Luận văn Thực trạng thờ cúng mẫu Âu cơ của người dân xã Hiền lương - Hạ hòa - Phú Thọ

PHẦN MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài . 5

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 7

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 16

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 17

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu . 18

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 18

7. Phương pháp nghiên cứu . 19

8. Khung phân tích. 22

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 23

1.1. Khái niệm công cụ . 23

1.1.1. Tín ngưỡng . 23

1.1.2. Thờ Mẫu . 25

1.1.3. Hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ . 28

1.1.4. Tính thiêng. 30

1.1.5. Giá trị . 31

1.1.6. Định hướng giá trị. 32

1.2. Lý thuyết áp dụng . 33

1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý . 33

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội . 34

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 35

1.3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội xã Hiền Lương . 35

1.3.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm của Đền Mẫu Âu Cơ . 36

pdf20 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng thờ cúng mẫu Âu cơ của người dân xã Hiền lương - Hạ hòa - Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................... 51 3.1. Thời điểm đi lễ đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng ....................... 51 3.2. Mục đích đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân ............................................. 56 3.3. Sự tham gia các hoạt động tại đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân ......................... 60 3.4. Hành vi dâng hƣơng tại các địa điểm trong đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân .... 68 3.5. Sự chuẩn bị đồ lễ khi đến dâng hƣơng tại đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân ..... 73 3.6. Các yếu tố cá nhân ảnh hƣởng tới nhận thức và hoạt động thờ cúng Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng .............................................................. 76 3.6.1. Một số yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới hiểu biết của người dân về đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 76 3.6.2. Một số yếu tố cá nhân tác động tới thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân ........................................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 86 1. Kết luận .............................................................................................................. 86 2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 95 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1: Cơ cấu mẫu khảo sát tại đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ ..................... 20 Bảng 2.1: Sự khác biệt về giới tính trong đánh giá về tính thiêng của đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 47 Bảng 3.1: Các hoạt động ngƣời dân có lựa chọn tham gia khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ theo tƣơng quan giữa nam và nữ .................................................... 62 Bảng 3.2: Một số yếu tố cá nhân ảnh hƣởng tới hiểu biết của ngƣời dân về đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 77 Bảng 3.3: Một số yếu tố cá nhân tác động tới thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân ............................................................................................................ 81 4 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Hiểu biết của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng về thời điểm xây dựng đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 40 Biểu đồ 3.1: Các dịp ngƣời dân xã Hiền Lƣơng thƣờng đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 51 Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt giới trong thời gian ngƣời dân đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.3: Mục đích đi lễ trong dịp gần đây nhất của ngƣời dân .......................... 57 Biểu đồ 3.4: Các địa điểm ngƣời dân ghé thăm, thắp hƣơng khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ ......................................................................................................... 71 Biểu đồ 3.5: Sự chuẩn bị đồ lễ gắn với mục đích khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân ............................................................................................................ 74 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt, thờ Mẫu là một trong các hình thức mang những nét đặc trƣng văn hóa, thể hiện lối sống của con ngƣời Việt Nam. Tín ngƣỡng thờ Mẫu mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng của tín ngƣỡng dân gian mà không theo một quy luật định sẵn nào. Tín ngƣỡng thờ Mẫu đƣợc bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của ngƣời dân, để lại những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức cộng đồng rất đặc sắc trên nhiều phƣơng diện. Trong đó, tín ngƣỡng này hƣớng tới một thế giới đề cao, tôn vinh những giá trị của ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của loài ngƣời. Ở Việt Nam hình ảnh ngƣời phụ nữ luôn đƣợc coi trọng. Sự coi trọng đó đƣợc thể hiện qua tín ngƣỡng thờ Mẫu nhằm ca ngợi các vị nữ thần có công lao với đất nƣớc, ban phát sự may mắn, hi vọng và trừ ma quỷ, những vị nữ thần gắn với các hiện tƣợng tự nhiên, vũ trụ đƣợc ngƣời đời tôn vinh là các chức năng sáng tạo ra muôn loài và mang sự sống đến cho con ngƣời nhƣ: Trời, đất, sông nƣớc. Nguồn gốc lịch sử của tín ngƣỡng thờ Mẫu không đƣợc ghi chép rõ ràng trong sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về ngƣời phụ nữ. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi ngƣời Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu đƣợc mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những ngƣời phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò ngƣời bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này đƣợc kính trọng, tôn thờ và cuối cùng đƣợc thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu. 6 Tín ngƣỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại. Với những giá trị văn hóa đặc sắc đƣợc ghi lại trong nhiều công trình tôn giáo, tín ngƣỡng, các nghi thức, lễ hội tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã để lại những dấu ấn, giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Thờ mẫu từ bao đời nay đã trở thành mỹ tục thấm đậm nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Việt. Lễ hội đền Quốc mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa đƣợc coi là khởi thủy của mỹ tục này. Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ đƣợc xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Tƣơng truyền là nơi mẹ Âu Cơ bay về trời. Xuất xứ của tục thờ Mẫu Âu Cơ từ truyền thuyết trăm trứng, trăm con mà mẹ Âu Cơ - ngƣời mẹ của dân tộc Việt Nam. Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hóa đặc biệt, là biểu tƣợng của tinh thần yêu nƣớc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Hình tƣợng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nƣớc Việt trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tƣợng bất hủ trong tƣ tƣởng tình cảm và tâm trí của các thế hệ ngƣời Việt Nam. Nhắc nhở mỗi ngƣời dân Việt Nam dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ đã để lại dải lụa đào rồi bay về trời. Hình ảnh ngƣời mẹ nhân từ của dân tộc vừa nhắc nhở mỗi chúng ta luôn khắc ghi đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cƣờng để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất tổ tiên truyền lại. Không chỉ vậy, thờ Mẫu Âu Cơ còn là một hiện tƣợng mang tính phổ biến không chỉ ở xã Hiền Lƣơng mà còn ở nhiều vùng khác trên khắp đất nƣớc Việt Nam. Những năm gần đây, hoạt động thờ Mẫu nói chung và thờ cúng Mẫu Âu Cơ nói riêng là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm. Sự phát triển của khu di tích đền Mẫu Âu Cơ chứng tỏ sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đối với đời sống tín ngƣỡng tâm linh tại cộng đồng bản địa. Tuy nhiên, ta cũng nhìn 7 thấy tính hai mặt trong cùng một vấn đề của tín ngƣỡng này. Đứng trên góc độ của ngƣời nghiên cứu xã hội học, tôi mong muốn làm rõ thực trạng, những biến đổi của tín ngƣỡng thờ Mẫu Âu Cơ từ xƣa đến nay. Điều đó vừa thể hiện những giá trị tôn giáo tốt đẹp, mặt khác cũng xem xét những mặt trái mà cộng đồng ngƣời dân nơi đây tạo ra trong qua trình thực hiện tín ngƣỡng thờ Mẫu Âu Cơ. Có thể nói, mỗi nơi thờ Mẫu đều để lại những dấu ấn riêng mang đậm tính bản địa. Đặc biệt những địa điểm thờ Mẫu nổi tiếng ở khu vực Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang đều có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về những giá trị cũng nhƣ thực trạng của tín ngƣỡng thờ Mẫu tại khu vực đó. Tuy nhiên, tại đền Mẫu Âu Cơ đến giờ vẫn có rất ít những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu ở khu vực này. Đa phần các bài viết trên báo chí chỉ nhắc đến hoặc khái quát đôi nét nhất về truyền thuyết, nhân vật Mẹ Âu Cơ. Chính vì thế, trong luận văn “ Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương - Hạ Hòa - Phú Thọ” của mình, tôi sẽ đƣa ra những nét khái quát nhất về hoạt động thờ cúng Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Thông qua thực trạng các hoạt động, các hình thức thờ cúng, tần suất tham gia các hoạt động nghi lễ, thờ cúng của ngƣời dân nơi đây. Cùng với đó, tôi xin đƣa ra những ý kiến đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị tôn giáo tín ngƣỡng tốt đẹp. Góp phần làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu sau về tín ngƣỡng thờ Mẫu Âu Cơ. Đó là những động lực thúc đẩy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương - Hạ Hòa - Phú Thọ”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, nghiên cứu về tôn giáo đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều góc độ nhƣ tôn giáo học, triết học, lịch sử, nhân học, tâm lý học và cả xã hội học. Trong các chủ đề nghiên cứu về tôn giáo, những năm gần đây, việc nghiên cứu về tín ngƣỡng 8 bản địa đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu về Đạo Mẫu ở Việt Nam đầu tiên cần kể đến những đóng góp nổi bật của nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong việc nghiên cứu và tổ chức các nghiên cứu về Đạo Mẫu trong suốt thời gian qua. Bộ sách Đạo mẫu Việt Nam của ông đƣợc tái bản nhiều lần và đem lại góc nhìn tổng thể về Đạo Mẫu ở Việt Nam. Một số các nhà nghiên cứu khác đã có những nghiên cứu cụ thể về tín ngƣỡng thờ Mẫu ở một số địa phƣơng. Bùi Văn Tam (2004) đã có nghiên cứu về tín ngƣỡng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy - Nam Định; tác giả Hồ Đức Thọ và Phạm Văn Giao (2010) với công trình giới thiệu các nơi thờ tự tiêu biểu trong nƣớc và lễ thức hầu bóng trong tục thờ Mẫu. Từ năm 2009 đến nay nhiều hội thảo khoa học về tục thờ Mẫu đã đƣợc tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu nhằm làm rõ thêm sự tích thờ Mẫu ở các địa phƣơng cụ thể. Chẳng hạn nhƣ các hội thảo do Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tổ chức gồm: “Lễ hội đền Cờn và tục thờ tứ vị nương nương” tổ chức ở Quỳnh Lƣu Nghệ An vào đầu năm 2009; hội thảo “Phủ Quảng cung Vỉ Nhuế trong tục thờ Mẫu Việt Nam” tại xã Yên Đồng (Ý Yên, Nam Định) vào tháng 11 năm 2009; hội thảo “Quốc Mẫu Tây Thiên trong tục thờ Mẫu Việt Nam” tổ chức vào tháng 3 năm 2010 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Khi nghiên cứu về đạo Mẫu ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, có khá nhiều bài viết, nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo Vũ Ngọc Khánh: “Tính từ thế kỷ XVII đến nay (không kể đến những ý kiến viện dẫn hoặc phân tích trên các sách báo và các thần tích lƣu tại các địa phƣơng và các phủ điện thờ) sơ bộ đã có 25 công trình với ba ngôn ngữ (Hán nôm, Việt, Pháp) viết về Chúa Liễu - Mẫu Liễu Hạnh gồm: Sách Hán Nôm (Vân Cát Lê gia ngọc phả; Truyền kỳ tân phả; Vân Cát thần nữ cổ lục ), sách Quốc ngữ và chữ Pháp (Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính; Truyện thần nữ Vân Cát của Thiên Đình hay Nam Phong 1930; Sự tích Liễu Hạnh công 9 chúa của Trọng Hối 1959; Leculte des immortels Nguyễn Văn Huyên 1944). Các nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì: “Lê Gia ngọc phả” vẫn là tài liệu trƣớc nhất ghi chép về Liễu Hạnh. Và có thể khẳng định là Đoàn Thị Điểm đã dựa vào truyền thuyết dân gian để sáng tạo, hƣ cấu nhiều hơn” [41]. Trong bài viết “Tín ngưỡng Mẫu Liễu nhìn từ góc độ văn hóa học” (2012) tác giả Đặng Thế Đại đã đặt câu hỏi: Hầu hết các nữ thần Việt Nam đều là có công lao lớn với dân tộc và nhân dân. Đó là mẹ Âu Cơ - ngƣời mẹ chung của dân tộc, là các nữ thần tổ nghề dạy dân trồng cây, dệt vải, nuôi tằm Khác với họ Mẫu Liễu chỉ là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Nhƣng vì sao Mẫu Liễu lại trở thành vị nữ thần đƣợc thờ phụng nhiều nhất, phổ biến nhất, đƣợc tôn vinh là Mẫu nghi thiên hạ. Tác giả đã đƣa ra câu trả lời vì ở Mẫu Liễu có những phẩm chất của một ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Chính vì vậy, Mẫu Liễu trở thành vị nữ thần đậm tính ngƣời nhất và gần gũi với ngƣời nhất. Sau khi miền Nam đƣợc giải phóng (1975) cả nƣớc đƣợc thống nhất, các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện tập trung nghiên cứu nhiều hơn, các loại hình văn hóa tín ngƣỡng cũng đƣợc nghiên cứu một cách đa dạng, phong phú và cụ thể hơn. Chúng ta biết rằng, tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngƣỡng có từ rất lâu. Nó là một tín ngƣỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc và là một hình thức tôn vinh ngƣời phụ nữ làm Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vƣơng Mẫu. Vũ Ngọc Khánh, tác giả của cuốn sách “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam ” (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2001), tác giả có viết về các tín ngƣỡng dân gian Việt Nam hiện nay, trong đó có cả tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín ngƣỡng Tam phủ - Tứ phủ. Nhƣng không nghiên cứu sâu từng loại hình tín ngƣỡng mà chỉ nêu khái quát từng loại hình tín ngƣỡng dân gian mà thôi. Nhƣ cuốn “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam ”, tác giả Lê Quang Trứ (2000) có viết về tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣng còn sơ sài, tác giả mới chỉ dừng lại ở 10 giới thiệu dàn đều bốn loại hình tín ngƣỡng chủ yếu tại Việt Nam chứ chƣa đi sâu cụ thể. Có nhiều quan điểm khác nhau về thờ Mẫu. Có quan điểm cho rằng thờ Mẫu đã trở thành một tôn giáo sơ khai, nhƣng lại có những quan điểm không đồng tình, chỉ khẳng định thờ Mẫu là một tín ngƣỡng dân gian Điều này càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. Trong tác phẩm “Đạo Mẫu ở Việt Nam” năm 1996 hay cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” năm 2004 của tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên). Ở đây, tác giả đã đƣa ra những luận chứng khẳng định tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu. Bài viết “Sơ lược về bước đi của Đạo Mẫu trong lịch sử Việt Nam” của tác giả Trần Lâm Biền chỉ ra Đạo Mẫu không cố định về hệ thần linh, mà theo những mốc phát triển lớn của lịch sử dân tộc để biến đổi theo. Quá trình phát triển của Đạo Mẫu gắn liền và phản ánh về một khía cạnh nào đó của bƣớc đi lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực thờ cúng, vì là tín ngƣỡng dân gian nên thần điện cũng rất đa dạng, tùy nơi, tùy lúc mà có thể khác nhau. Cuốn sách “ Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ” của tác giả Mai Thanh Hải xuất bản năm 2005, tác giả đƣa ra quan điểm thờ Mẫu ở Việt Nam có cội nguồn bản địa và thờ Mẫu bắt nguồn từ triết lý nhân sinh, nhƣ một sự khẳng định nguồn gốc của Đạo Mẫu ở nƣớc ta. Cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu ” của Đặng Văn Lung (2004), tác giả đã rất tâm huyết với vấn đề “Mẫu ” nên đƣa ra rất nhiều các tƣ liệu về các “Mẫu” nhƣng lại viết dƣới góc độ văn hóa, văn học và lịch sử chứ chƣa xét dƣới góc độ tín ngƣỡng và tôn giáo. Trong cuốn sách “Các vị nữ thần Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc có giới thiệu 75 vị nữ thần tiêu biểu của nƣớc ta. Tuy nhiên còn khá nhiều các vị nữ thần chƣa đƣợc đề cập đến. Trong đó, tác giả nhắc tới Mẫu Âu Cơ ngoài là biểu tƣợng cho đất nƣớc, là Mẫu của dân tộc Việt thì còn là tổ sƣ nghề lúa nƣớc. 11 Đối với những ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc thì đất, nƣớc và cây lúa đƣợc coi là biểu tƣợng mang tính thiêng liêng và các vị thần đó đều mang nữ tính: Mẹ Đất, Mẹ Nƣớc, Mẹ Lửa, Mẹ Lúa. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Mẫu trong tôn giáo tín ngƣỡng ngƣời Việt. Văn hóa thờ nữ thần thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ở chỗ, nó là hiện tƣợng văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh ngừơi Việt, tức là có sự hiện diện ở mọi vùng miền của đất nƣớc (từ Bắc - Trung - Nam, cả miền đồng bằng lẫn miền núi), đƣợc mọi tầng lớp cƣ dân trong xã hội, không kể sang hèn, địa vị xã hội, tin theo và tôn kính. Ở miền Bắc, ta có thể tìm thấy điện thờ mẫu ở trong hầu hết kiến trúc cấu thành của các ngôi chùa. Đó là tính chất phổ biến và sự lan tỏa của nó trong đời sống xã hội. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh thì “Trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, có tới 17 vị là tiên nữ, trong số hàng ngàn di tích đƣợc giới thiệu đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh Phủ Giày thờ Mẫu Liễu, ngƣời ta cũng tìm thấy hơn 20 đền, miếu thờ các nữ thần” [20]. Xin dẫn ra đây một số đền mẫu điển hình để thấy rõ sự phân bố rộng khắp và ảnh hƣởng sâu rộng của văn hóa thờ nữ thần ở nƣớc ta: Quốc Mẫu Âu Cơ, đền Hạ Hòa, Hiền Lƣơng, Phú Thọ; Mẫu Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Mẫu Liễu Hạnh, Phủ Giày, Nam Định và Phủ Tây Hồ, Hà Nội; Mẫu Thiên Yana, điện Hòn Chén, Huế; bà Ponagar, Tháp Bà, Nha Trang; Bà Chúa Xứ, miếu Bà Chúa Xứ, An Giang; Bà Đen/ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện Bà trên núi Bà Đen, Tây Ninh ... Nhƣ vậy, trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều phụ nữ đã trở thành các thần - nữ thần, trong đó có các vị đƣợc tôn vinh là Mẫu, Thánh mẫu, đạo của dân gian, của dân tộc là đạo Mẫu. Ngƣời Việt đến với tín ngƣỡng thờ Mẫu luôn với mong muốn đƣợc Mẫu che chở, bao bọc và phù hộ cho họ gặp đƣợc nhiều điều may mắn, giúp họ hiện thực hóa đƣợc những mong ƣớc của mình trong cuộc sống - giống nhƣ ngƣời mẹ luôn quan tâm, lo lắng và theo sát, giúp đỡ những đứa con của 12 mình vậy. Năm 2005, cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” do Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) cũng viết về tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, nhƣng chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu và một số đặc điểm của tín ngƣỡng thờ Mẫu, chƣa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Bài viết “Đạo Mẫu, tính độc đáo dân tộc và giá trị nhân loại” của tác giả Ngô Đức Thịnh viết trên Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, đã đề cập tƣơng đối đầy đủ về nguồn gốc lịch các đặc điểm của Đạo Mẫu Việt Nam. Nổi bật trong bài viết đó, ông đƣa ra quan điểm của mình về giá trị của Đạo Mẫu gồm: Mẹ tự nhiên - một thế giới quan cổ xƣa của ngƣời Việt, xác lập một nhân sinh quan tín ngƣỡng của ngƣời Việt hƣớng về đời sống trần thế, đó là cầu mong sức khỏe, tiền tài, phúc lộc. Đạo Mẫu là một thứ chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam đã đƣợc tâm linh hóa, tín ngƣỡng hóa, hƣớng con ngƣời đến thái độ sống hòa hợp, hòa nhập, khiến cho Đạo Mẫu trở thành biểu tƣợng đa văn hóa tộc ngƣời. Và cuối cùng lên đồng là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của Đạo Mẫu, là một hình thức diễn xƣớng tâm linh, một bảo tàng sống của văn hóa dân tộc Việt [18]. Ngoài ra, trong một bài viết của mình là “Lịch sử hình thành, biến đổi và những giá trị cơ bản của đạo Mẫu Việt Nam”, tác giả Ngô Đức Thịnh một lần nữa khẳng định đạo Mẫu là tín ngƣỡng dân tộc đích thực của Việt Nam. Là tín ngƣỡng bản địa có nguồn gốc lâu đời, từ thời nguyên thủy, nó thỏa mãn tâm lý của ngƣời nông dân cầu mong phồn thực, sự sinh sôi nảy nở. Qua từng giai đoạn lịch sử, đạo Mẫu càng gắn bó sâu sắc trong đời sống tâm linh của ngƣời dân cùng với các giá trị cơ bản vốn có của mình. Mặc dù, các tác giả, các nhà nghiên cứu cũng có đề cập tới các giá trị cũng nhƣ vai trò của đạo Mẫu trong đời sống của ngƣời Việt. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề cần đƣợc khai thác nhiều hơn nữa nhằm thấy đƣợc vị trí của đạo Mẫu cũng nhƣ thấy đƣợc nguyên nhân của sự gắn bó với đạo Mẫu của ngƣời dân từ xa xƣa cho đến tận bây giờ. 13 Trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, giá trị cốt lõi và hấp dẫn tột cùng là các giá hầu đồng, nhập đồng, múa thiêng. Có thể nói, lên đồng không phải là một tín ngƣỡng riêng biệt. Nó là một nghi lễ quan trọng nhất của đạo Mẫu.Mạng lƣới của những ngƣời lên đồng đƣợc gọi là bản hội. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến bản hội trong những nghiên cứu rất sớm về tín ngƣỡng tứ phủ bằng cụm từ mạng lƣới các ông đồng bà đồng. M.Durand, học giả nghiên cứu về tín ngƣỡng tứ phủ vào những năm 40 TK XX, đã nói về mạng lƣới của “những ông đồng bà đồng Hà Nội đi lễ ở đền Kiếp Bạc và Hải Phòng" [2]. G.Coulet cũng nêu vắn tắt về đi lễ và đi hầu ở các đền thờ chính của ông đồng, bà đồng để xả vận xui của một làng xã. Claire Chauvet khi viết về đi lễ xa trong tín ngƣỡng tứ phủ của ngƣời Việt ở miền Bắc qua bài viết “Đi lễ trong tín ngưỡng tứ phủ: hình thành lại bản sắc địa phương và quốc gia ở miền Bắc Việt Nam” mặc dù không trực tiếp sử dụng từ bản hội, nhƣng những cụm từ mà tác giả nhắc tới nhƣ mạng lƣới, nhóm ngƣời đã cho chúng ta mƣờng tƣợng ban đầu về bản hội. “Những cuộc hành hƣơng dựa vào sự tổ chức và các mạng lƣới của một nhóm ngƣời thƣờng là theo cùng một đền hay điện thờ tƣ gia, đôi khi là một chùa và của ngƣời đồng đền (phải là ngƣời lên đồng hoặc ít nhất là phải có căn đồng). Các mạng lƣới tập hợp từ mƣời đến hơn một trăm con nhang đệ tử..." [2]. Tác giả cũng không quên khẳng định đi lễ xa - đi đến những nơi mà các vị thần thánh đã đến lúc sinh thời và đã có chiến công là “hoạt động thuộc cuộc sống hàng ngày”, “nghĩa vụ của các đệ tử” đạo Mẫu. Cuốn sách “Nghi lễ lên đ ng - lịch sử và giá trị” của Nguyễn Ngọc Mai không chỉ khảo tả về nghi lễ lên đồng cổ xƣa, mà còn trình bày nó trong mối liên hệ với các hiện tƣợng tƣơng tự ở Việt Nam và khu vực, cũng nhƣ cố gắng dựng lại lịch sử phát triển của nghi lễ lên đồng và môi trƣờng xã hội mà nó hình thành và phát triển, đặc biệt là về đời sống tâm sinh lý, đời sống kinh tế - xã hội của những căn Đồng và những giá trị, ý nghĩa của nghi lễ lên 14 đồng. Cuốn sách đã phần nào lý giải đƣợc những biến đổi trong đời sống tâm sinh lý, kinh tế - xã hội của các căn Đồng với tƣ cách là chủ thể của văn hóa lên đồng. Đồng thời tác giả cũng xem xét mối quan hệ tƣơng tác về những tác động của kinh tế thị trƣờng, của văn hóa nhóm, văn hóa cộng đồng và những hệ lụy, hệ quả của nó đến những chủ thể Đồng. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong bài viết “Đạo Mẫu, nghi thức lên đ ng và sự trao quyền lực cho người phụ nữ” khẳng định: Đối với những phụ nữ theo Đạo Mẫu thì việc thực hiện nghi thức lên đồng trƣớc hết cho phép họ bƣớc vào thế giới của các vị thánh - một không gian tâm linh khác với thế giới mà họ đang sống. Bài viết này của ông phân tích cách mà sự vận động của các giá đồng trong nghi thức lên đồng phản ánh đời sống văn hóa của ngƣời phụ nữ theo Đạo Mẫu thông qua một phƣơng pháp quyền lực mềm. Nhƣ phƣơng pháp phân tích trong chuyến đi lễ của Van Gennep nhấn mạnh vào vai trò biến đổi của quá trình làm lễ là công cụ chính giúp thực hiện phân tích này. Ông đƣa ra quan điểm của Rappaport về ảnh hƣởng của nghi thức này đến sự phát triển văn hóa và những giá trị tín ngƣỡng, tôn giáo cũng là một công cụ phân tích quan trọng: “Trong nghi lễ, logic trở nên vô hiệu và đƣợc thể hiện qua những cách rất riêng”. Giải thích của ông về nghi lễ nhƣ “căn cứ cho những khái niệm tín ngƣỡng tôn giáo (thần thánh, thiêng liêng, huyền bí, siêu phàm) xuất hiện” là một công cụ phân tích quan trọng và hữu ích của đạo Mẫu. Tác giả nhấn mạnh, nhiều ngƣời Việt, bao gồm các tín đồ đạo Mẫu, cho rằng trên đời tồn tại hai thế giới, một thế giới hữu hình do con ngƣời làm chủ và một thế giới tâm linh vô hình - nơi mà các thánh thần cƣ trú. Họ tin rằng các vị thánh này có ảnh hƣởng tới cuộc sống của con ngƣời. Những vị thánh thƣờng thực hiện việc giao tiếp với con ngƣời trần tục thông qua việc nhập đồng trong nghi thức lên đồng của đạo Mẫu. Thần linh có thể nhập vào những ông đồng bà đồng bằng các hình thức khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời đi lễ, trong đó có lên đồng, tìm mộ, nhập hồn và gọi 15 hồn. Trong số những hình thức trên thì lên đồng là nghi thức chính của đạo Mẫu. Các vị Thánh Mẫu đƣợc mời về và ban phúc ban lộc cho con nhang đệ tử qua các giá đồng. Nghi thức lên đồng trong sinh hoạt tín ngƣỡng đạo Mẫu là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh của một số không nhỏ phụ nữ Việt Nam đƣơng đại. Nghi thức lên đồng chính là sự huyền thoại hóa, bí ẩn hóa và tâm linh hóa thế giới xã hội thực tại. Trong khoảng thời gian sinh hoạt nghi thức này, tín đồ đạo Mẫu thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh thông qua việc thực hiện nghĩa vụ ngồi đồng hay còn gọi là hầu thánh. Họ tin là đƣợc thánh ban sức mạnh và niềm tin thông qua nghi thức này để họ có thể vƣợt qua những khó khăn thƣờng nhật và vui sống. Cuốn “Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á ” xuất bản năm 2000, tái bản năm 2003 của Trƣơng Sĩ Hùng (chủ biên), trong đó có bài viết: Thờ Mẫu Việt Nam một tín ngƣỡng điển hình ở Đông Nam Á. Tại đây, tác giả giới thiệu về lễ hội thờ Mẫu và bƣớc đầu đƣa ra kết luận tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mang sắc thái điển hì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004656_2289_2006176.pdf
Tài liệu liên quan