Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 1), Kỹ năng học tập (thứ bậc 2), Kỹ năng ứng xử (thứ bậc 3), Kỹ
năng dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân (thứ bậc 4), Kỹ năng thể hiện lòng tôn trọng
người khác (thứ bậc 5), Kỹ năng nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình (thứ bậc 6), các
kỹ năng sống nói chung (thứ bậc 7), Kỹ năng tư duy (thứ bậc 8), Kỹ năng xưng hô lịch thiệp với
người khác (thứ bậc 9), Kỹ năng kiềm hãm tính nông nỗi (thứ bậc 10), Kỹ năng thể hiện lòng biết
ơn người khác (thứ bậc 11), Kỹ năng nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người thân (thứ bậc
12), Kỹ năng chăm sóc sức khỏe (thứ bậc 13), Kỹ năng tử tế với những người xung quanh (thứ bậc
14), Kỹ năng độc lập suy nghĩ của bản thân (thứ bậc 15).
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5934 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thất bại trong cuộc sống
(thứ bậc 21), Kỹ năng nhận biết lập trường của bản thân (thứ bậc 22), Kỹ năng sử dụng máy tính
(thứ bậc 23), Kỹ năng nhận biết niềm tin của bản thân (thứ bậc 24), Kỹ năng tự khẳng định của bản
thân (thứ bậc 25), Kỹ năng giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân (thứ bậc
26), Kỹ năng nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước (thứ
bậc 27).
Qua đánh giá của giáo viên đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn nhiều học sinh
chưa có kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưa có kỹ năng nhận biết lập trường, niềm tin
cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người
khác. Trong cuộc sống nhiều em chỉ lo học và vui chơi mà quên chăm sóc bản thân, ít tham gia các
môn thể dục, thể thao rèn luyện thể chất. Một số em không có kỹ năng đối mặt với những thất bại
trong cuộc sống nên khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử, bỏ
nhà ra đi. Trong thực tế, có một số em thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn nên
đôi lúc gây ra hậu quả nghiêm trọng: Bạn chết, bản thân mình vào tù, gián đoạn học tập.
+ Cần thiết ở mức trung bình:
Kỹ năng tổ chức cuộc sống hằng ngày (thứ bậc 28), Kỹ năng thể hiện những quy ước giao
tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…) (thứ bậc 29), Kỹ năng đối đầu với những vấn đề tình cảm
riêng tư của bản thân (thứ bậc 30), Kỹ năng thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người
khác (thứ bậc 31), Kỹ năng sắp xếp phòng riêng của bản thân (thứ bậc 32), Kỹ năng giải quyết
những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân (thứ bậc 33), Kỹ năng diễn tả một cách hoạt bát
qua viết và nói (thứ bậc 34), Kỹ năng kiềm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân (thứ
bậc 35), Kỹ năng thực hiện những công việc làm tăng tính tự trọng của bản thân (thứ bậc 36), Kỹ
năng biết đặt mình vào vai trò của người khác (thứ bậc 37), Kỹ năng giải quyết những vấn đề tế nhị
đối với bạn khác giới của bản thân (thứ bậc 38), Kỹ năng lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói
(thứ bậc 39), Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác (thứ bậc 40).
Xuyên suốt các ý kiến đánh giá xếp loại của giáo viên qua các thứ bậc thể hiện trong bảng
2.2 trên, ta thấy rõ chính kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, tương tác
trong nhóm và với tập thể đông đảo hơn sẽ giúp đạt kết quả tốt đẹp. Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân
bày tỏ suy nghĩ cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Thái độ cảm
thông đối với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải nhưng thực tế
cũng còn nhiều trẻ nhất là trẻ được sinh ra trong những gia đình ít con thì hầu như thiếu kỹ năng tổ
chức cuộc sống hằng ngày, không biết sắp xếp phòng riêng của bản thân, không biết kiềm hãm
những nhu cầu không cần thiết của bản thân.
+ Cần thiết ở mức dưới trung bình:
Kỹ năng trình bày bằng văn bản một cách lịch sự (thứ bậc 41), Kỹ năng biết đánh giá đúng
giá trị của sự vật và bản thân (thứ bậc 42), Kỹ năng sử dụng trang thiết bị (thứ bậc 43), Kỹ năng
định hướng các giá trị (thứ bậc 44), Kỹ năng dọn dẹp nhà cửa (thứ bậc 45), Kỹ năng nhận biết trách
nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước (thứ bậc 46), Kỹ năng thể hiện một
con người trưởng thành (thứ bậc 47), Kỹ năng sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm (thứ bậc 48),
Kỹ năng xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời (thứ bậc 49), Kỹ
năng quan tâm đến nhu cầu của người khác (thứ bậc 50), Kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu theo khả
năng tài chánh của bản thân (thứ bậc 51),
+ Cần thiết ở mức thấp:
Kỹ năng nhận biết vị thế xã hội của bản thân (thứ bậc 52), Kỹ năng thuyết phục (thứ bậc 53),
Kỹ năng biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân (thứ bậc 54), Kỹ năng cảm nhận tâm
trạng của người đối thoại (thứ bậc 55), Kỹ năng chống lại những điều không thỏa mãn trong cuộc
sống (thứ bậc 56), Kỹ năng nấu nướng những món thông thường (thứ bậc 57), Kỹ năng sống độc lập
về tài chánh (thứ bậc 58), Kỹ năng thương lượng (thứ bậc 59), Kỹ năng sử dụng các công cụ cơ khí
trong sửa chửa vật dụng thông thường trong nhà (thứ bậc 60), Kỹ năng quản lý trò chơi (thứ bậc
61), Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp với người khác (thứ bậc 62).
Đa số trẻ ngày nay đều được cha mẹ chăm lo, bao bọc (vì mỗi gia đình hầu như chỉ có từ một
đến hai con) nên trẻ thiếu những kĩ năng sử dụng trang thiết bị dọn dẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy
trong việc sự dụng trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của bản thân như điện thọai di
động, máy vi tính để chơi games…), nhiều em trai không biết sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa
chữa vật dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướng những món thông
thường.
Tóm lại, hầu hết các em chưa có kỹ năng nhận biết trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển
của cộng đồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, nhóm các kỹ năng này được đa
số giáo viên đánh giá ở mức dưới trung bình và mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ
bậc ưu tiên để rèn luyện.
Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được những kỹ năng sống cần
thiết:
Nguyên nhân TB ĐLTC
Thứ
bậc
1. Trình độ dân trí, 3,87 0.92 9
2. Phương pháp giáo dục 3,83 0.89 12
3. Điều kiện xã hội 4,00 0.75 7
4. Phụ huynh nuông chìu 4,16 0.73 3
5. Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 3,73 0.97 15
6. Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14
7. Các em ít có điều kiện thực hành 4,10 0.83 4
8. Các em ít có điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6
9. Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5
10. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ
năng sống.
4,27 0.59 1
11. Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10
12. Gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết
của kỹ năng sống
4,21 0.74 2
13. Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11
14. Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 3,97 0.91 8
15. Tri thức học được trong nhà trường của các em
chưa gắn với thực tiễn cuộc sống
3,82 1.00 13
Qua kết quả bảng 2.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng
sống (thứ bậc 1), Gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống (thứ bậc 2),
Phụ huynh học sinh quá nuông chìu con em (thứ bậc 3), Các em ít có điều kiện thực hành (thứ bậc
4), Các em ỷ lại gia đình (thứ bậc 5).
Các em ít có điều kiện luyện tập (thứ bậc 6), Điều kiện xã hội (thứ bậc 7), Các em thiếu các
sinh hoạt ngoại khóa đa dạng (thứ bậc 8), Trình độ dân trí (thứ bậc 9), Các em chưa được giáo dục
định hướng (thứ bậc 10).
Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi (thứ bậc 11), Phương pháp giáo dục (thứ bậc 12), Tri
thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống (thứ bậc 13), Thời
gian học tập của các em chiếm nhiều quá (thứ bậc 14), Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội
(thứ bậc 15).
Với kết quả ở bảng này cho thấy sở dĩ các em chưa rèn luyện được các kỹ năng là do điều
kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động giáo dục này. Cụ thể ta thấy việc
học tập của trẻ chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường
thì chưa gắn với thực tiễn xã hội. Đa số các em chỉ quanh quẩn với một số lý thuyết hàn lâm cổ điển
trong học tập. Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các games vi tính, các thần
tượng thời trang âm nhạc từ các show diễn của chương trình truyền hình.
Nhìn chung trẻ thiếu thời gian không gian vui chơi bổ ích; thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa
dạng thiết thực để có thể rèn kỹ năng giao tiếp tốt với người khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức
được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 1). Còn về phía gia đình các em thì hoặc còn lạ lẫm
chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống hoặc quá nuông chìu con em khiến các em ít có
điều kiện thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình (được xếp thứ bậc 2, 3, 4, 5 là các
thứ bậc cao trong bảng đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được những kỹ
năng sống cần thiết).
Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về đơn vị quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở có hiệu quả:
Ñôn vò quaûn lyù TB ÑLTC Thöù
baäc
1. Nhaø tröôøng 4,16 0,70 3
2. Loàng gheùp daïy kyõ naêng vaøo vieäc kieán thöùc 4,10 0,69 4
3. Giaùo vieân boä moân 4,00 0,67 5
4. Ban giaùm hieäu 3,87 0,73 6
5. Phuï huynh 4,44 0,52 2
6. Gia ñình 4,49 0,52 1
7. Chính quyeàn ñòa phöông 3,74 0,73 8
8. Hoäi ñoàng sö phaïm 3,80 0,79 7
9. Phoøng Giaùo duïc 3,56 0,84 9
Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy ý kiến về các đơn vị bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở theo thứ bậc:
Gia đình (thứ bậc 1), Phụ huynh học sinh (thứ bậc 2), Nhà trường (thứ bậc 3), Lồng ghép dạy
kỹ năng vào việc kiến thức (thứ bậc 4), Giáo viên bộ môn (thứ bậc 5).
Ban giám hiệu (thứ bậc 6), Hội đồng sư phạm (thứ bậc 7), Chính quyền địa phương (thứ bậc
8), Phòng Giáo dục (thứ bậc 9).
Về nhận định của giáo viên đối với đơn vị quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở đạt hiệu quả thể hiện qua bảng 2.4 cho thấy gia đình, phụ huynh và nhà trường là ba đơn
vị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý này. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê
lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt tỉ lệ trung bình 4.49, phụ huynh đạt tỉ lệ trung bình là 4.44 và
nhà trường đạt tỉ lệ trung bình là 4.16.
Từ số liệu trên, ta thấy rằng lực lượng chính quản lý hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính quyền địa phương mà chính
là gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính thúc đẩy, quản lý nền tảng sự phát triển kĩ năng
sống cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở.
Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở:
Lực lượng thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc
1. Giáo viên bộ môn 4,18 0,67 4
2. Phụ huynh 4,52 0,60 1
3. Nội dung mỗi môn học đều có khả năng
dạy kỹ năng sống
4,10 0,81
6
4. Tổ chức Đoàn Đội 4,27 0,62 3
5. Giáo viên chủ nhiệm 4,34 0,62 2
6. Tổng phụ trách đội 4,13 0,70 5
Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy ý kiến của giáo viên về các lực lượng thực hiện bồi dưỡng kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo thứ bậc :
Phụ huynh (thứ bậc1), Giáo viên chủ nhiệm (thứ bậc 2), Tổ chức Đoàn Đội (thứ bậc 3), Giáo
viên bộ môn (thứ bậc 4), Tổng phụ trách đội (thứ bậc 5), Nội dung mỗi môn học đều có khả năng
dạy kỹ năng sống (thứ bậc 6).
Kết quả thể hiện trong bảng 2.5 cho ta thấy lực lượng chính để thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở chủ yếu là các lực lượng gồm phụ huynh (trung bình 4.52), giáo
viên chủ nhiệm (trung bình 4.34) và tổ chức đoàn đội (trung bình 4.27).
Qua kiểm chứng bằng SPSS ta thấy tất cả các hệ số trên đều có kết quả lớn hơn 0.5, điều này
cho thấy kết quả nghiên cứu điều tra là khoa học và có giá trị nghiên cứu. Ba lực lượng chính bằng
vai trò và chức năng của mình có thể thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống cho các em thực chính là:
Phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và đoàn thể xã hội.
Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, hằng ngày, họ là những người
thường xuyên đi lại, ăn ngủ cùng các em, nên tất nhiên họ sẽ hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ
thể của con em mình để từ đó có những uốn nắn, giáo dục để định hình kỹ năng sống cho con em
mình.
Song song đó, tổ chức đoàn đội và giáo viên chủ nhiệm là hai lực lượng chính trong trường
học có sự gần gũi và gắn bó nhiều hơn nhất với học sinh. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ
đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về môn học, những hoạt động có thể góp phần vào việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh :
Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáo dục
kỹ năng sống
TB ĐLTC
Thứ
bậc
1. Tất cả môn học ở trường 4,19 0.77 11
2. Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0.57 3
3. Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 4,36 0.55 2
4. Hoạt động vui chơi 4,31 0.62 4
5. Môn Toán 3,73 0.78 18
6. Hoạt động hình thành kỹ năng suy luận, phán đoán 4,13 0.67 13
7. Môn Ngữ văn 4,16 0.65 12
8. Hoạt động hình thành kỹ năng giao tiếp 4,30 0.62 6
9. Môn Giáo dục thể chất 4,04 0.63 14
10. Môn Giáo dục công dân 4,44 0.63 1
11. Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 4,31 0.59 5
12. Các môn Khoa học Xã hội 4,21 0.63 9
13. Các môn Khoa học Tự nhiên 4,01 0.66 15
14. Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0.70 17
15. Phong trào Đoàn Đội 4,21 0.63 10
16. Hoạt động Văn nghệ 3,87 0.78 16
17. Hoạt động từ thiện 4,22 0.63 8
18. Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0.63 7
Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy ý kiến của giáo viên về những môn học và những hoạt động
có thể đóng góp bồi dưỡng các kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo thứ bậc sau:
Môn Giáo dục công dân (thứ bậc 1), Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 2), Hoạt
động giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 3), Hoạt động vui chơi (thứ bậc 4), Hoạt động xã hội ngoài
giờ lên lớp (thứ bậc 5), Hoạt động hình thành kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 6), Sinh hoạt chủ nhiệm
(thứ bậc 7), Hoạt động từ thiện (thứ bậc 8), Các môn Khoa học Xã hội (thứ bậc 9), Phong trào Đoàn
Đội (thứ bậc 10), Tất cả môn học ở trường (thứ bậc 11), Môn Ngữ văn (thứ bậc 12), Hoạt động hình
thành kỹ năng suy luận, phán đoán (thứ bậc 13), Môn Giáo dục thể chất (thứ bậc 14), Các môn
Khoa học Tự nhiên (thứ bậc 15), Hoạt động Văn nghệ (thứ bậc 16), Các môn Năng khiếu (Nhạc,
Họa) ( thứ bậc 17), Môn Toán (thứ bậc 18).
Với kết quả bảng 2.6 trên và qua trao đổi phỏng vấn thì đội ngũ giáo viên được khảo sát đã
đánh giá cao nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa gồm môn Giáo dục công dân, công tác
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp phần thúc
đẩy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn, chúng được đánh giá cao hơn là
vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho học sinh trong hoạt động học tập đồng thời thông
qua những môn học và các hoạt động ngoại khoá đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt
chung của nhóm, của lớp, của tập thể, các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoản
của mình.
Như vậy, các ý kiến của giáo viên phù hợp với thực tiễn rèn luyện kỹ năng sống trong điều
kiện hiện nay vì đây là hoạt động giáo dục đang được bắt đầu chú trọng đưa vào nhà trường trung
học cơ sở thông qua giáo dục tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và các hoạt động ngoại khóa.
Những bộ môn và các hoạt động được xếp thứ bậc cao là những bộ môn, những hoạt động đóng góp
trực tiếp vào việc hình thành kỹ năng sống cho các em.
Bảng 2.7. Ý kiến của giáo viên về địa chỉ hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh:
Nơi hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh N % Thứ bậc
Gia đình 18 9,8 2
Nhà trường 12 6,5 3
Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 8 4,3 4
Tất cả các ý nêu trên (gia đình, nhà trường, tổ
chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội)
147 79,9 1
Qua kết quả bảng 2.7 cho thấy ý kiến của giáo viên về địa chỉ hướng dẫn kỹ năng sống cần
bồi dưỡng cho học sinh trung học cơ sở theo thứ bậc:
Tất cả các ý gồm: gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội (thứ bậc 1),
Gia đình (thứ bậc 2) , Nhà trường (thứ bậc 3), Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội (thứ bậc 4).
Địa chỉ hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh là nơi mà các em hoạt động, trưởng thành về
mặt nhân cách, kiến thức khoa học và xã hội. Qua nghiên cứu, 79.9% số khách thể nghiên cứu cho
rằng tất cả các nơi mà các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát
triển kỹ năng sống cho các em học sinh lứa tuổi trung học cơ sở. Từ kết quả trên cho ta thấy rõ vai
trò của môi trường sống, học tập, vui chơi đều có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành nhân cách
cũng như kỹ năng sống cho trẻ.
Đồng thời qua kết quả khảo sát trên, chúng ta cũng thấy rằng để phát triển toàn diện nhân
cách trẻ, không thể chỉ trông chờ vào một địa chỉ duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ có
đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên cộng với những hoạt động mang tính
riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Và công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình – nhà
trường – đòan thể xã hội là một trong các nội dung quản lý của Hiệu trưởng nhà trường : Hiệu
Trưởng tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã
hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (chương 1, mục 3, tiểu mục 3.3).
Tóm lại, thông qua các nội dung khảo sát ở các bảng trong chương 2 mục 2, ta kết luận được:
giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, việc tăng cường nhận thức và phát triển chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên theo định hướng phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện của học sinh
trong các họat động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng sống cho các em nói riêng là nhiệm vụ
hàng đầu của người Hiệu trưởng.
Quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc
THCS, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm được mức độ nhận thức của giáo viên đối với công tác
này, phải đánh giá đúng năng lực chuyên môn của đội ngũ, phải đưa ra chuẩn về chất lượng giáo
dục của giáo viên đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển chuyên môn phù hợp từng nhu
cầu cá nhân giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo
sát thể hiện ở bảng 2.3 Hiệu trưởng cũng nắm được nguyên nhân trẻ chưa trang bị được các kỹ năng
sống cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các kỹ năng cần được chú trọng giáo dục cho học sinh (bảng 2.1,
2.2), các lực lượng giáo dục và quản lý giáo dục bên trong và ngoài nhà trường (bảng 2.4, 2.5) cũng
như các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo nhận định của giáo viên (bảng
2.6) để có tính khách quan trong việc kế hoạch tổ chức phối hợp, có biện pháp quản lý đạt hiệu quả
cao.
2.3. Tự đánh giá của học sinh về việc rèn luyện kỹ năng sống
Bảng 2.8. Tự đánh giá của học sinh về kỹ năng sống cần có:
Kỹ năng TB ĐLTC Thứ bậc
1. Kỹ năng kiếm sống và tay nghề 4,19 0,91 12
2. Những kỹ năng có liên quan đến thực
hành sức khỏe
4,04 0,83 15
3. Các kỹ năng vận động thể chất 3,90 0,82 19
4. Các kỹ năng có liên quan đến hành vi và
giao tiếp
4,55 0,67 3
5. Các kỹ năng học tập 4,66 0,58 1
6. Kỹ năng ghi nhớ 4,33 0,76 8
7. Kỹ năng tính toán 4,39 0,73 6
8. Kỹ năng soạn thảo văn bản thông thường 3,40 0,93 20
9. Kỹ năng sắp xếp thời gian 4,25 0,78 11
10. Kỹ năng sáng tạo 4,41 0,75 5
11. Kỹ năng sống trong cộng đồng 4,34 0,78 7
12. Kỹ năng thông tin 3,92 0,85 17
13. Kỹ năng tự nhận biết bản thân 4,31 0,84 9
14. Kỹ năng giải quyết vấn đề riêng tư 3,92 0,96 18
15. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 4,12 0,95 13
16. Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,99 1,02 16
17. Sống thực tế 4,29 0,82 10
18. Lịch thiệp 4,10 0,89 14
19. Nhận biết trách nhiệm 4,43 0,68 4
20. Kỹ năng vươn lên 4,61 0,64 2
Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở về các kỹ năng sống
cần bồi dưỡng cho các em:
Các kỹ năng học tập (thứ bậc 1), Vươn lên (thứ bậc 2), Các kỹ năng có liên quan đến hành vi
và giao tiếp (thứ bậc 3), Kỹ năng nhận biết trách nhiệm (thứ bậc 4), Kỹ năng sáng tạo (thứ bậc 5).
Kỹ năng tính toán (thứ bậc 6), Sống trong cộng đồng (thứ bậc 7), Ghi nhớ (thứ bậc 8), Tự
nhận biết bản thân (thứ bậc 9), Sống thực tế (thứ bậc 10), Kỹ năng sắp xếp thời gian (thứ bậc 11),
Kỹ năng kiếm sống và tay nghề (thứ bậc 12), Kỹ năng kiểm soát cảm xúc (thứ bậc 13), Lịch thiệp
(thứ bậc 14), Những kỹ năng có liên quan đến thực hành sức khỏe (thứ bậc 15), Lập kế hoạch tài
chính cho bản thân (thứ bậc 16), Kỹ năng thông tin (thứ bậc 17), Kỹ năng giải quyết vấn đề riêng tư
(thứ bậc 18), Các kỹ năng vận động thể chất (thứ bậc 19), Kỹ năng soạn thảo văn bản thông thường
(thứ bậc 20).
Qua khảo sát về các kỹ năng sống cần có thể hiện qua bảng 2.8, chúng ta có thể chia các kỹ
năng được khảo sát thành hai nhóm chính, nhóm kỹ năng cần và nhóm kỹ năng đủ.
Nhóm kỹ năng cần là nhóm kỹ năng quan trọng bao gồm các kỹ năng sau: kỹ năng học tập
đạt tỉ lệ trung bình 4.66, kỹ năng vươn lên đạt trung bình 4.61, kỹ năng giao tiếp đạt 4.55, kỹ năng
nhận biết trách nhiệm đạt tỉ lệ trung bình 4.43 và cuối cùng là kỹ năng sáng tạo đạt trung bình 4.41.
Các kỹ năng thuộc nhóm cần này được cho là quan trọng và cần thiết hơn là vì đây là những kỹ
năng giúp các em có thể học tập tốt và hòa nhập tốt với môi trường xung quanh.
Nhóm các kỹ năng còn lại được xếp vào nhóm kỹ năng đủ, có vai trò bổ trợ cho nhóm kỹ
năng cần, bao gồm kỹ năng tính toán, kỹ năng sống trong cộng đồng, kỹ năng ghi nhớ… Nhóm kỹ
năng này có tác dụng bổ trợ cho nhóm kỹ năng cần với nhiệm vụ hoàn thiện thêm nhân cách cho
học sinh cũng như bổ trợ thêm cho các em những tính năng vượt trội trong hoạt động sống hằng
ngày.
Bảng 2.9. Tự đánh giá của học sinh về kỹ năng sống rèn luyện được: (thang 5 bậc)
Kỹ năng rèn luyện được N % Thứ bậc
1. Kỹ năng giao tiếp 407 68,9 13
2. Kỹ năng sử dụng máy tính 439 74,3 7
3. Kỹ năng ứng xử 400 67,7 15
4. Kỹ năng học tập 459 77,7 6
5. Kỹ năng sống 342 57,9 29
6. Kỹ năng định hướng các giá trị 198 33,5 58
7. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe 354 59,9 24
8. Kỹ năng tư duy 354 59,9 25
9. Kỹ năng quản lý trò chơi 214 36,2 54
10. Kỹ năng thuyết phục 286 48,4 44
11. Kỹ năng thương lượng 269 45,5 50
12. Kỹ năng sử dụng trang thiết bị 273 46,2 48
13. Kỹ năng quan tâm đến nhu cầu của người khác 324 54,8 35
14.
Kỹ năng biết đặt mình vào vai trò của người
khác
290 49,1 42
15. Kỹ năng tử tế với những người xung quanh. 482 81,6 3
16.
Kỹ năng diễn tả một cách hoạt bát qua viết và
nói.
200 33,8 56
17.
Kỹ năng lý giải một cách hoạt bát qua viết và
nói.
168 28,4 60
18.
Kỹ năng thể hiện thái độ chừng mực trong giao
tiếp với người khác
409 69,2 11
19. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời trong 112 19,0 62
giao tiếp với người khác
20.
Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp
với người khác
397 67,2 16
21.
Kỹ năng cảm nhận tâm trạng của người đối
thoại
375 63,5 19
22. Kỹ năng nhận biết lập trường của bản thân 339 57,4 30
23. Kỹ năng nhận biết vị thế xã hội của bản thân 280 47,4 47
24. Kỹ năng nhận biết niềm tin của bản thân 374 63,3 20
25. Kỹ năng nhận biết khả năng của bản thân 392 66,3 18
26. Kỹ năng làm chủ xúc cảm của bản thân 368 62,3 23
27. Kỹ năng tự khẳng định của bản thân 313 53,0 36
28. Kỹ năng độc lập suy nghĩ của bản thân 370 62,6 22
29.
Kỹ năng đối đầu với những vấn đề tình cảm
riêng tư của bản thân
290 49,1 43
30.
Kỹ năng giải quyết những vấn đề liên quan đến
giới tính của bản thân
349 59,1 26
31.
Kỹ năng giải quyết những vấn đề liên quan đến
sức khỏe của bản thân
372 62,9 21
32.
Kỹ năng giải quyết những vấn đề tế nhị đối với
bạn khác giới của bản thân
331 56,0 33
33. Kỹ năng kiềm hãm tính nông nỗi 291 49,2 41
34. Kỹ năng giải quyết vấn đề chín chắn 292 49,4 40
35. Kỹ năng thể hiện một con người trưởng thành 206 34,9 55
36.
Kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng
tài chánh của bản thân
282 47,7 45
37. Kỹ năng sống độc lập về tài chánh 130 22,0 61
38.
Kỹ năng biết đánh giá đúng giá trị của sự vật
và bản thân
305 51,6 38
39.
Kỹ năng biết chi tiêu theo khả năng thu nhập
của bản thân
302 51,1 39
40.
Kỹ năng kiềm hãm những nhu cầu không cần
thiết của bản thân
310 52,5 37
41. Kỹ năng tổ chức cuộc sống hằng ngày 272 46,0 49
42. Kỹ năng nấu nướng những món thông thường 343 58,0 28
43. Kỹ năng dọn dẹp nhà cửa 438 74,1 8
44. Kỹ năng sắp xếp phòng riêng của bản thân 437 73,9 9
45. Kỹ năng chăm sóc thể chất của bản thân 408 69,0 12
46.
Kỹ năng sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa
chữa vật dụng thông thường trong nhà
183 31,0 59
47.
Kỹ năng sử dụng năng lượng một cách tiết
kiệm
349 59,1 27
48. Kỹ năng xưng hô lịch thiệp với người khác 473 80,0 4
49.
Kỹ năng trình bày bằng văn bản một cách lịch
sự
263 44,5 51
50. Kỹ năng thể hiện lòng biết ơn người khác 493 83,4 2
51. Kỹ năng thể hiện lòng tôn trọng người khác 499 84,4 1
52.
Kỹ năng thể hiện những quy ước giao tiếp
(như bắt tay, chào hỏi lịch sự)
395 66,8 17
53. Kỹ năng dám chịu trách nhiệm về việc làm của 405 68,5 14
bản thân
54.
Kỹ năng nhận biết trách nhiệm và thực hiện
việc giúp đỡ người khác (cho dù chưa quen
biết)
338 57,2 31
55.
Kỹ năng nhận biết trách nhiệm và thực hiện
các hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD095.pdf