Với chức năng nhiệm vụ của Công ty, Công ty đã tiến hành công tác phân quyền và xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cá nhân nhà quản trị, các bộ phận phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất như sau:
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông Công ty bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng có nhiệm vụ:
- Quyết định chiến lược phát triển Công ty.
- Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức, quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích của cán bộ quản lý đó.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần da giầy xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguy cơ có thể xảy ra.
Môi trường đặc thù
Người cung cấp: Cung ứng cho Công ty các yếu tố đầu vào để quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Hiện nay Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội dùng một số nguyên liệu trong nước như vải, cao su, một số loại da của Công ty Dệt Kim Hà Nội, Công ty Dệt 19/5. Hóa chất, da cao cấp thì nhập ngoại từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài đôi khi cũng gây cho Công ty rất nhiều khó khăn khi tỷ giá không ổn định, chi phí vận chuyển tăng cao theo giá xăng dầu…
Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, Công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng cung cấp thường xuyên ổn định, bên cạnh đó Công ty đang thực hiện một số biện pháp như sử dụng nguyên liệu sẵn có trong nước để giảm chi phí của việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Khách hàng: Là người đang và sẽ mua hàng của Công ty đây là yếu tố quyết định cho sự thành bại của Công ty. Trước kia thị trường tiêu thụ chính của Công ty là thị trường nội địa, thị trường Đông Nam Á, một số nước khác như Đức, Anh, Mĩ…Ngoài ra Công ty còn nhận gia công dệt may của một số đối tác EU. Nhưng hiện nay Công ty đang tập trung vào thị trường chính là Nhật Bản và Mỹ. Đây là hai thị trường có tiềm năng lớn, có nền kinh tế phát triển nhất thế giới do đó việc phát triển tại hai thị trường này là rất có tiềm năng. Tuy nhiên, các đòi hỏi của họ khắt khe hơn hẳn các thị trường khác. Nhu cầu trong lĩnh vực da giầy lại rất khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng, họ không chỉ đòi hỏi sản phẩm phải có đầy đủ các tính năng, chất lượng cao mà còn phải sang trọng, đôi khi chỉ yêu cầu tiện lợi và bền. Chính vì vậy chính sách đa dạng hóa sản phẩm, phân đoạn thị trường là vô cùng cần thiết đòi hỏi Công ty không ngừng nghiên cứu và mở rộng.
Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các Công ty đang có mặt trên thị trường da giầy, các đối thủ tiềm ẩn như các Công ty, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế. Những đối thủ của Công ty hiện nay như Công ty da giầy Hà Nội, Công ty da giầy Thượng Đình, các hãng cung cấp da giầy nước ngoài (Adidas,Reebok, Nike…) hay Công ty Biti’s, đặc biệt là mặt hàng da giầy của Trung Quốc với giá rẻ rất phổ biến trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới. Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, cùng với các Công ty khác, Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội sẽ có rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó thì cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.
Để tồn tại Công ty phải tìm cách để nắm bắt và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ. Biết tận dụng thế mạnh của Công ty mình, không ngừng nâng cao đổi mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng có như vậy thì Công ty mới tồn tại và phát triển được.
Đặc điểm về lao động của Công ty
Lực lượng lao động trong Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội bao gồm lao động quản trị, lao động hành chính, lao động tại các phòng ban chức năng và lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn là lao động phổ thông – đội ngũ công nhân viên làm việc trong các phân xưởng sản xuất. Lao động trong Công ty đòi hỏi phải là những người có hiểu biết và am hiểu về lĩnh vực da giầy. Nếu như lao động quản trị đòi hỏi phải có trình độ và kiến thức cao về chuyên môn và đặc thù kinh doanh da giầy của Công ty. Thì lao động sản xuất phổ thông làm việc tại các phòng ban sản xuất chỉ yêu cầu có sức khỏe, là người cẩn thận tỷ mỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Sau đây là bảng kết cấu lao động và trình độ lao động trong toàn Công ty:
Bảng 1: Số lượng kết cấu, trình độ lao động của Công ty
Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội năm 2007
TT
Phòng ban
SL
Tính chất công việc
Loại hợp đồng
Đúng chuyên ngành
Giới tính
Theo
HC
Theo
ca
Dài hạn
Ngắn hạn
Ng
%
Nam
Nữ
1
Ban giám đốc
4
4
0
4
0
4
100
3
1
2
P. TC kế toán
9
9
0
6
3
5
55,5
6
3
3
P. Kế hoạch
6
6
0
5
1
4
66,67
1
5
4
P. Kinh doanh
15
15
0
10
5
10
66,6
15
0
5
P. Xuất nhập khẩu
7
7
0
6
1
5
71,4
3
4
6
P. TC hành chính
7
7
0
7
0
4
57,1
5
2
7
P. Kỹ thuật mẫu
10
10
0
8
2
4
40
7
3
8
Xưởng giầy vải
250
10
240
150
100
250
100
0
250
9
Xưởng giầy da
200
10
190
100
100
200
100
0
200
10
Xưởng cao su
135
15
115
75
30
135
100
40
95
11
Xưởng cơ điện
30
20
10
25
5
30
100
30
0
12
∑
673
113
555
571
102
653
97,0
110
563
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Bộ phận lao động quản trị, lao động hành chính và tại các phòng ban chức năng ngoài những đòi hỏi về kiến thức quản lý Công ty cổ phần, kiến thức pháp luật, thực hiện các chức năng quản trị, hành chính và nhiệm vụ chuyên ngành. Còn đòi hỏi am hiểu về xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại đặc biệt là trong ngành Da Giầy. Trên thực tế số cán bộ quản trị trong Ban giám đốc của Công ty đạt tiểu chuẩn 100% về trình độ, điều đó giúp cho Công ty có điểm tựa tốt trong quá trình phát triển.
Tại các phòng ban, số lượng cán bộ còn nhiều nhưng tỷ lệ chưa đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng cũng như trình độ chưa cao. Hợp đồng sử dụng lao động của Công ty với nhân viên tại các phòng ban chức năng chủ yếu là dài hạn điều đó tạo điều kiện cho nhân viên yên tâm với công việc, tạo động lực cho họ cống hiến hết mình vì sự phát triển của Công ty. Đặc biệt số lượng nhân viên trong phòng kế toán có nhiều mà loại hình hợp đồng ngắn hạn có là 3 trường hợp, nên Công ty có thể điều chỉnh về số lượng nhân viên trong thời gian tới dễ dàng. Tuy nhiên Công ty cần phải có những biện pháp tổ chức tốt hơn tại hai phòng này, đòi hỏi phải đào tạo, hoàn thiện đội ngũ quản trị của mình trong thời gian tới.
Bộ phận lao động phổ thông tại các phân xưởng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn Công ty, đây là điều hợp lý do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty là sản xuất, trong đó chủ yếu là lao động nữ chiếm tỷ trọng hơn 90%. Số lượng nhân viên lao động này là những người có tỷ lệ hoàn thành công việc tốt nhất trong Công ty đạt chỉ tiêu 100% qua đó đã thể hiện Công ty đã có biện pháp quản lý và sử dụng lao động đúng đắn.
Đa số lao động phổ thông tại các phân xưởng đều là lao động trẻ có sức khỏe nhưng về tay nghề còn hạn chế, Công ty phải có các khóa huấn luyện thường xuyên nhất là khi tuyển dụng đầu vào. Trong khi đó lực lượng lao động này có xu hướng làm việc không ổn định, có hợp đồng ngắn hạn là chủ yếu, vì vậy việc quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên sản xuất này hiện là vấn đề khó khăn trong thời gian tới đối với Công ty.
Kết quả kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây (năm 2005, năm 2006, năm 2007)
Sau khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội đi vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Da giầy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện trên bảng tổng kết hoạt động kinh doanh trong ba năm 2005, 2006 và 2007 dưới đây:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Da giầy xuất khẩu Hà Nội năm 2005 ÷ 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Chênh lệch
%↑↓
Chênh lệch
%↑↓
Tổng doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
Doanh thu từ hoạt động khác
Trđ
20.986
25.420
30.690
4.434
21,1
5.270
20,7
Trđ
11.965
15.680
19.650
3.715
31,0
3.970
25,2
gjhgjh
Trđ
9.021
9.740
11.040
719
7,9
1.300
13,3
Sản phẩm chính:
Nhóm sản phẩm giầy vải
Nhóm sản phẩm giầy da
1000 đôi
1.300
1.350
1.500
50
0,38
150
11,1
1000 đôi
1.000
750
800
- 25
-2,5
50
6,66
1000 đôi
300
600
700
300
100
100
16,6
3. Giá trị nhập khẩu
Trđ
5.780
5.105
6.580
- 675
-11,6
1.475
28,8
4. Giá trị xuất khẩu
Trđ
10.318
12.985
15.600
2.667
25,8
2.615
20,1
5. Số lao động
Ng
618
653
673
35
5,66
20
3,06
6. Chi phí quản lý
Trđ
930
1.103
1.420
173
18,6
317
28,7
7. Tổng chi phí
Trđ
19.860
23.980
29.050
4120
207,4
5.070
21,1
8. Tỷ suất chi phí
%
94,63
94,33
94,65
- 0,30
0,32
9. Tỷ suất lợi nhuận
%
5,36
5,66
5,34
0,3
- 0,32
10. Lợi nhuận tt
Trđ
1.126
1.440
1.640
314
27,8
200
13,8
11. Lợi nhuận st
Trđ
810,72
103.6,8
1.180
226,0
27,8
144
13,8
12. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trđ
315,28
403,2
459,2
87,92
27,8
56
13,8
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần
Da Giầy xuất khẩu Hà Nội)
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội ta có thể khái quát về tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty như sau:
Doanh thu của các năm có xu hướng tăng nhưng mức tăng trưởng không cao. Trong đó, doanh thu từ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu da giầy tăng không đáng kể năm 2006 so với năm 2005 tăng 31,0% tương ứng với 3.715 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2006 tăng 25,2% tương ứng với 3.970 triệu đồng. Tỷ lệ tăng doanh thu thu từ hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu da giầy của năm 2007/2006 đã giảm nhẹ so với tỷ lệ tăng của năm 2006/2005, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu da giầy của Công ty có xu hướng giảm nhẹ.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng nhà đất và các dịch vụ khác tăng đáng kể góp phần làm tăng doanh thu chung của toàn Công ty, nếu chênh lệch giữa năm 2006 và năm 2005 chỉ có 719 triệu đồng doanh thu tương ứng 7,9%, thì giữa năm 2007 và năm 2006 đã tăng lên 1.300 triệu đồng tương ứng 13,3%.
Về sản phẩm, năm 2006 sản lượng giầy vải có xu hướng giảm 2,5% ứng với 25.000 đôi so với năm 2005. Nhưng năm 2007 đã tăng 6,6 % ứng với 50.000 đôi. Tỷ lệ tăng này rất đáng khích lệ, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Nếu như trong năm 2006, sản lượng giầy vải giảm nhẹ thì sản lượng giầy da lại tăng mạnh đạt mức tăng trưởng 100% ứng với 300.000 đôi. Chứng tỏ trong năm 2006 sản phẩm mũi nhọn của Công ty là mặt hàng giầy da. Đến năm 2007, sản lượng giầy da tiếp tục tăng nhưng tăng nhẹ 16,6% ứng với 100.000 đôi. Có thể thấy trong năm 2007, Công ty đã cân bằng sản lượng giầy da và giầy vải, chênh lệch sản xuất là không đáng kể 800.000 đôi giầy vải và 700.000 đôi giầy da.
Về giá trị xuất khẩu đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nhưng mức tăng không nhiều. Cụ thể, tỷ lệ tăng năm 2006 so với năm 2005 là 2.667 triệu đồng ứng với 25,8%. Trong khi đó tỷ lệ tăng của năm 2007 so với năm 2006 chỉ có 2.615 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 20,1%. Tỷ lệ có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với năm trước, điều đó chứng tỏ Công ty cần xem xét lại chính sách xuất khẩu cho tốt hơn, đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Về giá trị nhập khẩu Công ty đã chú trọng sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước, giá trị nhập khẩu giảm 675 triệu đồng ứng với 11,6% trong năm 2006 so với năm 2005. Nhưng giá trị hàng nhập khẩu lại tăng trở lại, năm 2007 tăng 1.457 triệu đồng tương ứng với 28,8% so với năm 2006. Tỷ lệ tăng cao này cũng là một phần nguyên nhân góp vào sự tăng tổng chi phí của Công ty.
Về chi phí quản lý cũng như tổng chi phí của Công ty trong các năm qua không ngừng tăng do quy mô của Công ty ngày càng mở rộng, tăng 207,4% trong năm 2006 so với năm 2005 và tăng 21,1% trong năm 2007 so với năm 2006. Nhưng tỷ suất chi phí còn cao 94,63% (năm 2005), năm 2006 là 94,33% và 94,65% (năm 2007). Qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí là chưa tốt.
Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 tăng 0,21% so với năm 2005, nhưng lại giảm 0.23% giữa năm 2007 so với năm 2006. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội trong năm 2007 kém hiệu quả hơn so với năm 2006.
Tuy nhiên Công ty đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước là 315,28 triệu đồng năm 2005, năm 2006 là 403,2 triệu đồng, năm 2007 là 459,2 triệu đồng.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIẦY XUẤT KHẨU HÀ NỘI
Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội
Mô hình cấu trúc bộ máy quản trị của Công ty
Sơ đồ 7: Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị Công ty Cổ phần
Da Giầy xuất khẩu Hà Nội
Ban giám đốc
P.
Xuất nhập khẩu
P. Tài chính kế toán
P. Kế hoạch
P. Tổ chức hành chính
P. Kinh doanh
P. Kỹ thuật mẫu
Xưởng giầy vải
Xưởng giầy da
Xưởng cao su
Xưởng cơ điện
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội)
Đặc điểm
Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội dựa trên mô hình cấu trúc tổ chức trực tuyến – chức năng.
Hệ thống trực tuyến gồm Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc, Ban Kiểm Soát cùng các quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng.
Hệ thống chức năng gồm các phòng ban chức năng của Công ty, các phòng ban quản lý phân xưởng.
Khi sử dụng mô hình cấu trúc tổ chức này, Công ty đã tận dụng được mức độ tập trung hóa trong tổ chức. Mọi quyền lực quản lý tập trung vào cơ quan cao nhất của Công ty là Hội Đồng Quản Trị và điều hành Công ty là Ban Giám Đốc. Sự tập trung này giúp cho Công ty có thể duy trì sự hội nhập và kiểm soát chặt chẽ cần thiết cho việc gắn liền các hoạt động thị trường – sản phẩm hoặc các hoạt động khác nhau trong Công ty.
Ưu điểm
Mô hình này tận dụng được ưu điểm của hai mô hình cấu trúc trực tuyến và cấu trúc chức năng. Mô hình tổ chức mà Công ty đang sử dụng đã phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Với mô hình này, việc ra quyết định sẽ tập trung hơn, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa theo chức năng cho phép sử dụng và phát huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý. Mặt khác, khi các nhà quản lý cùng nhà chuyên môn được bố trí trong một bộ phận sẽ tạo ra sự hợp tác và cộng hưởng trong từng chức năng.
Nhược điểm
Với cấu trúc này, ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. Hoạt động của các bộ phận này tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ thường xuyên, phụ thuộc lẫn nhau, đôi khi cũng có những cuộc tranh luận, những vấn đề đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của lãnh đạo Công ty. Gây lãng phí thời gian làm cho lãnh đạo không tập trung giải quyết các vấn đề mang tính chất chiến lược. Do mỗi phòng ban chức năng có chuyên môn và những giá trị khác nhau nên nó sẽ tạo ra khó khăn cho việc hợp tác và thông tin giữa các bộ phận chức năng. Đòi hỏi Công ty phải đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng xây dựng hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp tốt.
Do chức năng của các bộ phận là rất khác nhau nên không thể có những tiêu chuẩn chung cho các chức năng, khi không có những tiêu chuẩn đánh giá chung sẽ dẫn tới khó khăn trong việc đánh giá chính xác sự đóng góp của từng bộ phận chức năng vào thành quả chung của Công ty. Điều này làm tăng lên tính chủ quan trong đánh giá, tạo ra cảm giác không cân bằng và thậm chí dẫn đến đối xử không công bằng với các nhà quản trị cũng như với nhân viên. Sự không công bằng trong đánh giá và đãi ngộ đối với cán bộ sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong động viên người lao động trong Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Với chức năng nhiệm vụ của Công ty, Công ty đã tiến hành công tác phân quyền và xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cá nhân nhà quản trị, các bộ phận phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất như sau:
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông Công ty bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng có nhiệm vụ:
Quyết định chiến lược phát triển Công ty.
Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức, quyết định phương án đầu tư.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích của cán bộ quản lý đó.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.
Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có một giám đốc, một phó giám đốc kỹ thuật, một phó giám đốc kinh tế, một trợ lý giám đốc.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cao nhất của Công ty, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, phân quyền cho các trưởng bộ phận và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Nhà Nước. Giám đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh về phương án đầu tư của Công ty.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
Phó giám đốc kinh tế: Do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính. Là người được ủy quyền đầy đủ để điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, xưởng cơ điện và các xưởng sản xuất trong toàn Công ty, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu, cải tiến mẫu mốt thiết kế phù hợp với thời trang xu hướng thị trường, giải quyết các sự cố kỹ thuật xảy ra. Đề xuất cải tiến, đổi mới về quy trình công nghệ, các giải pháp đầu tư kỹ thuật công nghệ.
Trợ lý giám đốc: Có chức năng như một thư ký tổng hợp, có nhiệm vụ nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, làm báo cáo tổng hợp trình giám đốc, lưu trữ và truyền tải các thông tin, quyết định của giám đốc tới các cấp, cán bộ, phòng ban trong Công ty, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích tổng hợp và đưa ra các ý kiến tham mưu cho giám đốc.
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm lên kế hoạch thực thi và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty với đối tác nước ngoài. Theo sát biến động của thị trường quốc tế, nghiên cứu thị trường quốc tế, dự đoán và lên các phương án phòng ngừa cho ban giám đốc. Trưởng phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong phòng, quản lý nhân sự và thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự khi có lệnh của Ban giám đốc. Soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu trình giám đốc, thay mặt giám đốc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Phòng tổ chức hành chính
Có trách nhiệm quản lý giám sát toàn bộ nhân lực của Công ty, tiến hành các công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự cho Công ty. Thực hiện các lịch đào tạo đầu kỳ và định kỳ cho nhân viên lao động sản xuất trong Công ty. Trưởng phòng chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách về nhân sự, các nguyên tắc điều lệ trong Công ty để trình giám đốc phê duyệt và áp dụng. giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản trị nhân sự hành chính.
Phòng tài chính kế toán
Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động về kế hoạch tài chính và sổ sách kế toán của Công ty bao gồm có việc dự trù ngân sách hàng năm, lập ngân sách cho từng chương trình dự án, tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của Công ty. Trưởng phòng tài chính kế toán chịu sự quản lý của giám đốc về mọi hoạt động tài chính của Công ty trong phạm vi quyền hạn được giao phó.
Phòng kinh doanh
Đảm nhận việc tổ chức kiểm soát phối hợp các hoạt động thương mại. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý hoạt động thu mua nguyên vật liệu đầu vào, hoạt động bán buôn bán lẻ trong nước, và nước ngoài. Thu thập thông tin về thị trường trong nước, giải quyết khiếu nại của khách hàng. Soạn thảo, theo dõi và lưu trữ các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng… phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đề xuất với Ban giám đốc xây dựng nguồn hàng, mặt hàng có tiềm năng, đưa ra chiến lược cho mặt hàng mới.
Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch có trách nhiệm lên kế hoạch, chương trình dự án chi tiết cụ thể trình lên Ban giám đốc phê duyệt. Hay từ chiến lược chỉ thị của giám đốc đề ra những chỉ tiêu cụ thể, hướng dẫn chi tiết cho các phòng ban, phân xưởng thực thi. Trưởng phòng kế hoạch có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong phòng, giúp Ban giám đốc thực hiện công tác xây dựng chiến lược, xây dựng các chỉ tiêu dài hạn và ngắn hạn cho từng phòng ban và toàn Công ty.
Phòng kỹ thuật mẫu
Ngoài công tác thiết kế các mẫu hàng hợp thời trang còn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng các thông số kỹ thuật cho sản phẩm. Tiến hành các hoạt động marketing xây dựng các chương trình marketing cho sản phẩm mới. Trưởng phòng kỹ thuật mẫu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong phòng, đóng góp ý kiến cho Ban giám đốc về chính sách sản phẩm của Công ty.
Các xưởng sản xuất
Bao gồm xưởng sản xuất giầy vải, xưởng giầy da, xưởng cao su và xưởng cơ điện đảm bảo hoạt động sản xuất của Công ty được vận hành liên tục. Đảm bảo thực hiện các hợp đồng đúng tiến độ và thời hạn. Xưởng cơ điện chịu trách nhiệm bảo trì và khắc phục sửa chữa khi có sự cố về công nghệ, máy móc, dây chuyền trong toàn Công ty. Các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát đôn đốc công nhân viên trong phân xưởng làm việc theo đúng quy chế của Công ty. Đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh, quy tắc lao động, thực hiện công tác chấm công và chịu trách nhiệm về năng suất lao động trong phân xưởng họ quản lý.
Lao động quản trị trong Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội
Kết cấu lao động quản trị trong Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội
Kết cấu lao động quản trị trong Công ty có thể được xét qua trình độ, tỷ lệ người đào tạo đúng chuyên ngành và mức độ hoàn thành công việc như bảng sau:
Bảng 3: Kết cấu trình độ của lao động quản trị trong Công ty
Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội năm 2007
TT
Chức danh
Trình độ
Đúng chuyên ngành đào tạo
Hoàn thành công việc
SĐH
ĐH
CĐ
TC
Ng
%
Ng
%
1
Ban giám đốc
1
3
0
0
4
100
3
75
2
P. TC kế toán
0
3
5
1
5
55,5
6
66,6
3
P. Kế hoạch
0
3
3
0
4
66,67
5
83,33
4
P. Kinh doanh
0
3
5
7
10
66,6
12
80
5
P. Xuất nhập khẩu
0
3
3
1
5
71,4
5
71,4
6
P.TC hành chính
0
3
4
0
4
57,1
5
71,5
7
P. Kỹ thuật mẫu
0
2
8
0
4
40
6
60
8
Xưởng giầy vải:
Quản đốc
Tổ trưởng
0
0
1
249
250
100
200
80
0
0
1
0
1
100
1
100
0
0
0
11
11
100
11
100
9
Xưởng giầy da:
Quản đốc
Tổ trưởng
0
0
1
199
200
100
189
94,5
0
0
1
0
1
100
1
100
0
0
0
9
9
100
9
100
10
Xưởng cao su:
Quản đốc
Tổ trưởng
0
0
1
134
135
100
115
85,1
0
0
1
0
1
100
1
100
0
0
0
5
5
100
5
100
11
Xưởng cơ điện
Tổ trưởng
0
0
10
20
30
100
25
83,3
0
0
3
0
3
100
3
100
12
∑Bộ máy quản trị
1
20
34
34
67
87,0
73
94,8
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính và của Công ty Cổ phần
Da Giầy xuất khẩu Hà Nội)
Lao động quản trị trong Công ty có tổng cộng là 89 người, bao gồm:
Ban giám đốc: 4 người
Nhân viên trong các phòng ban chức năng: 54 người
Quản đốc phân xưởng: 3 người
Tổ trưởng tại các xưởng sản xuất và cơ điện: 28 người
Từ bảng số liệu ta có thể nhận xét chung rằng chất lượng của lao động quản trị trong Công ty là tương đối tốt 87,0% số lượng lao động đúng chuyên ngành đào tạo. Số lượng lao động quản trị có bằng sau đại học là 1 người. Số người có bằng đại học là 20 người, cao đẳng và trung cấp là 34 người. Tỷ lệ hoàn thành công việc là 94,8%, đây là một tỷ lệ cao. Tuy nhiên Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội vẫn cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, về nhân lực cũng như vật lực để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động toàn Công ty.
Cụ thể xét từng bộ phận, phòng ban chức năng trong bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty:
Hội đồng quản trị:
Tất cả thành viên của HĐQT của Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội với các độ tuổi khác nhau và đều trên 35 tuổi. Họ là những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn. Thành viên đều là những người gắn bó lâu năm với Công ty nắm rõ thực tế của Công ty, điều đó tạo điều kiện cho Công ty đưa ra những chiến lược chính sách đúng đắn.
Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm có 4 người, 1 người trình độ sau đại học và 3 người trình độ đại học. 100% làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi, Công ty có đội ngũ đầu tàu lãnh đạo vững vàng, điều khiển mọi hoạt động của Công ty và xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn cho Công ty.
Ban kiểm soát:
Thành viên trong Ban kiểm soát gồm những người giữ cương vị cao và có uy tín trong Công ty vì thế tạo được lòng tin trong toàn Công ty. Việc kiêm nhiệm này còn giúp cho Công ty giảm số lượng lao động quản trị từ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp công ty cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội.doc