Luận văn Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II trường đại học lao động – xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Điểm trung bình của tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên cơsởII Trường Đại học

Lao động –xã hội TP. HồChí Minh là 3.67 (gần ởmức độtốt). Trong đó tiêu chí 12: Thầy

(Cô) nắm vững tri thức môn mình giảng dạy đạt mức độtốt (TB:4.08, thứhạng 1). Tiêu chí

18: Thầy (Cô) thường xuyên tựhọc, tựbồi dưỡng đểbổtúc và hoàn thiện tri thức của mình

(TB: 3.95, thứhạng 2). Tiêu chí 19: Thầy (Cô) biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc

sống (TB: 3.72, thứhạng 3). Ba tiêu chí này có liên quan chặt chẽvới nhau. Việc thường

xuyên tựhọc, tựbồi dưỡng đểbổtúc và hoàn thiện tri thức của mình giúp giáo viên nắm

vững tri thức môn mình giảng dạy.Việc nắm vững tri thức môn mình giảng dạy là cơsở

giúp giáo viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Ngược lại việc vận dụng kiến

thức vào thực tiễn cuộc sống giúp giáo viên càng nắm vững kiến thức môn mình giảng dạy.

Khi nắm vững tri thức môn mình giảng dạy giáo viên càng có hứng thú trong việc tựhọc, tự

bồi dưỡng đểnâng cao kiến thức của mình.Ba tiêu chí này cũng là ba tiêu chí mà bất cứgiáo

viên nào cũng cần đạt được ởmức độcao thì mới hoàn thành nhiệm vụgiảng dạy.

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II trường đại học lao động – xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa học Bên cạnh công tác đào tạo, giáo viên của Trường luôn chú ý đến việc nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Giáo viên của Trường đã thực hiện nhiều đề tài, đề án khoa học như : Quy hoạch mạng lưới dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, … cho các địa phương, quy chế tổ chức bộ máy, quy chế trả lương, định mức lao động … cho các doanh nghiệp và một số đề tài cấp trường, cấp bộ như: “Xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành Bảo hộ lao động”, “xây dựng phần mềm quản lý học sinh, sinh viên”… 2.2.2.4 Hoạt động thao giảng, dự giờ Giáo viên trong Trường nhìn chung tích cực tham gia hoạt động thao giảng, dự giờ. Hoạt động thao giảng, dự giờ được duy trì với chất lượng ngày càng được nâng cao. Tổng số tiết dự giờ của giáo viên trong năm 2006 là 1336 tiết, bình quân 19 tiết/ giáo viên. Trong năm 2006 có 19 thầy cô tham gia thao giảng cấp trường. 2.2.2.5 Hợp tác quốc tế Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2004 giáo viên của Trường đã hợp tác với tổ chức Caritas – Đức xây dựng chương trình đào tạo Cán sự xã hội, chuyên ngành Chăm sóc người khuyết tật. Hiện nay các giáo viên, cộng tác viên sẽ tham gia giảng dạy chuyên ngành này đã biên soạn xong bài giảng. 2.3 THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 2.3.1 Tự đánh giá các lý do chọn nghề dạy học Biểu đồ 2.1 Các lý do chọn nghề dạy học 05 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 * Chú thích: (1) Có năng khiếu với nghề (2) Ước mơ (3) Lý do khác (4) Do bố mẹ khuyến khích (5) Do tác động từ phía người khác (6) Do bạn bè rủ rê Qua kết quả biểu đồ 2.1 ta nhận thấy: - Có năng khiếu với nghề là nguyên nhân được giáo viên trả lời nhiều nhất (bậc 1) khi chọn nghề dạy học với tỷ lệ 30% - Ước mơ được xếp ở vị trí thứ 2 với tỷ lệ 23.3%. Như vậy tiêu chí có năng khiếu với nghề, ước mơ là những cơ sở quan trọng giúp giáo viên chọn nghề, hai tiêu chí này cũng có mối quan hệ với nhau. Điều này thể hiện khi chọn nghề các Thầy (Cô) giáo đối chiếu năng lực của mình với yêu cầu của nghề để tìm ra hướng đi phù hợp với mình nhất. Đây là những lý do thể hiện mức độ tự đánh giá của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM, nó mang ý nghĩa tích cực, giáo viên nhận thức về bản thân, đánh giá và tự lựa chọn nghề nghiệp của mình, không chịu tác động từ bên ngoài. Cộng các tỷ lệ % ước mơ và có năng khiếu với nghề ta được 53.3% chiếm hơn nửa các lý do. Điều này cho thấy phần lớn giáo viên Trường ĐHLĐXH TP. HCM chọn lựa nghề xuất phát từ việc đánh giá bản thân. Các lý do còn lại thể hiện các tác động từ bên ngoài như: do bố mẹ khuyến khích, do bạn bè rủ rê, do tác động từ phía người khác … (không thể hiện sự tự đánh giá, ý kiến của chủ thể) mỗi lý do đó chiếm ≤13.3% - tỷ lệ lựa chọn thấp. Tuy nhiên tổng các lý do (ngoài lý do có năng khiếu với nghề, ước mơ) chiếm 46.7 % - tỷ lệ không nhỏ. Như vậy ta thấy đa số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM lựa chọn ngành học theo khả năng, ước mơ của bản thân cho thấy giáo viên nhận thức về bản thân tương đối tốt và tương đối độc lập trong quyết định. 2.3.2 Kết quả nghiên cứu tổng quát thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội Xếp thứ bậc 47 câu hỏi từ 1 – 47 dựa trên điểm số trung bình của từng câu. Bảng 2.1 : Thứ bậc các tiêu chí tự đánh giá về năng lực giảng dạy của giáo viên (Nội dung tương ứng với nội dung ở câu 2 của phần phụ lục) NỘI DUNG Trung bình Thứ bậc NỘI DUNG Trung bình Thứ bậc 12 4.08 1 46 3.48 24 18 3.95 2 29 3.45 25 20 3.88 3 17 3.45 26 22 3.88 4 10 3.45 27 19 3.72 5 42 3.43 28 27 3.72 6 45 3.4 29 23 3.68 7 8 3.38 30 37 3.67 8 47 3.37 31 3 3.67 9 15 3.37 32 4 3.67 10 43 3.33 33 13 3.65 11 33 3.32 34 31 3.65 12 28 3.32 35 21 3.63 13 9 3.28 36 2 3.62 14 41 3.27 37 25 3.62 15 44 3.25 38 24 3.62 16 38 3.23 39 14 3.57 17 7 3.2 40 16 3.57 18 5 3.17 41 26 3.55 19 6 3.13 42 32 3.53 20 35 3.12 43 11 3.52 21 30 3.1 44 39 3.5 22 4 2.97 45 40 3.48 23 1 2.85 46 36 2.78 47 Kết quả bảng trên cho thấy: Chỉ có một tiêu chí đạt ở mức tốt đó là tiêu chí: Thầy (Cô) nắm vững tri thức môn mình giảng dạy (TB: 4.08). 43 tiêu chí đạt mức độ khá (TB từ 3.1 – 3.95) và 3 tiêu chí đạt mức trung bình khá. 7 tiêu chí có thứ bậc từ cao nhất từ 1 – 7 đều thuộc nhóm năng lực tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên và năng lực chế biến tài liệu giảng dạy.12 tiêu chí có thứ bậc thấp từ 36 – 47 đều thuộc 3 nhóm năng lực : năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy, năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy, năng lực ngôn ngữ. Từ số liệu này có thể nhận xét sơ bộ: tri thức và tầm hiểu biết và năng lực chế biến tài liệu giảng dạy của giáo viên Trường ĐHLĐXH TP. HCM được các giáo viên đánh giá cao hơn năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy, năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy và năng lực ngôn ngữ. Điều này có thể lý giải như sau: giáo viên của Trường ĐHLĐXH TP. HCM nhiều giáo viên mới vào nghề (dưới 3 năm công tác), mà đa số giáo viên của Trường không được đào tạo qua Trường Sư phạm, một phần lớn giáo viên trẻ chưa học lớp đào tạo nghiệp vụ Sư phạm nào, chưa được học Tâm lí học lứa tuổi và Lí luận dạy học nên năng lực hiểu học sinh trong qúa trình giảng dạy và giáo dục, năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy, năng lực ngôn ngữ còn hạn chế. 2.3.3 Tự đánh giá từng mặt năng lực trong năng lực giảng dạy của giáo viên 47 tiêu chí tự đánh giá trong bảng tổng quát trên chia thành 5 mặt năng lực . Tự đánh giá 5 năng lực của giáo viên được thể hiện trong các bảng 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 dưới đây: Bảng 2.2 bao gồm 11 câu (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11) tương ứng với 11 tiêu chí tự đánh giá năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM. Điểm trung bình của năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM là 3.36 (ở mức độ khá). 2 tiêu chí có thứ hạng cao nhất (ở mức gần giỏi), có điểm trung bình 3.67 là tiêu chí: Thầy (Cô) xác định được mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày trong mỗi giờ giảng ( câu 3) và tiêu chí : Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập (câu 4). Đây là những tiêu chí mà bất cứ giáo viên nào trong quá trình giảng dạy cũng phải nhận biết, xác định rõ ràng. Tiêu chí thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập thể hiện khả năng hiểu học sinh ở mức độ thấp. Vì thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập thì bất cứ giáo viên nào cũng thấy được khả năng học tập của học sinh ở mức độ nào, khả năng hiểu bài của học sinh tới đâu, các em hiểu đúng hay hiểu sai lệch. Do vậy khả năng hiểu học sinh ở mức độ này thể hiện ở mức độ khá cao ở giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM, kể cả giáo viên mới vào nghề. Bảng 2.2: Tự đánh giá năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy CÂU TIÊU CHÍ TB THỨ BẬC 3 Thầy (Cô) xác định được mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày trong mỗi giờ giảng. 3.67 1 4 Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập. 3.67 2 2 Thầy (Cô) xác định được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh trong mỗi giờ giảng. 3.62 3 11 Thầy (Cô) dự đoán được những tri thức nào mà học sinh khó hiểu. 3.52 4 10 Thầy (Cô) dự đoán được những tri thức nào học sinh dễ quên. 3.45 5 8 Thầy (Cô) dự đoán được thuận lợi và khó khăn của học sinh khi 3.38 6 lĩnh hội tri thức trong từng giờ giảng. 9 Thầy (Cô) xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ nhận thức. 3.28 7 7 Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua thắc mắc của học sinh về những tri thức thầy( Cô) giảng. 3.2 8 5 Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua một từ, một câu bị dập xoá trong bài làm. 3.17 9 6 Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua một ánh mắt , một nụ cười hay một tiếng xì xào của lớp. 3.13 10 1 Thầy (Cô) xác định được khối lượng kiến thức đã có của học sinh liên quan đến môn học trước khi tiến hành giảng dạy 2.85 11 TB 3.36 Tiếp theo là các tiêu chí đòi hỏi giáo viên có khả năng hiểu học sinh ở mức độ cao hơn từ thứ bậc thứ 3 đến thứ bậc 7 câu (2, 11, 10, 8, 9). Đối với giáo viên có kinh nghiệm thì việc xác định được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh trong mỗi giờ giảng, dự đoán được những tri thức nào mà học sinh khó hiểu, những tri thức nào học sinh dễ quên, những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi lĩnh hội tri thức trong từng giờ giảng, mức độ căng thẳng cần thiết khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ nhận thức tương đối dễ dàng. Đối với giáo viên mới vào nghề thì khó khăn hơn. Do vậy đòi hỏi giáo viên mới phải luôn chú ý tới học sinh, luôn quan sát, trò chuyện với học sinh để hiểu các em. Tiếp theo là các tiêu chí thể hiện việc hiểu học sinh ở mức độ cao nhất, đó là các tiêu chí thứ bậc 8, 9,10 (câu 7, 5, 6). Ở mức độ này ngay trong quá trình giảng dạy giáo viên đã nắm được phần nào diễn biến của sự lĩnh hội ở chúng, đã “đọc” được cái gì diễn ra và diễn ra như thế nào trong óc chúng. Ở những giáo viên dạy giỏi, những giáo viên có kinh nghiệm, họ theo dõi học sinh hiểu bài như thế nào chỉ cần qua thắc mắc của học sinh, hoặc căn cứ vào dấu hiệu dường như không đáng kể: Một từ, một câu bị dập xoá trong bài làm, một ánh mắt, một nụ cười hay một tiếng xì xào của lớp mà có thể hiểu được những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn học sinh, dự doán được mức độ hiểu bài mà có khi còn phát hiện được cả mức độ hiểu sai lệch của chúng. Tiêu chí Thầy (Cô) xác định được khối lượng kiến thức đã có của học sinh liên quan đến môn học trước khi tiến hành giảng dạy, tiêu chí này ở thứ bậc 11 (có điểm trung bình là 2.85) là tiêu chí duy nhất chỉ đạt mức trung bình khá. Điều này cho thấy khả năng hiểu học sinh trước khi tiến hành giảng dạy của giáo viên Trường đại học Lao động – Xã hội còn thấp. Bởi thực tế hầu hết các giáo viên trong Trường không khảo sát đầu vào xem học sinh hiểu biết về môn mình giảng dạy đến mức độ nào (ngoại trừ môn Anh văn có khảo sát đầu vào). Để khẳng định thêm mức độ tự đánh giá của giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội về năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học. Người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi 3, 4, 5. kết quả thu được ở các bảng 2.2 a và 2.2b, 2.2c (phần phụ lục).Từ các bảng 2.2a, 2.2b, 2.2c chúng ta thấy đa số giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội chỉ biết được điểm chuẩn đầu vào của học sinh (88.33%), trò chuyện với học sinh ở mức một vài lần /tháng (50%), hiểu biết tâm lí học sinh trung học chuyên nghiệp ở mức độ khá (45%). Điều này cho chúng ta thấy kết quả tự đánh giá năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM ( điểm trung bình là 3.36 – ở mức độ khá) phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được lý do năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM mới chỉ dừng ở mức độ khá, bởi vì trước khi tiến hành giảng dạy các thầy cô đa số mới dừng lại ở mức biết được điểm chuẩn đầu vào chung của toàn trường mà chưa quan tâm tìm hiểu điểm chuẩn của từng em ở lớp mà mình giảng dạy. Đa số các thầy cô cũng chưa trò chuyện nhiều với học sinh, mới chỉ trò chuyện để nắm tình hình học tập của học sinh ở mức một vài lần/ tháng (50%). Thậm chí có một số Thầy Cô chỉ trò chuyện với học sinh ở mức một vài lần/ năm để nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Đa số các thầy cô cũng chỉ hiểu tâm lí học sinh trung học chuyên nghiệp ở mức khá( 45%). Chỉ có 3 thầy cô hiểu tâm lí học sinh trung học chuyên nghiệp ở mức độ rất tốt ( 5%). Khả năng hiểu tâm lí học sinh trung học chuyên nghiệp của giáo viên chưa cao bởi vì đa số các thầy (cô) ở trường không được đào tạo ở trường Sư phạm, rất nhiều giáo viên trẻ chưa được đào tạo qua lớp nghiệp vụ sư phạm nào, nên chưa được học môn Tâm lí học phát triển. Khi phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cho hay: “Những giáo viên có thâm niên giảng dạy cao đã chú ý nhiều tới trình độ học sinh khi giảng, chỉ cần thông qua một ánh mắt, một tiếng xì xào của lớp giáo viên có thể biết được học sinh hiểu bài mới ra sao, qua đó có thể điều chỉnh bài giảng của mình nếu cần thiết”. “Giáo viên trẻ khi giảng thường quan tâm tới việc truyền đạt hết nội dung trong giáo trình, nên việc hiểu học sinh rất hạn chế”. “Đa số giáo viên trong Trường hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy chỉ ở mức độ khá”. Kết quả quan sát khi dự giờ cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn và kết quả trả lời phiếu hỏi. Đó là việc hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục của giáo viên cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội chưa cao (chỉ ở mức độ khá). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo. Việc hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục sẽ được nâng cao dần chính thông qua thực tế giảng dạy và thông qua học các chuyên đề tâm lí học phát triển, thông qua việc thường xuyên tiếp cận, trò chuyện với các học sinh … Bảng 2.3: Tự đánh giá tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên CÂU TIÊU CHÍ TB THỨ BẬC 12 Thầy ( Cô) nắm vững tri thức môn mình giảng dạy. 4.08 1 18 Thầy ( Cô) thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình. 3.95 2 19 Thầy (Cô) biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 3.72 3 13 Thầy ( Cô) thường xuyên theo dõi những xu hướng phát triển, những phát minh khoa thuộc môn mình giảng dạy. 3.65 4 14 Thầy ( Cô) biết cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. 3.57 5 16 Thầy (Cô) hiểu biết một số ngành khoa học, môn học có liên quan đến môn mình phụ trách. 3.57 6 17 Thầy (Cô) thấy được mối liên hệ giữa các môn liên quan với môn mình phụ trách. 3.45 7 15 Thầy ( Cô) có hứng thú đối với việc nghiên cứu khoa học. 3.37 8 TB 3.67 Bảng 2.3 bao gồm 8 câu (12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19) tương ứng với 8 tiêu chí tự đánh giá tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXHTP.HCM. Điểm trung bình của tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động –xã hội TP. Hồ Chí Minh là 3.67 (gần ở mức độ tốt). Trong đó tiêu chí 12: Thầy (Cô) nắm vững tri thức môn mình giảng dạy đạt mức độ tốt (TB:4.08, thứ hạng 1). Tiêu chí 18: Thầy (Cô) thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình (TB: 3.95, thứ hạng 2). Tiêu chí 19: Thầy (Cô) biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống (TB: 3.72, thứ hạng 3). Ba tiêu chí này có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình giúp giáo viên nắm vững tri thức môn mình giảng dạy.Việc nắm vững tri thức môn mình giảng dạy là cơ sở giúp giáo viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Ngược lại việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống giúp giáo viên càng nắm vững kiến thức môn mình giảng dạy. Khi nắm vững tri thức môn mình giảng dạy giáo viên càng có hứng thú trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức của mình.Ba tiêu chí này cũng là ba tiêu chí mà bất cứ giáo viên nào cũng cần đạt được ở mức độ cao thì mới hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. Tiếp theo là các tiêu chí từ thứ bậc 4 đến thứ bậc 7 (câu 13, 14, 16, 17) đây là những tiêu chí mà những giáo viên giỏi, những giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy thường đạt mức độ cao. Tiêu chí ở thứ hạng cuối (thứ hạng 8, có điểm trung bình 3.37), đó là tiêu chí: Thầy (Cô) có hứng thú đối với việc nghiên cứu khoa học, tiêu chí này chỉ đạt ở mức độ khá. Điều này phản ánh đúng thực trạng của trường hiện nay, hoạt nghiên cứu khoa học của trường còn nhiều hạn chế, có nhiều giáo viên chưa từng nghiên cứu khoa học. Để khẳng định thêm mức độ tự đánh giá của giáo viên cơ sởII Trường ĐHLĐXHTP.HCM về tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên. Người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả thu được ở các bảng 2.3 a, 2.3 b, 2.3 c, 2.3 d, 2.3 e (phần phụ lục) Từ bảng 2.3 a chúng ta thấy các giáo viên thường xuyên theo dõi giáo án, bài giảng khi giảng dạy không nhiều (26.67%). Số giáo viên còn lại đôi khi theo dõi giáo án, bài giảng (53.33%), thoát li giáo án, bài giảng (11.67%), hiếm khi theo dõi giáo án, bài giảng (8.33%). Điều này chứng tỏ giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXHTP.HCM chuẩn bị bài trước khi lên lớp tương đối tốt, làm chủ được bài giảng của mình khi lên lớp. Xem bảng 2.3b chúng ta thấy số giáo viên chưa nghiên cứu đề tài 45% - tỷ lệ tương đối cao, trong số này đa số là giáo viên trẻ, số giáo viên nghiên cứu từ 4 đề tài trở lên chỉ chiếm 11.76%. Điều này cho thấy đa số giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội chưa có điều kiện nghiên cứu sâu môn mình giảng dạy, vì hoạt động nghiên cứu khoa học giúp giáo viên nắm bắt sâu tri thức môn mình giảng dạy. Đây là một hoạt động phải tiến hành thường xuyên đối với giáo viên giảng dạy cao đẳng, đại học. Điều này cho thấy đa số giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội nắm vững môn mình giảng dạy ở mức đủ để giảng dạy hệ trung cấp, chỉ có một số giáo viên có khả năng giảng dạy cao đẳng, đại học. Bảng 2.3c cho thấy chỉ có 73.33% giáo viên dạy đúng môn chuyên ngành được đào tạo ở trường cao đẳng, đại học, 21.67% môn dạy của giáo viên chỉ là môn cơ sở hoặc môn cơ bản được học ở trường Đại học, Cao đẳng và 5% giáo viên có môn dạy chưa được đào tạo ở trường Cao đẳng, Đại học.Việc 26.67% giáo viên (số lượng không nhỏ) không dạy đúng môn chuyên ngành được đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học ảnh hưởng lớn đến tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên đối với môn mình giảng dạy. Vấn đề này một lần nữa khẳng định, một bộ phận không nhỏ giáo viên Trường Đại học Lao động –Xã hội hiểu chưa sâu môn mình giảng dạy ở mức đủ để dạy cao đẳng, đại học. Điều này phản ánh đúng thực trạng tình hình giáo viên hiện nay của Trường Đại học Lao động- Xã hội, đa số giáo viên Trường Đại học Lao Động – Xã hội hiện nay chỉ có khả năng dạy học sinh hệ Trung cấp, chỉ có một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy Cao đẳng. Bảng 2.3 d cho thấy số giờ giáo viên phải giảng dạy trung bình một tuần tương đối cao: ≥25 tiết (18.33%) ≥20 - < 25 tiết ( 23.33%) ≥15 - < 20 tiết (16.67%). Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện, nâng cao tay nghề của giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội. Bảng 2.3 e cho thấy đa số giáo viên dành thời gian bồi dưỡng về chuyên môn trung bình trong một tuần tương đối cao, 38.33% giáo viên có thời gian bồi dưỡng về chuyên môn trung bình từ 20 giờ / tuần trở lên, 73.33% giáo viên có thời gian bồi dưỡng về chuyên môn trung bình từ 10 giờ / tuần trở lên. Điều này cho thấy tính tích cực, sự đầu tư cho công tác giảng dạy của đa số giáo viên trong trường, phản ánh đúng thực trạng hiện nay của Trường. Vì Trường mới nâng cấp lên Đại học, nhà trường yêu cầu cao về trình độ của giáo viên, để đáp ứng yêu cầu hiện nay của Trường thì mọi giáo viên phải nỗ lực trau dồi chuyên môn, bên cạnh đó do giờ giảng trung bình trong một tuần khá cao nên giáo viên cũng phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án, bài giảng lên lớp, mà trong Trường đa số là giáo viên trẻ, để có một giờ lên lớp tốt giáo viên trẻ phải chuẩn bị rất chu đáo mới có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Khi phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cho rằng: “số giáo viên dạy trái môn ở Trường tương đối nhiều, những giáo viên này chỉ có khả năng giảng dạy học sinh có trình độ trung cấp”, “số giáo viên của Trường hiện nay có khả năng giảng dạy đại học không nhiều”, “khả năng tự học của giáo viên ở Trường hiện nay tương đối cao” “việc nghiên cứu khoa học của các giáo viên trong Trường còn thấp”. Kết quả quan sát (dự giờ) cũng trùng khớp với kết quả phỏng vấn và kết quả trả lời phiếu hỏi đó là tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên trong Trường đáp ứng được yêu cầu hiện nay của Trường (chủ yếu dạy học sinh có trình độ trung cấp). Bảng 2.4 bao gồm 9 câu (20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28) tương ứng với 9 tiêu chí tự đánh giá của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXHTP.HCM Điểm trung bình của năng lực chế biến tài liệu học tập của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXHTP.HCM là 3.66. Trong đó tiêu chí 20: Thầy (Cô) xác định được chương trình, nội dung sách giáo khoa, nắm được mục đích, yêu cầu của từng bài, từng chương, của cả chương trình và tiêu chí 22: Khi soạn bài giảng, Thầy (Cô) có sử dụng những tri thức lấy từ sách, vở, tạp chí, internet … có điểm trung bình cao nhất (3.88). Đây là 2 tiêu chí mà bất cứ giáo viên nào cũng phải đạt được ở mức độ khá cao thì mới thực hiện được công tác giảng dạy. Tiêu chí 21: Thầy (Cô) biết chế biến, gia công tài liệu nhằm làm cho nó vừa đảm bảo lô gíc của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với lôgíc sư phạm, lại phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, có điểm trung bình 3.63 (thứ bậc 5). Để đạt được mức độ cao ở tiêu chí này đòi hỏi giáo viên phải đạt mức độ cao các tiêu chí từ 1 tới 4. Đây là tiêu chí cơ bản của năng lực chế biến tài liệu học tập. Tiêu chí 25: Thầy (Cô) soạn bài giảng theo suy nghĩ và lập luận của mình có điểm trung bình 3.62 ở thứ bậc 6. Điều này phản ánh đúng thực trạng giáo viên của Trường, vì qua việc kiểm tra bài giảng của giáo viên cho thấy các giáo viên trẻ khi soạn giảng còn phụ thuộc nhiều vào giáo trình. Tiếp theo là các tiêu chí 24, 26, 28 ở các thứ bậc 7, 8, 9 đây là những tiêu chí thường những giáo viên có nhiều năm giảng dạy mới đạt được ở mức độ cao. Bảng 2.4: Tự đánh giá năng lực chế biến tài liệu học tập Câu Tiêu chí TB Thứ bậc 20 Thầy (Cô) xác định được chương trình, nội dung sách giáo khoa, nắm được mục đích, yêu cầu của từng bài, từng chương, của cả chương trình. 3.88 1 22 Khi soạn bài giảng, Thầy (Cô) có sử dụng những tri thức lấy từ sách, vở, tạp chí, internet … 3.88 2 27 Trong bài giảng, Thầy (Cô) liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. 3.72 3 23 Khi soạn bài giảng, Thầy (Cô) có sử dụng những điều quan sát và thu thập từ cuộc sống. 3.68 4 21 Thầy (Cô) biết chế biến, gia công tài liệu nhằm làm cho nó vừa đảm bảo lô gíc của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với lôgíc sư phạm, lại phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 3.63 5 25 Thầy (Cô) soạn bài giảng theo suy nghĩ và lập luận của mình. 3.62 6 24 Khi soạn bài giảng Thầy (Cô) phân tích, tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa kiến thức. 3.62 7 26 Trong bài giảng của Thầy (Cô) thể hiện những kiến thức “tinh” và chính xác. 3.55 8 28 Trong bài giảng, Thầy (Cô) liên hệ được kiến thức bộ môn mình giảng dạy với kiến thức bộ môn có liên quan. 3.32 9 TB 3.66 Để khẳng định thêm mức độ tự đánh giá của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXHTP.HCM về năng lực chế biến tài liệu học tập. Người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi 11, 12. Kết quả thu được ở bảng 2.4 a, 2.4 b ( phần phụ lục) Xem bảng 2.4 a chúng ta thấy mức độ hiểu biết của giáo viên về môn tâm lí học dạy học chưa cao. Mức độ tốt chỉ có 21 giáo viên, chiếm 35% , mức độ khá 25 giáo viên, chiếm 41.67%, mức độ trung bình 12, chiếm 20%, chỉ có 2 giáo viên ở mức độ rất tốt, chiếm 3.33%. Điều này ảnh hưởng tới việc chế biến tài liệu học tập của giáo viên. Mức độ hiểu biết của giáo viên về môn Tâm lí học dạy học chưa cao bởi vì giáo viên của Trường đa số không được đào tạo ở Trường Sư phạm, nên ít có cơ hội nghiên cứu sâu về môn Tâm lí học dạy học, một số giáo viên trẻ còn chưa từng được học môn này, còn đa số các giáo viên khác thì đã được học qua lớp bồi dưỡng giáo viên nhưng thời gian học ngắn (2 – 3 ngày) nên việc nghiên cứu sâu môn học còn hạn chế. Ở bảng 2.4 b chúng ta thấy đa số giáo viên thay đổi nội dung giảng dạy cho phù hợp với từng lớp học (52 giáo viên, chiếm tỷ lệ 86.67%). Như vây đa số giáo viên của Trường khi chế biến tài liệu học tập đã xét tới trình độ học sinh ở từng lớp. Kết hợp số liệu ở 3 bảng (2.4, 2.4a, 2.4b) chúng ta thấy sự tự đánh giá của giáo viên về năng lực chế biến tài liệu học tập phù hợp với thực tế. Phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cho rằng: “Các giáo viên có thâm niên giảng dạy cao khi soạn giáo án đưa ra mục đích tương đối rõ ràng, đưa nhiều kiến thức thực tế vào bài giảng, biết chế biến tài liệu phù hợp với học sinh”. “Những giáo viên mới khi soạn bài đa số chưa đưa ra được mục đích đầy đủ, rõ ràng, chưa đưa được nhiều kiến thức thực tế vào bài giảng”. “ Đa số giáo viên có khả năng chế biến tài liệu giảng dạy ở mức độ khá”. Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động (nghiên cứu giáo án) cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn và kết quả trả lời phiếu hỏi: Khả năng chế biến tài liệu giảng dạy của giáo viên chỉ ở mức độ khá. Bảng 2.5 : Tự đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH009.pdf
Tài liệu liên quan