Luận văn Thực trạng quản lí thiết bị dạy học ở trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các hình

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu .3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .3

6.1. Phương pháp luận nghiên cứu .3

6.2. Phương pháp nghiên cứu .4

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .5

7.1. Giới hạn nghiên cứu.5

7.2. Phạm vi nghiên cứu .6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC .6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.6

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước.6

1.1.2. Nghiên cứu trong nước .8

1.2. Một số khái niệm cơ bản .10

1.2.1. Quản lí.10

1.2.2. Chức năng quản lí .11

1.2.3. Quản lí giáo dục .14

1.2.4. Quản lí nhà trường .15

1.2.5. Thiết bị dạy học .17

1.2.6. Quản lí thiết bị dạy học.18

1.3. Một số vấn đề về thiết bị dạy học.19

1.3.1. Vai trò của TBDH.19

1.3.2. Chức năng của TBDH.21

1.3.3. Phân loại thiết bị dạy học.22

1.4. Nội dung quản lí TBDH ở trường học.23

1.4.1. Quản lí việc trang bị TBDH.23

1.4.2. Quản lí việc sử dụng TBDH .25

1.4.3. Quản lí việc bảo quản TBDH .27

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác TBDH và quản lí TBDH .291.5.1. Cơ chế phân cấp quản lí.29

1.5.2. Chế độ chính sách dành cho cán bộ quản lí TBDH.30

1.5.3. Nguồn kinh phí dành cho trang bị TBDH.31

1.5.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên trách.31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.34

2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Trường ĐHSP TP. HCM .34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .34

2.1.2. Vị trí, vai trò của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .34

2.1.3. Sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ của Trường ĐHSP TP. HCM.36

2.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất ở Trường ĐHSP TP. HCM .39

2.2. Mô tả mẫu khảo sát.41

2.2.1. Sơ lược mẫu khảo sát.41

2.2.2. Cách xử lý thống kê .42

2.3. Thực trạng TBDH và quản lí TBDH ở Trường ĐHSP TP. HCM.42

2.3.1. Thực trạng thiết bị dạy học .42

2.3.2. Thực trạng quản lí thiết bị dạy học .49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.69

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ QUẢN LÍ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .70

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .70

3.1.1. Cơ sở pháp lý .70

3.1.2. Cơ sở lý luận .71

3.1.3. Cơ sở thực tiễn .71

3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả QL TBDH ở Trường ĐHSP TP. HCM .72

3.2.1. Nhóm biện pháp về quản lí việc trang bị TBDH .72

3.2.2. Nhóm biện pháp về quản lí việc sử dụng TBDH.74

3.2.4. Nhóm biện pháp về quản lí các điều kiện hỗ trợ .78

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp .81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.86

1. Kết luận.86

2. Kiến nghị .87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.91

PHỤ LỤC .951

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lí thiết bị dạy học ở trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm đủ với 30 người lựa chọn chiếm tỉ lệ 68.2%, 10 người với tỉ lệ 22,7% cho rằng TBDH ở mức đủ và 4 người với tỉ lệ 9.1% còn lại cho rằng TBDH ở mức thiếu. Không có một CBQL nào cho rằng TBDH ở mức thừa. Theo như chúng tôi được biết hiện nay TBDH còn thiếu tại cơ sở 222 Lê Văn Sĩ (11 phòng chưa có máy chiếu và âm thanh cố định). Khảo sát trên 114 GV cũng có kết quả tương tự, có 77 GV cho rằng TBDH ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ở mức tạm đủ với tỉ lệ 67.5%, chiếm đa số, kế đến là mức đủ với 28 GV lựa chọn chiếm 24.6% và cuối cùng là 9 GV cho rằng TBDH ở mức thiếu chiếm 7.9%. Không có GV nào cho rằng TBDH ở mức thừa. Cũng đồng nhận xét với CBQL và GV, SV ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng TBDH chủ yếu ở mức tạm đủ với 123 SV lựa chọn, chiếm tỉ lệ 68.3%, 38 sinh viên lựa chọn mức thiếu chiếm tỉ lệ 28.1% và cuối cùng là mức đủ với 19 SV lựa chọn chiếm 10.6%. Không có SV nào cho rằng TBDH ở mức thừa. Tóm lại, các ý kiến nhận xét của CBQL, GV, SV tương đối giống nhau, điều đó làm tăng thêm sự tin cậy trong việc đánh giá số lượng TBDH hiện nay ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1.2. Thực trạng về chất lượng TBDH Kết quả điều tra về chất lượng TBDH hiện nay ở trường Đại học Sư phạm 44 Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở bảng 2.3. Bảng 2.9. Thực trạng về chất lượng TBDH Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Tốt 2 4.6 4 3.5 14 7.8 Khá 10 22.7 29 25.4 16 8.9 Trung bình 32 72.7 81 71.1 150 83.3 Yếu 0 0 0 0 0 0 Từ kết quả ở bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các ý kiến đánh giá về chất lượng TBDH của cả CBQL, GV, SV đều nằm ở mức trung bình. Ở CBQL có 32 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 72.7%, 10 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức khá chiếm 22.7%, 2 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức tốt chiếm tỉ lệ 4.6%, không có người được hỏi nào cho rằng TBDH đạt ở mức yếu. Ở GV có 81 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức trung bình chiếm 71.1%, 29 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức khá chiếm tỉ lệ 25.4%, 4 người còn lại cho rằng TBDH ở mức tốt chiếm tỉ lệ 3.5%. Ở SV có 150 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 83.3%, 16 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức khá chiếm tỉ lệ 8.9% và 14 người được hỏi cho rằng TBDH ở mức tốt chiếm tỉ lệ 7.8%. Nhìn chung, trong bốn mức độ đánh giá về chất lượng TBDH mức độ được cả CBQL, GV và SV đánh giá nhiều nhất là mức trung bình. Lý giải cho sự đánh giá trên chúng tôi đã tìm hiểu thông qua các CBQL ở phòng QTTB và được biết hầu hết thiết bị trình chiếu tại các lớp học đã hết hạn sử dụng (theo Quyết định 32/2008/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ quản lí, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước). Ví dụ: đối với máy tính và máy chiếu thì giá trị hao mòn là 20%/năm, như vậy sau 5 năm những thiết bị này cần được thay thế, tuy nhiên Trường vẫn cố gắng tận dụng tối đa và thay thế dần dần những máy hư hỏng, không còn giá trị sử dụng trong khả năng tài chính của Trường. Vì còn những thiết 45 bị trình chiếu đã hết hạn sử dụng nhưng chưa kịp thay thế nên hiệu quả sử dụng không tốt. Vì vậy, nhiều giảng viên, sinh viên đánh giá chất lượng thiết bị ở mức trung bình. 2.3.1.3. Thực trạng sử dụng TBDH Kết quả điều tra về việc sử dụng TBDH hiện nay ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi chia ra ba nội dung: Tần suất sử dụng TBDH, kỹ năng sử dụng TBDH và hiệu quả sử dụng TBDH. Các nội dung này được trình bày cụ thể ở bảng 2.10, 2.11 và 2.12. Bảng 2.10. Thực trạng về tần suất sử dụng TBDH Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Rất thường xuyên 34 77.2 89 78.1 125 69.4 Thường xuyên 8 18.2 20 17.5 31 17.2 Không thường xuyên 2 4.5 5 4.4 24 13.4 Không sử dụng 0 0 0 0 0 0 Từ kết quả ở bảng 2.10 chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các ý kiến đánh giá về chất lượng TBDH của cả CBQL, GV, SV đều nằm ở mức rất thường xuyên. Ở CBQL có 34 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng rất thường xuyên chiếm tỉ lệ 77.2%, 8 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng thường xuyên chiếm 18.2%, 2 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng không thường xuyên chiếm tỉ lệ 4.5%, không có người được hỏi nào cho rằng TBDH không được sử dụng. Ở GV có 89 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng rất thường xuyên chiếm 78.1%, 20 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng thường xuyên chiếm tỉ lệ 17.5%, 5 người còn lại cho rằng TBDH được sử dụng không thường xuyên chiếm tỉ lệ 4.4%. Ở SV, có 125 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng rất thường xuyên chiếm tỉ lệ 69.4%, 31 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng thường xuyên chiếm tỉ lệ 17.2% và 24 người được hỏi cho rằng TBDH được sử dụng không thường xuyên chiếm tỉ lệ 13.4%. Nhìn chung, trong các mức độ đánh giá về tần suất sử dụng TBDH ở Trường 46 Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh thì mức độ rất thường xuyên là mức độ được nhiều CBQL, GV và SV lựa chọn nhất. Hiện nay, tất cả giảng viên đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, vì vậy việc giảng viên tổ chức bài giảng trên lớp bằng bài giảng điện tử là tất yếu; và muốn thực hiện điều đó thì cần thiết phải có thiết bị dạy học là máy chiếu và máy tính để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của GVBên cạnh đó, để tạo tính tích cực, chủ động cho người học thì đa số giảng viên dùng PowerPoint dạy theo nhóm, sinh viên phải trình bày bài làm của nhóm bằng máy chiếu. Do vậy, tần suất sử dụng TBDH được đánh giá là rất thường xuyên. Bảng 2.11. Thực trạng về kỹ năng sử dụng TBDH Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Tốt 5 11.4 13 11.4 118 65.6 Khá 37 84.1 95 83.3 44 24.4 Trung bình 2 4.5 6 5.3 18 10 Yếu 0 0 0 0 0 0 Từ kết quả ở bảng 2.11 chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các ý kiến đánh giá về kỹ năng sử dụng TBDH của cả CBQL, GV, SV đều nằm ở mức khá. Ở CBQL có 5 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức tốt chiếm tỉ lệ 11.4%, 37 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức khá chiếm 84.1%, 2 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 4.5%, không có người được hỏi nào cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH ở mức yếu. Ở GV có 13 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức tốt chiếm 11.4%, 95 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức khá chiếm tỉ lệ 83.3%, 6 người còn lại cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 5.3%. Ở SV, có 118 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức tốt chiếm tỉ lệ 65.6%, 44 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụngTBDH đạt mức khá chiếm tỉ lệ 24.4% và 18 người được 47 hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 10%. Nhìn chung, trong các mức độ đánh giá về kỹ năng sử dụng TBDH ở Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM thì mức độ “khá” là mức độ được nhiều CBQL, GV và SV lựa chọn nhất. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với một số giảng viên khoa Toán và được biết hiện nay giảng viên sử dụng thiết bị rất thường xuyên, tiếp cận với nhiều loại thiết bị khác nhau nên kỹ năng sử dụng ngày càng cao. Giảng viên trẻ hiện nay đa phần đều sớm tiếp cận với công nghệ mới, khả năng ngoại ngữ khá và thích khám phá, tìm tòi. Nhờ sự phát triển về công nghệ thông tin hiện nên khi gặp những vấn đề về công nghệ các bạn giảng viên trẻ đều học hỏi trên mạng, học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng sử dụng chính vì vậy các đối tượng được khảo sát đánh giá kỹ năng sử dụng TBDH ở mức “khá”. Bảng 2.12. Thực trạng về hiệu quả sử dụng TBDH Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Tốt 5 11.4 12 10.5 0 0 Khá 36 81.8 94 82.5 125 69.4 Trung bình 3 6.8 8 7.0 36 20 Yếu 0 0 0 0 19 10.6 Từ kết quả ở bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các ý kiến đánh giá về hiệu quả sử dụng TBDH của cả CBQL, GV, SV đều nằm ở mức khá. Ở CBQL có 5 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức tốt chiếm tỉ lệ 11.4%, 36 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức khá chiếm 81.8%, 3 người được hỏi cho rằng kỹ năng sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 6.8%, không có người được hỏi nào cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH ở mức yếu. Ở GV có 12 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức tốt chiếm 10.5%, 94 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức khá chiếm tỉ lệ 82.5%, 8 người còn lại cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 7%. Ở SV, không có người nào được 48 hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH, 125 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức khá chiếm tỉ lệ 69.4%, có 36 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ 20%, có 19 người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng TBDH đạt mức yếu chiếm tỉ lệ 10,6%. Tóm lại, trong các mức độ đưa ra để đánh giá về hiệu quả sử dụng TBDH ở trường Đại học Sư phạm Tp. HCM thì mức độ khá là mức độ được nhiều CBQL, GV và SV lựa chọn nhất. Tất cả các thiết bị được trang bị đều xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của đơn vị thụ hưởng, đồng thời phần khảo sát thực trạng về tần suất sử dụng ở mức rất thường xuyên cho thấy việc đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng đạt mức khá là hợp lý. Một cán bộ quản lí khoa CNTT chia sẻ: “Hiện nay, Khoa CNTT phải đào tạo tin học đại cương cho tất cả các khoa, chính vì vậy các phòng máy tại khoa luôn phải làm việc hết công suất tử 6h30 sáng cho tới tận 21h đêm. Một cán bộ phòng QTTB cũng cho biết thêm: “Thiết bị tại các lớp học luôn trong tình trạng quá tải, ngoài 2 buổi phục vụ đào tạo cho sinh viên chính quy, trường còn thường xuyên mở các hệ đào tạo khác: Văn bằng 2, liên thông, các lớp chuyên đề, bồi dưỡng, hội thảo, hội nghị khoa họcChính vì vậy cán bộ xếp thời khóa biểu ở phòng Đào tạo luôn phải phối hợp với phòng QTTB để tận dụng các giờ trống để kịp bố trí phòng học, kể cả buổi tối và ngày chủ nhật”. 2.3.1.4. Thực trạng bảo quản, duy tu, sửa chữa TBDH Bảng 2.13. Thực trạng bảo quản, duy tu, sửa chữa TBDH Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Rất tốt 5 11.4 3 2.6 16 8.9 Tốt 7 15.9 30 26.4 18 10 Bình thường 28 63.6 78 68.4 131 72.8 Chưa tốt 4 9.1 3 2.6 15 8.3 Từ kết quả ở bảng 2.13 chúng tôi nhận thấy: Các mức độ về việc thực hiện duy tu, sửa chữa TBDH đều có các đối tượng CBQL, GV, SV đánh giá, trong đó mức độ có CBQL, GV, SV đánh giá thực hiện 49 nhiều nhất là mức độ bình thường với số lượng CBQL là 28 chọn chiếm tỉ lệ 63.6%, số lượng GV là 78 chiếm tỉ lệ 68.4% và số lượng SV là 131 người chọn chiếm tỉ lệ 72.8%. Ngoài mức độ bình thường, các mức độ rất tốt, tốt và chưa tốt cũng được lựa chọn tuy nhiên số lượng lựa chọn không nhiều. Từ số liệu trên cho thấy việc bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH vẫn còn nhiều bất cập: Thiết bị hư hỏng chưa được sửa chữa kịp thời, giảng viên thiếu kênh thông tin để phản ánh tình trạng thiết bị ở các lớp học, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật còn thiếu, hiệu quả của việc duy tu, sửa chữa TBDH vẫn chưa cao, do đó cần được quan tâm và có biện pháp quản lí phù hợp. 2.3.2. Thực trạng quản lí thiết bị dạy học Để tìm hiểu thực trạng quản lí TBDH ở trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, chúng tôi đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ phân cấp các nội dung trong quản lí TBDH của người Hiệu trưởng. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí TBDH ở trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh được trình bày theo các nội dung sau: 2.3.2.1. Thực trạng quản lí việc trang bị TBDH Quản lí việc trang bị là một phần không thể thiếu trong quản lí TBDH. Nếu quản lí việc trang bị thiết bị dạy học được quan tâm đúng mức thì các đơn vị sẽ chủ động hơn trong việc hoạch định chính sách của mình. Kết quả thực trạng quản lí việc trang bị TBDH ở trường Đại học Sư phạm Tp. HCM sẽ được phản ánh cụ thể ở bảng 2.14 dưới đây: Bảng 2.14. Thực trạng quản lí việc trang bị TBDH ST T NỘI DUNG Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC Xếp hạng ĐTB ĐLC Xếp hạng 1 Phòng QTTB khảo sát, thống kê hiện trạng và nhu cầu trang bị TBDH mới từ 2.47 0.67 6 2.70 0.66 3 50 các đơn vị trong trường 2 Phòng QTTB xây dựng kế hoạch trang bị TBDH và trình cấp trên phê duyệt theo tính cấp thiết về nhu cầu trang bị TBDH của các đơn vị và nguồn lực kinh phí của trường. 2.54 0.59 3 1.87 0.76 7 3 Phòng QTTB phân công nhiệm vụ các bộ phận trực thuộc thực hiện việc trang bị TBDH theo kế hoạch đã được phê duyệt. 2.04 0.21 7 2.20 0.40 5 4 CBQL phòng QTTB chỉ đạo các bộ phận tổ chức đấu thầu, mua TBDH cho các đơn vị theo kế hoạch 2.49 0.75 4 2.15 0.67 6 5 Chỉ đạo theo dõi việc sắp xếp, việc ghi chép các loại TBDH mua mới – thanh lý 2.83 0.76 1 2.95 0.79 1 6 Kiểm tra việc mua sắm thiết bị dạy học theo kế hoạch về số lượng, chất lượng, chủng loại của thiết bị, lắp đặt và vận hành thử 2.48 0.53 5 2.69 0.73 4 7 Đánh giá mức độ trang bị TBDH so với kế hoạch đề ra và với yêu cầu dạy và học 2.64 0.60 2 2.72 0.50 2 51 của nhà trường Điểm trung bình chung 2.49 0.59 2.47 0.64 Từ kết quả ở bảng 2.14 chúng tôi nhận thấy: Nội dung 1: “Phòng QTTB khảo sát, thống kê hiện trạng và nhu cầu trang bị TBDH mới từ các đơn vị trong trường”. Đây là nội dung quan trọng trong quản lí việc trang bị TBDH, nó thể hiện việc trang bị TBDH có sát với tình hình, nhu cầu thực tế của đơn vị hay không, bên cạnh đó nó cũng thể hiện được vai trò, nhiệm vụ của phòng QTTB trong quản lí việc trang bị TBDH trong nhà trường. Ở nội dung này, CBQL và GV cho rằng có thực hiện nhưng không thường xuyên với ĐTB = 2.47, trong khi đó mức độ hiệu quả lại đạt ở mức khá với ĐTB = 2.70. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, để thống kê hiện trạng và nhu cầu trang bị TBDH ở các đơn vị, từ năm 2011 trở về trước, phòng QTTB gửi mẫu bảng dự trù thiết bị về các đơn vị vào tháng 3 hàng năm, sau đó Trường sẽ thành lập Hội đồng xếp hạng ưu tiên các dự án dựa trên báo cáo của các đơn vị có dự án, kế hoạch đào tạo của trường và ngân sách được giao, cuối cùng Trường sẽ lập dự án theo danh mục dự án được Hội đồng thông qua trình Bộ GD&ĐT phê duyệt theo từng năm. Bắt đầu từ năm 2012, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ khi xây dựng dự án mang tính tập trung và có kế thừa và Bộ sẽ phê duyệt theo giai đoạn 2012-2015 và sẽ ra quyết định giao ngân sách theo từng năm. Nội dung 2: “Phòng QTTB xây dựng kế hoạch trang bị TBDH và trình cấp trên phê duyệt theo tính cấp thiết về nhu cầu trang bị TBDH của các đơn vị và nguồn lực kinh phí của trường”. CBQL và GV cho rằng nội dung này được thực hiện thường xuyên với ĐTB = 2.54 và mức độ hiệu quả ở mức trung bình với ĐTB = 1.87. Theo như tìm hiểu thực tế tại trường, chúng tôi được biết nguồn kinh phí trang bị TBDH nói riêng và cơ sở vật chất của nhà trường nói chung chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó khi các đơn vị có nhu cầu trang bị TBDH cần phải có kế hoạch cụ thể để cân đối tài chính của trường, đây là công việc đòi hỏi người quản lí phải có cái nhìn sâu, rộng và nắm được tình hình thực tế để phê duyệt, quyết định một cách hợp lý. 52 Nội dung 3: “Phòng QTTB phân công nhiệm vụ các bộ phận trực thuộc thực hiện việc trang bị TBDH theo kế hoạch đã được phê duyệt”. Ở nội dung này, CBQL và GV được hỏi cho rằng mức độ thực hiện không thường xuyên với ĐTB = 2.04, mức độ hiệu quả ở mức trung bình với ĐTB = 2.20. Theo thực tế chúng tôi tìm hiểu, sau khi được Bộ GD&ĐT phê duyệt giá dự toán và kế hoạch đấu thầu phòng QTTB tiến hành đăng tin đấu thầu trên trang thông tin đấu thầu, Báo Đấu thầu – Bộ Kế hoạch Đầu tư, thực hiện theo Luật Đấu thầu, tuy nhiên việc này còn gặp nhiều khó khăn do đó thực hiện không thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Nội dụng 4: “CBQL phòng QTTB chỉ đạo các bộ phận tổ chức đấu thầu, mua TBDH cho các đơn vị theo kế hoạch”. Đây là nội dung thể hiện rõ chức năng chỉ đạo, điều khiển hệ thống của CBQL phòng QTTB. Cũng như ở nội dung số 3, CBQL và GV được hỏi cho rằng nội dung này có thực hiện tuy nhiên mức độ thực hiện không thường xuyên với ĐTB = 2.49, mức độ hiệu quả ở mức trung bình với ĐTB = 2.15. Nội dung 5: “Chỉ đạo theo dõi việc sắp xếp, việc ghi chép các loại TBDH mua mới – thanh lý”. Đây là nội dung được xếp hạng cao nhất cả về mức độ thực hiện lẫn mức độ hiệu quả và đều được cả CBQL, GV cho rằng thực hiện thường xuyên với ĐTB = 2.83 và hiệu quả ở mức khá với ĐTB = 2.95. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì nội dung này là một nội dung quan trọng, nó đã được quan tâm thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Chỉ đạo, theo dõi việc sắp xếp, ghi chép các loại TBDH mua mới cũng như thanh lý các TBDH đã hư hỏng, hết hạn sử dụng là cơ sở quan trọng để kiểm tra lại tình hình TBDH hiện có trong nhà trường và nắm bắt tình hình TBDH hiện có để lập kế hoạch sử dụng TBDH cũng như trang bị, bảo trì tốt hơn. Tất cả các thiết bị mới mua đều được nhập sổ tài sản của trường thông qua biên bản bàn giao tài sản cố định (đối với thiết bị thuộc diện tài sản cố định) hoặc phiếu nhập kho và xuất kho (đối với thiết bị không phải là tải sản cố định). Cả hai công việc trên trường đều đã sử dụng phần mềm tin học để quản lí. Chính vì vậy, 53 Phòng QTTB thuận lợi và chủ động trong việc báo cáo những nội dung công việc đã thực hiện khi có yêu cầu. Nội dung 6: “Kiểm tra việc mua sắm thiết bị dạy học theo kế hoạch về số lượng, chất lượng, chủng loại của thiết bị, lắp đặt và vận hành thử”. Ở nội dung này CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện ở mức không thường xuyên với ĐTB = 2.48 và mức độ hiệu quả ở mức khá với ĐTB = 2.69. Theo thực tế chúng tôi tìm hiểu, khi bàn giao thiết bị từ nhà cung cấp đến đơn vị thụ hưởng thì phòng QTTB, phòng KHTC và đơn vị thụ hưởng sẽ phối hợp bàn giao và dán mã vạch cho từng thiết bị theo đúng và đầy đủ theo danh mục theo hợp đồng đã được ký. Nội dung 7: “Đánh giá mức độ trang bị TBDH so với kế hoạch đề ra và với yêu cầu dạy và học của nhà trường”. Đây là nội dung đồng xếp hạng hai ở mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả do CBQL và GV đánh giá. Ở nội dung này CBQL và GV cho rằng nó được thực hiện ở mức độ thường xuyên với ĐTB = 2.64, và mức độ hiệu quả ở mức khá với ĐTB = 2.72. Việc trang bị được thực hiện đảm bảo theo đúng theo đề xuất, nhu cầu của các đơn vị thụ hưởng, căn cứ vào nội dung, chương trình và mục tiêu đào tạo. Các bước trong quá trình trang bị đều có sự tham gia của các đơn vị thụ hưởng: Từ bước xây dựng dự án, giải trình dự án, lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, bàn giao. Trên cơ sở phân tích số liệu dựa vào bảng 2.14, chúng tôi nhận thấy một số nội dung trong quản lí việc trang bị TBDH ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả thực hiện cũng chưa cao. Điểm trung bình chung đánh giá về mức độ thực hiện chỉ ở mức không thường xuyên là 2.49, về hiệu quả thực hiện cũng chỉ ở mức trung bình với điểm trung bình chung là 2.47. Điều đó cho thấy cần phải có sự quan tâm hơn nữa từ CBQL để có các biện pháp nhằm khắc phục và cải thiện tình hình trên, đưa quản lí việc trang bị TBDH ngày càng đáp ứng với nhu cầu thực tế của đơn vị. 2.3.2.2. Thực trạng quản lí việc sử dụng TBDH TBDH là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp giảng dạy cũng như đổi 54 mới phương pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay. Nếu biết lựa chọn và sử dụng TBDH đúng mục đích ứng với nội dung môn học thì nó sẽ là chiếc cầu nối hoàn hảo giữa nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Để làm được điều đó thì công tác quản lí việc sử dụng TBDH cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng quản lí việc sử dụng TBDH ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ vấn đề này hơn và kết quả điều tra được thể hiện cụ thể ở bảng 2.15 dưới đây. Bảng 2.15. Thực trạng quản lí việc sử dụng TBDH TT NỘI DUNG Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC Xếp hạng ĐTB ĐLC Xếp hạng 1 Các đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH đã được trang bị 1.93 0.65 10 2.61 0.62 6 2 Phòng QTTB xây dựng kế hoạch theo dõi việc sử dụng các TBDH được cấp cho các đơn vị và các TBDH do phòng trực tiếp quản lí 2.74 0.50 3 2.68 0.66 3 3 Phòng QTTB xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác TBDH cho các đơn vị 2.86 0.86 2 2.56 0.57 7 4 Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC và lãnh đạo phòng QTTB phân công các cá 3.15 0.71 1 2.72 0.70 1 55 nhân, bộ phận theo dõi việc sử dụng TBDH từ các đơn vị khác trong trường 5 Phòng QTTB giới thiệu danh mục TBDH hiện có do phòng trực tiếp quản lí đến CBGV trong trường 2.73 0.73 4 2.52 0.50 8 6 Bố trí CB TBDH trực thường xuyên tại các cơ sở để kịp thời phục vụ công tác dạy học 2.71 0.81 5 2.02 0.33 11 7 Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên về phương pháp sử dụng TBDH 2.00 0.28 9 2.16 0.56 9 8 Tổ chức lấy ý kiến từ CBGV, SV về việc phục vụ TBDH tại các cơ sở của trường 1.89 0.55 11 2.15 0.36 10 9 Lãnh đạo phòng QTTB thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng TBDH trong toàn trường cũng như kiểm tra mức độ hoàn thành của các cá nhân, bộ phận được giao trực tiếp quản lí việc sử dụng TBDH 2.28 0.45 8 2.70 0.62 2 10 Phòng QTTB thường 2.59 0.50 7 2.67 0.76 4 56 xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của các đơn vị 11 Lãnh đạo phòng QTTB kịp thời xử lý đối với các bộ phận, cá nhân trực thuộc không hoàn thành tốt công tác quản lí TBDH được giao 2.66 0.49 6 2.63 0.49 5 Điểm trung bình chung 2.50 0.58 2.49 0.56 Từ kết quả ở bảng 2.15 chúng tôi nhận thấy: Nội dung 1: “Các đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH đã được trang bị”. Ở nội dung này CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức không thường xuyên với ĐTB = 2.93 và hiệu quả ở mức khá với ĐTB = 2.61. Nội dung 2: “Phòng QTTB xây dựng kế hoạch theo dõi việc sử dụng các TBDH được cấp cho các đơn vị và các TBDH do phòng trực tiếp quản lí”. Đây là nội dung đồng xếp hạng 3 ở mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả. Nội dung này được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên với ĐTB = 2.74 và hiệu quả thực hiện ở mức khá với ĐTB = 2.68. Về vấn đề này thầy T, cho biết thêm: “Công tác này được Phòng QTTB thực hiện thường xuyên thông qua theo dõi việc sử dụng TBDH bằng cách căn cứ vào kế hoạch đào tạo của Trường, các khoa, lịch sử dụng phòng của phòng Đào tạo, nhờ đó mà luôn có sự phân bổ hợp lí, đồng đều giữa các phòng học với các lớp học, chương trình học, đảm bảo tốt cho quá trình đào tạo diễn ra thuận lợi và không bị chồng chéo”. Nội dung 3: “Phòng QTTB xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác TBDH cho các đơn vị”. Đây là nội dung quan trọng trong việc quản lí việc sử dụng TBDH. Khi nhận được thông báo về kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác TBDH từ Bộ Giáo dục Đào tạo, Trường đã giao cho 57 Phòng QTTB làm đầu mối thông báo cho các đơn vị cử đại diện đi tập huấn. Sau khi tập huấn, các cán bộ sau khi được tập huấn trở về sẽ tiếp tục chia sẻ cho các đồng nghiệp của mình. Nội dung 4: “Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC và lãnh đạo phòng QTTB phân công các cá nhân, bộ phận theo dõi việc sử dụng TBDH từ các đơn vị khác trong trường”. Đây là nội dung đồng xếp hạng nhất về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện, ở nội dung này mức độ thực hiện được đánh giá là thường xuyên với ĐTB = 3.15 và hiệu quả thực hiện ở mức khá với ĐTB = 2.72. Điểm trung bình về cả mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện ở nội dung cho thấy, các cấp lãnh đạo nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về quản lí việc sử dụng TBDH, bên cạnh đó cũng đã quan tâm thực hiện thường xuyên ở nội dung này thể hiện ở việc tổ chức, chỉ đạo trong việc phân công cá nhân, bộ phận theo dõi việc sử dụng TBDH. Theo ý kiến thầy P.M.Đ, hiện đang công tác tại phòng QTTB cho biết, đồng chí PHT phụ trách CSVC và lãnh đạo phòng QTTB đã họp và phân công các đồng chí trong bộ phận thiết bị theo dõi thiết bị từ khi bàn giao cho các đơn vị thụ hưởng và phối hợp với các đơn vị cung cấp hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị này sử dụng cho đến khi làm chủ công nghệ (cho đến khi hết thời gian bảo hành). Các đơn vị khi tổ chức hội nghị, hội thảo, có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị khác nhau mà không có đủ nhân lực kỹ thuật và thiết bị có thể làm đề xuất gửi đến phòng QTTB để được tư vấn, hỗ trợ thiết bị, kỹ thuật. Các đơn vị có nhu cầu sử dụng những thiết bị mà đơn vị mình chưa được trang bị cũng có thể liên hệ với phòng QTTB để được phòng QTTB tư vấn, mượn thiết bị khác trong trường hoặc hỗ trợ từ các đối tác của trường. Việc theo dõi việc sử dụng thiết bị tại các đơn vị được phòng QTTB thực hiện thông qua lịch sử dụng phòng, yêu cầu thiết bị từ phòng Đào tạo. Theo nội dung phỏng vấn của một cán bộ khoa CNTT, hiện nay, các phòng máy của khoa CNTT dù đã lên lịch sử dụng cả 3 ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_22_5013729307_5733_1872750.pdf
Tài liệu liên quan