Có hạn mức tín dụng cao, tối đa 120.000.000VND và tối thiểu 60.000.000VND. - Thẻ chuẩn: Có hạn mức tín dụng thấp hơn mức tối thiểu của thẻ vàng, từ 30.000.000 - 45.000.000 VND Nguồn: Phòng Phân tích và Tổng hợp – NHNTVN, 6/2002 . Hạn mức tín dụng có thể thay đổi theo quy định của Tổng Giám đốc NHNT Việt Nam. 2.2. Các quy định liên quan đến phát hành thẻ của NHNT: - Đối tượng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng: + Cá nhân được tổ chức, công ty uỷ quyền + Cá nhân có uy tín + Cá nhân có thế chấp, cầm cố, ký quỹ + Cá nhân là cán bộ NHNT + Các đối tượng được bảo lãnh Trong số này, NHNT cũng chia ra làm các loại khách hàng + Khách hàng loại đặc biệt (VIP): quan chức Chính phủ, khách hàng nằm trong danh sách khách hàng đặc biệt của NHNT Việt Nam. + Loại khách hàng công ty có quan hệ lâu dài với NHNT Việt Nam hoặc có ký quỹ, thế chấp hoặc cầm cố. + Loại khác - Hạn mức: + Hạn mức tín dụng chung: Tương ứng với từng loại hạng thẻ nêu trên. Đây là mức dư nợ tín dụng tối đa trong một chu kỳ tín dụng. + Hạn mức ứng tiền mặt: Mỗi chủ thể được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tiền mặt nhất định. Đó là tổng số tiền mặt tối đa chủ thể được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong một kỳ tín dụng. Hạn mức tiền mặt được quy định tối đa là 1/2 hạn mức tín dụng chung. + Hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ: Là phần còn lại của hạn mức tín dụng được cấp sau khi trừ đi tổng trị giá giao dịch ứng tiền mặt sử dụng trong kỳ. Hạn mức tiền mặt không sử dụng sẽ tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ. + Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: Căn cứ vào từng khách hàng hoặc hạng thẻ NHNT Việt Nam, sẽ ấn định loại hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ và ứng tiền mặt mà mỗi chủ thể được sử dụng trong một ngày hoặc một số ngày nhất định . Cụ thể: Đối với khách hàng loại I Loại Thẻ Giao dịch tiền mặt Giao dịch hàng hóa dịch vụ Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền Thẻ vàng Thẻ chuẩn 5 5 10.000.000 5.000.000 10 10 30.000.000 20.000.000 Khách hàng khác Loại Giao dịch tiền mặt Giao dịch hàng hóa dịch vụ Thẻ Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền Thẻ vàng Thẻ chuẩn 5 5 7.000.000 5.000.000 10 10 20.000.000 12.000.000 Nguồn:Phòng Quản lý thẻ NHNTVN - Nguyên tắc cho vay đối với chủ thẻ tín dụng: Khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cùng với lãi và phí phát sinh phải được hoàn trả theo nguyên tắc: + Tín dụng thẻ, là loại tín dụng tuần hoàn. Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư nợ cuối kỳ. Sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng sẽ tự động lặp lại như cũ. + Dư nợ cuối mỗi kỳ sao kê phải được trả ít nhất bằng mức dư nợ tối thiểu, chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó. + Mức trả nợ tối thiểu = 20% số dư nợ cuối kỳ sao kê + mức trả nợ tối thiểu của kỳ sao kê trước chưa trả + số tiền sử dụng vượt hạn mức tín dụng trong kỳ ( nếu có).. - Lãi cho vay: Tín dụng thẻ áp dụng mức lãi suất cho vay NHNT thông báo theo từng thời kỳ. Để khuyến khích việc sử dụng, thanh toán thẻ và hoàn trả nợ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ưu tiên miễn lãi đối với những khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán. Quy định này cụ thể với các loại giao dịch như sau: + Giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ: Khi đến hạn thanh toán, nếu như thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ ưu đãi miễn lãi trong kỳ cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ chỉ trả một phần số dư nợ cuối kỳ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ không tiếp tục tính lãi đối với số dư nợ đã thanh toán và tính lãi đối với số dư còn lại kể từ ngày trả nợ. Lãi được tính trên cơ sở số dư cuối kỳ ngày cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ và được thể hiện trên sao kê ngay kỳ tiếp theo. + Giao dịch ứng tiền mặt: Khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt, chủ thẻ phải chịu phí rút tiền mặt và lãi ngay từ ngày giao dịch được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tính đến ngày sao kê. Khoản lãi này dược thể hiện ngay trong kỳ sao kê đó. Nếu chủ thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ đúng hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ miễn lãi từ ngày sao kê đến ngày chủ thẻ trả nợ. Nếu chủ thẻ không trả hoặc chỉ trả một phần dư nợ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ tiếp tục tính lãi đối với các giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ tiếp theo. + Giao dịch tra soát: Lãi và phí phạt đối với các giao dịch tra soát của chủ thẻ chưa thanh toán cũng được tính theo nguyên tắc trên. Ngân hàng Ngoại thương sẽ hoàn lại lãi và phí phạt đối với những giao dịch có khiếu nại, tra soát đúng. Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ: Phí thường niên - lãi - phí rút tiền mặt - phí khác - giao dịch rút tiền mặt - giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ theo thứ tự ngày giao dịch cập nhật vào hệ thống. - Các loại phí do Ngân hàng Ngoại thương quy định như sau: * Phí thường niên: Hạng thẻ Thẻ chính Thẻ phụ Thẻ vàng Thẻ chuẩn 200.000 VND 100.000 VND 100.000 VND 50.000 VND Đối với thẻ AMEX VCB, phí thường niên của Thẻ chuẩn là 600.000 VND và của Thẻ đen (thẻ vàng) là 1.200.000 VND. * Phí vượt hạn mức Thời gian vượt quá hạn mức %/năm/số tiền vượt quá hạn mức 05 ngày 06- 15 ngày >15 ngày 8% 10% 15% * Phí chậm thanh toán : 3% số tiền chậm thanh toán Tối thiểu 50.000VND * Phí rút tiền mặt: 4% số tiền giao dịch Tối thiểu 50.000VND * Tỷ giá quy đổi: Tỷ giá trung bình mua, bán của NHNT trong ngày thanh toán. * Phí tăng hạn mức tạm thời : 30.000VND/lần * Phí tra soát : 20.000 VND/lần * Phí cấp lại thẻ và đổi thẻ : 50.000 VND/lần * Phí đưa thẻ mất cắp, thất lạc lên danh sách thẻ cấm lưu hành 30.000 VND/lần Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN 2.3 Kết quả hoạt động phát hành thẻ tín dụng 2000-2002 Tuy mới chỉ phát hành thẻ từ năm 1996, nhưng NHNT Việt Nam đã có được những kết quả đáng khích lệ trong công tác phát hành. Hai loại thẻ tín dụng mà NHNT phát hành từ đầu là VCB Visa và VCB MasterCard có số lượng phát hành ngày càng tăng. Thẻ AMEX VCB tuy chỉ mới chính thức được phát hành từ tháng 3/2003 nhưng số thẻ mới phát hành cũng đã lên đến gần 50 thẻ. Bảng 05: Số lượng thẻ phát hành của NHNT 2000-2002 Đơn vị:chiếc Loại thẻ 2000 2001 2002 Số thẻ Tổng số Số thẻ Tổng số Số thẻ Tổng số Visa 1305 1305 720 2025 1143 3168 MasterCard 340 1450 650 2100 184 2284 Tổng số 1645 2755 1370 4125 1327 5452 Nguồn: Phòng quản lý thẻ – NHNT V Nếu như năm 1997, số lượng thẻ phát hành là 419 thẻ thì đến năm 2000 con số này là 1645 thẻ, tăng gần gấp 3 lần, nâng tổng số thẻ do NHNT phát hành lên 2755 chiếc. Năm 1998 là năm đầu tiên NHNT phát hành thẻ VISA. Cũng từ năm 1998, NHNT tập trung phát hành 2 loại thẻ tín dụng quốc tế trên. Thẻ Visa mới được đưa vào phát hành tại NHNT đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, số lượng phát hành gấp 3,8 lần so với thẻ MasterCard. Trong khi đó, số lượng thẻ MasterCard năm 1998 giảm đáng kể so với năm 1997 do những tiện tích trong sử dụng của Visa (về chi phí sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ), nên Visa có phần được ưa chuộng hơn. Các năm 2000, 2001, 2002 số lượng thẻ Visa phát hành vẫn tiếp tục cao hơn so với MasterCard. Năm 2001, số lượng thẻ Visa do NHNT phát hành giảm đáng kể chỉ còn 53% so với 2000, trong khi số lượng thẻ MasterCard lại có xu hướng tăng (tăng 91% so với 2000). Nguyên nhân của sự tăng, giảm này là do thẻ Visa sau khi thu hút được người sử dụng muốn thử một loại thẻ mới thì phải nhường phần cho MasterCard. Người ta tiếp tục sử dụng MasterCard là do thói quen tiêu dùng và cũng do những nỗ lực của MasterCard trong việc mở rộng số cơ sở chấp nhận thẻ tại khu vực Châu Á. Năm 2002, tình hình phát hành thẻ của NHNT không thay đổi nhiều. Tổng số thẻ vẫn dừng lại ở 1327 chiếc ( giảm 3% so với 2001) , không có sự đột biến về số lượng thẻ. Mọi thay đổi chỉ diễn ra giữa hai loại thẻ. Visa lại tăng lên về số lượng, gấp 6 lần so với MasterCard nâng tổng số thẻ Visa do NHNT phát hành lên tới 3168 chiếc trong vòng 3 năm trong khi 5 năm thẻ MasterCard chỉ phát hành với số lượng là 2284 chiếc. Những con số này phần nào đã chứng tỏ ưu thế của Visa trong phát hành và thanh toán tại NHNT Việt Nam. Có được 86% thị phần thẻ phát hành tại NHNT đó là nhờ tình cạnh tranh, những tiện dụng cho khách hàng của Visa so với MasterCard. Điều này cũng không nằm ngoài xu thế của thị trường thế giới: thẻ Visa chiếm ưu thế. Tuy vậy, để thấy rõ được thực trạng phát hành thẻ tín dụng, cũng cần xem xét doanh số sử dụng các loại thẻ qua các năm. Bảng 06: Doanh số sử dụng thẻ do NHNTphát hành Đơn vị: triệu VND Loại thẻ 2000 2001 2002 Visa 17000 41.46% 36000 55.40% 39683 57.23% MasterCard 31000 58.54% 29000 44.60% 29658 42.77% Tổng số 48000 65000 69341 5667 Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN Nhìn vào các con số trên, có thể thấy doanh số sử dụng thẻ do NHNT phát hành tăng dần qua các năm. Năm 2000 doanh số sử dụng thẻ mới chỉ là 48.000 triệu VND thì năm 2001 là 65.000 triệu VND ( tăng 35%) và năm 2002 tiếp tục tăng lên gần 70.000 triệu ( tăng 7% so với năm 2001). Điều này chứng tỏ, thẻ tín dụng được sử dụng ngày càng rộng rãi. Nếu xét riêng cho từng loại thẻ, có thể thấy được doanh số sử dụng thẻ MasterCard phát hành thấp hơn Visa nhưng doanh số sử dụng 2 loại này lại tương đương nhau. Tới năm 2000 tổng số thẻ Visa và MasterCard là tương đương nhau (1305 và 1450 chiếc) nhưng doanh số sử dụng thẻ Visa chỉ bằng 41,46% tổng doanh số sử dụng thẻ. Sau 5 năm phát hành, thẻ Visa đã chứng tỏ ưu thế của mình bằng doanh số tăng lên không ngừng qua các năm: 2001 là 36 tỷ VND (tăng 112% so với 1998) và 2002 là xấp xỉ 40 tỷ VND (tăng 11% so với 2001) và chiếm phần lớn doanh số sử dụng thẻ: 57% so với 43% của MasterCard vào năm 2002). Tính đến ngày 31/12/2002, tổng hạn mức tín dụng thẻ mà NHNT cung cấp cho khách hàng lên tới 182.9c52 triệu VND, trong đó Visa chiếm 59%, MasterCard chiếm 41%. Điều này phản ánh đúng thực tế là tuy số lượng thẻ Visa nhiều hơn hẳn MasterCard (Visa chiếm 62,28% còn MasterCard chỉ chiếm 37,72%) nhưng xét về tương quan giữa các hạng thẻ thì MasterCard có phần trội hơn. Trong tổng số thẻ MasterCard (2100 chiếc) thì thẻ vàng chiếm 55%, trong khi đó với Visa, thẻ vàng chỉ chiếm 45% trên tổng số gần 3500 thẻ Visa. Là loại thẻ được phát hành sau tại NHNT, Visa có được số lượng thẻ phát hành nhiều hơn so với MasterCard. Đó là nhờ kinh nghiệm tích luỹ được từ các loại thẻ phát hành trước và những đầu tư khuyếch trương cùng những ưu đãi trong thời gian đầu đã thu hút được một số lượng lớn hơn số lượng người sử dụng thẻ. Còn MasterCard, với 5 năm phát hành tại NHNT, nó có được một số lượng ổn định những khách hàng trung thành mà trong số đó phần lớn là những người có thu nhập cao, sử dụng thẻ vàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, theo xu hướng kinh tế của Việt Nam, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam và mạng lưới rộng rãi các cơ sở nhận thẻ Visa, số lượng phát hành Visa card chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên. Kết quả hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Vietcombank phần nào đã được phản ánh qua số lượng thẻ tăng đều đặn mỗi năm và doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ, nhưng lợi nhuận mà hoạt động phát hành thẻ mang lại cho ngân hàng lại được phản ánh trong thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ. Do vậy, chúng ta cần xem xét những khoản thu của Vietcombank từ hoạt động phát hành bao gồm: Phí thường niên mà chủ thẻ phải trả, lãi suất cho khoản tín dụng thẻ, phí chậm trả, phí interchange phí thu r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán.doc
Tài liệu liên quan