Luận văn Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk - Lăk

MỤC LỤC

 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1. Cơ sở khoa học 3

2.1.1. Cơ sở lý luận 3

2.1.2. Cơ sở thực tiễn 6

2.2. Phương pháp nghiên cứu 9

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 9

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 9

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 10

2.2.4. Phương pháp phân tích 10

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 12

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13

3.1.3. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã 21

3.2. Kết quả nghiên cứu 24

3.2.1. Cơ cấu các hộ nông dân điều tra tại xã Êa Nuỗl 24

3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở vùng nghiên cứu 25

3.2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã Êa Nuỗl 52

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

4.1. Kết luận 55

5.2. Đề nghị 57

5.2.1. Đối với địa phương 57

5.2.2. Đối với người dân 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6935 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk - Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thú y; 10 lớp tập huấn về trồng trọt; Xây dựng các mô hình trình diễn như: lúa thuần 01 ha, tre lấy măng 01 ha; trồng cỏ 0,7 ha; vỗ béo bò 50 con; nuôi heo 02 con; nuôi cá 04 ha; Phân bổ giống bò đực lai Zêbu cho xã 06 con, giao cho 06 hộ gia đình. Thường xuyên phối hợp với thú y huyện tổ chức tiêm phòng khoanh vùng dịch bệnh, duy trì công tác kiểm dịch nên trong năm vừa qua không có những ổ dịch lớn xảy ra. Tuy nhiên không khỏi những ổ dịch nhỏ xảy ra trên các thôn buôn. Chủ yếu ở các hộ gia đình chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng theo định kì, chuồng trại không đảm bảo, mua bán con giống không rõ nguồn gốc lý lịch. Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác phòng dịch trên địa bàn toàn xã. * Thương nghiệp, dịch vụ Tổng giá trị thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ ước đạt 3.204.000.000đ. Trên địa bàn xã có 178 hộ kinh doanh, trong đó chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, tập trung phục vụ đời sống cho nhân dân. Hiện nay có thêm một điểm kinh doanh mua bán xe gắn máy. Kinh doanh các ngành thương nghiệp và dịch vụ đang đà phát triển, các hộ kinh doanh chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật cũng như nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. 3.1.3. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã 3.1.3.1. Thuận lợi - Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa các loại, đặc biệt cho vấn đề tiêu thụ các loại nông sản. Ngoài ra, còn thuận tiện trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất. - Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi có thể phát triển tốt, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày và các loại cây ăn quả như: cà phê, tiêu, điều, ... Đây là một lợi thế so sánh rất lớn của xã mà tiềm năng để khai thác, tận dụng còn rất lớn. - Đặc điểm địa hình và thuỷ văn có nhiều ưu thế để xây dựng các công trình thuỷ lợi, bố trí kênh mương phục vụ cho việc cung cấp nước trong điều kiện bình thường cho sản xuất nông nghiệp của xã. - Quy mô diện tích đất trên đầu người của xã tương đối cao, đây là lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế của người dân trong xã. Đất đai chưa sử dụng còn nhiều cũng là một lợi thế trong việc mở rộng diện tích gieo trồng, phát triển nông nghiệp nếu có các chính sách và giải pháp đúng đắn và phù hợp. - Nguồn lao động dồi dào nên thuận lợi cho việc sử dụng và khai thác có hiệu quả diện tích đất. Người dân cần cù chịu khó, tiềm năng về nguồn nhân lực lớn cũng là một trong những thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng. - Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thông tin liên lạc được quan tâm tốt đã giúp đỡ rất nhiều trong đời sống, sản xuất của người dân. - Công tác khuyến nông được chú trọng và phát triển cả về lượng và chất, giúp cho nông dân có những kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc cây trồng vật nuôi. Công tác phòng, chữa các dịch bệnh lây lan trong vùng cũng được tiến hành thường xuyên, người dân an tâm hơn trong sản xuất. - Được sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự đồng tình, ủng hộ của các ban ngành toàn thể từ xã đến thôn và sự giúp đỡ của mọi tầng lớp nhân dân nên việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của UBND xã Ea Nuỗl cơ bản hoàn thành tốt. 3.1.3.2. Khó khăn - Do địa bàn trải rộng, dân cư phân tán nên khó khăn trong việc triển khai các mô hình đại trà trên toàn xã, việc thu gom nông sản cũng gặp nhiều trở ngại; - Mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn, nhưng có những thời kỳ hạn hán kéo dài dẫn đến ảnh hưởng tới mùa vụ thu hoạch và chất lượng nông sản phẩm do công nghệ chế biến sau thu hoạch còn thô sơ; - Là xã thuần nông nhưng đất đai phần lớn có tầng canh tác mỏng, hàm lượng dinh dưỡng nghèo, làm hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả của ngành trồng trọt; - Ít ruộng nước, ít khe suối, ao hồ, lượng mưa hàng năm ít hơn so với toàn khu vực, độ ẩm thất thường, thời tiết khắc nghiệt với cây trồng, nước suối, nước giếng hàng năm không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng; - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện cũng còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng cũng là một khó khăn cho phát triển kinh tế trên địa bàn; - Về dân số, những năm vừa qua đã tăng nhanh về tự nhiên cũng như cơ học dẫn đến một loạt vấn đề cần đáp ứng phải đặt ra; - Nhiều đồng bào của nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí còn hạn chế, phong tục và tập quán đời sống, sản xuất khác nhau cũng dẫn đến những khó khăn nhất định cho việc thống nhất qui hoạch phát triển của các cấp chính quyền địa phương cùng như việc tiếp thu khoa học công nghệ cho phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống; - Thiếu y, bác sĩ thú y nên việc phát triển chăn nuôi còn hạn chế; khuyến nông cho các hộ nông dân mới chỉ mang tính hình thức, chưa tiếp thu và phỏng vấn những tâm tư nguyện vọng của hộ nông dân khi họ cần. Số lần cán bộ khuyến nông đến thăm còn hạn chế; - Chưa có chợ, hệ thống thu mua nông sản phát triển chậm nên giá cả biến động thường xuyên; - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn thiên về trồng trọt là chính, chưa chú ý đến chăn nuôi. Trồng trọt vẫn chỉ mang tính chất độc canh, trình độ thâm canh yếu, năng suất thấp. Chăn nuôi còn manh mún, qui mô nhỏ, chủ yếu chú trọng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ, chưa mang tính hàng hóa; - Thương nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, chưa có hệ thống phân phối vật tư phục vụ sản xuất điển hình như phân bón, giống cây trồng... 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cơ cấu các hộ nông dân điều tra tại xã Êa Nuỗl Bảng 3.4: Số lượng và cơ cấu các nông hộ điều tra Chỉ tiêu Niêng I Niêng II Hoà An Hoà Nam I Tổng SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng 23 25,9 22 24,7 22 24,7 22 24,7 89 100 Phân theo thu nhập Khá 3 13,0 3 13,6 3 13,6 2 9,1 11 12,4 Trung bình 9 39,1 9 40,9 15 68,2 17 77,3 50 56,2 Nghèo 11 47,9 10 45,5 4 18,2 3 13,6 28 31,4 Phân theo dân tộc Kinh 5 21,7 6 27,3 20 90,9 22 100,0 53 59,6 Ê đê 18 78,3 16 72,7 1 4,6 0 0,0 35 39,3 Khác 0 0,0 0 0,0 1 4,5 0 0,0 1 1,1 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Số phiếu điều tra, phỏng vấn nông hộ là 89 phiếu, chia đều cho 4 thôn buôn. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đã nêu để phân loại hộ theo mức thu nhập và sau khi điều tra, tổng hợp, ta có cơ cấu các nhóm hộ trong vùng nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.4 như sau: Số lượng hộ khá và trung bình cao, tập trung chủ yếu ở thôn Hoà An và Hoà Nam 1 và đây cũng là 2 thôn có số hộ nghèo ít nhất, trong khi đó buôn Niêng I, II có số hộ nghèo cao nhất, tỷ lệ hộ khá và trung bình thấp. Cơ cấu các nông hộ điều tra cũng cho thấy rằng: số hộ khá tập trung chủ yếu vào người Kinh, đa phần là dân thuộc 2 thôn Hoà An và Hoà Nam I, trong khi đó người bản địa tập trung ở buôn Niêng I và II có tỷ lệ số hộ khá thấp, chủ yếu là các hộ nghèo. Cơ cấu và số lượng các hộ điều tra như trên đã đáp ứng được tính đại diện của hộ, có thể suy rộng ra cho tất cả các hộ trên toàn xã. 3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở vùng nghiên cứu 3.2.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra 3.2.2.1.1. Nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp của các nông hộ Bảng 4.1 thể hiện cơ cấu dân số, lao động và nghề nghiệp chính của các nông hộ được điều tra. Qua các số liệu của bảng, ta có thể nhận xét: Số nhân khẩu BQ/hộ của các nhóm đều cao hơn toàn xã (khá có số khẩu BQ/ hộ là 5,18, cao hơn toàn xã gần 11%, trung bình 16,5%, nghèo 11,7%). Đối với nhóm hộ nghèo, số khẩu BQ/ hộ cao nhất 5,5 khẩu/ hộ, cao hơn toàn xã 0,83 khẩu, cao hơn so với nhóm hộ khá là 6,2% và hơn hộ trung bình 1,1%. Đây là một đặc điểm chung của hầu hết các hộ nghèo ở trong xã nói riêng và trên cả nước nói chung. BQ nhân khẩu/ hộ cao trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với các hộ thuộc nhóm nghèo là vấn đề rất khó khăn trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Số lao động trong 1 hộ biểu thị lực lượng sản xuất chính của hộ. Lao động BQ ở 3 nhóm hộ này chênh lệch không nhiều so với BQ của toàn xã. Tuy nhóm hộ nghèo có số lao động BQ hộ cao hơn so với các nhóm hộ khác nhưng do thiếu đất, vốn, tư liệu sản xuất… nên chủ yếu đi làm thuê để tăng thu nhập. - Số nhân khẩu / lao động: Số lao động ăn theo ở các hộ giảm dần trong nhóm hộ phân theo thu nhập, nhóm hộ khá cao hơn trung bình 10,7%, hơn nghèo 8,1%. So với toàn xã thì tỷ lệ này là tương đối cao (khá + 17,5% so với toàn xã, trung bình 6,2%, nghèo 8,8%). Đối với nhóm hộ khá thì điều này không có gì đáng kể, nhưng đối với hộ nghèo thì là khó khăn rất lớn, do họ đã nghèo mà còn phải nuôi thêm nhiều người hơn. Tỷ lệ ăn theo quá cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, vì vậy phải có các chính sách tạo công ăn việc làm và hạn chế sinh đẻ cho họ để nâng cao đời sống cho nông hộ. - Nghề nghiệp nhóm hộ điều tra: Phần lớn hộ nông nghiệp ở vùng nghiên cứu là các hộ thuần nông (63,64 – 95,65 %). Ngoài hoạt động chính là nông nghiệp một số hộ do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí là nằm ở ven đường tỉnh lộ I đã phát triển thêm ngành nghề dịch vụ nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các hộ khá các nguồn thu đa dạng hơn như thương mại, dịch vụ hoặc tiểu thủ công nghiệp; trong khi đó các hộ nghèo phụ thuộc ngặt nghèo vào nghề nông (92,86%), rủi ro cao do mất mùa hoặc mất giá. Bảng 3.5: Nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp chủ hộ của các nông hộ 2007 Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ Phân theo thu nhập Phân theo thôn, buôn Khá TB Nghèo Niêng I Niêng II Hoà An Hoà Nam I 1. Số hộ Hộ 11 50 28 23 22 22 22 Tỷ lệ % 12,4 56,2 31,4 25,9 24,7 24,7 24,7 2. Số nhân khẩu Khẩu 57 272 154 148 112 120 103 -Nam % 50,88 51,47 47,40 47,97 51,79 53,33 47,57 -Nữ % 49,12 48,53 52,60 52,03 48,21 46,67 52,43 3. Số nhân khẩu BQ Khẩu 5,18 5,44 5,50 6,43 5,09 5,45 4,68 4. Số Lao Động BQ người 2,27 2,64 2,61 3,18 2,48 2,13 2,35 5. Nhânkhẩu/ laođộng Khẩu 2,28 2,06 2,11 2,11 1,96 2,45 1,91 6. Nghề nhiệp -Thuần nông % 63,64 90,00 92,86 95,65 82,61 81,82 86,36 -Kiêm % 36,36 10,00 7,14 4,35 13,04 18,18 13,64 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 3.2.2.1.2. Trình độ văn hoá của chủ hộ điều tra Trình độ lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, trình độ của chủ hộ đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của gia đình. Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Tỷ lệ mù chữ tập trung vào nhóm hộ trung bình và nghèo (trung bình 4%, nghèo 17,86%). Trình độ chủ hộ hộ khá chủ yếu là cấp II và cấp III, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nghèo cùng cấp. Mù chữ, thất học chủ yếu diễn ra ở các hộ người dân tộc Êđê khiến cho điều kiện phát triển của họ càng thu hẹp. Thôn Hoà An và Hoà Nam I có trình độ cao hơn hẳn: không có hộ mù chữ, thôn Hoà An tỷ lệ người có trình độ cấp III gấp 3,6 lần tỷ lệ đó ở buôn Niêng I và 3,5 lần so với buôn Niêng II. Do đó 2 thôn này kinh tế họ có phần khá hơn ở buôn Niêng I và II. Bảng 3.6. Trình độ văn hoá của chủ hộ Chỉ tiêu Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III SL hộ % SL hộ % SL hộ % SL hộ % Phân theo TN Khá 0 0 1 9,09 6 54,55 4 36,36 T.Bình 2 4,00 13 26,00 23 46,00 12 24,00 Nghèo 5 17,86 6 21,43 15 53,57 2 7,14 Phân theo thôn buôn Niêng I 3 13,04 5 21,74 13 56,52 2 8,70 Niêng II 4 18,18 5 22,73 11 50,00 2 9,09 Hoà An 0 0 6 27,27 9 40,91 7 31,82 Hoà Nam I 0 0 4 18,18 11 50,00 7 31,82 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ về trình độ là một trong những nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa các hộ về sự vận dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra chênh lệnh về hiệu quả trong sản xuất giữa các nhóm hộ. Thêm vào đó tỷ lệ mù chữ thường rơi vào lao động chính, ảnh hưởng nhiều đến tình hình thu nhập của các nhóm hộ. Vấn đề đặt ra là cần xoá mù chữ và phổ cập tiểu học tại xã để nâng cao trình độ chủ hộ nhằm thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. 3.2.2.1.3. Đất đai của các nông hộ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng của các nông hộ. Dựa trên diện tích và cơ cấu đất mà chủ hộ có thể quyết định lựa chọn cây trồng phù hợp với gia đình và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Qua các số liệu của bảng 4.3 cho thấy rằng: Diện tích canh tác/lao động đối với nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ khá 12,03%, trong khi đó một lao động của nhóm hộ nghèo phải nuôi số khẩu ăn theo cao hơn. Họ đã nghèo lại có ít tư liệu sản xuất hơn các nhóm hộ khác vì vậy kinh tế gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Cho nên để khắc phục tình trạng này địa phương cần có các biện pháp giúp họ nâng cao năng suất cây trồng bằng cách thâm canh tăng vụ, xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với đặc điểm cây trồng, với điều kiện cụ thể của hộ đảm bảo cho cây trồng phát triển sinh trưởng đạt năng suất chất lượng sản phẩm cao, thích hợp với nhu cầu thị trường. Cũng qua các số liệu ở bảng trên cho thấy diện tích BQ của các hộ điều tra theo tiểu vùng là tương đương nhau nhưng ở buôn Niêng I cao hơn các thôn, buôn khác do đây là buôn lâu đời, người dân đồng bào ở đây đã sớm biết khai hoang làm rẫy cho nên diện tích đất của họ chủ yếu là tự khai phá. Các thôn người Kinh diện tích đất cũng cao hơn bình diện chung các buôn người dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy BQ quy mô đất đai của hộ khá (phần lớn là các hộ người Kinh) được tích tụ cao hơn so với hộ nghèo, ngoài ra trong sản xuất có điều kiện chuyên canh, thâm canh hơn và có thu nhập cũng như mức sống cao hơn. Để làm rõ hơn, có thể thấy qua các số liệu của bảng sau: (bảng 3.8) Các số liệu của bảng này cho nhận xét sau: - Đối với cây lúa: nhóm hộ khá có diện tích BQ rất thấp so với các nhóm hộ trung bình và nghèo (gấp 8,8 lần). Số hộ khá trồng lúa chỉ chiếm 2/11 hộ, chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tự cấp 1 phần nhỏ lương thực. Trong khi đó đối với hộ nghèo, lúa là một loại cây trồng chính, tính hàng hoá không cao. Hiện tượng này do chi phí đầu tư vào sản xuất lúa thấp mà các hộ nghèo có thể đáp ứng được, do đó họ phải duy trì để đảm bảo cuộc sống của gia đình. Bảng 3.7: BQ diện tích đất canh tác/ nhân khẩu và lao động của hộ ĐVT: m2 Chỉ tiêu DTBQ/ hộ DTBQ/khẩu DTBQ/Lao động 1. Phân theo thu nhập Khá 10.227 1.974 4.500 Trung bình 11.493 2.113 4.353 Nghèo 10.473 1.904 4.017 2.Phân theo thôn Niêng I 13.939 2.166 4.580 Niêng II 9.983 1.961 3.853 Hoà An 9.166 1.680 4.115 Hoà Nam I 10.841 2.316 4.417 BQ 11.016 2.030 4.263 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra - Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, đậu: diện tích trồng ở nhóm hộ khá gần như không đáng kể, chủ yếu là trồng xen trong vườn cà phê để phục vụ nhu cầu của gia đình. Còn đối với các hộ trung bình và nghèo đây là một trong những cây trồng chính, có tính hàng hoá, dùng để bán nhằm tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, ngô và sắn còn dùng một phần cho phát triển chăn nuôi trong hộ. Tuy nhiên, do năm 2006 – 2007 cà phê mất giá, nhiều hộ nghèo đã ồ ạt chuyển sang trồng sắn không có quy hoạch, đây là điều rất đáng lo ngại do đầu ra không đảm bảo, về lâu dài có thể làm bạc màu đất, không trồng được các loại cây khác. Chính quyền xã đang có kế hoạch nhằm hạn chế việc gia tăng diện tích cây trồng này. - Đối với cây công nghiệp lâu năm như cà phê và điều: đây là loại cây trồng chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích đất của các hộ khá (78,22 %) do họ có điều kiện và năng lực đầu tư, thâm canh các loại cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học như ghép cành, bón phân… nên năng suất ngày càng tăng, thu nhập cũng cao hơn. Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất trong các nông hộ điều tra năm 2007 Loại đất BQ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) 1. Đất trồng cây hàng năm 2.219 20,40 727 7,11 1.660 14,43 3.911 38,66 - Lúa 758 34,16 91 12,52 880 53,01 804 20,56 - Màu 472 21,27 636 87,48 200 12,05 1.000 25,57 - Cây CN ngắn ngày 989 44,57 0 0,0 580 5,04 2.107 53,887 2. Đất trồng cây lâu năm 7.839 72,07 8000 78,22 9.154 79,55 5.429 53,67 3. Đất vườn 819 7,53 1500 14,67 693 6,02 776 7,67 Tổng DTBQ 10.877 100,0 10.227 100,0 11.507 100,0 10.116 100,0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Khi cà phê mất giá, các hộ này đã tập trung chuyển sang trồng thêm cây điều và trồng xen cây ăn trái để đa dạng hoá thu nhập. Trong khi đó các hộ nghèo vì không có vốn, mặt khác đầu tư vào cà phê thu lại chậm hơn các loại cây trồng khác nên năm 2007 thời điểm cà phê rớt giá, họ bị thua lỗ nặng, mất nguồn vốn để đầu tư, nên nhiều hộ đã phá bỏ để trồng các loại cây khác như sắn công nghiệp. Mặt khác, đối với các hộ nghèo, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có vốn đầu tư lớn hơn như điều, chôm chôm, nhãn là điều rất khó vì họ không còn vốn, các loại cây này lại đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Như vậy, các hộ khá chủ yếu trồng các loại cây dài ngày như cà phê, điều…, các cây trồng khác chỉ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình. Các hộ trung bình và nghèo đầu tư nhiều hơn vào cây ngắn ngày, chủ yếu là lương thực, thực phẩm có hiệu quả kinh tế thấp. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhằm phục vụ cho chăn nuôi và bán thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng của các hộ nghèo không ổn định, thường thay đổi theo giá cả nông sản trên thị trường, diện tích các loại cây trồng thường nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc định hướng cơ cấu cây trồng cho bà con phù hợp với từng vùng, mở rộng hơn nữa mạng lưới tín dụng nông thôn và tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản. 3.2.2.1.4. Vốn và nguồn vốn của các nông hộ Qua điều tra tình hình vốn vay của các nông hộ thể hiện ở bảng 4.5, ta thấy: - Các nguồn vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng, trong đó vay từ ngân hàng NN&PTNT lớn nhất 39,33 %, từ ngân hàng chính sách là 21,35 %. Trong đó, nhóm hộ trung bình vay nhiều nhất, số vốn vay lớn hơn do họ có khả năng lập kế hoạch sản xuất và tài sản thế chấp. Nhóm hộ nghèo cũng vay nhiều nhưng chủ yếu là ở ngân hàng chính sách, số vốn vay chỉ nhằm mục đích hỗ trợ nên lượng vốn vay ít. Lãi vay từ ngân hàng lại thấp hơn các nguồn vay khác nên thuận lợi hơn. Buôn Niêng I và Niêng II, tỷ lệ hộ vay vốn rất cao, đây là chính sách của nhà nước nhằm phát triển đời sống cho đồng bào dân tộc miền núi. Bảng 3.9: Tình hình vốn vay của hộ điều tra ĐVT:1000đ Chỉ tiêu Nguồn vốn vay Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng chính sách Tư nhân Vay khác Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Phân theo thu nhập Khá 9,09 13,0 0,98 9,09 5,0 0,75 18,18 14,0 4,6 27,27 13,0 2,5 Trung bình 42,00 14,0 0,75 28,00 11,1 0,75 2,00 5,0 4,6 6 5,7 2,8 Nghèo 50,00 10,9 0,75 14,29 12,8 0,65 3,57 10,0 4,6 3,57 7 3,0 Phân theo thôn buôn Niêng I 56,52 10,5 0,76 8,70 15,5 0,48 8,70 5,5 3,0 13,04 4,7 0,63 Niêng II 50,00 7,9 0,70 18,18 7,5 0,60 0,0 0,0 0,00 4,55 12 0,9 Hoà An 22,73 26,8 0,65 18,18 14,3 0,54 9,09 14,0 3,5 13,64 12,3 0,77 Hoà Nam I 27,27 14,3 0,78 40,9 10,4 0,65 0 0 0,00 0 0 0,00 Phân theo dân tộc Kinh 26,42 5,1 0,98 32,08 10,7 0,75 1,89 18 4,6 9,43 8,8 2,7 Êđê, Mường 58,33 12,1 0,75 5,56 15,0 0,65 8,33 7,0 4,6 5,56 9,5 2,5 BQC 39,33 12,7 0,7 21,35 11,2 0,6 4,49 9,8 3,3 7,87 9,0 1,98 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra - Ngoài các nguồn vốn được hỗ trợ từ các ngân hàng trong dân cư còn có các nguồn đi vay từ người thân, từ quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh cũng góp phần hỗ trợ cho các hộ có điều kiện sản xuất. Nhóm hộ khá vay nhiều nhất thông qua mức độ tin cậy về tài sản và uy tín nên họ có điều kiện tái sản xuất mở rộng, còn các hộ nghèo thì do giá trị tài sản thế chấp rất thấp nên hầu như vay được rất ít, và khi vay vốn các hộ nghèo thường không biết sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả. - Đối với vay tư nhân: chủ yếu là các hộ nghèo vì vay dễ hơn, thời điểm và mức vay cũng linh động. Tuy nhiên, mức lãi quá cao tạo cho các hộ luôn bị áp lực về vốn, nợ dây dưa và phải giải quyết bằng cách bán trước các nông sản phẩm với giá thấp để có tiền đầu tư cho sản xuất và sinh hoạt. Đa số các hộ ở đây đều vay vốn và mục đích chính của họ là phục vụ cho sản xuất của mình. Nhìn chung tình hình vay vốn của người dân ở đây diễn ra khá đều hầu như tất cả các hộ đều có sự vay vốn, tuy nhiên số lượng vay tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của hộ. 3.2.2.1.5. Công cụ sản xuất chủ yếu của các nông hộ Công cụ sản xuất là vấn đề quan trọng trong quá trình lao động nông nghiệp nông thôn để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất cho bản thân cũng như xã hội. Mức độ trang bị hệ thống công cụ sản xuất nói lên quy mô sản xuất, quy mô canh tác của nông hộ. Qua bảng ta thấy Nhìn chung, hầu hết các nông hộ đều trang bị một số công cụ sản xuất chủ yếu như bình phun thuốc sâu, máy bơm nước để thuận tiện cho việc sản xuất của mình. Nhóm hộ nghèo thì tình hình trang bị công cụ sản xuất ít và thô sơ, còn nhóm hộ khá và trung bình thì mức độ trang bị cho sản xuất được mở rộng và nâng cao hơn do họ có vốn trang bị các phương tiện đắt tiền. Các hộ khá và trung bình thì quy mô sản xuất cũng lớn hơn, đòi hỏi cần có các công cụ sản xuất lớn như máy cày, xe công nông để chuyên chở và máy xay sát tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ chế sản phẩm. Vì thế họ có đều kiện mở rộng tái sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Bảng 3.10: Tình hình trang bị công cụ sản xuất của các nông hộ Chỉ tiêu ĐVT BQ Nhóm hộ Phân theo thu nhập Khá TB Nghèo Máy kéo, máy cày Cái 0,15 0,09 0,02 0,07 Xe công nông Cái 0,25 0,36 0,18 0,32 Máy xay sát Cái 0,02 0,00 0,04 0,00 Xe súc vật kéo Cái 0,01 0,00 0,02 0,00 Máy phát điện Cái 0,04 0,00 0,08 0,00 Bình phun thuốc sâu Cái 0,43 0,73 0,44 0,29 Máy bơm nước Cái 0,72 0,73 0,74 0,68 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tóm lại, các hộ nghèo không những sản xuất nhỏ, manh mún mà điều kiện về tư liệu sản xuất như vốn, đất đai, công cụ sản xuất cũng rất ít và thiếu thốn. Do đó, họ không có khả năng cải thiện năng lực sản xuất của mình nếu không có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước. 3.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của hộ điều tra 3.2.2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân - Ngành trồng trọt Nền kinh tế của các nông hộ phụ thuộc ngặt nghèo vào ngành sản xuất trồng trọt. Cây trồng chính chủ yếu là các cây công nghiệp dài ngày, một số diện tích nhỏ, phân tán dùng để trồng các loại cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Kết hợp số liệu bảng trên và bảng 3.8, ta có thể nhận xét: Diện tích trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ rất lớn, đặc biệt là cây cà phê vì đây là loại cây trồng lâu đời của người dân, hơn nữa cây trồng này mang lại cho hộ hiệu quả kinh tế cao và lâu dài. Năng suất cà phê trung bình tương đương với năng suất của các vùng khác trong tỉnh. Năng suất đạt được cao nhất là ở nhóm hộ khá do họ có kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, đồng thời có điều kiện để chăm bón, tưới tiêu phù hợp. Bảng 3.11: Năng suất, sản lượng ngành trồng trọt Cây trồng BQ Khá Trung bình Nghèo NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) 1. Cây hàng năm Lúa 4,65 1,26 4,12 29,95 5,27 87,48 4,5 176,00 Màu 4,99 2,33 4,53 1,59 4,67 1,56 5,11 2,39 Ngô 5,00 2,75 0 0,00 4,74 2,29 5,20 3,07 Sắn 22,47 4,04 0 0,00 16,89 2,70 25,13 5,03 2. Cây lâu năm Cà phê 2,67 2,36 3,24 2,85 3,06 2,92 2,48 1,80 Điều 0,52 0,12 0,63 0,16 0,55 0,15 0,31 0,05 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Năng suất ở nhóm hộ khá cao hơn so với nhóm hộ trung bình 5,9% và hơn nhóm hộ nghèo 30,6 %. Sự chênh lệch này rất đáng kể vì hộ nghèo gần như chưa có kỹ thuật canh tác, vườn cây cà phê ở nhiều nơi đã hết thời kỳ kinh doanh, không được chăm sóc bón phân, tưới nước đầy đủ. Diện tích trồng sắn cũng tương đối cao so với các cây trồng khác ngoài cà phê. Theo điều tra bán cấu trúc đối với chính quyền xã thì diện tích loại cây trồng này hầu hết là do tự phát, trồng để đảm bảo cuộc sống khi cây cà phê bị mất mùa. Diện tích này chủ yếu là trồng trên đất mới khai phá của người dân và đa số là của các hộ thuộc nhóm hộ nghèo. Lúa là loại cây được trồng với diện tích khá lớn nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân trong vùng, tập trung chủ yếu ở nhóm hộ nghèo. Năng suất lúa ở đây không cao do điều kiện về thổ nhưỡng và do người dân không có điều kiện chăm sóc. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc tap tong hop.doc
Tài liệu liên quan