MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 3
MỤC LỤC . 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 6
1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Mục đích nghiên cứu. 7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 7
4. Giả thuyết nghiên cứu. 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7
6. Giới hạn đề tài. 7
7. Phương pháp nghiên cứu. 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu . 13
1.3. Đặc điểm công tác quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường
Cao đẳng sư phạm. 17
1.3.1. Mục tiêu quản lý học tập:. 17
1.3.2. Nội dung quản lý học tập: . 19
1.3.3. Khách thể của quản lý học tập: . 21
1.3.4. Sự kết hợp giữa các chủ thể quản lý trong quản lý học tập: . 23
1.3.5. Cơ chế quản lý học tập:. 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
NGÀNH TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG . 31
2.1. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu. 31
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểuhọc . 32
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu
học qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lý khoa Tự nhiên – Tin học và phòng Đào
tạo trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. . 32
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu
học bằng phương pháp điều tra. . 345
2.3. Đối chiếu cơ sở lý luận với thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên
ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long . 61
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG . 66
KẾT LUẬN . 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
PHỤ LỤC . 83
100 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% ở giáo viên).
Một cách khái quát, theo sự đánh giá của sinh viên và giáo viên thì cơ sở
vật chất phục vụ cho việc học tập đa số chỉ đạt mức độ trung bình và kém.
Đánh giá về tài liệu học:
Ý kiến của giáo viên về số lượng và chất lượng tài liệu học được thống kê
ở bảng 3.
Bảng 3. Đánh giá của giáo viên về tài liệu học
Số lượng tài liệu học Chất lượng tài liệu học
Đầy đủ Thiếu Quá thiếu Tốt Bình thường kém
Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ
41
5 23% 7 32% 10 45% 4 18% 9 41% 9 41%
Kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy
+ Đa số giáo viên đánh giá số lượng tài liệu học ở môn mình phụ trách là
thiếu và quá thiếu. Chỉ có 5 giáo viên (chiếm tỷ lệ 23%) xác nhận giáo trình,
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,... ở mức độ đầy đủ.
+ Khi đánh giá về chất lượng tài liệu học thì 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ
18%) đồng ý mức độ tốt, mức độ bình thường có 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ 41%)
chọn và 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ 41%) chọn mức độ kém.
- Ý kiến của sinh viên về số lượng và chất lượng tài liệu học được thể
hiện ở bảng 4
Bảng 4: Đánh giá của sinh viên về tài liệu học tập
42
Bảng 4 cho thấy:
+ Số lượng tài liệu học ở tất cả các môn đều ở mức độ thiếu và quá thiếu
thể hiện qua tỉ lệ sinh viên xác nhận. Tiêu biểu ở các môn như: Giáo dục học,
Công tác Đội, Phương pháp dạy học các môn ở tiểu học,... Không có mồn học
nào mà tài liệu học được 50% số sinh viên tham gia khảo sát đánh giá là đ ầ y
đủ.
+ Chất lượng tài liệu học có tỷ lệ sinh viên chọn cao nhất ỡ mức độ tốt là
ở ba môn: Toán (40%), Âm nhạc (39%), Tự nhiên - Xã hội (37%) thì vẫn chưa
là tỷ lệ đạt yêu cầu. Đa số sinh viên xếp chất lượng tài liệu học ở mức độ bình
thường. Chất lượng tài liệu học ở mức độ kém vẫn có sinh viên chọn làm
phương án trả lời đối với các môn như: Triết, Kinh tế -Chính trị, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Ngoại ngữ, Giáo dục học, ...
Qua đánh giá của giáo viên và sinh viên về tài liệu học phản ánh thư viện
trường đã không đáp ứng đầy đủ giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo,... cho việc học tập cũng như việc tự học của sinh viên ngành Tiểu học.
• Tổ chức dạy-học đối với ngành đào tạo giáo viên tiểu học:
0 Mục đích học tập của sinh viên ngành Tiểu học:
- Khi được hỏi: "Theo Anh/ Chị, mục đích học tập của sinh viên ngành
Tiểu học khi vào trường là gì?", các giáo viên đang giảng dạy ngành Tiểu học
cho biết mục đích học tập của sinh viên là để trở thành giáo viên tiểu học, có
việc làm và thu nhập ổn định.
- Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên đều phải tự đặt ra và trả lời
những câu hỏi: "Học để làm gì?", "Học để phục vụ cho ai?",... Nếu mỗi sinh
viên trong quá trình học tập để trở thành giáo viên tiểu học đều xác định được
một hướng đi cụ thể, một mục đích đúng đắn thì đó là nhân tố quan trọng nhất
để có thể đạt được thành công. "Mục đích học tập của Anh/ Chị khi vào học
ngành đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long là
gì?" được đặt ra dưới dạng một câu hỏi mở. Các sinh viên tham gia khảo sát
trả lời mục đích học tập của cá nhân. Mục đích học của bản thân được mỗi
sinh viên diễn đạt một cách khác nhau nhưng điểm chung của sinh viên ngành
43
Tiểu học là học để: hiểu biết và phấn đấu thành người dạy học tốt; biết "mình"
là ai?; được dạy học và có một nghề ổn định; đáp ứng nguyện vọng của người
thân; thực hiện ước mơ từ nhỏ; bổ sung kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ, kỹ
năng, phẩm chát để trở thành giáo viên giỏi,... Học tập để có mót nghề mưu
sinh sau khi ra trường là điều mơ ước chung của tất cả sinh viên khi bước vào
ngưỡng cửa cao đẳng, đại học. Trở thành giáo viên dạy giỏi chính là kỳ vọng
của sinh viên ngành sư phạm. Như vậy, mục đích học tập của sinh viên ngành
đào tạo giáo viên tiểu học của trường không có gì khác biệt so với mục đích
học tập của sinh viên các trường sư phạm trong cả nước. Với ước mơ khi tốt
nghiệp ra trường sẽ có một nghề ổn định và trong quá trình hành nghề trở
thành giáo viên giỏi với kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất được trang bị từ
trường sư phạm là những nguyện vọng chính đáng, cần được các lực lượng
giáo dục trong trường động viên khuyến khích. Tuy nhiên, với những mục đích
học tập hiện nay, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập bởi
mục đích học tập của bản thân không cụ thể xuất phát từ nhận thức không đầy
đủ về đặc trưng cũng như yêu cầu của ngành học đào tạo giáo viên tiểu học.
Hoạt động ở trường cửa sinh viên:
Để trở thành giáo viên tiểu học, sinh viên phải tham gia các hoạt động ở
trường như: nghe giảng trên lớp, đọc sách ở thư viện, rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, kiến tập thường xuyên, tự học theo giờ quy định ở nội trú,... Trong các
hoạt động đó, thì "Hoạt động nào hiện nay chiếm nhiều thời gian của sinh viên
nhất?" và "Hoạt động nào được sinh viên yêu thích nhất?" đã được tìm hiểu ở
sinh viên ngành Tiểu học. Kết quả trả lời của sinh viên được trình bày ở bảng
5.
Bảng 5: Hoạt động ở trường
Hoạt động Chiếm nhiều thời gian Yêu thích nhất
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ
(a) Nghe giảng trên lớp 172 100% 0 0%
(b) Đọc sách ở thư viện 0 0% 40 23%
(c) Rèn luyện nghiệp vụ 0 0% 121 70%
44
sư phạm
(d) Kiến tập thường
xuyên
0 0% 8 5%
(e) Tự học theo giờ quy
định
0 0% 0 0%
Không trả lời 3 2%
Như vậy:
Nghe giảng trên lớp được 172 sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) xác nhận là
hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất. Nghe giảng trên lớp là một hoạt động
không thể thiếu trong trường sư phạm nhưng việc xác nhận lên lớp nghe giảng
chiếm nhiều thời gian nhất trong học tập ở trường sư phạm lại là một vấn đề
lớn mà các nhà quản lý giáo dục cần xem xét lại khi xây dựng; chương trình
học cho ngành đào tạo giáo viên tiểu học ở bậc học cao đẳng.
Hoạt động được xem là chiếm nhiều thời gian nhất và hoạt động không
chiếm nhiều thời gian vẫn có thể không phải là hoạt động được sinh viên yêu
thích nhất. Không có sinh viên nào chọn nghe giảng trên lớp và tự học theo
giờ quy định là hoạt động yêu thích nhất! "Vì sao hai hoạt động nay không
nằm trong các hoạt động được yêu thích?" cần được bộ máy quản lý học tập ở
ngành đào tạo nẩy xem xét từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm được nhiều sinh viên yêu thích nhất với 121 sinh viên (chiếm tỷ lệ
70%) chọn hoạt động này 40 sinh viên (chiếm tỷ lệ 23%) chọn đọc sách ở thư
viện và 8 sinh viên (chiếm tỷ lệ 5%) chọn kiến tập thường xuyên là hoạt động
yêu thích.
Các tỉ lệ sinh viên lựa chọn ở từng phương án trả lời có thể chưa nói hết
được hiệu quả thật sự của các hoạt động nẩy đối với kết quả học tập nhưng đã
phản ánh ý nghĩa của nó trong quá trình học tập của sinh viên.
° Yếu tố quyết định chất lượng học:
Nhận thức về yếu tố giữ vai trò quyết định đôi với chất lượng học của
sinh viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức cũng như thực hiện quá trình
dạy-học. Câu trả lời của giáo viên và sinh viên ngành Tiểu học đối với câu
45
hỏi: “Theo Anh/Chị, yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên ngành
Tiểu học là gì?” thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Yếu tố quyết định chất lượng học
Khách thể
(a) (b) (c) (d) (e)
X2 Tần
số
Tỷ
lệ
Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ
lệ
Sinh viên 16 9% 56 33% 75 44% 25 15% 0 0% 62.42
Giáo viên
7
32
%
4 18% 2 9% 3 14% 6
27
%
CYN
(Trị số tới hạn của X2 với df = 4 và xác suất ý nghĩa = 0.01 là 13.277)
Chú thích: (a): Sinh viên thực hiện đầy đủ thời gian học tập trên lớp, (b): Việc
giảng dạy của giáo viên, (c): Việc tự học của sinh viên, (d): Điều kiện, phương tiện
học tập, (e): Những yếu tố khác.
Các số liệu từ bảng 6 cho thấy nhận thức về yếu tố giữ vai trò quyết định
chất lượng học giĩía sinh viên và giáo viên có sự khác biệt ý nghĩa (x2=62.42).
-Với tư cách là chủ thể học, sinh viên nhận thức yếu tố quyết định chất
lượng học tập dựa vào những dấu hiệu bản chất của hoạt động dạy-học.
+ Việc tự học của bản thân sinh viên chính là yêu tố quyết định trực tiếp
chất lượng của hoạt động học tập được 75 sinh viên (chiếm tỷ lệ 44%) chọn
làm câu trả lời. Chúng ta có thể vừa thỏa mãn lại vừa không thỏa mãn với kết
quả trên. Việc tự học của sinh viên là yếu tố có số sinh viên chọn nhiều nhất
so với các lựa chọn còn lại. Nhận thức nội lực tự học là nhân tố quyết định
chất lượng học tập có thể được xem là bước khởi điểm để hình thành cho bản
thân sinh viên kỹ năng tự học. Tuy nhiên, chất lượng của người học bao giờ
cũng phải là kết quả của việc lự học, lự rèn luyện, cho nên tỉ lệ 44% chưa đạt
mức trung bình trong tổng số sinh viên được khảo sát, không phải là điều mà
các lực lượng giáo dục trong trường có thể tự hào!
+ 56 sinh viên (chiếm tỷ lệ 33%) đã nhận thức việc giảng dạy của giáo
viên là yếu tố quyết định chất lượng học tập cho thấy vai trò của người thầy sư
phạm là rất quan trọng. Thực chất nếu người thầy sư phạm có cách giảng dạy
46
tốt thì sẽ tạo dựng được ở sinh viên kỹ năng và thói quen tự học tốt, nhờ đó mà
chất lượng học tập ngày được nâng lên.
+ Ở lựa chọn thực hiện đầy đủ thời gian học trên lớp và điều kiện, phương
tiện học có rất ít sinh viên chọn. Sinh viên đã nhận ra được đây chỉ là hai yếu
tố ngoại lực, nó chỉ có thể phát huy được tác dụng khi bản thân người học biết
phát huy chính nội lực học tập của mình trên nền giảng dạy của giáo viên.
Điều kiện, phương tiện học là yếu tố quyết định chất lượng học tập được 25
sinh viên (chiếm tỷ lệ 15%) chọn làm câu trả lời 16 sinh viên (chiêm tỷ lệ 9%)
xác nhận việc thực hiện đầy đủ thời gian học trên lớp là yếu tố quyết định chất
lượng học tập phản ánh phần nào các quy chế trong quản lý học tập hiện nay
vẫn tạo cho sinh viên cảm giác chỉ cần đi học đúng giờ, đủ tiết là có thể nâng
chất lượng học của bản thân. Không có sinh viên nào chọn phương án những
yếu tố khác là yếu tố quyết định chất lượng học tập.
Với tư cách của người tham gia trực tiếp quá trình đào tạo giáo viên tiểu
học, giáo viên đã nhận thức về yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh
viên hệ nẩy như sau: 7 giáo viên (chiếm tỷ lệ 32%) chọn phương án sinh viên
thực hiện đầy đủ thời gian học trên lớp là yếu tố quyết định chất lượng học; 6
giáo viên (chiếm tỷ lệ 27%) cho rằng yếu tố quyết định chất lượng học là
những yếu tố khác; Việc giảng dạy của giáo viên sư phạm là yếu tố quyết định
chất lượng học được 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) chọn làm câu trả lời; Điều
kiện phương tiện học tập được 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ 14%) đồng ý là yếu tố
quyết định chất lượng học; Việc tự học của sinh viên giữ vai trò quyết định
chất lượng học là yếu tố có ít giáo viên chọn nhất (2 giáo viên, chiếm tỷ lệ
9%). Như vậy, việc tự học của sinh viên có rất ít giáo viên đồng tình là yếu tố
quyết định chất lượng học và ngược lại, yếu tố sinh viên thực hiện đầy đủ thời
gian học trên lớp lại được nhiều giáo viên đồng ý.
Các biện pháp được giáo viên sử dụng trong dạy học:
Mức độ thực hiện một sô biện pháp trong dạy học của giáo viên qua xác
nhận của giáo viên và cảm nhận từ phía sinh viên được thể hiện ở bảng 7
Bảng 7: Các biện pháp được giáo viên sử dụng trong dạy học
47
48
Mức độ giáo viên tiến hành các biện pháp dạy học qua bảng 7 cho thấy:
- Những biện pháp giáo viên tiến hành thường xuyên được nhiều sự đồng
ý từ khách thể nghiên cứu và không có sự khác biệt ý nghĩa giữa xác nhận của
giáo viên và cảm nhận từ phía sinh viên, gồm:
+ Giảng đầy đủ nội dung bài học được 168 sinh viên (chiếm tỷ lệ 98%) và
20 giáo viên (chiếm tỷ lệ 91%) chọn;
+ Quản lý việc ra vào lớp của sinh viên có 108 sinh viên (chiếm tỷ lệ
63%) và 17 giáo viên (chiếm tỷ lệ 77%) chọn.
- Trong học tập, sinh viên cần phcải biết khai thác kho tàng hiểu biết và
kinh nghiệm của giáo viên bằng việc nêu các thắc mắc, tranh luận cùng với
việc đọc các tài liệu tham khảo khác. Những biện pháp có tác dụng cao trong
phát huy tính tích cực, tính độc lập, tính sáng tạo cũng như rèn luyện kỹ năng
tự học cho sinh viên từ kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa
xác nhận của giáo viên và cảm nhận từ phía sinh viên.
+ Theo cảm nhận của sinh viên thì các biện pháp dạy học mà giáo viên sử
dụng không thường xuyên là: giới thiệu tài liệu để sinh viên đọc thêm (132
sinh viên (chiếm tỷ lệ 77%) chọn), giao bài tập để sinh viên tự giải quyết (108
sinh viên (chiếm tỷ lệ 63%) chọn), thảo luận nhóm 1 1 1 sinh viên (chiếm tỷ lệ
49
65%) chọn), nêu mục tiêu học và hướng dẫn phương pháp học 92 sinh viên
(chiếm tỷ lệ 53%) chọn).
Với tư cách là chủ thể sử dụng các biện pháp dạy học, giáo viên xác nhận
như sau: giới thiệu tài liệu để sinh viên đọc thêm có 6 giáo viên (chiếm tỷ lệ
27%) chọn ở mức độ thực hiện không thường xuyên, 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ
42%) xác nhận không thực hiện; 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) xác nhận thực
hiện không thường xuyên, 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ 42%) chọn mức độ không
thực hiện đối với biện pháp nêu mục tiêu học và hướng dẫn phương pháp học;
giao bài tập để sinh viên tự giải quyết là biện pháp có 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ
41%) xác nhận không thực hiện, 1 giáo viên (chiếm tỷ lệ 5%) chọn mức độ
thực hiện không thường xuyên; 5 giáo viên (chiếm tỷ lệ 23%) xác nhận thực
hiện không thường xuyên và 11 giáo viên (chiêm tỷ lệ 51%) không thực hiện
đối với biện pháp thảo luận nhóm.
- Tổ chức học tập theo hình thức xemina không những tạo ra sự hứng thú,
say mê nghiên cứu tìm hiểu chân lý mà còn có tác dụng dẫn đến sự sáng tạo
đồng thời sinh viên có thể xây dựng cho bản thân sự nhận thức đi từ luận
chứng về lý thuyết đến thực tế. Nhưng rất tiếc, đây lại là biện pháp mà 54 sinh
viên (chiếm tỷ lệ 31%) cho là giáo viên đã không tiến hành thường xuyên và
118 sinh viên (chiếm tỷ lệ 69%) cho rằng giáo viên không thực hiện. Sự xác
nhận từ phía giáo viên không có sự khác biệt ý nghĩa với ý kiến của sinh viên
(x2= 4.68) bởi chỉ có 5 giáo viên (chiếm ly lệ 23%) cho rằng đã thực hiện
thường xuyên, 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ 14%) thực hiện không thường xuyên và
14 giáo viên (chiếm tỷ lệ 64%) không thực hiện biện pháp dạy học này.
Từ việc nhìn lại mức độ thực hiện một số biện pháp dạy học tiêu biểu đối
với việc giảng dạy cho sinh viên ngành Tiểu học cho thấy những biện pháp
được nhiều giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên vẫn chưa tạo cơ hội để
sinh viên phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập cũng như chưa
giúp sinh viên nâng cao chất lượng học tập bằng chính khả năng tự học của
bản thân.
∗Mức độ hứng thú học tập của sinh viên:
50
-Mức độ hứng thú của sinh viên đối với giờ học theo thời khóa biểu trên lớp:
Bài giảng ở trường sư phạm sẽ được sinh viên tiếp thu tốt khi được cùng
khám phá, cùng suy nghĩ với giáo viên. Trong quá trình giảng bài, ngoài việc
gây được hứng thú và cảm xúc thực sự cho sinh viên với lời giảng, với kiến
thức cần lĩnh hội, giáo viên luôn phải nhận ra được các thông tin phản hồi từ
phía sinh viên nhằm điều chỉnh kịp thời cách dạy để đảm bảo đạt mục tiêu học.
Sự xác nhận của sinh viên và cảm nhận của giáo viên về mức độ hứng thú học
tập của sinh viên đối với các giờ học trên lớp được thể hiện ở bảng 8.
Bảng 8: Hứng thú học theo thời khóa biểu trên lớp
Khách thể
Mức độ hứng thú
X2
Rất hứng thú Khá hứng thú Ít hứng thú
Không
hứng thú
Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ lệ
Sinh viên 4 2% 44 26% 57 33% 67 39% 43.98
CYN Giáo viên 7 32% 11 50% 4 18% 0 0%
(Trị số tới hạn của x2 với df = 3 và xác suất ý nghĩa = 0.01 là 11.345)
Các số liệu ở bảng 8 cho thấy:
+ Trong các giờ học trên lớp, 4 sinh viên (chiếm tỷ lệ 2%) xác nhận bản
thân rất hứng thú. Số sinh viên xác nhận có hứng thú học trên lớp ở cả hai mức
độ: rất hứng thú và khá hứng thú vẫn chưa đạt được 1 3� tổng số sinh viên được
khảo sát 57 sinh viên (chiếm tỷ lệ 33%) xác nhận ít hứng thú và 67 sinh viên
(chiếm tỷ lệ 39%) tự nhận không có hứng thú. Kết quả này một lần nữa khẳng
định nghe giảng trên lớp không phải là hoạt động được sinh viên yêu thích
nhất.
+ Cảm nhận về mức độ hứng thú của sinh viên đôi với giờ học của môn
mình phụ trách: 7 giáo viên (chiếm tỷ lệ 32%) cho rằng rất hứng thú, 11 giáo
viên (chiếm tỷ lệ 50%) đồng ý với mức độ khá hứng thú của sinh viên và 4
giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) xác nhận sinh viên ít hứng thú. Có lẽ vì quá yêu
51
thương sinh viên mà không một giáo viên nào cho là sinh viên không có hứng
thú đối với các giờ học trên lớp!
Đối chiếu các phương án lựa chọn về mức độ hứng thú học tập đối với giờ
học trên lớp giữa ý kiến của sinh viên và giáo viên có sự khác biệt ý nghĩa (x2
=43.98)
- Mức độ hứng thú của sinh viên trong khi tự học theo giờ quy định:
Bảng 9: Hứng thú tự học theo quy định
Mức độ hứng thú Tần số Tỷ lệ
Rất hứng thú 5 3%
Khá hứng thú 14 8%
Ít hứng thú 50 29%
Không hứng thú 103 60%
Bảng 9 cho thấy sinh viên thể hiện rõ tính trung thực khi xác định mức độ
hứng thú của bản thân trong khi tự học theo giờ quy định.
+ "Rất hứng thú" có 5 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3%) xác nhận là mức độ
hứng thú của bản thân đối với việc tự học theo giờ quy định.
+ 14 sinh viên (chiếm tỷ lệ 8%) chọn mức độ khá hứng thú làm câu trả
lời.
+ 50 sinh viên (chiếm tỷ lệ 29%) đồng ý ở mức độ ít hứng thú khi thực
hiện tự học theo giờ quy định.
+ 103 sinh viên (chiếm tỷ lệ 60%) đã tự nhận không hề có hứng thú đối
với việc tự học theo giờ quy định phản ánh hoạt động này chưa mang lại một ý
nghĩa thật sự trong quá trình học tập của sinh viên.
Kết quả việc tìm hiểu hứng thú học tập của sinh viên đối với giờ học trên
lớp và tự học theo giờ quy định cho thấy đa số sinh viên không có hứng thú
học tập. Tạo dựng hứng thú học tập cho sinh viên không thể thực hiện duy
nhất bằng các quy chế, các văn bản,... hay bằng cách quản lý "máy móc" thời
gian học bởi hứng thú học tập không phải "dội" từ ngoài vào.
∗Nhận thức của sinh viên về cách tự học có hiệu quả nhất:
52
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ học, mỗi sinh viên phải có ý chí quyết tâm
cao, có tinh thần tự nguyện, tự giác say sưa trong học tập, có năng lực tự học.
Sinh viên thể hiện nhận thức của bản thân về cách tự học có hiệu quả nhất
bằng việc chọn 1 trong 4 phương án cho sẵn:
Bảng 10: Nhận thức về cách tự học
Cách tự học có hiệu quả Tần số Tỷ lệ
(a) Chủ động, độc lập 66 38%
(b) Có sự hướng dẫn của giáo viên 56 33%
(c) Có sự hợp tác cùng bạn bè 42 24%
(d) Có tổ chức theo dõi 8 5%
Nếu khi nhận thức yếu tố quyết định chất lượng học tập (bảng 6) có 44%
số sinh viên được khảo sát cho đó là việc tự học của bản thân và 33% lựa chọn
phương án “việc giảng dạy của giáo viên” thì kết quả trong bảng 10 có thể
xem là tương ướng.
- Số lựa chọn nhiều nhất trong nhận thức cách tự học có hiệu quả nhất
chính là cách học chủ động độc lập với 66 sinh viên (chiếm tỷ 38%).
- Nếu 33% sinh viên nhận thức việc giảng dạy của giáo viên sư phạm là
yếu tố quyết định chất lượng học thì một lần nữa sự cần thiết của giáo viên sư
phạm trong tự học của người học lại được khẳng định 33% sinh viên nhận thức
cách tự học có hiệu quả nhất là cách học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Người thầy vẫn là người giữ vai trò quan trọng đối với người học ngay khi
người học tiến hành tự học. Tần số 56 (chiêm tỷ lệ 33%) ở đây thể hiện nét
đáng yêu của sinh viên ngành Tiểu học nhưng mặt khác lại cho thấy sự ảnh
hưởng mang tính phụ thuộc quá lớn vào các tác động của giáo viên sư phạm.
- Cách học có sự hợp tác cùng bạn bè là cách tự học có hiệu quả nhất
được 42 sinh viên (chiếm tỷ lệ 24%) lựa chọn phản ánh sự cần thiết của bạn,
nhóm bạn trong tự học của cá nhân.
- 8 sinh viên (chiếm tỷ lệ 5%) chọn cách tự học hiệu quả là có tổ chức
theo dõi.
53
Qua nhận thức của sinh viên ngành Tiểu học về cách tự học có hiệu quả
nhất đã phản ánh sự thiếu hụt của sinh viên về kiến thức tự học một cách cơ
bản.
∗Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cá nhân của sinh viên:
Tất cả những khó khăn trong học tập theo chương trình đào tạo giáo viên
tiểu học sẽ dần dần được giải quyết nếu mỗi sinh viên đều biết xây dựng cho
mình một kế hoạch học tập khoa học và hợp lý. Tim hiểu vấn đề này, người
Bảng 11: Kế hoạch học tập cá nhân
Ngoài kế hoạch học của lớp, Anh/Chị có: Tần số Tỷ lệ
(a) Có kế hoạch học tập cá nhân 34 19%
(b) Có kế hoạch học thêm ngoại ngữ, tin học 87 51%
(c) Không có kế hoạch học tập cá nhân 0 0%
(d) Không có ý kiến 51 30%
Kết quả thống kê ở bảng 11 cho thấy:
- Không có sinh viên nào tự nhận không có kế hoạch học tập nhưng 51
sinh viên (chiếm tỷ lệ 30%) chọn lựa chọn: "không có ý kiến". Như vậy, số
sinh viên chọn "không có ý kiến" nhiều hơn cả số sinh viên chọn "có kế hoạch
học tập cá nhân" chứng tỏ sinh viên chưa có biểu tượng rõ ràng về kế hoạch
học tập cá nhân.
- Ngoài kế hoạch học của lớp, 34 sinh viên (chiếm tỷ lệ 19%) xác nhận có
kế hoạch học tập cá nhân. Tỉ lệ sinh viên có kế hoạch học tập cá nhân dù ít,
thậm chí có thể chưa chuyển kế hoạch học đã xác định thành những hành động
học tập cụ thể thì kết quả đó vẫn đáng trân trọng. Ít nhất, sinh viên cũng ý
thức được sự cần thiết của xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân và thực
hiện nó.
- 87 sinh viên (chiếm tỷ lệ 51%) xác nhận ngoài kế hoạch học tập của lớp
có kế hoạch học thêm ngoại ngữ, tin học. Kết quả điều tra này phản ánh việc
nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho bản thân là một nhu cầu có thật
trong sinh viên. Sinh viên có kế hoạch học thêm ngoại ngữ, tin học bởi kết quả
học hai học phần này của bản thân còn thấp hay muốn có được công cụ giao
54
tiếp trong nền kinh tế tri thức hay vì những lý do khác nữa vẫn cần được tiếp
tục tìm hiểu!
Kết quả điều tra ở câu này phản ánh phần nào tình hình tự học còn rất hạn
chế trong sinh viên ngành đào tạo giáo viên tiểu học, cụ thể là đa số sinh viên
chưa có kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cá nhân.
∗Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân làm hạn chế kết quả học tập của sinh
viên:
Ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với việc hạn chế kết quả học tập
được giáo viên và sinh viên ngành Tiểu học chọn một tròng ba mức độ: quyết
định, quan trọng và không quan trong. Các lựa chọn của giáo viên và sinh viên
về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân làm hạn chế kết quả học tập được
thống kê ở bảng 12.
Bảng 12: Nguyên nhân làm hạn chế kết quả học tập
55
Bảng 12 cho thấy:
- Nét nổi bật trong đánh giá của sình viên về mức độ ảnh hưởng của các
nguyên nhân làm hạn chế kết quả là:
+ Bản thân không có động cơ học đúng và không có hứng thú học là hai
nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng quyết định đến việc hạn chế kết quả học
tập được nhiều sinh viên xác nhận nhất. Nguyên nhân có tính quyết định đối
với việc hạn chế kết quả học tập của sinh viên chính là không có động cơ học
tập đúng đắn được 113 sinh viên (chiếm tỷ lệ 66%) khẳng định. Hứng thú học
biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động học, ở bề rộng và chiều sâu của sự thích thú. Hứng thú học làm nảy sinh
khát vọng hành động học, làm tăng hiệu quả của hoạt động học, tăng sức làm
việc 99 sinh viên (chiếm tỷ lệ 58%) xác nhận nguyên nhân có ảnh hưởng quyết
định làm hạn chế kết quả học tập chính là không có hứng thú học. Sau nguyên
nhân: không có động cơ học đúng và không hứng thú học thì hai nguyên nhân
ảnh hưởng quyết định làm hạn chế kết quả học tập được sinh viên nhận thức
56
có tỉ lệ kế tiếp là: thiếu điều kiện, phương tiện học và chế độ ăn uống, điều
kiện sinh hoạt kém chất lượng.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng làm hạn chế kết quả học tập
được nhiều sinh viên đồng ý nhất là: học ghép nhiều lớp (116 sinh viên, chiếm
tỷ lệ 67%, chọn), trình độ thấp hơn so với chương trình đào tạo (106 sinh viên,
chiếm tỷ lệ 62%, chọn), thời khóa biểu trên lớp chưa hợp lý về thời gian học,
môn học (97 sinh viên, chiếm tỷ lệ 56%, chọn), sinh viên chưa tự học tốt (92
sinh viên, chiếm tỷ lệ 53%, chọn).
+ Điểm khác biệt trong nhận thức của giáo viên về mức độ các nguyên
nhân làm hạn chế kết quả học tập của sinh viên so với nhận thức của sinh viên
thể hiện rõ khi các nguyên nhân bên trong lại được nhiều giáo viên xác nhận ở
mức độ ảnh hưởng khôns quan trọng, như: trình độ nhận thức của sinh viên
thấp hơn so với chương trình đào tạo (14 giáo viên, chiếm tỷ lệ 64%), sinh
viên chưa tự học tốt (12 giáo viên, chiếm tỷ lệ 55%), sinh viên không có động
cơ học đúng (13 giáo viên, chiếm tỷ lệ 59%), sinh viên không có hứng thú học
(13 giáo viên, chiếm tỷ lệ 59%).
+ Mức độ ảnh hưởng của hai nguyên nhân đối với việc hạn chế kết quả
học mà không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của sinh viên và giáo viên là
học ghép nhiều lớp (x2 = 0.23) và nhà trường chưa có những hình thức động
viên, khen thưởng kịp thời (x2 = 3.29).
+ Ngoài các nguyên nhân được đề ra trong bảng hỏi, có 5 giáo viên
(chiếm tỷ lệ 23%) cho rằng nguyên nhân có ảnh hưởng quyết định đến việc
hạn chế kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_13_2567233997_7722_1871624.pdf