MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT . 6
MỞ ĐẦU. 7
1. Lí do chọn đề tài.7
2. Mục đích nghiên cứu .8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.9
5. Giả thuyết nghiên cứu .9
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .9
7. Phương pháp nghiên cứu .10
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HĐGDĐĐ . 14
1.1. Lịch sử nghiên cứu công tác quản lí HĐGDĐĐ.14
1.1.1. Ở các nước.14
1.1.2. Ở Việt Nam .15
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .18
1.2.1. Khái niệm quản lí .18
1.2.2. Khái niệm quản lí giáo dục .18
1.2.3. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức .22
1.2.4. Khái niệm về HĐGDĐĐNGLL .22
1.3. Lí luận về HĐGDĐĐNGLL .23
1.3.1. Hoạt động giáo dục đạo đức [13] .23
1.3.2. Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp .25
1.4. Lí luận về công tác quản lí đối với HĐGDĐĐNGLL .27
1.4.1. Chủ thể quản lí .27
1.4.2. Đối tượng quản lí.27
1.4.3. Nội dung quản lí HĐGDĐĐNGLL.28
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐGDĐĐNGLL.37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HĐGDĐĐNGLL CHO HS Ở
TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI . 43
2.1. Đặc điểm hoạt động giáo dục ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .434
2.2. Thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT hiện nay trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .44
2.2.1. Thực trạng đạo đức của HS THPT hiện nay trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnhĐồng Nai .44
2.2.2. Khảo sát thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT hiện nay trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.46
2.3. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT
hiện nay trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .64
2.3.1. Xây dựng kế hoạch.64
2.3.2. Ban hành văn bản chỉ đạo .65
2.3.3. Tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.66
2.3.4. Triển khai thực hiện .67
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra .68
2.3.6. Thực trạng quản lí sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan trong và ngoài nhàtrường .69
2.4. Nhận xét thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT hiện nay trên địa
bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.70
2.4.1. Ưu điểm.70
2.4.2. Thuận lợi – thời cơ .71
2.4.3. Hạn chế.72
2.4.4. Khó khăn – thách thức.73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HĐGDĐĐNGLL CHO HS CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI . 76
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: .76
3.1.1. Dựa trên cơ sở thực tiễn .76
3.1.2. Dựa trên cơ sở lí luận .80
3.1.3. Dựa trên cơ sở pháp lí .81
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDĐĐNGLL.85
3.2.1. Giải pháp tăng cường cơ sở pháp lí trong điều hành ở cấp Sở GD&ĐT .85
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí HĐNGĐĐNGLL của CBQL cấp
trường .88
3.2.3. Giải pháp quản lí sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96
PHỤ LỤC . 100
112 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê hạnh kiểm hàng năm
Năm
học
Tổng
số HS
Tốt Khá Trung bình Yếu
Số
lượng Tỉ lệ %
Số
lượng Tỉ lệ %
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
2009-
2010 13482 11329 83.36 1948 14.45 269 1.99 26 0.2
2010-
2011 12804 11006 85.96 1576 12.31 176 1.37 46 0.36
2011-
2012 12691 10807 85.15 1673 13.18 181 1.43 30 0.24
(Nguồn tư liệu: Sở GD&ĐT Đồng Nai)
Nhìn chung, tỉ lệ HS có hạnh kiểm tốt hàng năm có tăng nhưng không đáng kể
(từ 0.81% đến 2.6%). Tỉ lệ HS hạnh kiểm trung bình và yếu cũng không thay đổi
nhiều trong ba năm học từ 2010 đến 2012 (dao động từ 0.56% - 0.62% và 0.12% -
0.16%). Vì vậy, đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong công tác giáo dục đạo đức nói
chung và trong HĐGDĐĐNGLL nói riêng của CBQL các trường THPT trên địa bàn
thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.
Thực tế, đa số HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hòa được
tham gia sinh hoạt ở các trung tâm văn hóa, văn nghệ, thể thao của tỉnh Đồng Nai,
các em còn được tham dự các buổi lễ kỉ niệm, các buổi míting, các hội thao lớn của
tỉnh, của cụm miền Đông Nam bộ do đó phần nào đã hình thành ý thức, mong
muốn được tham gia các HĐGDĐĐNGLL được tổ chức cấp trường, cấp sở hay các
hoạt động xã hội khác, thậm chí các em rất năng động, sáng tạo khi tham gia các hoạt
động này ở nhà trường ở các đội, nhóm của nhà thiếu nhi tỉnh, các đội, nhóm ở cộng
đồng dân cư, Hội Chữ thập đỏ
Đối với CMHS, thành phố Biên Hòa là đô thị trung tâm của tỉnh, nhiều CMHS
được tiếp cận nhanh và nắm bắt được nhiều thông tin nên chọn lọc được những thông
tin có ích cho việc giáo dục con em họ, đồng thời nhận thức đúng về việc hợp tác với
nhà trường và các đoàn thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho HS. Bên cạnh đó
46
vẫn còn những CMHS vất vả trong cuộc sống mưu sinh nên thường phó mặc con cái
cho nhà trường, ít quan tâm đến việc học tập, đến việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức
của chúng. Cá biệt còn có CMHS đổ lỗi cho nhà trường khi HS vi phạm kỷ luật.
2.2.2. Khảo sát thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT hiện nay trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.2.2.1. Nội dung phiếu khảo sát
Phiếu thăm dò ý kiến CBQL (gồm trưởng phòng Công tác HSSV, hiệu trưởng
– chủ thể quản lí; phó trưởng phòng, phó hiệu trưởng – khách thể quản lí) và các
khách thể quản lí khác như GVCN, BT đoàn TN , HS và CMHS gồm các phần như
sau:
Phần I: Gồm các câu hỏi thu thập thông tin cá nhân về độ tuổi, giới tính, trình
độ chuyên môn, thâm niên công tác
Phần II: Gồm các câu hỏi liên quan đến chức năng quản lí và nhận thức, nhu
cầu về các hình thức tổ chức quản lí HĐGDĐĐNGLL. Cụ thể:
+ Câu hỏi dành cho CBQL, GVCN và BT đoàn TN nhằm tìm hiểu thực
trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL của CBQL ở các đơn vị trong quá trình
thực hiện các chức năng quản lí: chức năng xây dựng kế hoạch, chức
năng tổ chức, chức năng tổ chức (nhân sự, tổ chức bộ máy), chức năng
lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện) và chức năng kiểm tra. Từ đó đề ra các giải
pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế, đồng thời tìm hiểu tính khả thi
và hiệu quả của các giải pháp đó.
+ Câu hỏi dành cho HS nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL
đồng thời thu thập thông tin về nhận thức và nhu cầu của HS tham gia
các HĐGDĐĐNGLL ở các trường THPT từ đó có thể đề ra các giải
pháp tích cực thực hiện hiệu quả hơn các chức năng quản lí đối với
HĐGDĐĐ.
+ Câu hỏi dành cho cha mẹ HS cũng nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí
HĐGDĐĐNGLL đồng thời thu thập thông tin về nhận thức của CMHS
47
khi cho HS tham gia các HĐGDĐĐNGLL ở các trường THPT từ đó có
thể đề xuất các giải pháp phối hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường.
2.2.2.2. Mẫu khảo sát
Phiếu thăm dò ý kiến được khảo sát đối với CBQL, GVCN – BT đoàn TN, HS,
CMHS thuộc 09 trường: THPT Chuyên Lương Thế Vinh, THPT Ngô Quyền, THPT
Nguyễn Trãi, THPT Lê Hồng Phong, THPT Trấn Biên, THPT Tam Hiệp, THPT Tam
Phước, THPT Chu Văn An, THPT Nam Hà.
Cụ thể như sau: [Phụ lục 1]
Bảng 2.3. Kết quả thống kê lực lượng tham gia khảo sát
Đối tượng tham gia khảo sát
Số lượng
(N)
Không trả
lời
Giới tính
Nam Nữ
Cán bộ quản lí 27 0 19 08
Giáo viên chủ nhiệm 201 0
164 56
Bí thư đoàn thanh niên 19 0
Học sinh 250 0 90 160
Cha mẹ học sinh 350 04 146 200
2.2.2.3. Cách xử lí số liệu khảo sát
Sử dụng phần mềm SPSS để tính tỉ lệ phầm trăm, điểm trung bình và độ lệch
tiêu chuẩn.
Ghi chú các cụm từ viết tắt trong các bảng:
- N: tần số người tham gia khảo sát
- %: tỉ lệ phần trăm.
Kiểm tra phân tích kết quả xử lý số liệu thống kê qua phần mềm SPSS có thể
quy định các mức tỉ lệ như sau:
- Tỉ lệ số liệu đánh giá trong các bảng trên 70% : mức cao
- Tỉ lệ số liệu đánh giá trong các bảng từ 60% đến dưới 70% : mức khá
- Tỉ lệ số liệu đánh giá trong các bảng từ 50% đến dưới 60%: mức trung bình
48
- Tỉ lệ số liệu đánh giá trong các bảng dưới 50%: mức kém
Dựa trên kết quả của các câu hỏi khảo sát và độ lệch chuẩn của các bảng ta sẽ
đánh giá được mức độ của kết quả.
- Bảng hỏi dành cho CBQL có độ lệch chuẩn từ: 0.32 đến 1.1 (chênh lệch 0,78)
- Bảng hỏi dành cho GVCN và BT đoàn TH có độ lệch chuẩn từ: 0.30 đến 1.2
(chênh lệch 0,9)
- Bảng hỏi dành cho HS có độ lệch chuẩn từ 0.25 đến 0.84 (chênh lệch 0,59)
- Bảng hỏi dành cho CMHS có độ lệch chuẩn từ 0.38 đến 1.69 (chênh lệch 1,31)
Mức độ dao động chênh lệch của độ lệch chuẩn không lớn chứng tỏ độ phân
tán của các câu hỏi không cao, độ tin cậy của số liệu cao.
2.2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí HĐGDĐĐNGLL cho HS THPT hiện
nay trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.2.2.4.1. Về chức năng xây dựng kế hoạch
a. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch
Bảng 2.4. So sánh tỉ lệ % CBQL và GVCN nhận định về các căn cứ
quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch HĐGDĐĐNGLL
Nội dung
CBQL
GVCN – BT
đoàn TN
Trả lời
có (%)
Thứ
hạng
Trả lời
có (%)
Thứ
hạng
Chủ trương, đường lối của Đảng,
thông tư của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn
của Sở GD&ĐT
96.3 1 84.1 2
Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực, chất lượng GD của nhà trường
88.9 2 85.9 1
Đề xuất của hội đồng sư phạm nhà
trường
77.8 3 65.0 3
Căn cứ khác (3.2% không trả lời) 51.9 4 52.3 4
Bảng 2.5. So sánh tỉ lệ % CBQL và GVCN nhận định về các căn cứ
49
dùng tham khảo trong việc xây dựng kế HĐGDĐĐNGLL
Nội dung
CBQL GVCN – BT
đoàn TN
Dùng
tham
khảo
(%)
Thứ
hạng
Dùng
tham
khảo
(%)
Thứ
hạng
Chủ trương, đường lối của Đảng, thông
tư của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của Sở
GD&ĐT
3.7 4 15.9 3
Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực, chất lượng giáo dục của nhà
trường
11.1 3 12.7 4
Đề xuất của hội đồng sư phạm nhà
trường 22.2 2 23.6 2
Căn cứ khác (3.2% không trả lời) 37.0 1 33.6 1
Như vậy, dựa vào tỉ lệ phần trăm của 02 bảng 2.4 và 2.5 chỉ rõ hầu hết CBQL
nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng, thông tư của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của
Sở GD&ĐT là kim chỉ nam cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường
(chiếm tỉ lệ 96.3%) sau đó đến điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chất lượng
giáo dục của nhà trường (chiếm tỉ lệ 88.9%). Trong khi GVCN và BT đoàn TN
cho rằng điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục của nhà
trường là căn cứ chính khi xây dựng kế hoạch HĐGDĐĐNGLL (chiếm tỉ lệ 85.9%)
sau đó đến căn cứ về chủ trương, đường lối của Đảng, thông tư của Bộ GD&ĐT,
hướng dẫn của Sở GD&ĐT (chiếm tỉ lệ 84.1%). Như vậy, các căn cứ quan trọng để
xây dựng kế hoạch để được CBQL và GVCN, BT đoàn TN nhìn nhận ở mức cao
(trên 70%). Soi rọi với phần cơ sở lý luận cho thấy, hiệu trưởng muốn xây dựng được
kế hoạch HĐGDĐĐNGLL trước hết cần phải nắm chắc tình hình giảng dạy và nội
dung chương trình các môn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm
và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều tra cơ bản khả năng của giáo viên và các
lực lượng giáo dục ngoài trường, hoàn cảnh của HS, điều kiện cơ sở vật chất, phải
căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, của Sở về chương tình HĐGDNGLL để đề ra kế hoạch
cho sát. Như vậy, hiệu trưởng dựa vào các căn cứ chủ yếu trên để xây dựng kế hoạch
hoạt động là phù hợp.
50
Hơn nữa, cả hai đối tượng tham gia khảo sát là CBQL và GVCN, BT đoàn TN
đều xác định “đề xuất của hội đồng sư phạm nhà trường và các căn cứ khác” chỉ dùng
để tham khảo khi xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường (xếp thứ bậc 1 và 2,
bảng 2.5).
b. Nhận thức vai trò của CBQL trong việc xây dựng kế hoạch:
Bảng 2.6. Tỉ lệ % CBQL nhận định về vai trò của Hiệu trưởng
trong việc xây dựng các kế hoạch HĐGDĐĐNGLL
Nội dung
Người thực hiện
Hiệu
trưởng
(%)
Phó
HT
(%)
BT
đoàn
TN (%)
GVCN
(%)
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
năng lực tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên
70.4 29.6 0 0
Kế hoạch tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS 14.8 66.7 11.1 7.4
Kế hoạch kiểm tra đánh giá các
HĐGDĐĐNGLL 51.9 33.3 11.1 3.7
Kế hoạch phối hợp với các lực
lượng của nhà trường 74.1 11.1 14.8 0
Căn cứ tỉ lệ % thống kê bảng 2.6 cho thấy nhận thức của CBQL trong việc xây
dựng các kế hoạch thì hầu hết hiệu trưởng là người chủ đạo trong việc xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên (tỉ lệ
70.4%), kế hoạch phối hợp với các lực lượng của nhà trường (tỉ lệ 74.1%), cả 02 nhận
định này đều ở mức cao (trên 70%), tiếp theo là kế hoạch kiểm tra đánh giá (tỉ lệ
51.9%) ở mức trung bình (từ 50% đến 60%). Trong khi đó, GVCN là người trực tiếp
tổ chức thực hiện các hoạt động cho HS thì vai trò của GVCN trong việc xây dựng kế
hoạch phối hợp với các lực lượng của nhà trường được CBQL nhìn nhận là không có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch (0%), còn nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS và kế hoạch kiểm tra đánh giá các HĐGDĐĐNGLL được
nhìn nhận ở mức kém – dưới 50% (tỉ lệ 7.4% và 3.7%). Hơn nữa việc tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL thường giao cho phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính (tỉ lệ
66.7% ở mức khá).
51
Bảng 2.7. Tỉ lệ % GVCN và BT đoàn TN xác nhận về
vai trò của Hiệu trưởng trong thực tiễn xây dựng các kế hoạch
HĐGDĐĐNGLL ở trường THPT
Nội dung
Người thực hiện
Hiệu trưởng
(%)
Phó
HT
(%)
BT
đoàn
TN (%)
GVCN
(%)
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
năng lực tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên
0 7.7 60.9 31.4
Kế hoạch tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS 37.3 20.5 29.5 12.5
Kế hoạch kiểm tra đánh giá các
HĐGDĐĐNGLL 13.6 13.2 49.1 24.1
Kế hoạch phối hợp với các lực
lượng của nhà trường 5.9 44.5 25.0 24.5
Căn cứ tỉ lệ % thống kê bảng 2.7 cho thấy vai trò của Hiệu trưởng trong việc
xây dựng các kế hoạch rất mờ nhạt (chiếm các tỉ lệ từ 5.9% đế 37.3% ở mức kém).
Việc xây dựng kế hoạch HĐGDĐĐNGLL thường được các đơn vị giao phó một phó
hiệu trưởng phụ trách theo dõi và phân công cho bí thư đoàn trường xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện là chủ yếu. GVCN chỉ là là người hỗ trợ, phối hợp với BT
đoàn TN trong HĐGDĐĐNGLL. Hơn nữa, BT đoàn TN và GVCN phải tự bồi dưỡng
năng lực chuyên môn (tỉ lệ 60.9% đối với BT đoàn TN ở mức khá và GVCN là
31.4% ở mức kém) trong khi đó hiệu trưởng không chủ động xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên, theo nhận định
của GVCN và BT đoàn TN bảng 2.7 tỉ lệ là 0%. Vì thế, kế hoạch HĐGDĐĐNGLL
chỉ mang tính thời vụ, thụ động theo kế hoạch của cấp trên.
c. Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của HĐGDĐĐNGLL
trong việc giáo dục đạo đức cho HS:
Bảng 2.8. Tỉ lệ % CBQL xác nhận về tầm quan trọng
của HĐGDĐĐNGLL ở trường THPT
Nội dung Thời gian thực hiện do kế hoạch đề ra
52
Tháng
(%)
Học
kỳ
(%)
Năm học
(%)
Khi cần
thiết (%)
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
năng lực tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên
11.1 22.2 48.1 18.5
Kế hoạch tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS 55.6 18.5 25.9 0
Kế hoạch kiểm tra đánh giá các
HĐGDĐĐNGLL 37.0 33.3 29.6 0
Kế hoạch phối hợp với các lực
lượng của nhà trường 29.6 25.9 25.9 18.5
Bảng 2.9. Tỉ lệ % GVCN và BT đoàn TN xác nhận
về tầm quan trọng của HĐGDĐĐNGLL ở trường THPT
Nội dung
Thời gian thực hiện do kế hoạch đề ra
Tháng
(%)
Học kỳ
(%)
Năm học
(%)
Khi cần
thiết (%)
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng
lực tổ chức các HĐGDĐĐNGLL
cho giáo viên
27.3 26.8 26.8 19.1
Kế hoạch tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS 3.2 22.7 9.5 64.5
Kế hoạch kiểm tra đánh giá các
HĐGDĐĐNGLL 9.5 22.7 34.1 33.6
Kế hoạch phối hợp với các lực
lượng của nhà trường 35.0 16.8 20.0 28.2
Theo cơ sở lý luận, hiệu trưởng cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch hoạt động là:
Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu đến cuối năm và trong hè, có qui định
cho từng khối lớp trong hoạt động chung của nhà trường, có lịch hoạt động hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, có ý thức nhạy bén phục vụ kịp thời những
nhiệm vụ đột xuất.
Dựa trên bảng thống kê 2.8 và 2.9 kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ
chức các HĐGDĐĐNGLL cho giáo viên được CBQL xây dựng kế hoạch hàng năm
chỉ ở mức gần với trung bình (tỉ lệ 48.1%) còn kế hoạch HĐGDĐĐNGLL cho HS
chủ yếu xây dựng hàng tháng (tỉ lệ 55.6% ở mức trung bình). Trong khi hầu hết
GVCN và BT đoàn TN cho rằng kế hoạch HĐGDĐĐNGLL được xây dựng khi cần
53
thiết (tỉ lệ 64.5% ở mức khá), còn lại việc hoạch định thời gian cho các
HĐGDĐĐNGLL khác đều ở mức yếu (từ 11.1% đến 37.0% theo nhận định của
CBQL; từ 3.2% đến 35.0% theo nhận định của GVCN và BT đoàn TN).Như vậy, vai
trò quản lí của hiệu trưởng trong việc xây dựng các kế hoạch chưa thể hiện rõ, chưa
xác định thời gian cho các hoạt động rõ ràng, chưa định hướng tốt cho việc GDĐĐ
cho HS. Do đó kéo theo việc dự trù kinh phí để thực hiện các HĐGDĐĐNGLL sẽ
gặp khó khăn.
2.2.2.4.2. Về chức năng tổ chức nhân sự, bộ máy
Chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng
HĐGDĐĐNGLL cho CBQL, giáo viên được sự quan tâm từ cấp Sở GD&ĐT hàng
năm phòng công tác HSSV đề xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hoạt động cho
các lớp tập huấn bồi dưỡng đối với CBQL và giáo viên như: Tập huấn bồi dưỡng
nhận thức và phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động về kỹ năng
sống, về kỹ năng sinh hoạt chủ nhiệm, giáo dục an toàn giao thông Ngoài ra việc
bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho HĐGDĐĐNGLL đã được các hiệu trưởng
quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm, cùng với việc tham gia các lớp tập
huấn do sở GD&ĐT tổ chức.
Cụ thể số lượng CBQL, GVCN và BT đoàn TN tham gia các chuyên đề bồi
dưỡng qua số liệu sau:
Bảng 2.10. Kết quả thống kê số lượng CBQL, GV – BT đoàn TN
tham dự các lớp tập huấn
Đối tượng tham gia
các lớp tập huấn
HĐGDĐĐNGLL
Số lượng (N) và tỉ lệ %
người tham dự theo năm
(N)
2011 %
(N)
2012 %
(N)
2013 %
CBQL 16/45 35.5 18/45 40.0 12/45 26.6
GVCN – BT đoàn TN 84/90 94.4 56/89 63.0 64/89 72.0
Tổng số người yêu cầu
tham dự theo quyết định
của Sở GD&ĐT
100/135 74.0 74/134 55.2 76/134 56.7
(Nguồn tư liệu: Sở GD&ĐT Đồng Nai)
54
(Biểu đồ về số lượng CBQL, GVCN - BT đoàn TN
tham dự các lớp tập huấn hàng năm)
Các lớp tập huấn bồi dưỡng cho đối CBQL, GVCN hay BT đoàn TN về
HĐGDĐĐNGLL được tổ chức theo chuyên đề hàng năm như: chuyên đề cho hoạt
động của GVCN lớp, chuyên đề sức khỏe sinh sản, chuyên đề về kỹ
năng sống
Trên bảng 2.10 cho thấy thực tế CBQL ít quan tâm đến các khóa bồi dưỡng (tỉ
lệ tham dự cao nhất cũng chỉ đạt 40% ở mức kém), hiệu trưởng thường giao khoán
cho GVCN hay BT đoàn TN ( trên 70% ở mức cao). Như vậy, người CBQL sẽ không
nắm vững vai trò, vị trí của các HĐGDĐĐNGLL trong việc GDĐĐ cho HS cũng như
trách nhiệm của hiệu trưởng, chức năng, nhiệm vụ của GVCN, BT đoàn TN trong
HĐGDĐĐNGLL vì vậy hiệu trưởng khó thực hiện tốt các chức năng quản lí của
mình nhất là chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động và kiểm tra đánh giá.
0
50
100
2011 2012 2013
CBQL
GVCN-BT
55
Bảng 2.11. Số liệu thể hiện sự quản lí nguồn nhân lực của hiệu trưởng qua khảo
sát việc bồi dưỡng về HĐGDĐĐNGLL ở các trường THPT
Nguồn lực được bồi
dưỡng
CBQL GVCN – BT đoàn TN
Thường
xuyên
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Không
có
(%)
Thường
xuyên
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Không
có
(%)
Hiệu trưởng, các phó
hiệu trưởng 14.8 85.2 0 25.0 67.3 4.5
BT đoàn TN 29.6 66.7 3.7 46.4 47.7 5.9
GVCN 33.3 51.9 14.8 33.6 52.3 14.1
GV thiếu tiết tiêu
chuẩn được phân
công dạy
HĐGDĐĐNGLL
37.0 40.7 22.2 25.5 38.6 35.9
GV môn GDCD 63.0 25.9 11.1 31.8 33.6 34.5
Số liệu của bảng 2.11 thể hiện việc bồi dưỡng về chuyên môn của
HĐGDĐĐNGLL được tổ chức thường xuyên cho đối tượng là GV môn giáo dục
công dân (tỉ lệ 63.0% thang đo ở mức khá) như đánh giá của CBQL. Ở mức độ thỉnh
thoảng được bồi dưỡng chuyên môn về HĐGDĐĐNGLL thì cao nhất lại rơi vào
CBQL (Ở cả hai đối tượng tham gia khảo sát: CBQL đánh giá tỉ lệ 85.2% - mức cao
và GVCN – BT đoàn TN đánh giá 67.3% - mức khá) sau đó là BT đoàn TN theo
đánh giá của CBQL (tỉ lệ 66.7% - mức khá) thứ hạng tiếp theo mới đến GVCN (tỉ lệ
51.9% - mức trung bình). Hơn nữa, cả hai đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá:
có hơn 14% đánh giá GVCN không được bồi dưỡng kiến thức HĐGDĐĐNGLL.
Điểm đáng lưu ý hơn là trong công tác quản lí của hiệu trưởng về nguồn nhân
lực thực hiện công tác GDĐĐNGLL ở các đơn vị chưa hợp lý, thể hiện ở việc phân
công giáo viên thiếu tiết tiêu chuẩn dạy HĐGDĐĐNGLL ở các trường THPT như
đánh giá của CBQL là 37% và đánh giá của GVCN – BT đoàn TN là 25.5%. Sự
không hợp lý ở đây dẫn đến hiệu quả của HĐGDĐĐNGLL không thể như mong đợi,
do giáo viên thiếu tiết tiêu chuẩn không sẵn sàng về mặt tâm lý khi đón nhận công
việc, dẫn đến không quan tâm tìm hiểu để nắm vững công việc được giao, thường
thực hiện cho qua thời gian, cho xong việc.
Bảng 2.12. Số liệu thể hiện thực tiễn quản lí nguồn nhân lực
56
của hiệu trưởng các trường THPT thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ
Đối tượng
Thường
xuyên
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Không
bao giờ
(%)
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng 93.2 6.8 0
BT đoàn TN 97.2 1.6 1.2
GVCN 65.2 11.2 23.6
Giáo viên bộ môn 21.6 48.0 30.4
Người ngoài nhà trường
(công an, bộ đội, bác sĩ ) 2.8 64.8 32.4
HĐGDĐĐ cơ bản nhất, không thể thiếu trong nhà trường là hoạt động sinh
hoạt dưới cờ. Trên cơ sở lý luận, hiệu trưởng cần vận dụng và khéo léo sắp xếp thời
gian như chào cờ đầu tuần, có thể kết hợp với việc thông báo tình hình thời sự, sinh
hoạt thơ ca ... khéo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để công việc
không bị chồng chéo, mất thì giờ, nhàm chán.
Theo số liệu trong bảng 2.12 cho thấy người có mặt nhiều nhất trong giờ sinh
hoạt dưới cờ là BT đoàn TN (tỉ lệ 97.2 % - mức cao), tiếp đó mới đến CBQL (tỉ lệ
93.2%), thứ hạng tiếp theo mới đến GVCN (65.2% - mức khá). Như vậy, chức năng
quản lí của hiệu trưởng không chặt chẽ đối với các hoạt động của GVCN trong việc
quản lí HS, đồng thời việc triển khai thực hiện HĐGDĐĐNGLL không thể đạt hiệu
quả tốt.
Bảng 2.13. Số liệu thể hiện thực tiễn quản lí nguồn nhân lực
của hiệu trưởng các trường THPT thông qua đánh giá của HS về người tổ chức
HĐGDĐĐNGLL cho HS
Đối tượng
Thường
xuyên
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Không
bao giờ
(%)
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng 29.2 41.2 29.6
BT đoàn TN 44.0 44.0 12.0
GVCN 81.6 8.8 9.6
Giáo viên bộ môn 18.0 59.6 22.4
Người ngoài nhà trường (công an, bộ đội,
bác sĩ ) 11.2 40.4 48.4
57
Thực tiễn, qua số liệu các bảng 2.13 HS đã nhận định người tổ chức các
HĐGDĐĐNGLL cho HS chủ yếu là GVCN (tỉ lệ 81.6% - mức cao). Nhưng số liệu
của bảng 2.11 thể hiện việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực tổ chức
các HĐGDĐĐNGLL không phải là GVCN, mà GVCN chỉ thỉnh thoảng được tham
gia bồi dưỡng ở mức trung bình (chiếm tỉ lệ 51.9%) và số liệu của bảng 2.12 cho thấy
GVCN cũng không thường xuyên có mặt trong tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần
(65.2% - mức khá).
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.11 , 2.12 và 2.13. so sánh với cơ sở lý luận ta có
thể nhận thấy sự không phù hợp trong quản lí của hiệu trưởng đối với việc phân công
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện HĐGDĐĐNGLL đó là GVCN
lớp – những người trực tiếp tổ chức thực hiện các HĐGDĐĐ, quản lí HS ở các lớp.
Tuy nhiên, số liệu thống kê ở bảng 2.13 chứng tỏ nhà trường thực hiện tốt việc
phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường phù hợp với cở sở lý luận: “Nhà trường
cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức
xã hội và các lực lượng khác tham gia phối hợp tổ chức các HĐGDNGLL thể hiện
qua tỉ lệ 40,4% lực lượng ngoài nhà trường tham gia các hoạt động GDĐĐ cho HS.
2.2.2.4.3. Về chức năng quản lí triển khai thực hiện
Các bảng thống kê thể hiện tỉ lệ % qua khảo sát CBQL, GVCN – BT đoàn TN,
HS, CMHS đã chứng minh việc quản lí các HĐGDĐĐNGLL đáp ứng nhu cầu của
HS và nhận được sự đồng thuận của CMHS ở các mức độ như sau
Bảng 2.14. Tỉ lệ % và thứ bậc của các đối tượng được đánh giá
xếp hạng là hoạt động thiết thực
Nội dung CBQL
GVNC
- BT
đoàn
TN
HS CMHS
Tổ chức tham quan tìm hiểu lịch sử, văn
hóa, truyền thống, địa lý, lãnh thổ, của đất
nước, địa phương
81.5 73.2 59.2 80.6
Thứ hạng III IV V III
Tuyên truyền trong giờ sinh hoạt chào cờ,
sinh hoạt chủ nhiệm 63.0 71.8 60.4 71.7
Thứ hạng IV V IV V
58
Tổ chức các hoạt động lao động công ích 63.0 61.8 56.8 64.0
Thứ hạng V VI VI VI
Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống 88.9 83.2 82.4 88.9
Thứ hạng I II I I
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo 85.2 84.5 81.6 72.6
Thứ hạng II I II IV
Tổ chức các câu lạc bộ khoa học kỹ
thuật,văn hóa nghệ thuật, thể thao 51.9 76.4 64.8 81.4
Thứ hạng VI III III II
Dựa trên số liệu bảng thông kê 2.14, có thể nhận thấy hầu hết các đối tượng
tham gia quá trình khảo sát đề nhận định việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ
năng sống cho HS là quan trọng nhất (tỉ lệ trên 80% ở thang đo mức cao (CBQL, HS,
CMHS xếp thứ bậc I, GVCN và BT đoàn TN xếp thứ bậc II). Thực tế việc rèn luyện
kỹ năng sống cho HS không đơn thuần chỉ diễn ra khi tổ chức các hoạt động đặc
trưng mà việc rèn kỹ năng sống cho HS thể hiện hằng ngày qua tất cả các tiết học trên
lớp, các tiết học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sinh hoạt bình thường hằng ngày
diễn ra trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Nhưng, theo bảng thống
kê 2.14 việc tuyên truyền GDĐĐ trong giờ sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm lại
được coi là những hoạt động bình thường không thiết thực lắm (tỉ lệ từ 60.4% đến
71.8% ở mức cao hoặc khá) đứng sau các HĐGDĐĐNGLL khác trong bảng (xếp thứ
bậc từ IV hoặc V). Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo được hầu hết các đối
tượng tham gia khảo sát ở mức cao (trên 70.0%) xếp thứ hạng I hoặc II. Tuy nhiên, tổ
chức các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật,văn hóa nghệ thuật, thể thao được đối tượng
CBQL đánh giá ở thứ hạng cuối cùng (VI). Thực tế các câu lạc bộ khoa học kỹ
thuật,văn hóa nghệ thuật, thể thao chính là những sân chơi lành mạnh giúp HS
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; tạo hứng thú học tập đồng
thời chính những sân chơi này sẽ giúp HS phát huy năng lực vượt trội của cá nhân,
giúp HS định hình và nuôi dưỡng ước mơ. Các sân chơi này còn giúp HS xa rời các
hoạt động văn hóa không lành mạnh ngoài xã hội, giúp HS có mối quan hệ gắn bó,
thân thiết với nhau, hình hành các kỹ năng, kĩ xảo có ích cho những bước đường
tương lai sau này của HS.
Bảng 2.15. Tỉ lệ % các đối tượng đánh giá là hoạt động bình thường
59
Nội dung CB QL
GVNC-BT
đoàn TN HS
CM
HS
Tổ chức tham quan tìm hiểu lịch sử, văn hóa,
truyền thống, địa lý, lãnh thổ, của đất nước,
địa phương
18.5 17.7 30.4 14.3
Tuyên truyền trong giờ sinh hoạt chào cờ, sinh
hoạt chủ nhiệm 37.0 21.8 32.0 25.1
Tổ chức các hoạt động lao động công ích 33.3 33.6 37.6 30.3
Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống 11.1 11.8 14.8 9.4
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo 14.8 9.1 15.6 23.7
Tổ chức các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật,văn
hóa nghệ thuật, thể thao 44.4 18.6 27.2 14.6
Bảng 2.16. Tỉ lệ % các đối tượng đánh giá là hoạt động
mang tính hình thức
Nội dung CBQL GVNC - BT đoàn TN HS CMHS
Tổ chức tham quan tìm hiểu lịch sử,
văn hóa, truyền thống, địa lý, lãnh
thổ, của đất nước, địa phương
0 9.1 10.4 5.1
Tuyên truyền trong giờ sinh hoạt
chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm 0 6.4 7.6 3.1
Tổ chức các hoạt động lao động
công ích 3.7 4.5 5.6 5.7
Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ
năng sống 0 5.0 2.8 9.4
Tổ chức các hoạt động từ thiện,
nhân đạo 0 6.4 2.8 3.1
Tổ chức các câu lạc bộ khoa học kỹ
thuật,văn hóa nghệ thuật, thể thao 3.7 5.0 8.0 4.0
Các số liệu thống kê các bảng 2.14 , 2.15 và 2.16 cho thấy tất cả các hình thức tổ
chức giáo dục đạo đức trong nhà trường được đánh giá tốt, như vậy sự đồng thuận
của CMHS và nhận thức cũng như nhu cầu của HS rất cao. Hơn nữa, số liệu thống kê
và thứ hạng của bảng 2.14 cho thấy CMHS lại đánh giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_26_3655139074_2079_1872365.pdf