3 TLỜI CÁM ƠN3 T.1
3 TMỤC LỤC3 T .2
3 TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3 T .4
3 TMỞ ĐẦU3 T.1
3 T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:3 T .1
3 T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:3 T.3
3 T3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3 T .3
3 T4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC3 T .3
3 T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3 T .3
3 T6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3 T.4
3 T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3 T .4
3 T8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN3 T.4
3 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT3 T.5
3 T1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề3 T .5
3 T1.2 Những khái niệm cơ bản3 T.7
3 T1.2.1 Quản lý3 T.7
3 T1.2.2. Quản lý giáo dục3 T.11
3 T1.2.3. Quản lý trường học3 T .13
3 T1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học:3 T.15
3 T1.2.5 Công tác quản lý của người HT trường tiểu học:3 T.16
3 T1.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc tiểu học3 T.20
3 T1.2.7 Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT trường tiểu học3 T .24
121 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc
Z Sz thứ
bậc
2.20 1.92 29 2.69 1.93 30 2.28 1.78 33
X =2,20; Y =1,93 và Z =1,78 và thứ bậc 29, 30 và 33 của HT, CBQL và GV dành cho
nội dung này cho thấy rằng việc quy định khai thác, sử dụng internet của HT tại trường chỉ
ở mức độ dưới trung bình, gần mức yếu.
Điều này chứng tỏ GV thiếu hẳn các quy định rất quan trọng trong việc sử dụng
internet để khai thác tài nguyên cho việc dạy học ngay tại trường và họ sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, gặp khó khăn trong việc cập nhật những
thông tin mới nhất.
Nhìn chung về việc xây dựng các quy định, HT chỉ thực hiện ở mức trung bình, không
thể hiện được chức năng quản lý của mình trong việc tạo tiền đề cho GV thực hiện ứng
dụng CNTT một cách có quy củ, khoa học. Xây dựng quy định không tốt sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến các khâu khác của quá trình quản lý.
2.2.2.3 Chỉ đạo – tổ chức thực hiện
HT với kế hoạch và những quy định đã xây dựng phải tiến hành chỉ đạo – tổ chức thực
hiện quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. CNTT là vấn đề còn khá mới mẻ đối với
GV, do đó việc lập tổ tư vấn về vấn đề tin học là rất cần thiết. Bảng 2.12 cho thấy kết quả
đánh giá của 3 đối tượng khảo sát về vấn đề này.
Bảng 2.12 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
lập tổ tư vấn có chức năng chuyên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
tin học và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
1.20 2.17 32 2.38 2.22 32 2.19 1.84 34
Với X =1,2, Y =2,38 và Z = 2,19 và thứ bậc lần lượt mà HT, CBQL và GV đánh giá
nội dung quản lý này là 32, 32 và 34, có thể thấy rằng, HT chưa thực hiện tốt việc tư vấn về
chuyên môn tin học. Soạn giáo án điện tử cần có phương pháp và cần có trình độ CNTT
nhất định. Nếu HT không làm tốt, thậm chí không hỗ trợ GV nâng cao trình độ tin học, tập
hợp được những người có kinh nghiệm hỗ trợ GV khác thì việc ứng dụng CNTT khó đạt
được hiệu quả mong muốn.
Bảng 2.13 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học
trên mạng internet và trang web của ngành giáo dục
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc
Y Sy thứ
bậc
Z Sz thứ
bậc
3.40 1.52 15 3.69 1.18 10 2.52 1.66 30
Xét đến việc chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học trên internet dựa vào kết quả của
bảng 2.13, HT, CBQL đã đánh giá nội dung quản lý này ở mức trung bình khá với X =3,4,
thứ bậc 15 và Y =3,69, thứ bậc 10. Trong khi đó, GV thì có ý kiến khác hơn khi đánh giá
công tác quản lý này của HT chỉ ở mức trung bình khi Z =2,52, thứ bậc 30, một thứ bậc
thấp trong cả 39 nội dung quản lý được khảo sát. Ngoài ra Sz=1,66, độ phân tán của GV cao
chứng tỏ GV có rất nhiều ý kiến trái ngược về nội dung quản lý này. Do đó, có thể nói HT,
CBQL đánh giá chưa chính xác về công tác quản lý của mình và việc chỉ đạo khai thác tài
nguyên dạy học chưa đạt được hiệu quả cao.
Tiếp theo, sử dụng email, blog, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm ứng dụng
CNTT vào dạy học là rất cần thiết. Kết quả khảo sát của nội dung quản lý này được thể hiện
trong bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá
về việc HT chỉ đạo việc sử dụng email , trang blog, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm
giảng dạy ứng dụng CNTT
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
2.80 0.84 22 3.08 0.95 27 2.56 1.55 29
Bảng 2.14 cho kết quả tương đối đồng đều về đánh giá của cả 3 đối tượng với X =2,8,
thứ bậc 22; Y =3,08, thứ bậc 27 và Z =2,56, thứ bậc 29. Qua đó, có thể nói rằng HT thực
hiện việc chỉ đạo email, blog và các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT ở mức
độ trung bình. Với Sz=1,55, GV có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Vì thế, hạn chế
của HT trong nội dung quản lý này là có thể nhận ra được.
Bảng 2.15 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng ứng dụng CNTT vào dạy học trong đó chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện
tử cho CBQL và GV
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
3.80 1.10 7 3.92 0.76 6 3.51 1.31 9
Dù chưa chỉ đạo tốt việc khai thác tài nguyên dạy học trên mạng cũng như chỉ đạo việc
sử dụng email, blog và các diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm, HT thực hiện tương đối tốt
việc tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là chú trọng kỹ
năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Bảng 2.17 với X =3,8; Y =3,92 và Z =3,51 thể
hiện nội dung quản lý này được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ tương đối khá.
Thứ bậc đánh giá của các đối tượng cũng tương đối giống nhau với thứ bậc 7, 6 và 9 lần
lượt của HT, CBQL và GV. Qua đó, có thể nói rằng HT đã có chú ý quan tâm đến việc bồi
dưỡng cho GV làm thế nào để soạn và sử dụng bài giảng điện tử, một điều rất cần thiết
trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, Sz=1,31 thể hiện độ phân tán ý kiến
trong GV còn cao, tức là vẫn còn GV chưa đồng tình hoàn toàn với việc HT thực hiện nội
dung quản lý này ở mức khá.
Để ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả rất cần phải học hỏi kinh nghiệm từ
những mô hình đã thành công trước đó. HT cần phải tổ chức cho GV tham quan các mô
hình đó để tự rút kinh nghiệm cho cả HT, lẫn GV trong quá trình học hỏi, tìm tòi để ứng
dụng thành công. Kết quả khảo sát nội dung quản lý này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.16 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT tổ chức tham quan, học tập các mô hình ứng dụng CNTT
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
0.80 1.79 36 1.46 1.98 36 1.17 1.69 38
Điểm trung bình của 3 đối tượng đánh giá về nội dung ở mức rất thấp X =0,8, Y =1,46
và Z =1,17, và thứ bậc gần như là thấp nhất với thứ bậc 36, 36 và 38 của HT, CBQL và GV.
Số liệu trên cho thấy rằng HT chưa tổ chức hoặc tổ chức rất kém việc học tập mô hình các
trường bạn đã ứng dụng thành công CNTT vào dạy học. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc
tìm kiếm những định hướng cho việc dạy học có ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhất là
đối với những trường chưa có một kế hoạch cụ thể cho việc ứng dụng CNTT. Hơn nữa, HT
cũng rất khó khăn trong việc đánh giá thực tế tình hình của đơn vị mình và GV sẽ không
nhận thức được mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của mình như thế nào.
Thiết bị dạy học và hệ thống internet đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng
CNTT, có thể nói đó là điều kiện cần của việc ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, thiết bị dạy học
và internet ở trường tiểu học có những hạn chế cần phải được phân bổ thời gian để sử dụng
hợp lý để mọi GV đều có thể sử dụng được. Đánh giá về việc bố trí thời gian, thời khóa biểu
để mọi người có thể sử dụng hiệu quả nhất thiết bị dạy học, cả 3 đối tượng khảo sát đã cho ý
kiến với kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.17 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tạo thời gian hợp lý, bố trí thời
khóa biểu hợp lý để CBQL, GV đều được sử dụng hệ thống thiết bị dạy học, hệ thống mạng của
nhà trường
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
3.60 1.34 9 3.31 1.44 20 2.99 1.58 22
Với kết quả X =3,6; Y =3,31 và Z =2,99, nội dung quản lý này của HT được đánh giá
ở mức trung bình khá. Đặc biệt ở GV, dù đánh giá ở mức trung bình nhưng với Sz=1,58
nhưng một độ lệch chuẩn cao thể hiện sự không tương đồng trong ý kiến của GV. Xét đến
thứ bậc chung thì sự chênh lệch trong đánh giá càng được nhận thấy rõ ràng hơn giữa thứ
bậc 9 của HT với 20 và 22 của CBQL và GV. Điều này chứng tỏ rằng có hạn chế nhất định
trong nội dung quản lý này của HT.
Trong chỉ đạo – tổ chức thực hiện, việc đưa ứng dụng CNTT thành một tiêu chí thi
đua là một trong những biện pháp mà HT có thể sử dụng để thúc đẩy, tạo động lực cho GV
ứng dụng CNTT vào dạy học một cách có hiệu quả. Kết quả của việc đánh giá nội dung
quản lý này được thể hiện trong bảng 2.18 dưới đây:
Bảg 2.18 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT đưa vào tiêu chí thi đua đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
0.80 1.79 36 2.08 2.10 33 2.29 2.02 32
Với số liệu X =0,8, đa số HT chưa thực hiện việc đưa ứng dụng CNTT thành một
tiêu chí thi đua. Dù có một số CBQL và GV cho rằng HT có thực hiện nội dung quản lý này
với mức độ còn yếu khi Y =2,08 và Z = 2,29 nhưng với độ lệch chuẩn Sy= 2,08 và Sz= 2,02
thì rõ ràng việc đa số HT tự đánh giá mình chưa thực hiện biện pháp quản lý này là hợp lý.
Thứ bậc rất thấp 36, 33 và 32 của HT, CBQL và GV khi đánh giá nội dung quản lý này
cũng thể hiện hạn chế trong việc tạo động lực, khuyến khích GV ứng dụng CNTT một cách
tích cực hơn.
GV thì phải ứng dụng CNTT vào dạy học, ngược lại HT cũng cần phải ứng dụng
CNTT vào quản lý. Đánh giá về việc HT ứng dụng CNTT vào quản lý, cả 3 đối tượng đã
đưa ra những kết quả tương đối khác nhau:
Bảng 2.19 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá
về việc HT ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc
Y Sy thứ
bậc
Z Sz thứ
bậc
4.20 0.45 2 3.85 1.28 8 3.42 1.43 12
Qua bảng 2.19, HT thì đánh giá mình đã ứng dụng CNTT vào quản lý ở mức độ tốt
với X =4,2, thứ bậc 2. Trong khi đó CBQL và GV thì cho rằng HT chỉ ứng dụng CNTT ở
mức độ khá với Y =3,85 và Z =3,42, thứ bậc 8 và 12. Tuy nhiên, với Sy=1,28 và Sz=1,43,
rõ ràng CBQL và GV cũng có sự không tương đồng trong khi đánh giá nội dung quản lý
này. Điều này cho thấy rằng HT cần phải thể hiện rõ những việc làm có ứng dụng CNTT
của mình để làm gương tốt hơn cho CBQL và GV, chứng tỏ mình là người đi đầu trong việc
tiếp cận công nghệ.
Một trong những nội dung quản lý quan trọng là HT phải tổ chức, phân công GV
nghiên cứu, biên soạn bài soạn điện tử. Kết quả của việc đánh giá nội dung này được thể
hiện ở bảng 2.20:
Bảng 2.20 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT tổ chức, phân công GV nghiên cứu, biên soạn bài soạn điện tử
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
2.80 1.79 22 3.62 1.45 11 3.32 1.44 17
Số liệu X =2,8; Y =3,62 và Z =3,22 cho thấy sự khác biệt trong đánh giá ở 3 đối
tượng. Đồng thời, độ lệch chuẩn Sx=2,8; Sy=1,45 và Sz=1,44 tương đối cao thể hiện sự
không tương đồng về ý kiến của mỗi đối tượng. Qua đó, có thể nhận thấy rằng HT vẫn cần
phải cải thiện nội dung quản lý này để tổ chức, phân công GV biên soạn bài soạn điện tử tốt
hơn.
Để ứng dụng triệt để CNTT vào dạy học, việc sử dụng thành thạo các phần mềm giảng
dạy đóng vai trò rất quan trọng. Phần mềm Microsoft Powerpoint hiện nay là phần mềm
được sử dụng phổ biến nhất. Dù vậy, hiện nay với nhiều phiên bản mới, GV vẫn còn lạ lẫm
vì họ vẫn quen với phiên bản cũ. Ngoài ra, hiện nay cũng có những phần mềm khác có xuất
xứ từ Việt Nam có nhiều tính năng. Chính vì vậy, HT cần phải tổ chức sưu tầm, khai thác
các phần mềm giảng dạy. Việc này được đánh giá trong bảng 2.21 dưới đây:
Bảng 2.21 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT tổ chức sưu tầm, khai thác các phần mềm giảng dạy
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
1.00 1.73 33 1.85 1.99 35 2.86 1.59 27
X =1, thứ bậc 33 cho thấy HT đã đánh giá rất thấp nội dung này. Ở CBQL thì điểm
trung bình Y =1,85, thứ bậc 35 có cao hơn nhưng vẫn ở mức độ yếu. Còn về phía GV,
Z =2,86 thể hiện mức đánh giá của họ cho hoạt động quản lý này ở mức độ TB nhưng cũng
với thứ bậc 27, một thứ bậc không cao. Qua đó, có thể thấy rằng chất lượng của việc ứng
dụng CNTT sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều khi mà công cụ quan trọng đóng vai trò quyết định
trong CNTT là phần mềm phục vụ cho giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 2.22 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT quản lý kế hoạch thực hiện giờ dạy có ứng dụng CNTT
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
3.80 1.30 7 3.54 1.51 15 3.21 1.64 19
Để GV thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học thường xuyên và có hiệu quả, việc
quản lý kế hoạch thực hiện giờ dạy có ứng dụng CNTT là một điều rất đáng quan tâm của
HT. Với kết quả trên bảng 2.25, X =3,8 và thứ bậc 7 thể hiện sự tự đánh giá của HT là bản
thân HT đã quản lý kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT ở mức khá. Không có sự khác biệt
trong đánh giá của CBQL và GV khi Y = 3,54 và Z =1,64, nếu có chỉ là sự khác biệt là thứ
bậc khi thứ bậc của HT là 7 và của CBQL và GV lại là 15 và 19. Bên cạnh đó, Sx=1,3,
Sy=1,51 và Sz=1,64 tương đối cao thể hiện sự không tương đồng trong đánh giá. Do đó dù
được đánh giá rằng HT thực hiện nội dung quản lý này ở mức khá nhưng vẫn còn vấn đề bất
cập HT cần lưu tâm khi quản lý giờ dạy có ứng dụng CNTT của GV.
Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của GV và tuyển chọn được nhân tài, việc tổ chức các
hội thi thiết kế bài soạn điện tử trong nhà trường là một hoạt động rất cần thiết. Công tác tổ
chức của HT được đánh giá trong bảng 2.23:
Bảng 2.23 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT tổ chức các hội thi thiết kế bài soạn điện tử
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc
Y Sy thứ
bậc
Z Sz thứ
bậc
4.40 0.55 1 4.15 0.80 3 3.99 1.18 3
Giá trị trung bình cao trong bảng 2.23 X =4,4; Y =4.,5 và Z =3,99 tương ứng là thứ
bậc cao lần lượt là 1, 3 và 3 thể hiện HT đã tổ chức khá tốt các hội thi. Độ lệch chuẩn nhỏ
hơn 1, trừ Sz=1,13 cho thấy có nhiều ý kiến tương đồng trong đánh giá. Điều này chứng tỏ
đây là nội dung quản lý HT cần phải phát huy hơn nữa trong việc đẩy mạnh các hoạt động
ứng dụng CNTT vào dạy học của GV.
Dạy học có ứng dụng CNTT rất cần những phương pháp dạy học phù hợp. Việc tổ
chức các chuyên đề trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với việc ứng dụng
CNTT rất cần thiết đối với GV, góp phần định hướng cho họ có cái nhìn đúng đắn về dạy
học có sử dụng công nghệ. Kết quả khảo sát của nội dung quản lý này được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.24 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tổ chức chuyên đề ở các tổ khối về
đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng có sử dụng CNTT
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
3.00 1.87 19 3.46 1.39 17 3.18 1.71 20
Với X =3, Y =3,46 và Z = 3,18 và thứ bậc lần lượt là 19, 17 và 20 của HT, CBQL và
GV, việc tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng CNTT của
HT được đánh giá ở mức trên trung bình. Nếu xét đến độ lệch chuẩn Sx=1,87; Sy=1,39 và
Sz=1,71 thì điều dễ dàng nhận ra là sự phân tán ý kiến của cả 3 đối tượng rất cao. Qua đó,
có thể nhận định rằng HT đã quan tâm đến việc thực hiện nôi dung quản lý này nhưng mức
độ hiệu quả trong tổ chức là chưa cao, chưa mang đến những điều thiết thực để GV có thể
ứng dụng trong thực tế dạy học.
Để cả trường đồng lòng, cùng một mục tiêu áp dụng những điều mới mẻ vào dạy học,
vai trò của HT trong việc phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường vận động GV ứng
dụng CNTT vào dạy học là rất quan trọng. Bảng 2.25 dưới đây thể hiện kết quả đánh giá
của 3 đối tượng cho công tác quản lý này:
Bảng 2.25 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT phối hợp với các đoàn thể trong
nhà trường vận động GV tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
3.40 1.14 15 3.62 1.04 11 3.47 1.41 10
Một lần nữa, số liệu X =3,4, Y =3,62 và Z =3,47 đều ở mức trung bình khá, thể hiện
HT đã thực hiện công tác này ở mức độ tương đối. Với Sz=1,41 là độ lệch chuẩn cao nhất
trong 3 đối tượng, cho thấy ý kiến của GV đối với việc phối hợp với các đoàn thể trong nhà
trường còn có sự không tương đồng. Tuy nhiên, thứ bậc 10 lại cho thấy GV đánh giá mặt
quản lý này của HT cao hơn so với cách đánh giá của chính HT ở thứ bậc 10 và CBQL ở
thứ bậc 11. Qua đó, HT cần phải đẩy mạnh công tác này hơn nữa vì bước đầu đã đạt được
hiệu quả trong việc vận động GV ứng dụng CNTT thông qua các đoàn thể trong nhà trường.
Nhận định chung về bước chỉ đạo – tổ chức thực hiện của HT trong quản lý việc ứng
dụng CNTT vào dạy học, có thể thấy rằng HT đã có những cố gắng thực hiện việc chỉ đạo
và tổ chức tương đối khá. Tuy nhiên, những hạn chế của HT vẫn có thể được nhận ra ở từng
mặt của các nội dung . So về thứ bậc của tất cả các nội dung quản lý thì ở bước này có nhiều
nội dung được cả 3 đối tượng đánh giá ở thứ bậc thấp hơn các bước khác. Chỉ đạo – tổ chức
thực hiện quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học là bước đi vào thực tế quản lý do đó có
nhiều ý kiến trái chiều trong việc nhận xét đánh giá HT khi thực hiện công tác này. Nhưng
HT cũng cần phải lưu ý để khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học.
2.2.2.4 Xây dựng các điều kiện hỗ trợ
Để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, ngoài việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện, xây dựng các điều kiện hỗ trợ như các chính sách, cơ sở vật chất và thiết bị
là điều mà HT cần phải quan tâm hàng đầu.
Đầu tiên, ứng dụng CNTT cần được HT khuyến khích thông qua việc xây dựng chính
sách khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng
2.26:
Bảng 2.26 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá
về việc HT xây dựng chính sách, chế độ hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học
Nội dung
HT CBQL GV
X Sx
thứ
bậc Y Sy
thứ
bậc Z Sz
thứ
bậc
Khuyến khích GV
ứng dụng CNTT vào
dạy học
2.60 2.19 26 3.15 1.63 26 3.03 1.65 21
Khuyến khích CBQL,
GV học tập nâng cao
trình độ tin học
2.80 2.05 22 3.31 1.55 20 3.33 1.60 16
Khen thưởn CBQL,
GV thực hiện tốt việc
ứng dụng CNTT vào
dạy học
1.00 2.24 33 1.31 2.10 38 2.13 2.10 35
Điểm trung bình của việc xây dựng chính sách khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào
dạy học ( X =2,6; Y =3,15 và Z =3,03) cho thấy HT chỉ thực hiện nội dung quản lý này ở
mức trung bình. Độ lệch chuẩn rất cao Sx=2,19; Sy=2,63 và Sz=1,65 cũng cho thấy sự
không tương đồng trong đánh giá. Qua đó chứng tỏ rằng, HT vẫn còn hạn chế trong việc
xây dựng các chính sách khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào dạy học. Khi không có các
chính sách phù hợp để thúc đẩy GV học hỏi, sử dụng CNTT vào dạy học thì khó có khả
năng nâng cao số lượng GV ứng dụng CNTT và cả chất lượng của việc dạy học với CNTT.
Trình độ tin học là một rào cản ngăn GV đến với việc dạy học theo hướng hiện đại.
Học tập, nâng cao trình độ tin học là một điều cần thiết. Tuy nhiên, để tạo động lực, HT cần
phải có chính sách khuyến khích học tập, nâng cao trình độ tin học. Điểm trung bình
X =2,8; Y =3,31 và Z = 3,33 cho thấy kết quả cả 3 đối tượng cho rằng HT thực hiện nội
dung này ở mức trên trung bình. Độ lệch chuẩn một lần nữa ở cả 3 đối tượng vẫn ở mức cao
khi mà Sx=2,05; Sy=1,55 và Sz=1,6 thể hiện sự phân tán cao trong ý kiến đánh giá. Điều
này có nghĩa là có đơn vị HT đã thực hiện tốt việc động viên CBQL, GV học tập nâng cao
trình độ tin học, nhưng ở một số đơn vị khác thì HT chưa hoặc làm không tốt việc này.
Không làm tốt nội dung quản lý này tác động không nhỏ đến chất lượng của các tiết học có
sử dụng CNTT khi mà trình độ tin học GV không được nâng cao.
Động viên, khen thưởng CBQL, GV là việc làm thiết thực nhất để họ không ngừng cố
gắng nhất là trong lĩnh vực không dễ dàng như là CNTT. Điều bất ngờ về nội dung quản lý
này được thể hiện Có thể thấy X =1; Y =1,31 và Z =2,13 cùng với độ lệch chuẩn rất cao
Sx=2,24; Sy=2,1 và Sz=2,1 thể hiện rằng HT chưa thực hiện tốt việc khen thưởng nếu
không nói là chỉ thực hiện ở mức yếu. Thứ bậc 33, 38 và 35 là các thứ bậc ở trong nhóm
thấp nhất khi HT, CBQL và GV đánh giá về chế độ khen thưởng cho những người thực hiện
tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Qua trên, HT cần phải lưu ý hơn nữa đến việc có một
chế độ khen thưởng thích hợp cho những người tiên phong trong lĩnh vực mới mẻ này vì
không phải ai cũng có thể ứng dụng CNTT một cách dễ dàng được.
Thiết bị, đặc biệt là máy tính là không thể thiếu trong dạy học có ứng dụng CNTT vì
GV thông qua việc thiết kế bài soạn điện tử mới hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh
đó, xây dựng một mạng internet ADSL ổn định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học. Việc tạo điều kiện hỗ trợ bằng các trang
thiết bị và thiết lập hệ thống mạng được đánh giá như sau qua bảng 2.27:
Bảng 2.27 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT trang bị máy vi tính cho các phòng
học, thư viện nhà trường
Nội dung
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
Trang bị máy vi tính cho
các phòng học, thư viện
nhà trường
3.60 0.89 9 3.85 0.80 8 2.99 1.52 22
Mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho việc dạy
học có ứng dụng CNTT
3.40 1.34 15 3.62 1.12 11 3.84 1.16 8
Kết nối mạng internet
ADSL trong nhà trường 4.00 1.41 4 4.31 0.95 2 3.94 1.44 4
Đối với việc trang bị máy tính cho các phòng học, thư viện, điểm trung bình X =3,6;
Y =3,85 cho thấy HT, CBQL thì đánh giá cao việc trang bị máy tính trong nhà trường khi
cho rằng nội dung quản lý này ở gần mức độ khá. Trong khi đó với Z =2,99 và Sz=1,22 thì
GV đánh giá nội dung quản lý này ở mức thấp hơn và cũng thể hiện nhiều ý kiến tương
phản. Thứ bậc 8,9 của HT và CBQL và thứ bậc 22 của GV cho thấy một ý nghĩa tương tự so
với điểm trung bình. Qua đó, thấy rằng HT đã cho rằng mình trang bị tương đối đầy đủ máy
tính cho GV sử dụng trong nhà trường, tuy nhiên, một số GV vẫn chưa hài lòng về số lượng
cũng như chất lượng máy tính hiện có trong nhà trường, phần nào gây khó khăn cho họ
trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học.
Dạy học có ứng dụng CNTT trên lớp cần có những thiết bị đặc biệt khác ngoài máy
tính. Dù là theo xu hướng mới nào, sử dụng máy chiếu hay ti vi LCD, thì HT cũng cần phải
chú ý đến việc mua những thiết bị phù hợp. Có thể nói qua số liệu điểm trung bình X , Y và
Z xoay quanh mức 3,5, HT đã thực hiện nội dung quản lý này ở mức trung bình khá. Tuy
rằng độ lệch chuẩn đều lớn hơn 1, nhưng nhìn chung HT đã quan tâm đến việc tạo điều kiện
không thể thiếu cho GV thể hiện thiết kế của mình trên lớp. Điều đáng ghi nhận là GV đã
đánh giá cao việc trang bị các thiết bị phục vụ dạy học có ứng dụng CNTT với Z =3,84 và
thứ bậc 8. Có thể nói, đây là nội dung mà HT cần phải phát huy hơn nữa.
Internet là một công cụ hữu ích cho GV thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh
hữu ích cho dạy học. Kết nối mạng internet trong nhà trường là một trong những điều kiện
tiên quyết đối với việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung. Với X =4; Y =4,31 và
Z =3,94 và thứ bậc rất cao lần lượt là 4, 2 và 4, đánh giá của 3 đối tượng đối với việc kết nối
internet trong nhà trường là ở mức khá. Dù độ lệch chuẩn Sx và Sz lớn hơn 1, tức là ý kiến
của các đối tượng còn có mức độ phân tán cao nhưng nhìn chung HT đã thực hiện nội dung
quản lý này tốt phù hợp với yêu cầu hiện tại của việc dạy học.
Điều kiện lớp học ở các trường tiểu học còn hạn chế, không phải dễ dàng trang bị các
thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy học có sử dụng CNTT. Do đó xây dựng một phòng
học đa phương tiện với đầy đủ các thiết bị phù hợp cho việc dạy học có ứng dụng CNTT để
GV luân phiên sử dụng là rất cần thiết. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.28:
Bảng 2.28 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá
về việc HT xây dựng phòng học đa phương tiện
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
1.00 2.24 33 1.46 2.30 36 1.51 2.03 37
Qua bảng trên, có thể thấy rằng đây một trong những nội dung được đánh giá thấp
nhất. X =1; Y =1,45 và Z =1,51, thứ bậc lần lượt là 33, 36 và 37 kết hợp với độ lệch chuẩn
lớn hơn 2 thể hiện rằng HT chưa thực sự thực hiện tốt nội dung này nếu không nói là có đơn
vị HT vẫn chưa nghĩ đến phương án xây dựng phòng học đa phương tiện. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học của GV khi không có những
điều kiện hỗ trợ thích hợp.
Một điều kiện hỗ trợ khác cũng cần phải nhắc đến đó là việc nhà trường cần có một
trang web (hoặc blog). Đó là sẽ là nơi đăng tải những thông tin hoạt động và hình ảnh của
nhà trường, đồng thời cũng là nơi chia sẻ trực tuyến các tài nguyên dạy học dành cho GV
trong và ngoài nhà trường. Nhận định về việc xây dựng trang web cho nhà trường, 3 đối
tượng đã đánh giá trong bảng 2.29 dưới đây:
Bảng 2.29 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT xây dựng trang web (hoặc blog) cho nhà trường
HT CBQL GV
X Sx thứ bậc Y
Sy thứ
bậc Z
Sz thứ
bậc
2.00 2.00 31 2.54 1.94 31 2.43 2.23 31
Với X =2; Y =2,54 và Z =2,43 cùng với thứ bậc 31 ở cả 3 đối tượng, HT thực hiện
việc xây dựng trang web cho nhà trường còn ở mức dưới trung bình. Thực tế Phòng Giáo
dục quận 11 đều cung cấp mỗi trường trong quận 11 một tài khoản của quận để đăng tải
thông tin trên mạng giáo dục của phòng. Tuy nhiên, việc đó thực sự chưa có hiệu quả vì
trang web chung của phòng giáo dục là không dễ truy cập và tiếp cận. Độ lệch chuẩn trên
thể hiện sự không tương đồng ý kiến cũng có thể dẫn đến trường hợp có đối tượng cho rằng
việc xây dựng trang web của HT là ở mức kém thậm chí là chưa thực hiện. Qua đó, hạn chế
của nội dung quản lý này của HT là điều rất đáng lưu ý, cần có bi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5902.pdf