MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON . 6
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
1.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu ngoài nước . 6
1.1.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu trong nước. 7
1.2. Những vấn đề chung về GDMN . 9
1.2.1. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam . 9
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của bậc giáo dục mầm non . 9
1.2.3. Quá trình giáo dục mầm non. 10
1.2.4. Yêu cầu phát triển Giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. 12
1.3. Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non . 15
1.3.1. Khái niệm đổi mới phương pháp giáo dục mầm non. 15
1.3.2. Mối liên hệ của PPGD và các thành tố khác trong CTGDMN. 16
1.3.3. Khái quát hệ thống PPGDMN . 17
1.3.4. Cơ sở khoa học của việc đổi mới PPGDMN . 18
1.3.5. Định hướng đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. 21
1.3.6. Một số PPGDMN theo hướng đổi mới . 22
1.3.7. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT để đổi mớiPPGDMN . 25
1.4. Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục mầm non . 27
1.4.1. Một số khái niệm cơ bản. 27
1.4.2. Các chức năng quản lý trường mầm non . 31
1.4.3. Nội dung quản lý đổi mới PPGDMN. 34TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 38
Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO
HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON QUẬN 3, TP HCM. 39
2.1. Khái quát chung về giáo dục mầm non Quận 3. TP HCM. 39
2.1.1. Về quy mô, cơ cấu trường lớp, đội ngũ CBQL, GV. 39
2.1.2. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 42
2.2. Thực trạng đổi mới PPGD ở các trường mầm non Quận 3 . 44
2.2.1. Vài nét về mẫu khảo sát và cách thức xử lý số liệu . 44
2.2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ về đổi mới PPGDMN. 45
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện đổi mới PPGDMN ở các trường MN Quận 350
2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ
ở các trường mầm non Quận 3 . 62
2.3.1. Xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN . 62
2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGD ở các trường MN Quận 3. 65
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đổi mới PPGDMN . 70
2.3.4. Quản lý các điều kiện tổ chức thực hiện đổi mới PPGDMN. 74
2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính
tích cực của trẻ ở các trường MN Quận 3, TP HCM. 76
2.4.1. Nguyên nhân của những ưu điểm . 77
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế . 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 81
Chương 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3, TP HCM . 82
3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp. 82
3.1.1. Yêu cầu phát triển GDMN ở Quận 3, TP HCM giai đoạn 2005 - 2020 . 82
3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng
phát huy tính tích cực của trẻ . 83
3.2. Các biện pháp quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của
trẻ ở các trường mầm non Quận 3, TP HCM . 843.2.1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực
của trẻ cho CBQL, GV trường MN . 84
3.2.2. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD theo hướng phát
huy tính tích cực của trẻ. 86
3.2.3. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPGD theo hướng
phát huy tính tích cực của trẻ . 87
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGD theo
hướng phát huy tính tích cực của trẻ. 89
3.2.5. Tăng cường các điều kiện thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy
tính tích cực của trẻ. 90
3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp . 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 100
PHỤ LỤC . 102
120 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hoạt động tự
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ
3,21 0,68 10
7. Đổi mới PPGDMN là tạo cho trẻ động cơ, hứng thú, niềm
vui trong hoạt động
3,20 0,65 11
8. Đổi mới PPGDMN là tổ chức các họat động đa dạng, phong
phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ
3,20 0,68 11
9. Đổi mới PPGDMN cần phải đồng bộ từ mục tiêu đến nội
dung, phương pháp và đánh giá kết quả thực hiện.
3,23 0,68 8
10. Đổi mới PPGDMN là xác lập vai trò tổ chức, hướng dẫn,
điều khiển của giáo viên trong HĐGD
3,26 0,66 7
11. Đổi mới PPGDMN là bỏ hoàn toàn PPGD truyền thống để
thực hiện theo các yêu cầu mới
3,31 0,62 4
12. Đổi mới PPGDMN là GV nhận ra những thiếu sót, những
thói quen không còn thích hợp và quyết tâm thay đổi
3,62 0,65 1
13. Đổi mới PPGDMN là sử dụng, phối hợp các PP phát huy
tính chủ động, tích cực “học qua chơi”, “chơi mà học” của trẻ
3,42 0,71 2
14. Đổi mới PPGDMN là cần thiết nhưng chỉ nên thực hiện ở
những nơi có đủ điều kiện.
3,28 0,74 6
15. Đổi mới PPGDMN là phải ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học
3,31 0,76 4
Căn cứ vào kết quả từ bảng 2.8 cho thấy, có 15/15 tiêu chí về đổi mới PPGD
mầm non được CBQL và GV “đồng ý” và “rất đồng ý”, trong đó, có 14/15 tiêu chí
47
ở mức “đồng ý” (điểm trung bình từ 3,0 đến 3,62). Điều đó phản ánh những nhận
thức của CBQL và GV về đổi mới PPGD mầm non là khá rõ ràng. Đó là:
Ở tiêu chí “đổi mới PPGDMN là yêu cầu cấp thiết của các trường mầm non
hiện nay” được xếp thứ hạng 15 (ĐTB = 3,00). CBQL và GV có nhận thức khá rõ
nét về tính cấp thiết của đổi mới PPGDMN. Đây sẽ là một trong những nhân tố
thuận lợi cho việc triển khai và nhận được sự đồng thuận khi thực hiện đổi mới
PPGDMN.
Tiêu chí “đổi mới PPGDMN là GV nhìn nhận những thiếu sót, những thói
quen không còn thích hợp và quyết tâm thay đổi” đa số được lựa chọn ở mức cao
nhất (ĐTB = 3,62) và xếp thứ hạng 1. Việc nhìn nhận những thiếu sót là rất quan
trọng trong công tác đổi mới PPGDMN. Vì qua đó, giúp giáo viên điều chỉnh những
thói quen không còn phù hợp, quyết tâm thay đổi cho phù hợp với xu thế mới của
thời đại, trước những yêu cầu mới được đặt ra. Qua đó cho thấy, CBQL và GV là
những người dám chấp nhận những điểm chưa đạt, không ngại thay đổi để kết quả
giáo dục mầm non được nâng lên. Không có sự thay đổi nào là dễ dàng, nhưng nếu
không làm thì chẳng thể phát triển và tiến bộ.
Các tiêu chí “đổi mới PPGDMN là sử dụng, phối hợp các PP phát huy tính
chủ động, tích cực “học qua chơi”, “chơi mà học” của trẻ” được xếp thứ hạng 2
(ĐTB = 3,42); “đổi mới PPGDMN là tạo cho trẻ động cơ, hứng thú, niềm vui trong
hoạt động” được xếp thứ hạng 11 (ĐTB = 3,20); “đổi mới PPGD MN là tổ chức các
hoạt động đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ” được xếp thứ
hạng 11 (ĐTB = 3,20) và “đổi mới PPGDMN là coi trọng tổ chức môi trường cho
trẻ hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống, tăng cường
sự giao tiếp của trẻ” được xếp thứ hạng 13 (ĐTB = 3,18). Chúng ta thấy rằng việc
sử dụng, phối hợp các phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực “học qua
chơi”, “chơi mà học” giúp trẻ chủ động, tích cực hơn trong việc “học và chơi”,
nhằm phát triển năng lực của từng cá nhân trẻ, tránh kiểu GD đồng loạt, rập khuôn,
áp đặt từ phía người lớn. Đây là nền tảng cho việc phát huy tính chủ động, tích cực,
độc lập, sáng tạo trong việc học văn hóa của trẻ sau này. Tuy nhiên, khi sử dụng các
48
phương pháp này cần phải tạo được động cơ, hứng thú, niềm tin cho trẻ trong hoạt
động, đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng giúp khơi gợi hứng thú của trẻ. Có như thế thì việc học sẽ trở thành
một hành trình khám phá, giúp trẻ hăng hái và tích cực hơn. Sự phát triển của trẻ
diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh . Việc tạo điều kiện
cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, tăng cường giao tiếp hợp tác chia sẻ giữa GV và trẻ,
giữa trẻ với nhau giúp trẻ học hỏi và hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ.
Ba tiêu chí “Đổi mới phương pháp GDMN để đáp ứng mục tiêu của
CTGDMN” (ĐTB = 3,23); “đổi mới phương pháp GDMN là hạt nhân của việc thực
hiện đổi mới CTGDMN hiện nay” (ĐTB = 3,34) và “đổi mới PPGDMN cần phải
đồng bộ từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả thực hiện
chương trình giáo dục MN” (ĐTB = 3,23) lần lượt được xếp thứ hạng 8, 3 và 8.
Đổi mới phương pháp GDMN nói riêng và đổi mới phướng pháp giáo dục nói
chung đang là vấn đề đang được chú ý, là nỗi trăn trở của toàn ngành giáo dục. Đổi
mới phương pháp GDMN là để đáp ứng mục tiêu của CTGDMN, là làm sao cho trẻ
lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất và có thể vận dụng vào cuộc sống. Để thực
hiện được điều này cần phải đồng bộ thực hiện từ mục tiêu đến nội dung, phương
pháp và đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục MN. Trong đó, việc đổi
mới phương pháp giáo dục chính là hạt nhân, là nền tảng cho thực hiện đổi mới
CTGDMN hiện nay. Chính vì vậy, mà phần lớn CBQL và GV có lựa chọn ở mức
cao đối với tiêu chí này.
Tiêu chí “đổi mới PPDH là phải ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học”
được xếp thứ hạng 4 (ĐTB = 3,31). Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là
một xu thế mới trong thời đại ngày nay. Việc ứng dụng này góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường. Việc CBQL và GV quan tâm nhiều đến tiêu chí
này là một tín hiệu tốt, để có thể thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học.
Hai tiêu chí “đổi mới PPGDMN là xác lập vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều
khiển của giáo viên trong HĐGD” (ĐTB = 3,26) và “đổi mới PPGDMN là xác lập
49
vai trò chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ” (ĐTB = 3,21)
được lần lượt xếp thứ hạng 7 và 10. Việc xác lập vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều
khiển của GV trong HĐGD là rất quan trọng. Dạy học là một quá trình mà qua đó
GV sẽ hỗ trợ và khuyến khích việc học của trẻ. Đó là quá trình có tính phức tạp và
luôn thay đổi, trong đó GV là người đưa ra những quyết định để làm thế nào đáp
ứng được một cách tốt nhất đối với nhu cầu học của trẻ. GV cần lựa chọn những
phương pháp và kĩ thuật dạy học tối ưu dựa trên trình độ phát triển, đặc điểm phát
triển cá thể của trẻ,... sao cho tạo được nhiều cơ hội để trẻ tự khám phá và trải
nghiệm tích cực để nhận thức và phát triển; cần chú trọng đến việc “dạy trẻ cách
học hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các kiến thức và kĩ năng”. Còn đối với việc xác
lập vai trò chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ sẽ giúp
người giáo viên chuyển mọi hoạt động và vị trí trung tâm cho người học, tạo cơ hội
cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan trên cơ sở đó phát triển
ngôn ngữ và tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo. Tạo cho trẻ cơ hội tự phát hiện, tự
lĩnh hội và tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ đúng lúc của GV.
Hai tiêu chí lần lượt được xếp ở thứ hạng 4 và 6 là “đổi mới PPGDMN là bỏ
hoàn toàn PPGD truyền thống để thực hiện theo các yêu cầu mới” (ĐTB = 3,31) và
“đổi mới PPGDMN là cần thiết nhưng chỉ nên thực hiện ở những nơi có đủ điều
kiện” (ĐTB = 3,28). Qua đó, ta thấy bên cạnh những nhân tố thuận lợi cho việc đổi
mới PPGDMN thì vẫn còn một bộ phận GV và CBQL nhận thức chưa đúng đắn về
vấn đề này. Việc đổi mới PPGDMN không phải là loại bỏ hoàn toàn PPGD truyền
thống, mà là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và
hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các
phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối
đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ để đạt được mục đích giáo dục. Việc
đổi mới PPGDMN là cần thiết và nên thực hiện đồng bộ ở các nơi. Bởi vì có đổi
mới PPGD thì mới đáp ứng được những yêu cầu mới mang tính thời đại đang đặt ra
cho nền giáo dục nước nhà.
50
Ngoài ra, tiêu chí “đổi mới PPGDMN là tăng cường hoạt động của trẻ, giảm
nhẹ hoạt động của giáo viên” được CBQL và GV đồng ý, xếp thứ hạng 14 (ĐTB =
3,15) cũng thể hiện sự “nhận thức lệch” của một bộ phận giáo viên. Bởi vì, chúng ta
tăng cường hoạt động của trẻ không đồng nghĩa với việc giảm nhẹ hoạt động của
giáo viên. GV không chú trọng việc cung cấp kiến thức mà là người tổ chức và
điều khiển hoạt động của học sinh, tămg cường sự quan sát trẻ trong các họat động,
quan sát sự phản hồi từ phía học sinh để “định hướng và điều chỉnh” cho phù hợp.
Như vậy, cần có biện pháp tác động đến tư tưởng để giúp một bộ phận GV và
CBQL nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này.
Tóm lại: kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV các trường MN đã nhận thức
đúng vấn đề đổi mới PPGDMN là cần thiết, đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc triển
khai và nhận được sự đồng thuận khi thực hiện đổi mới PPGDMN. Nhận thức đúng
đắn về đổi mới PPGDMN của CBQL và GV sẽ rất thuận lợi trong việc thực hiện
đổi mới PPGDMN. Tuy nhiên một bộ phận CBQL và GV vẫn còn hiểu chưa đúng về
định hướng đổi mới PPGD khi cho rằng: đổi mới PPGDMN là lọai bỏ hòan tòan các
PPGD truyền thống để thực hiện theo các yêu cầu mới; chỉ thực hiện ở những nơi có
đủ điều kiện; tăng cường họat động của trẻ, giảm nhẹ họat động của GV.... Đây chính
là yếu tố khó khăn cản trở việc đổi mới PPGD, cần có biện pháp tác động đến nhận
thức để giúp một bộ phận GV và CBQL nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này.
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện đổi mới PPGDMN ở các trường MN
Quận 3
2.2.3.1. Về thiết kế kế họach họat động giáo dục theo hướng đổi mới PPGD
Bảng 2.9: Thực trạng thiết kế kế hoạch HĐGD theo hướng đổi mới PPGD
Nội dung
Mức độ Hiệu quả
ĐTB
ĐL
TC
Thứ
hạng
ĐTB
ĐL
TC
Thứ
hạng
1. Giáo viên thiết kế mục tiêu HĐGD
theo hướng đổi mới PPGD.
3,50 0,50 5 3,59 0,49 2
2. Giáo viên thiết kế nội dung HĐGD
theo hướng đổi mới PPGD.
3,58 0,55 3 3,59 0,55 2
51
3. Giáo viên sử dụng các nguồn thông
tin trên Internet, tài liệu hướng dẫn, tài
liệu tham khảo để thiết kế HĐGD.
3,52 0,60 4 3,50 0,50 5
4. Giáo viên thiết kế các hoạt động của
cô và trẻ theo hướng đổi mới PPGD.
3,40 0,60 10 3,61 0,53 1
5. GV căn cứ vào điều kiện ở lớp, theo
khả năng phát triển, vị trí không gian và
số lượng của trẻđể thiết kế HĐGD
3,35 0,67 11 3,55 0,60 4
6. GV có thể sử dụng những chủ đề gợi
ý trong hướng dẫn chương trình hoặc có
thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu và
hứng thú của trẻ
3,41 0,59 9 3,48 0,57 7
7. GV có thể lồng ghép các lĩnh vực GD
vào tiết học, sắp xếp tích hợp các họat
động một cách tự nhiên linh họat
3,44 0,54 7 3,38 0,71 11
8. GV thiết kế các lọai KHGD (tháng,
tuần, ngày) theo hướng đổi mới PPGD
3,44 0,61 7 3,44 0,60 8
9. Kế hoạch HĐGD được thiết kế phù
hợp với đối tượng trẻ
3,50 0,66 5 3,43 0,54 9
10. Kế hoạch HĐGD được thiết kế theo
hướng tăng cường tính tích cực hoạt
động của trẻ.
3,59 0,492 1 3,43 0,60 9
11. Giáo viên biết thiết kế trình chiếu hỗ
trợ bài giảng.
3,59 0,55 1 3,49 0,66 6
Kết quả thống kê từ bảng 2.9 cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá cao về
mức độ và hiệu quả thực hiện việc thiết kế kế họach họat động theo hướng đổi mới
PPGD. Ở cả 11 nội dung đưa ra đều được đánh giá là thực hiện “thường xuyên” (
3,34 < ĐTB < 3,60) và hiệu quả là “khá” ( 3,37 < ĐTB < 3,62). Cụ thể là:
Đối với hai tiêu chí “giáo viên thiết kế mục tiêu HĐGD theo hướng đổi mới
PPGD” được xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,50) về mức độ thực hiện và xếp thứ 2 (ĐTB
= 3,59) về hiệu quả thực hiện; và “giáo viên thiết kế nội dung HĐGD theo hướng
52
đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,58) về mức độ thực hiện và xếp thứ
2 (ĐTB = 3,59) về hiệu quả thực hiện. Điều này chứng tỏ CBQL và GV biết cách
xác định rõ mục tiêu đạt được đối với trẻ để định hướng cho việc lựa chọn nội dung
và các biện pháp thực hiện mục tiêu đó. Việc thiết kế mục tiêu và nội dung HĐGD
theo hướng đổi mới PPGD dựa trên quan điểm tiếp cận phát triển, đảm bảo giúp trẻ
phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ. Trẻ,
trong cách tiếp cận này, được xem như một chủ thể tham gia vào quá trình họat
động để nhận thức và phát triển.
Việc “GV thiết kế các loại KHGD (tháng, tuần, ngày) theo hướng đổi mới
PPGD” được xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 3,44) về mức độ thực hiện và xếp thứ 8 (ĐTB
= 3,44) về hiệu quả thực hiện. Kế hoạch giáo dục (tháng, tuần, ngày) là sự cụ thể
hóa việc triển khai các HĐGD, dự kiến hệ thống những công việc phải làm, những
mục tiêu cần đạt được và biện pháp đệ thực hiên mục tiêu.Tuy nhiên, khi thiết kế kế
hoạch HĐGD cần phải “phù hợp với đối tượng trẻ, tạo hứng thú, lôi cuốn trẻ tham
gia” và “theo hướng tăng cường tính tích cực hoạt động của trẻ”. Hai tiêu chí này
lần lượt xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,50) và hạng 1 (ĐTB = 3,59) về mức độ thực hiện
và đồng hạng 9 (ĐTB = 3,43) về hiệu quả thực hiện. CBQL và GV đánh giá cao yêu
cầu của việc thiết kế kế hoạch cho thấy nhà trường quan tâm nhiều đến việc phát
huy tính tích cực hoạt động của trẻ và luôn trăn trở để có thể thiết kế một kế hoạch
tốt nhất, phù hợp nhất.
Khi thực hiện thiết kế kế hoạch HĐGD theo hướng đổi mới PPGD, giáo viên
đã chú ý một số yêu cầu như sau:
Tiêu chí “giáo viên sử dụng các nguồn thông tin trên Internet, tài liệu hướng
dẫn, tài liệu tham khảo để thiết kế HĐGD” được CBQL và GV xếp thứ hạng 4
(ĐTB = 3,52) về mức độ thực hiện và xếp thứ 5 (ĐTB = 3,50) về hiệu quả thực
hiện. Các tài liệu như sách dành cho giáo viên, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn
của Bộ giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục Quận 3... giúp giáo viên có thể thiết kế
hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, với nguồn
53
tài liệu phong phú này, giáo viên cần thận trọng lựa chọn các nguồn tài liệu tham
khảo phù hợp nhất với khả năng và tình hình của bản thân và đơn vị mình.
“Giáo viên thiết kế các hoạt động của cô và trẻ theo hướng đổi mới PPGD”
được CBQL và GV xếp thứ hạng 10 (ĐTB = 3,40) về mức độ thực hiện và xếp thứ
1 (ĐTB = 3,61) về hiệu quả thực hiện. Các hoạt động của cô và trẻ đều được giáo
viên vạch ra rõ ràng trong kế hoạch bài dạy của mình. Đây là phần trọng tâm của
việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy. Hầu hết giáo viên ở các trường đều thực hiện tốt nội
dung thiết kế hoạt động cho cô và trẻ này nên tiêu chí này được đánh giá rất cao.
Giáo viên cho rằng hoạt động của cô và trẻ phải vui tươi và mang tính giáo dục cao.
“GV căn cứ vào điều kiện ở lớp, theo khả năng phát triển, vị trí không gian
và số lượng của trẻ để thiết kế HĐGD” được CBQL và GV xếp thứ hạng 11
(ĐTB = 3,35) về mức độ thực hiện và xếp thứ 4 (ĐTB = 3,55) về hiệu quả thực
hiện. Giáo viên hơn ai hết là người hiểu rõ đặc điểm của lớp học và số trẻ mà mình
phụ trách. Việc dựa vào điều kiện để thiết hoạt động là tiêu chí rất quan trọng. Vì có
như thế thì mới đảm bảo được cho trẻ an toàn và thuận tiện thực hiện các hoạt động.
Tuy nhiên, qua trao đổi giáo viên còn gặp khó khăn với số lượng học sinh đông và
điều kiện lớp học chỉ mới đáp ứng phần nào nhu cầu “học và chơi” của trẻ. Vì vậy,
việc hỗ trợ và phát triển giáo dục mầm non nhằm giảm sỉ số và cung cấp cơ sở vật
chất cho bậc học này tốt hơn là điều cần thiết.
Tiêu chí “GV có thể sử dụng những chủ đề gợi ý trong hướng dẫn chương
trình hoặc có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ, với sự kiện
văn hóa xã hội-tự nhiên của trường, của địa phương” được CBQL và GV xếp thứ
hạng 9 (ĐTB = 3,41) về mức độ thực hiện và xếp thứ 7 (ĐTB = 3,48) về hiệu quả
thực hiện. Những gợi ý hướng dẫn trong chương trình giúp giáo viên định hướng
việc lựa chọn các chủ đề để thiết kế các hoạt động. Thêm vào đó, nhu cầu và hứng
thú của trẻ, văn hóa xã hội-tự nhiên của trường, của địa phương là yếu tố quan trọng
giúp giáo viên ra quyết định điều chỉnh sự lựa chọn của mình để thiết kế kế hoạch
bài dạy phù hợp và đạt hiệu quả cao.
54
“GV có thể lồng ghép các lĩnh vực GD vào tiết học, sắp xếp tích hợp các
hoạt động một cách tự nhiên linh hoạt và thực hiện xuyên suốt trong những ngày
diễn ra chủ đề” được CBQL và GV xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 3,44) về mức độ thực
hiện và xếp thứ 11 (ĐTB = 3,38) về hiệu quả thực hiện. Qua trao đổi, giáo viên cho
biết việc lồng ghép các lĩnh vực giáo dục và tích hợp các hoạt động được chú ý thực
hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện cụ thể của từng lớp; do GV
chưa có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm cho trẻ bao gồm cả kinh nghiệm, kiến
thức, khả năng tổ chức những ý tưởng thành chủ đề; một số chủ đề còn xa lạ với
trẻ... nên hiệu quả chưa đạt được như mong đợi. Chính vì vậy, mức độ hiệu quả của
tiêu chí này được CBQL và GV đánh giá mức thấp nhất trong 11 tiêu chí đưa ra.
Đối với tiêu chí “Giáo viên biết thiết kế trình chiếu hỗ trợ bài giảng được
CBQL và GV xếp thứ hạng 1 (ĐTB = 3,59) về mức độ thực hiện và xếp thứ 6 (ĐTB
= 3,49) về hiệu quả thực hiện”. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy
học, đặc biệt là việc thiết kế sử dụng trình chiếu hỗ trợ đã trở thành một kĩ năng
không thể thiếu đối với giáo viên trong thời đại ngày nay. Cho nên, nhà trường luôn
quan tâm nhiều đến tiêu chí này.
Tóm lại: Dựa vào kết quả thống kê và phân tích số liệu ở trên, chúng ta nhận
thấy rằng, CBQL và GV các trường MN đã thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả
khá trong việc thiết kế kế họach HĐGD động theo hướng đổi mới PPGD. Tuy
nhiên, việc tổ chức các họat động tích hợp theo chủ đề của GV chưa đạt được như
mong đợi , vì vậy cần khắc phục yếu tố ảnh hưởng, có biện pháp bồi dưỡng chuyên
môn thêm cho GV nhằm mang lại kết quả tốt hơn.
2.2.3.2. Về sử dụng các PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ
55
Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng các PPGD theo hướng phát huy tính tích cực
của trẻ
Nội dung
Mức độ TH Hiệu quả TH
ĐTB
ĐL
TC
Thứ
hạng
ĐTB
ĐL
TC
Thứ
hạng
1. Nhóm phương pháp thực hành, trải
nghiệm (PP thực hành thao tác với đồ vật,
đồ chơi, PP trò chơi, PP nêu tình huống,
PP luyện tập)
3,46 0,572 12 3,59 0,501 3
2. Nhóm phương pháp trực quan – minh
họa (quan sát, làm mẫu, minh họa)
3,51 0,580 5 3,59 0,560 3
3. Nhóm phương pháp dùng lời nói (đàm
thọai, trò chuyện, kể chuyện, giải thích)
3,52 0,573 4 3,50 0,501 9
4. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình
cảm khích lệ
3,40 0,660 18 3,61 0,526 1
5. Nhóm phương pháp nêu gương – đánh
giá
3,43 0,616 15 3,55 0,611 7
6. GV sử dụng, phối hợp các PP phát huy
tính chủ động, tích cực...
3,41 0,599 17 3,48 0,573 12
7. GV tổ chức môi trường cho trẻ họat
động, tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với
thiên nhiên, cuộc sống, tăng cường sự giao
tiếp của trẻ
3,44 0,549 13 3,38 0,713 20
8. GV tổ chức các họat động đa dạng,
phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của
trẻ
3,44 0,610 13 3,43 0,603 15
9. GV biết khai thác hoạt động chủ đạo ở
từng độ tuổi, nhất là HĐ vui chơi để GD
trẻ
3,50 0,662 6 3,43 0,555 15
10. GV biết tạo ra các cơ hội để trẻ khám
phá, thử nghiệm phát triển trí tuệ
3,59 0,492 2 3,43 0,615 15
11. GV chú trọng dạy trẻ cách học (khám
phá, trải nghiệm, suy nghĩ, nêu ý tưởng, tự
giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm)
3,47 0,508 10 3,49 0,662 10
12. GV tôn trọng cách học và năng lực 3,48 0,586 9 3,59 0,493 3
56
riêng của mỗi trẻ
13. GV hướng dẫn trẻ thực hành, vận dụng
các kiến thức đã học vào cuộc sống thông
qua các bài tập, tình huống có thực hoặc
do GV tạo ra.
3,50 0,567 6 3,59 0,560 3
14. GV hình thành nề nếp học tập tích cực,
chủ động cho trẻ: tích cực, mạnh dạn nêu
ý kiến, đặt câu hỏi, tôn trọng và hợp tác
với bạn,...
3,38 0,589 21 3,49 0,509 10
15. GV khuyến khích trẻ tham gia hoạt động
để trẻ có nhiều cơ hội khám phá, tự do thể
hiện cảm xúc, bày tỏ ý kiến
3,39 0,628 19 3,61 0,526 1
16. GV coi trọng qúa trình làm ra sản
phẩm chứ không đánh giá sản phẩm của
trẻ,
3,39 0,621 19 3,55 0,604 7
17. GV khắc phục tình trạng cô nói nhiều,
làm hộ trẻ.
3,47 0,552 10 3,47 0,573 13
18. GV kích thích trẻ suy nghĩ thông qua
hệ thống câu hỏi gợi mở, khích lệ, tăng
cường các họat động trải nghiệm, khám
phá
3,42 0,614 16 3,38 0,713 20
19. GV giúp trẻ tiếp cận cử chỉ mẫu mực
của GV và người lớn để thúc đẩy hoạt
động tích cực ở trẻ...
3,50 0,644 6 3,43 0,603 15
20. GV xây dựng các mối quan hệ trong
môi trường GD: quan hệ giữa cô - trẻ, trẻ -
trẻ và trẻ - người lớn khác...
3,60 0,491 1 3,44 0,549 14
21. GV đổi mới phương pháp đánh giá trẻ
theo độ tuổi
3,59 0,552 2 3,43 0,609 15
Kết quả khảo sát từ bảng 2.10 cho thấy việc sử dụng các phương pháp giáo
dục theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ đã được chú trọng. Các nhóm phương
pháp như thực hành, trải nghiệm (PP thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi, PP trò
chơi, PP nêu tình huống có vấn đề, PP luyện tập); trực quan – minh họa (quan sát,
làm mẫu, minh họa); dùng lời nói (đàm thọai, trò chuyện, kể chuyện, giải thích);
57
nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ và nhóm phương pháp nêu
gương – đánh giá đều được đánh giá ở mức độ thực hiện “thường xuyên” (3,37 <
ĐTB < 3,61) và đạt hiệu quả “khá” (3,49 < ĐTB < 3,62). Trong đó, “nhóm phương
pháp dùng lời nói (đàm thọai, trò chuyện, kể chuyện, giải thích)” là nhóm được thực
hiện nhiều nhất và “nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ” đạt kết
quả khá nhất. Qua trao đổi, giáo viên quan niệm phải chú trọng sử dụng lời nói để
giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ, nâng cao mức độ nhận thức của trẻ bằng ngôn
ngữ; hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa giao tiếp
của GV, mức độ biểu cảm của ngôn ngữ và mức độ hiểu biết của trẻ.
Ngoài các nhóm phương pháp đã nêu trên, khi sử dụng các phương pháp giáo
dục theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, giáo viên còn quan tâm nhiều đến các
nội dung cụ thể theo định hướng đổi mới PPGDMN:
- “GV xây dựng các mối quan hệ trong môi trường GD: quan hệ giữa cô -
trẻ, trẻ - trẻ và trẻ - người lớn khác...” là nội dung được thực hiện thường xuyên
nhất (ĐTB = 3,60). GV cho rằng xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội của người lớn
là đặc biệt cần thiết để hình thành cho trẻ những thói quen hành vi tốt, tự tin hơn
trong quá trình thích ứng với môi trường xã hội.
- “GV đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi” thì được thực hiện
khá “thường xuyên” và xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,59). Giáo viên đồng ý việc đổi
mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi là quan trọng nên chú trọng quan tâm.
Bởi vì có như thế mới đánh giá đúng mức độ của từng học sinh, từ đó có những
điều chỉnh phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tiêu chí
cũng xếp ở vị trí thứ 2 về mức độ thực hiện là: “GV biết tạo ra các cơ hội để trẻ
khám phá, thử nghiệm phát triển trí tuệ”. Trao đổi với GV, được biết: trong các hoạt
động GD, GV đã tổ chức nhiều hoạt động để trẻ thực hành, trải nghiệm thực tiễn
như thao tác với đồ vật đồ chơi bằng các giác quan (cầm, nắm, xếp chồng, xếp cạnh,
xâu hạt...); tổ chức các trò chơi kích thích trẻ tham gia, hứng thú, tự nguyện giải
quyết các vấn đề đặt ra; làm các thí nghiệm đơn giản.... Qua thực hành trải nghiệm
trẻ nhận thức sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy được tính tích cực tư duy. Tuy
58
nhiên, GV cũng nhận xét rằng để thực hiện tốt tiêu chí này cần phải có thời gian và
môi trường HĐ, một số trường thuộc đối tượng khảo sát có nhiều cơ sở nhỏ hẹp,
nên môi trường cho trẻ họat động không thuận lợi lắm nên hiệu quả của PP chưa
cao cho nên dù được xếp ở mức độ “khá” về hiệu quả nhưng chỉ khiêm tốn xếp ở
thứ hạng 15.
- Xét về hiệu quả thực hiện thì tiêu chí “GV khuyến khích trẻ tham gia hoạt
động để trẻ có nhiều cơ hội khám phá, tự do thể hiện cảm xúc, bày tỏ ý kiến và trí
tưởng tượng phong phú” được xếp thứ nhất (ĐTB = 3,61). Tiếp theo đồng vị trí thứ
3 là: “GV hướng dẫn trẻ thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
của trẻ thông qua các bài tập, tình huống có thực hoặc do GV tạo ra” và “GV tôn
trọng cách học và năng lực riêng của mỗi trẻ”. Điều này nói lên tính hiệu quả cao
trong việc thực hiện đổi mới PPGDMN theo cách tiếp cận phát triển được vận dụng
để thực hiện việc đổi mới các hình thức tổ chức các HĐGD trẻ trong CTGDMN
hiện nay.
Tóm lại: Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đã chú trọng sử dụng các
PPGDMN theo hướng đổi mới . Các yêu cầu mới như GV biết tạo ra các cơ hội để trẻ
phát triển trí tuệ, xây dựng các mối quan hệ trong môi trường GD để trẻ phát triển nhân
cách, khai thác môi trường giáo dục để kích thích trẻ hoạt động tích cực, trẻ được hồn
nhiên, vui tươi, tự do thể hiện cảm xúc, được bày tỏ ý kiến và trí tưởng tượng phong
phú đã được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, các điều kiện để thực hiện phương pháp
còn hạn chế chưa đáp ứng, vì vậy cần có những biện pháp khắc phục.
2.2.3.3. Về sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT
Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng
CNTT
Nội dung
Mức độ H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_09_0223121846_5867_1872299.pdf