Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ, hình vẽ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP .7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

1.2. Một số khái niệm cơ bản.9

1.2.1. Quản lý .9

1.2.2. Quản lý giáo dục.12

1.2.3. Quản lý nhà trường.13

1.2.4. Hoạt động .14

1.2.5. Hoạt động dạy học.15

1.2.6. Hoạt động học tập.17

1.2.7. Quản lý hoạt động dạy học.18

1.2.8. Quản lý hoạt động học tập của học sinh.19

1.3. Một số lý luận liên quan đến hoạt động học .19

1.3.1. Đối tượng của hoạt động học .19

1.3.2. Nhiệm vụ của hoạt động học.20

1.3.3. Phương tiện của hoạt động học .21

1.3.4. Những điều kiện của hoạt động học.22

1.3.5. Hình thành hành động học.22

1.3.6. Một số quan niệm hiện nay về hoạt động dạy và học trong nhà

trường .24

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục và quản lý hoạt động học ở

trường trung cấp chuyên nghiệp.26

1.4.1. Lý luận về quản lý giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.26

1.4.2. Lý luận về quản lý hoạt động học tập ở trường trung cấp chuyên

nghiệp .30

1.5. Đặc điểm của học sinh trung cấp chuyên nghiệp.41

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách.41

1.5.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung cấp chuyên nghiệp .42

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của học sinh

trung cấp chuyên nghiệp.43

pdf137 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại ngữ... Trong năm học này, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã có những kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL và GV trong hè, trong năm học nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ về trình độ, không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp trong quá trình dạy học.  Về đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ: Hiện nay, đội ngũ Hiệu trưởng trường TCCN trong toàn quốc có 276 người, trong đó có 27 người là nữ, chiếm tỷ lệ 17.76%, số Hiệu trưởng có thâm niên trên 25 năm chiếm trên 65% và trên 60% Hiệu trưởng có thâm niên quản lý trên 15 năm. Về trình độ chuyên môn, 94.8% Hiệu trưởng trường TCCN đạt chuẩn trình độ chuyên môn, trong đó tiến sĩ chiếm 8%, thạc sĩ chiếm 36%, còn lại là tốt nghiệp đại học. Về trình độ lý luận chính trị, 15.14% Hiệu trưởng có trình độ cử nhân chính trị, 42.11% có trình độ cao cấp lý luận chính trị và 25% có trình độ trung cấp. Riêng ở TP.HCM, tính đến 31/12/2011, Sở GD&ĐT TP.HCM thống kê số lượng CBQL, nhân viên nghiệp vụ các trường là 1.907 người [49], trong đó: 53 - Về trình độ chuyên môn: + Giáo sư, phó giáo sư: 9, đạt 0.47% + Đại học: 875, đạt 45.88% + Tiến sĩ: 28, đạt 1.47% + Cao đẳng: 201, đạt 10.54% + Thạc sĩ: 204, đạt 10.70% + Khác: 671, đạt 35.19% - Về trình độ chính trị: + Sơ cấp: 466, đạt 24.44% + Cao cấp: 42, đạt 2.20% + Trung cấp: 164, đạt 8.60% + Cử nhân: 56, đạt 2.94% Một yếu kém nổi cộm hiện nay đối với Hiệu trưởng là năng lực công nghệ thông tin và tiếng Anh rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến năng lực đổi mới trong quản lý nhà trường. CBQL các Phòng Giáo dục chuyên nghiệp thuộc các Sở GD&ĐT có 63 người giữ vị trí trưởng phòng, 80% đều có độ tuổi 48 trở lên và hầu hết đều có trình độ đại học và tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, nhưng chưa được bồi dưỡng chuyên môn về quản lý nhà nước đối với giáo dục chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm về giáo dục TCCN. Trong những năm tới, với việc mở rộng quy mô đào tạo TCCN, tăng cường quản lý chất lượng đào tạo và đẩy mạnh phân cấp cho Sở GD&ĐT, chúng ta sẽ gặp phải thách thức lớn do năng lực đội ngũ cán bộ của các phòng Giáo dục chuyên nghiệp rất hạn chế. Tóm lại, đội ngũ cán bộ quản lý TCCN ở các trường và địa phương hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý các trường TCCN phát triển theo định hướng. Tuy nhiên, tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi đội ngũ này cần phải được đào tạo và bồi dưỡng chuyên nghiệp hơn [9]. 2.1.2. Khái quát tình hình học sinh giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Năm học 2009 – 2010 Theo số liệu thống kê từ báo cáo của 30 trường, số sinh viên, học sinh, học viên được tuyển vào học năm thứ 1 tại các trường là 50.363 gồm: + Cao đẳng: 5.013 SV – 91.98% chỉ tiêu (Sinh viên thành phố: 919 SV, Sinh viên nữ: 2.278 SV, Sinh viên người dân tộc: 54 SV); 54 + TCCN (chính quy): 28.761 HS – 81.66% chỉ tiêu (Rớt THPT: 4.141 HS – tỷ lệ: 14.4%, THCS: 4.088 HS – tỷ lệ: 14.2%, HS thành phố: 10.153 HS – tỷ lệ: 35.3%, nữ: 14.374 HS, HS người dân tộc: 711 HS, HS bỏ học: 1.850 HS – tỷ lệ: 6.43%); + TCCN (Hệ VLVH): 2.119 HS – 50.33% chỉ tiêu (HS thành phố: 734 HS, HS nữ: 1.250 HS, HS bỏ học 18 HS – tỷ lệ: 0.85%); + Trung cấp nghề: 62 HS – 5.17% chỉ tiêu (HS thành phố: 15 HS, HS nữ: 14 HS); + Đào tạo ngắn hạn: 14.408 học viên – 81.35% chỉ tiêu (Học viên thành phố: 5.085 học viên, học viên nữ: 3.699 học viên). Chất lượng đào tạo là thước đo, đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo nên các trường đã tập trung chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện nhiều biện pháp tích cực phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Học kỳ I năm 2009-2010, kết quả như sau: - Về rèn luyện: Theo số liệu báo cáo của 27 trường, có 52.154 SV, HS được xếp hạng về rèn luyện + Trung bình trở lên: 49.128 SVHS, tỷ lệ: 94.2 % + Yếu kém: 3.026 SVHS, tỷ lệ: 5.8% - Về học tập: Theo số liệu báo cáo của 25 trường, có 45.980 SV, HS được xếp hạng về học tập + Trung bình trở lên: 41.012 SVHS, tỷ lệ: 89.22% + Yếu kém: 4.968 SVHS, tỷ lệ: 10.78% Kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ so với năm học trước, số HS yếu kém chỉ có 10.78% giảm so với năm học trước là 12.45%. Tuy nhiên công tác giáo dục tác phong, rèn luyện ý thức học tập cần phải đẩy mạnh hơn nữa để hạn chế số lượng HS bỏ học (Cao đẳng: 265 SV – tỷ lệ: 5.3%; TCCN chính quy: 2.175 – tỷ lệ: 6.6%) 2.1.2.2. Năm học 2010 – 2011 Năm học 2010 – 2011, theo số liệu báo cáo, số SV, HS, học viên được tuyển vào học năm thứ 1 tại các trường chuyên nghiệp thành phố là: 62.809 HS, SV. Cụ 55 thể như sau: + Cao đẳng: 5.255 SV – 93.8% chỉ tiêu (Sinh viên thành phố: 1.018 SV, Sinh viên nữ: 2.115 SV, Sinh viên người dân tộc: 63 SV) + TCCN (chính quy): 36.930 HS – 77.3% chỉ tiêu – tang gần 3.000 HS so với 2009 (Rớt THPT: 5.010 HS – tỷ lệ: 13.57%, THCS: 4.921 HS – tỷ lệ: 13.36%, HS thành phố: 11.084 HS – tỷ lệ: 30.02%, nữ: 20.235 HS, HS người dân tộc: 650 HS, HS bỏ học: 1.264 HS – tỷ lệ: 3.4%) + TCCN (Hệ VLVH): 1.160 HS – 48.7% chỉ tiêu (HS thành phố: 426 HS, HS nữ: 855 HS) + Trung cấp nghề: 269 HS –17.6% chỉ tiêu (HS thành phố: 87 HS, HS nữ: 68 HS) + Đào tạo ngắn hạn: 13.208 học viên – 77.9% chỉ tiêu (Học viên thành phố: 3.450 học viên, học viên nữ: 3.545 học viên) Kết quả học tập ở học kỳ I năm 2010-2011, kết quả như sau: - Về rèn luyện: Theo số liệu báo cáo có 66.701 SV, HS được xếp hạng về rèn luyện + Trung bình trở lên: 63.262 SVHS, tỷ lệ: 94.85 % + Yếu kém: 3.439 SVHS, tỷ lệ: 5.15% Kết quả rèn luyện của HS có tiến bộ một ít so với năm học trước, số HS yếu kém chỉ có 5.15% giảm 0.13% so với cùng kỳ năm học trước (năm học 2009-2010 là 5.28%). Tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý HS, SV để khắc phục và hạn chế số lượng HS bỏ học (Cao đẳng: 179 SV – tỷ lệ: 3.4%; TCCN chính quy: 1.264 HS – tỷ lệ: 3.4%) - Về học tập: Theo số liệu báo cáo có 65.042 SV, HS được xếp hạng về học tập + Trung bình trở lên: 60.161 SVHS, tỷ lệ: 92.5% + Yếu kém: 4.881 SVHS, tỷ lệ: 7.5% Kết quả học tập của HS có nhiều tiến bộ, số HS yếu kém chỉ có 7.5% giảm 3.47% so với cùng kỳ năm học trước (năm 2009-2010 là 10.97%). 56 2.1.2.3. Năm học 2011 – 2012 Năm học 2011-2012 các trường đại học, cao đẳng vẫn còn được phép tuyển sinh TCCN và có nhiều trường tuyển sinh hệ cao đẳng thực hành nên thu hút được nhiều HS vào học, do đó các trường TCCN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Theo số liệu báo cáo của 36/43 trường chuyên nghiệp: + Hệ Cao đẳng tuyển được 7.234/ 7.000 SV, đạt 103% chỉ tiêu (năm 2010: đạt 91.3% chỉ tiêu) + Hệ TCCN tuyển được 37.193/ 47.660 HS, đạt 78.03% chỉ tiêu (năm học 2010: đạt 72.5% chỉ tiêu) + HS trình độ THCS vào hệ TCCN là 5.583/ 37.193 HS, đạt 15% (năm học 2010: đạt 13.5%) Kết quả học tập ở học kỳ I năm 2011-2012, kết quả như sau: - Về rèn luyện: Theo số liệu báo cáo có 54.562 HS được xếp hạng về học tập + Trung bình trở lên: 52.562 HS, tỷ lệ: 96.33% + Yếu kém: 2.000 HS, tỷ lệ: 3.67% Kết quả rèn luyện của HS có tiến bộ hơn với năm học trước, số HS yếu kém chỉ có 3.67% giảm 1.48% so với cùng kỳ năm học trước (năm học 2010-2011 là 5.15%). Tuy nhiên số lượng HS bỏ học vẫn còn cao nên các quản lý cần quan tâm hơn nữa để có biện pháp khắc phục (HS bỏ học: 4.337 HS/ 15.473 HS – tỷ lệ: 3.56%) - Về học tập: Theo số liệu báo cáo có 46.776 HS được xếp hạng về học tập + Trung bình trở lên: 43.163 HS, tỷ lệ: 92.28% + Yếu kém: 3.613 HS, tỷ lệ: 7.72% Kết quả học tập của HS năm này thấp hơn năm trước, từ số HS trên trung bình có 92.5% (2010-2011) giảm còn 92.28%, số HS yếu kém tăng lên từ 7.5% (2010- 2011) tăng lên 7.72%, cán bộ quản lý đặc biệt là đội ngũ GV cần quan tâm sâu sát hơn quá trình học tập của các em HS để kịp thời giúp đỡ những khó khăn các em gặp phải. 57 Bảng 2.3. Thống kê xếp loại kết quả học lực và rèn luyện của HS TCCN TP.HCM qua các năm Năm học Xếp loại học tập, rèn luyện 2009-2010 2010-2011 2011-2012 SL % SL % SL % Kết quả học lực Xuất sắc 226 0.51 207 0.38 178 0.38 Giỏi 2.329 5.29 3.856 7.00 2.706 5.79 Khá 10.204 23.18 15.235 27.67 12.086 25.84 Trung bình khá 14.064 31.94 19.067 34.63 16.324 34.90 Trung bình 12.061 27.39 12.443 22.60 11.869 25.37 Yếu 2.558 5.81 2.505 4.55 1.895 4.05 Kém 2.586 5.87 1.748 3.17 1.718 3.67 Kết quả rèn luyện Xuất sắc 3.325 6.86 6.309 11.2 5.982 10.96 Giỏi 17.769 36.68 18.025 32.03 18.579 34.05 Khá 14.047 29 14.704 26.12 16.101 29.51 Trung bình khá 6.019 12.43 8.445 15 7.759 14.22 Trung bình 4.816 9.94 6.132 10.89 4.141 7.59 Yếu 1.206 2.49 1.677 2.98 1.329 2.44 Kém 1.259 2.6 992 1.76 671 1.23 Bảng 2.3 cho ta thấy, qua các năm kết quả học lực của các em HS yếu, kém giảm dần, đây là tín hiệu tốt cho chất lượng đào tạo, số lượng này càng giảm thì càng giúp cho bộ máy đào tạo bớt cồng kềnh và vận hành nhanh hơn vì vậy các cấp quản lý và GV cần duy trì nhịp độ này trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong bảng thống kê cũng cho thấy kết quả học lực của các em HS xuất sắc cũng giảm đi qua các năm, các CBQL cần chú ý điều này, tìm cách phát hiện và kịp thời có hình thức bồi dưỡng cho các em HS ấy. 2.1.3. Kết quả đào tạo và nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh Trang Dân trí.com cho biết: “Dựa vào quy hoạch phát triển nhân lực thành phố, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) đã xác định 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao trong thời gian tới”. 58 Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho biết: “Theo quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, trong giai đoạn 2011- 2015 Thành phố ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực”. Dựa vào định hướng phát triển trên và kết quả khảo sát về nhu cầu nhân lực liên tục trong 2 năm 2010-2011, Falmi nhận định có 10 nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu cao, mỗi ngành nghề chiếm tỷ lệ từ 6%-8% trong tổng hợp nhu cầu nhân lực hàng năm tại Thành phố trong giai đoạn 2012-2015. Cụ thể là các nhóm ngành nghề: Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy; Hóa - Hóa chất – Y, Dược, Mỹ phẩm; Công nghệ chế biến thực phẩm; Công nghệ thông tin – Điện – Điện tử - Viễn thông; Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải; Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch – Giải trí – Nhà hàng – Khách sạn; Markerting – Kinh tế - Kinh doanh – Bán hàng; Quản lý – Hành chính văn phòng; Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Bảo hiểm; Dệt – May – Giày da – Thủ công mỹ nghệ. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 đã xác định phương hướng phát triển nhân lực theo bậc đào tạo đến năm 2020 của Trung cấp chuyên nghiệp là “Năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc trung cấp là khoảng 7 triệu người (khoảng 23,0%) tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế... Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc trung cấp là khoảng gần 12 triệu người (khoảng 27,0%)...”. Số liệu trên cho ta thấy nền Giáo dục chuyên nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế đất nước, vì vậy tăng cường quy mô đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp là việc làm cần thiết và cấp bách để cung ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho đất nước. Tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, trong năm học 2011-2012, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chỉ đạo, thúc đẩy các trường TCCN củng cố các bộ phận liên quan trong nhà trường nhằm tăng cường xây dựng quan hệ, hợp tác đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sản xuất thông qua các 59 hình thức như tổ chức triễn lãm, hội nghị khách hàng, ngày hội việc làm... Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã chỉ đạo mạng lưới chuyên môn giáo dục chuyên nghiệp có kế hoạch tìm hiểu, khảo sát thực tiễn theo ngành nghề đào tạo để điều chỉnh thời lượng, nội dung các môn học gắn với nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp. Các trường TCCN đều có quan hệ với doanh nghiệp để HS thực tập và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp. Các trường có mối quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất như: Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Cao đẳng Giao thông vận tải... Trường Trung cấp Du lịch – Khách sạn Sài Gòn Tourist đã gắn kết rất hiệu quả giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, HS tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp này tiếp nhận do đó chất lượng, hiệu quả cũng như uy tín nhà trường ngày càng nâng cao. Việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội trong hệ thống các trường chuyên nghiệp thành phố ngày càng đạt được những kết quả tốt hơn, tạo sự chuyển biến nhận thức trong xã hội đối với đào tạo nghề nghiệp, vừa quảng bá được “thương hiệu” của nhà trường, vừa gắn kết đào tạo với thực tế ở doanh nghiệp để nâng cao chất lượng (xây dựng chương trình, đưa HS đi thực tập, GV đi nghiên cứu thực tế...), cung ứng HS sau tốt nghiệp, đồng thời từng bước tổ chức hợp tác đào tạo theo địa chỉ sử dụng ở mức độ phù hợp. Nhìn chung, các hoạt động hợp tác, gắn kết với doanh nghiệp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên và không thể thiếu trong hoạt động giáo dục chuyên nghiệp hằng năm của các trường, nhiều trường đã gắn kết hoạt động này với nhiệm vụ chính quyền địa phương trên địa bàn nên đã huy động được sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất trong các hoạt động tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu tuyển dụng HS tốt nghiệp [48] 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi khảo sát chủ yếu bằng phương pháp điều tra viết. - Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, tư liệu về thực trạng và các biện pháp của công tác quản lý hoạt động học tập của HS nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học. 60 - Nội dung điều tra: Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đã thực hiện của công tác quản lý HĐHT của HS một số trường TCCN TP.HCM. - Mẫu nghiên cứu: Trong số 27 trường TCCN do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh quản lý, chúng tôi chọn 3 trường để khảo sát. Bảng 2.4. Danh sách các trường TCCN do Sở GD&ĐT TP.HCM quản lý Số TT Tên trường Trung cấp Quy mô đào tạo Số lượng giáo viên Số lượng CBQL-NV 1 Vạn Tường 854 100 59 2 Tin học Kinh tế Sài Gòn 393 30 18 3 Kinh tế Kỹ thuật Tây Nam Á 3038 328 27 4 Phương Nam 5284 330 60 5 Công nghệ Thông tin Sài Gòn 462 55 34 6 Phương Đông 1101 125 29 7 Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn 965 178 24 8 Mai Linh 491 58 18 9 Tây Sài Gòn 905 165 25 10 Tổng Hợp TP.HCM 1090 130 65 11 Âu Việt 3017 392 47 12 Kỹ thuật và Công nghệ Cửu Long 1547 317 53 13 Tài chính Kế toán Tin học Sài Gòn 989 208 28 14 Kinh tế Công nghệ Gia Định 171 87 18 15 Điều dưỡng và Kỹ thuật Y tế Hồng Đức 1593 83 37 16 Kinh tế và Du lịch Tân Thanh 923 73 16 17 Việt Khoa 719 200 22 18 Ánh Sáng 1563 180 24 19 Kinh tế Kỹ thuật Quang Trung 4644 370 65 20 Tây Bắc 2214 165 35 21 Tổng Hợp Đông Nam Á 2382 - 36 22 Kinh tế Kỹ thuật Hồng Hà 1768 209 43 23 Đông Dương 1934 290 95 24 Kinh tế Công nghệ Đại Việt 1227 77 73 25 Bến Thành 572 103 30 26 Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh 3782 97 74 27 Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn 2198 183 94 [Nguồn: Danh sách chia cụm thi đua khối Trung cấp chuyên nghiệp – Cao đẳng năm học 2011-2012 (đính kèm công văn số 2409/GDĐT-VP ngày 30/09/2011) và Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 và triển khai nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM] 61 Các trường được chọn để khảo sát là: o Trường Trung cấp chuyên nghiệp Âu Việt. o Trường Trung cấp chuyên nghiệp Phương Đông. o Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn. Từ đó chọn ngẫu nhiên 200 học sinh ở mỗi trường, 30 giáo viên/ trường, toàn bộ cán bộ quản lý của ba trường nói trên để phát phiếu khảo sát. Sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu khảo sát phục vụ cho đề tài, gồm có 2 loại phiếu dành cho 3 đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tổng số lượng phiếu khảo sát thu được là: o Cán bộ quản lý: 52 người/ 3 trường o Giáo viên: 98 người/ 3 trường o Học sinh: 560 người/ 3 trường - Cách thức điều tra: • Bước 1: Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát với các câu hỏi mở để thu thập thông tin, ý kiến, nhận định về hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của học sinh. Nội dung bảng hỏi gồm 5 phần: o Phần 1: Khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh ở 3 trường trung cấp chuyên nghiệp đã chọn. o Phần 2: Khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch trên. o Phần 3: Khảo sát về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch trên. o Phần 4: Khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên. o Phần 5: Một số câu hỏi mở nhằm thu thập những biện pháp quản lý mới. • Bước 2: Thu phiếu trả lời và xử lý để xây dựng thang đo tương ứng với 5 phần trên. • Bước 3: Phát và thu lại các thang đo sau đó xử lý bằng vi tính. Khi đi khảo sát bảng thang đo, chúng tôi đã hướng dẫn người được khảo sát trả lời bảng thang đo. - Các thang đo của câu hỏi được thiết kế theo 3 nhóm cơ bản sau: • Nhóm 1: o Mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của HS: 62 Có thực hiện = 1 điểm; Không thực hiện = 2 điểm (chỉ là điểm quy ước chứ không đánh giá) o Mức độ hiệu quả thực hiện của công tác quản lý hoạt động học tập của HS: Không hiệu quả = 1 điểm; Ít hiệu quả = 2 điểm; Hiệu quả = 3 điểm; Rất hiệu quả = 4 điểm o Quy ước thang đo cho nhóm 1: Mức 4 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 điểm đến 4 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá rất hiệu quả; Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá hiệu quả; Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá ít hiệu quả; Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá không hiệu quả. • Nhóm 2: Với 4 mức giá trị tương ứng với mức độ tác động của các nguyên nhân đến công tác quản lý hoạt động học tập của HS: Không tác động = 1 điểm; Ít tác động = 2 điểm; Tác động nhiều = 3 điểm; Tác động rất nhiều = 4 điểm. o Quy ước thang đo cho nhóm 2: Mức 4 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 điểm đến 4 điểm) ứng với nguyên nhân tác động rất nhiều đến công tác quản lý; Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3.49 điểm) ứng với nguyên nhân tác động nhiều đến công tác quản lý; Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với nguyên nhân ít tác động đến công tác quản lý; Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với nguyên nhân không tác động đến công tác quản lý. • Nhóm 3: Với 6 mức giá trị, trong đó 3 mức giá trị ứng với mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS do chúng tôi đề xuất và 3 mức giá trị ứng với mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đó. 63 Không cần thiết = 1 điểm; Cần thiết = 2 điểm; Rất cần thiết = 3 điểm Không khả thi = 1 điểm; Khả thi = 2 điểm; Rất khả thi = 3 điểm o Quy ước thang đo cho nhóm 3: Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3 điểm) ứng với mức độ rất cần thiết hoặc rất khả thi; Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với mức độ cần thiết hoặc khả thi ; Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với mức độ không cần thiết hoặc không khả thi. - Bộ phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý HĐHT của HS được sắp xếp thành 6 nội dung với 2 mẫu: mẫu 1 dành cho CBQL và GV, mẫu 2 dành cho HS. • Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV (mẫu phụ lục 1) o Ở câu 1 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1. o Ở câu 2 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1. 64 o Ở câu 3 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1. o Ở câu 4 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1. o Ở câu 5 chúng tôi muốn đánh giá về mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của một số chức năng quản lý trên. Người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 2. o Ở câu 6 chúng tôi muốn tìm hiểu các biện pháp quản lý mà nhà trường cần tiến hành để nâng cao chất lượng học tập của HS. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Mức độ cần thiết” và “Mức độ khả thi”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 3. Ở câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, chúng tôi sử dụng phép tính tần số, phần trăm, giá trị trung bình và phương pháp kiểm nghiệm T hai mẫu độc lập để so sánh mức độ đánh giá của 2 đối tượng CBQL và GV về các chức năng quản lý. 65 Ở câu 5 và câu 6 chúng tôi sử dụng phép tính giá trị trung bình để so sánh mức độ nhận định của 3 đối tượng là CBQL, GV và HS. • Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (mẫu phụ lục 2): gồm 6 nội dung tương ứng với 6 phần đánh giá như trên. Riêng phương pháp xử lý số liệu, chúng tôi chỉ sử dụng tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình cộng để xem xét và bổ sung cho phần đánh giá của CBQL và GV. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo các chức năng và nội dung quản lý Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS ở một số trường TCCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã sử dụng 2 phiếu hỏi: 1 phiếu cho CBQL và GV, 1 phiếu cho HS để khảo sát thực trạng của 4 chức năng quản lý là: - Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của HS. - Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của HS. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của HS. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS. Và 6 nội dung quản lý gồm: - Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh - Quản lý nội dung học tập của học sinh - Quản lý phương pháp, phương tiện học tập của học sinh - Quản lý hình thức tổ chức học tập của học sinh - Quản lý về thời gian học tập của học sinh - Quản lý về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 52 CBQL, 98 GV và 560 HS. Thông tin về mẫu cán bộ quản lý được trình bày ở bảng 2.5. 66 Bảng 2.5. Thống kê thông tin CBQL 3 trường khảo sát STT CBQL các trường TCCN khảo sát Số lượng Tỷ lệ % 1 Giới tính Nam 34 65.4 Nữ 18 34.6 Tổng 52 100.0 2 Thâm niên Dưới 10 năm 29 55.8 Từ 10 – 20 năm 10 19.2 Trên 20 năm 13 25.0 Tổng 52 100.0 3 Trình độ chuyên môn Trung cấp 13 25.0 Cao đẳng 7 13.5 Đại học 29 55.8 Thạc sĩ 2 3.8 Tiến sĩ 1 1.9 Tổng 52 100.0 Thông tin về mẫu giáo viên được trình bày ở bảng 2.6. Bảng 2.6. Thống kê thông tin GV 3 trường khảo sát STT CBQL các trường TCCN khảo sát Số lượng Tỷ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_7603598606_2281_1871154.pdf
Tài liệu liên quan