MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .3
MỤC LỤC .4
MỞ ĐẦU.7
1. Lý do chọn đề tài .7
2. Mục đích nghiên cứu .8
4. Giả thuyết khoa học .8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.9
7. Phương pháp nghiên cứu .9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC .11
1.1 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề .11
1.2 . Một số khái niệm cơ bản.13
1.2.1. Quản lý .13
1.2.2. Quản lý giáo dục .20
1.2.3. Khái niệm dạy học .22
1.3. Quản lý trường tiểu học .23
1.3.1. Đặc điểm của trường tiểu học .23
1.3.2. Vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý trường tiểu học.24
1.4 . Chương trình giáo dục tiểu học mới .27
1.4.1. Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học .27
1.4.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học
của chương trình tiểu học mới .28
1.5 . Quản lý thực hiện chương trình dạy học ở trường tiểu học trong giai đoạn hiệnnay.32
41.5.1. Quản lý việc phân công giảng dạy.34
1.5.2. Quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên tiểu học .35
1.5.3. Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểuhọc.36
1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương
trình dạy học tiểu học.38
1.5.5. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học .39
1.5.6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp
ứng việc thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN
BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .42
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học ở Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.42
2.1.1. Một số nét về quận Tân Bình .42
2.1.2. Những thành tựu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo quận Tân Bình.44
2.1.3. Những mặt còn hạn chế.45
2.2. Thực trạng việc thực hiện chương trình dạy học ở các trường tiểu học thuộc
Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.46
2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tiểu học trong năm.46
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất thực hiện chương trình.52
2.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng ở các
trường tiểu học thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.53
2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên.53
2.3.2. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên tiểu học.55
2.3.3. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên .57
2.3.4. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.59
2.3.5. Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.62
52.3.6. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên.64
2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạyhọc.66
2.3.8. Thực trạng các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học .67
2.4. Đánh giá chung .70
2.4.1. Ưu điểm.70
2.4.2. Hạn chế.71
2.4.3. Nguyên nhân .72
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.74
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp .74
3.2. Đề xuất các biện pháp.75
3.2.1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giáoviên.75
3.2.2. Nhóm các biện pháp tổ chức.76
3.2.3. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học.84
3.2.4. Biện pháp tạo động lực .86
3.3. Quan hệ của các biện pháp .87
3.4. Trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.92
PHỤ LỤC .9
108 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để quản lý việc thực hiện chương
trình dạy học ở trường tiểu học, hiệu trưởng cần tập trung vào những nội dung sau:
1.5.1. Quản lý việc phân công giảng dạy
Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác cán bộ và công tác tổ chức,
nếu hiệu trưởng hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ, chỗ mạnh, chỗ yếu của từng người thì
không những sử dụng được họ mà còn làm cho họ tự tin hơn trong nghề nghiệp. Tình hình
đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học hiện nay thường mang đặc điểm chung là thiếu vừa
thừa, cũng như không đồng đều chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, nên việc phân loại giáo
viên theo tiêu chuẩn cũng làm cho việc phân công giáo viên gặp không ít khó khăn. Vì vậy
hiệu trưởng phải hiểu rõ, hiểu đúng đánh giá chính xác về từng con người để việc phân công
được dễ dàng.
Hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm phân công giáo viên theo chuyên môn mà họ
được đào tạo, hướng họ tập trung vào môn được đào tạo ngày càng chuyên sâu nhằm vừa
tạo cơ hội cho họ nâng cao chất lượng dạy vừa góp phần xây dựng đội ngũ cốt cán bộ môn.
34
Đối với bậc tiểu học thì nếu giáo viên có khả năng vươn lên về một môn học nào đó càng có
ý nghĩa, càng động viên, khuyến khích và nếu cần thiết tạo điều kiện cho họ học nâng cao.
Hiệu trưởng phải biết tin vào sức bậc, khả năng vươn lên của từng giáo viên, không được
định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công giáo viên nên thận trọng, khéo léo, công
bằng và khách quan.
Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải xuất phát từ chất lượng đào tạo của nhà
trường và quyền lợi học tập của học sinh, tạo điều kiện cho người giỏi kèm cặp người còn ít
kinh nghiệm, còn hạn chế năng lực. Do đó khi phân công giáo viên, hiệu trưởng phải căn cứ
vào năng lực của giáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của học sinh và tham
khảo nguyện vọng của giáo viên.
Tuy nhiên, trong trường hợp đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa không đồng đều về trình
độ thì hiệu trưởng phải biết lựa chọn phương án tối ưu, phải đảm bảo ưu tiên về quyền lợi
học sinh và yêu cầu của nhà trường mà chọn giáo viên cho phù hợp với các khối lớp.
Nếu việc phân công nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ tác động xấu đến hiệu quả
giảng dạy của nhà trường. Do đó, nghệ thuật và bản lãnh quản lý của hiệu trưởng thể hiện rõ
nét khi thực hiện nhiệm vụ phân công giảng dạy cho giáo viên.
Tóm lại, khi phân công giảng dạy, hiệu trưởng cần theo các bước sau đây:
- Nghiên cứu nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên.
- Phối hợp với các phó hiệu trưởng và khối trưởng chuyên môn để dự kiến phân
công.
- Khi cần thiết có thể đưa ra khối để thăm dò dư luận.
- Ra quyết định phân công và cũng có thể điều chỉnh sau một thời gian nhất định.
1.5.2. Quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên tiểu học
Chương trình tiểu học mới quy định giáo viên thực hiện kế hoạch bài học thay cho
soạn giáo án trước đây.
Kế hoạch bài học là kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động tích cực, chủ
động, sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một bài cụ thể của môn học với sự trợ
giúp của các thiết bị dạy học, sách giáo khoa...
35
Thực hiện kế hoạch bài học giúp cho giáo viên có một kế hoạch dạy học gọn gàng,
sáng sủa, dễ bổ sung và dễ điều chỉnh, tiết kiệm được thời gian. Sử dụng kế hoạch bài học
giúp cho giáo viên chủ động, linh hoạt trong tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động.
Để quản lý việc soạn kế hoạch bài học của giáo viên, hiệu trưởng phải lưu ý hướng
dẫn giáo viên định hướng việc sử dụng sách giáo viên như một tài liệu tham khảo và cung
cấp những thiết bị cần thiết để giáo viên có đầy đủ cơ sở, phương tiện cho việc soạn bài.
Để làm được điều đó, hiệu trưởng cần tập trung vào một số công việc sau:
- Yêu cầu các tổ khối chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mà mình
đảm nhiệm. Trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về mục tiêu bài dạy, nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học.
- Hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và các
trang thiết bị hiện có.
- Thường xuyên cùng với phó hiệu trưởng hoặc khối trưởng kiểm tra việc lập kế
hoạch bài học của giáo viên để nắm được thông tin về việc thực hiện chương trình, cũng
như nội dung bài soạn có thể hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh hay
không.
- Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá việc chuẩn bị bài của giáo viên.
1.5.3. Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học
Giờ dạy trên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Việc lập
kế hoạch bài học và việc chuẩn bị những thiết bị dạy học là rất cần thiết cho giờ lên lớp,
nhưng điều này chỉ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên thực hiện thành công trên lớp.
Ngoài việc thực hiện những ý đồ đã chuẩn bị, giáo viên còn phải biết linh hoạt để giải quyết
các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giảng dạy sao cho hoàn tất các công việc đã
chuẩn bị.
Một trong những vấn đề mà hiệu trưởng cần quan tâm trong quá trình dự giờ lên lớp
của giáo viên đó chính là việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh. Bởi vì chương trình tiểu học mới đặt trọng tâm vào việc đổi
mới phương pháp giảng dạy và coi nó như là một trong những giải pháp chủ chốt để thực
hiện đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng, đổi mới chương trình tiểu học nói chung.
Chương trình mới tập trung vào việc dạy cách học, đặc biệt là giúp cho học sinh biết cách
36
học và có nhu cầu tự học. Chương trình tiểu học mới coi trọng và khuyến khích dạy học trên
cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát
hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học. Do đó học sinh có thể tự chiếm lĩnh các kiến
thức và biết vận dụng chúng với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viên và môi trường giáo dục [21,
tr.l8].
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Vì
thế bằng nhiều hình thức khác nhau, các biện pháp khác nhau, người hiệu trưởng phải chỉ
đạo chặt chẽ việc đổi mới phương pháp theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động của
học sinh. Do đó để quản lý giờ lên lớp của giáo viên được tốt, người hiệu trưởng cần:
- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn. Tuy nhiên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo đối với hình thức giáo dục
và học tập cụ thể của nhà trường sao cho kích thích được tính tự giác và nhu cầu lĩnh hội
vốn kiến thức, vốn hiểu biết, lòng say mê tìm tòi của học sinh.
- Hiệu trưởng cẩn phổ biến nội dung cơ bản của tiểu chuẩn giờ lên lớp để mỗi giáo
viên đều nắm được. Đó là: đảm bảo cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài
học; rèn luyện được những kỹ năng cần thiết tùy theo yêu cầu của từng loại bài, vận dụng
được những trường hợp tương tự; rèn luyện nề nếp tư duy tích cực, sáng tạo; thông qua bài
dạy để giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, phát triển các năng lực trí tuệ cần thiết.
- Hiệu trưởng phải có kế hoạch dự giờ giáo viên. Đảm bảo trong năm học, tất cả các
giáo viên đều được hiệu trưởng dự giờ ít nhất một lần. Đối với đối tượng giáo viên có năng
lực còn hạn chế, giáo viên mới chuyển khối, sinh viên mới ra trường phải được dự nhiều
hơn. Khi cần đúc kết kinh nghiệm thì hiệu trưởng nên dự giờ giáo viên giỏi kể cả giáo viên
giỏi ở các trường bạn. Khi dự giờ, hiệu trưởng cần ghi chép cụ thể về giờ dạy, sau đó cùng
phó hiệu trưởng chuyên môn trao đổi ý kiến và rút kinh nghiệm với giáo viên.
- Hiệu trưởng cần tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: trao đổi về nội dung,
phương pháp giảng dạy, thiết bị cần thiết trong tổ chuyên môn trước khi lên lớp. Những vấn
đề mới và khó nên mời chuyên viên để trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho từng giáo viên.
Để việc tổ chức các chuyên đề giờ lên lớp có hiệu quả, hiệu trưởng phải có kế hoạch và các
hình thức tổ chức chuyên đề dự định cho cả năm học, chọn lựa đề tài thiết thực với tình hình
cụ thể của nhà trường và xu hướng phát triển chung của giáo dục trước khi thực hiện.
37
- Ngoài ra hiệu trưởng còn quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua việc phỏng
vấn học sinh, phụ huynh học sinh và với cả đồng nghiệp, xem xét kết quả học tập của học
sinh qua các giờ dự.
Vấn đề cần thay đổi ở người giáo viên là phải từ bỏ lối dạy "nhồi nhét", lôi truyên
thụ "áp đặt" một chiều, cần tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng
lực tự học, tạo ra năng lực và thói quen học suốt đời của học sinh, đó chính là dạy cách học
cho học sinh.
1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương trình
dạy học tiểu học
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bao gồm nhiều loại như: phòng học, lớp
học, bàn ghế, bảng, cơ sở thực hành, dụng cụ thí nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật, sách
báo tư liệu, đồ dùng dạy học. Đổi mới để mỗi phòng học trở thành một môi trường học tập
thuận lợi là bộ phận khởi đầu của quá trình chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở
các trường tiểu học.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình
giáo dục. Thiếu điều kiện này thì quá trình đó không diễn ra hoặc diễn ra không toàn vẹn.
Hiệu trưởng phải coi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu đảm bảo
hiệu quả việc dạy học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là nội dung, phương tiện chuyển tải
thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh từ đó giúp
học sinh hứng thú học tập, hình thành phương pháp học tập chủ động, tích cực. Từ đó người
hiệu trưởng có những biện pháp thích hợp để quản lý cũng như phát triển cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm thường xuyên nắm vững tình hình số
lượng tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị mà nhà trường có. Trường phải có mục lục tài sản
từng khoản cụ thể và mục lục này phải được ghi đầy đủ, kịp thời và thường xuyên cập nhật
mỗi khi có sự thêm bớt.
Hằng năm, hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành kiểm kê vào một thời điểm nhất định. Sau
mỗi lần kiểm kê phải xác nhận rõ thực trạng từng loại. Xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng
đối với từng loại cơ sở vật chất. Quy định rõ trách nhiệm của từng người với tài sản mà họ
38
phụ trách hoặc mượn. Mỗi khi có hư hỏng, mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh
bạch.
Hằng năm, nhà trường tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa thay thế
những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết. Trong đó định rõ những thứ xin mua sắm, bổ sung,
dự trù xin ngân sách, hoặc dựa vào nhân dân, hội cha mẹ học sinh cùng đóng góp.
1.5.5. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học
Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: muốn nâng cao chất lượng dạy
học thì cần thiết phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh, phải thông qua việc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, một trong những cơ sở để đánh giá
kết quả thực hiện chương trình dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học
sinh.
"Chương trình tiểu học mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánh giá bằng
trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó; phối hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ
giữa các hình thức đánh giá khác nhau (bằng viết và vấn đáp ..); đặc biệt, việc kiểm tra, thi
đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình tiểu học mới" [15, tr.15].
Trong phạm vi quản lý dạy học, hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh thông
qua phản ánh của đội ngũ giáo viên về kết quả học tập rèn luyện của học sinh.
Hiệu trưởng cần phải quản lý việc kiểm tra của giáo viên đối với học sinh để đánh giá
kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên tránh chỉ dừng lại ở mức độ
đo lường bằng điểm số. Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; có kế hoạch
kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có
sửa chữa hướng dẫn cho học sinh; phân công bộ máy quản lý tổng hợp tình hình kiểm tra
đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.
Thông qua việc tổ chức các kỳ thi để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học
sinh, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém về học lực, phát hiện và bồi dưỡng
kịp thời những học sinh có năng khiếu. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh
giá công bằng và khách quan giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích
tính tự giác học tập của học sinh.
39
1.5.6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp ứng
việc thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay
với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc triển khai giảng dạy theo chương
trình tiểu học mới, điều đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có đủ trình độ đáp ứng
nhiệm vụ chính trị trên. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ
giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu
trưởng.
Để bồi dưỡng giáo viên cốt cán từng môn học, từng khối lớp, hiệu trưởng phải có kế
hoạch tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại trường Cao
đẳng, Đại học, qua các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và
Đào tạo hoặc qua trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các chuyên viên, giáo viên giỏi ở
trường bạn.
Để nâng cao năng lực chuyên môn cho đối tượng giáo viên còn hạn chế trong giảng
dạy, hiệu trưởng cần phân công những giáo viên có trình độ tay nghề giỏi trực tiếp giúp đỡ
và tạo cho họ có thời gian và tài liệu để tự học, tự bồi dưỡng.
Nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề của giáo viên,
kịp thời phát hiện những giáo viên có năng lực tốt để bồi dưỡng họ trở thành những giáo
viên nòng cốt, đồng thời nắm bắt được những mặt còn thiếu sót của giáo viên để đề ra biện
pháp khắc phục thích hợp.
Nhìn chung việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng tập trung vào
một số việc sau:
- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học.
- Tổ chức chuyên đề về việc dạy các môn học theo chương trình tiểu học mới.
- Tổ chức thao giảng, hội thi tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng,
tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, chuẩn hóa và trên chuẩn
cho đội ngũ giáo viên.
40
Tóm lại: Qua phân tích lý luận, luận văn dừng lại và đi sâu làm rõ thực trạng quản lý
việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học bao gôm 6 nội dung
chủ yếu sau:
1. Quản lý việc phân công giảng dạy.
2. Quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên tiểu học.
3. Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học.
4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương trình
dạy học tiểu học .
5. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học.
6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp ứng việc
thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học ở Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Một số nét về quận Tân Bình
• Đặc điểm về địa lý tự nhiên
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất Tổ quốc, quận Tân Bình là
quận ven nội thành với dân số là 280.642 người (đầu năm 1976); diện tích 38,32km (trong
đó sân bay Tân Sơn Nhất chiếm diện tích 13,98km2) được chia thành 26 đơn vị hành chính
cấp phường. Địa hình quận nằm hướng Tây Bắc nội thành: Đông giáp quận Phú Nhuận ,
quận 3, quận 10; Bắc giáp quận 12, quận Gò vấp; Tây giáp Bình chánh và Nam giáp quận 6
và quận 11. Quận Tân Bình có hai cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước là Cụm cảng
hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (diện tích 7,44km ) và quốc lộ 22 về hướng Tây
Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, độ cao trung bình 4-5 m so với
mực nước biển, cao nhất là khu sân bay 8-9m, trên địa bàn còn có kênh rạch và đất nông
nghiệp. Đến năm 1988, theo quyết định số 136/HĐBT ngày 27/8/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sát nhập lại còn
20 phường (từ phường 1 đến phường 20), cho đến ngày 30/11/2003, thời gian được 15 năm.
Đến cuối năm 2003, thực hiện Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh ranh giới, tách ra thành lập thành hai
quận đó là Tân Bình và Tân Phú.
Quận Tân Bình (mới) có diện tích là 22,38km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất chiếm
8,44km2 . Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10; Bắc giáp quận 12, quận
Gò vấp; Tây giáp quận Tân Phú và nam giáp quận 11 . Dân số quận còn trên 43.0559 người
bao gồm nhân khẩu có đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở với 75.206 hộ dân [33,
tr.15].
• Đặc điểm về kinh tế
Từ thập niên 90 trở lại đây, theo định hướng của Đảng bộ, ủy ban nhân dân quận,
chương trình: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của quận được hoạch định và thực hiện đồng
42
bộ, có hiệu quả với sự ra đời của khu công nghiệp Tân Bình (phường 15-16), cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hàng năm được duy tu, đầu tư và tôn tạo ở cả 20 phường, các khu dân cư được quy
hoạch khang trang, mạng lưới điện tháp sáng, đường giao thông liên tục cải tạo thông
thoáng sạch đẹp. Bên cạnh đó, hàng loạt biện pháp về xã hội nhằm chăm lo và phát triển sức
khỏe, thể lực của nhân dân trên địa bàn quận. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ
vững, hệ thống chính quyền được củng cố và cải tiến, việc thực hiện cải cách hành chính với
mô hình "một cửa, một dấu" đã và đang được áp dụng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tân Bình là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học khá lớn, trong khi đó
tốc độ đầu tư xây dựng mặc dù có gia tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát
triển của địa phương, sự thiếu thốn về hạ tầng xã hội như các công trình công cộng phục vụ
vui chơi giải trí, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước xuống cấp, trật tự, vệ sinh môi trường,
vệ sinh đô thị còn kém... vẫn còn là mối quan tâm lớn của quận.
Tóm lại, Tân Bình đất rộng, người đông, kinh tế xã hội có chiều hướng phát triển
mạnh. Nếu so sánh với các quận, huyện khác trong thành phố thì quận Tân Bình đang ẩn
chứa một tiềm năng lớn cho quá trình hình thành một không gian đô thị hiện đại và quan
trọng ở phía Tây thành phố Hồ Chí Minh.
• Một số nét về ngành Giáo dục Tân Bình
Những ngày đầu mới giải phóng, ngành giáo dục Tân Bình tiếp quản 105 trường trong
quận, phần lớn các trường đều không đạt quy cách của ngành giáo dục. Hệ phổ thông có
1238 giáo viên phần lớn không qua đào tạo cơ bản, với 55.346 học sinh cấp I và cấp II.
Tháng 12/1996 với sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 2 khoa VIII về định hướng
chiến lược giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa và nhiệm vụ đến
năm 2010. Nghị quyết của Đảng bộ Tân Bình lần thứ VIII nhiệm kỳ (2000-2005) đã khẳng
định: "Tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa trường lớp, thực hiện công bằng
trong giáo dục, ai cũng được học hành. Thực hiện tốt phong trào dạy tốt, học tốt, đảm bảo
chất lượng giáo dục toàn diện, đồng bộ trên các địa bàn. Phát triển đa dạng hóa trường lớp ở
các bậc học."
Những năm đầu sau giải phóng, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo theo một tiêu
chuẩn thống nhất. Một thời gian dài ngành giáo dục Tân Bình đã phân loại và thực hiện bồi
dưỡng cả kiến thức, trình độ chính trị lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Từng bước chuẩn hóa cho
43
đội ngũ giáo viên tiểu học với tổng số 894 người, trong đó trình độ cao đẳng là 120
người (chiếm tỷ lệ 13,2%), trình độ đại học là 483 người (chiếm tỷ lệ 53,2 %) và có trình độ
trên đại học là 3 người.
Sự quan tâm của lãnh đạo quận thể hiện rõ nét thông qua sự đầu tư ngân sách cho giáo
dục. Hằng năm, tổng chi ngân sách trên lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ trọng cao như bảng 2.1
Nhìn chung ngân sách tuyệt đối chi cho giáo dục tăng dần, tỷ trọng cũng tăng; tuy
nhiên trong hai năm 2000 và 2001 tỉ trọng giảm vì những năm này nguồn chi cho các lĩnh
vực khác cao, đến năm 2005 tỉ trọng tiếp tục tăng đáng kể.
2.1.2. Những thành tựu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo quận Tân Bình
Cùng các thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội của quận Tân Bình, ngành giáo dục
phấn đấu suốt 30 năm qua và đạt được những thành tích đáng tự hào; không những phát
triển nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn tăng về số lượng chất lượng hệ thống cán bộ
quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên.
Đến nay, sau khi tách quận, Tân Bình có 81 đơn vị trường học từ mầm non đến trung
học cơ sở, một Trung tâm giáo dục thường xuyên với 65.676 học sinh ở các bậc học. Năm
học 2005-2006, toàn ngành giáo dục quận Tân Bình có 32 trường tiểu học gồm 27 trường
công lập và 5 trường dân lập với 841 lớp và 29351 học sinh. Với hệ thống trường tiểu học
được phân bố đều khắp trên địa bàn các phường, đảm bảo bán kính phục vụ việc học tập của
NĂM TỔNG CHI NGÂN SÁCH
(đồng)
CHIẾM TỈ TRỌNG
Trong tổng chi ngân sách quận
1995 16.759.773.457 27,60 %
2000 41.085.202.831 25,24 %
2004 45.559.000.000 26,70 %
2005 57.657.910.000 29,82 %
Bảng 2.1 Đầu tư ngân sách cho giáo dục Tân Bình
(Nguồn : Ủy ban nhân dân quận Tân Bình)
44
học sinh từ 1km-3km. Năm học 2005-2006, toàn ngành huy động được 100% trẻ em 6 tuổi
vào lớp một, học sinh hoàn thành bậc tiểu học và vào lớp sáu đạt 100%.
Đến nay, bộ mặt giáo dục Tân Bình đã có nhiều chuyển biến và đổi mới tích cực cả về
cơ sở vật chất lẫn chất lượng dạy học. Chất lượng giáo dục đào tạo đại trà và mũi nhọn ngày
càng được nâng lên. Tân Bình đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1994, phổ cập
trung học cơ sở năm 1998 và tháng 6/2006 được thành phố công nhận hoàn thành phổ cập
trung học. Mặt bằng dân trí của quận tăng từ lớp 6,7 năm học/đầu người (1996) lên 7,82
năm học/đầu người (1999). So với thành phố, quận Tân Bình ở mức độ cao (thành phố là
6,08) [32, tr.18-19].
2.1.3. Những mặt còn hạn chế
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng so với yêu cầu phát triển giáo dục toàn thành
phố nhưng giáo dục quận Tân Bình còn bộc lộ những hạn chế, hơn 1/3 mặt bằng các trường
học còn chật hẹp, nhất là số trường thuộc diện cải tạo từ trường tư thục trước năm 1975; cơ
sở vật chất của nhiều trường xuống cấp, một số trường còn có nhiều phân hiệu ảnh hưởng
không ít đến việc đâu tư nâng cấp cũng như về mặt quản lý. Tỷ lệ diện tích/học sinh còn
thấp so với chuẩn quốc gia quy định chỉ đạt 2,02 m2/học sinh (chuẩn đối với tiểu học là
6m2/học sinh); sĩ số học sinh trong từng lớp còn cao, bình quân 43 học sinh/lớp đối với bậc
tiểu học; chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện và nâng chất lượng giáo dục đào
tạo.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của
địa phương. Nội dung giáo dục thực hiện chưa toàn diện, chưa sâu, công tác giáo dục thể
chất, thẩm mỹ còn thiếu nhiều điều kiện như về sân bãi, phương tiện cũng như cả về giáo
viên nên hiệu quả còn thấp. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, đặc biệt ở các bộ môn năng khiếu
như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục.
45
2.2. Thực trạng việc thực hiện chương trình dạy học ở các trường tiểu học thuộc
Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tiểu học trong năm
2.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý
• Về số lượng :
Trong những năm qua, Phòng Giáo dục Tân Bình luôn sắp xếp và bố trí đủ số lượng
cán bộ quản lý cho các trường tiểu học. Số cán bộ quản lý nữ chiếm 68,7%, nam chiếm
31,3%. Số cán bộ quản lý dưới 30 tuổi chỉ chiếm 6,0%. Số cán bộ quản lý là Đảng viên
chiếm 56,6%. Trình độ cán bộ quản lý luôn được ngành quan tâm bồi dưỡng nâng cao. Tuy
nhiên số cán bộ quản lý đạt trình độ Trung cấp chính trị còn thấp nên hiện nay ngành giáo
dục Tân Bình đang tập trung nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý. Dự
kiến phấn đấu đến năm 2008, số cán bộ quản lý đạt trình độ trung cấp chính trị là 100%.
• Về trình độ :
Tính đến tháng 6/2006, tổng số cán bộ quản lý các trường tiểu học bao gồm hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng là 83 người, tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo là 100%, trong đó:
+ Trình độ chuyên môn trên đại học : 03 người - đạt tỉ lệ 03,6%
+ Trình độ đại học : 65 người - đạt tỉ lệ 78,3%
+ Trình độ cao đẳng : 01 ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_13_5484287789_7851_1871629.pdf