Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty dịch vụ du lịch Sao Mai

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 3

ĐẾN KINH DOANH DU LỊCH 3

1.1. KINH DOANH DU LỊCH - MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA KINH DOANH DỊCH VỤ 3

1.1.1 Kinh doanh và các loại hình kinh doanh 3

1.1.1.1Khái niệm kinh doanh 3

1.1.1.2 Các loại hình kinh doanh 4

1.1.2 Kinh doanh du lịch và các loại hình kinh doanh du lịch 6

1.1.2.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch 6

1.1.2.2 Các loại hình kinh doanh du lịch 7

1.2 DỊCH VỤ - ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU CỦA KINH DOANH DU LỊCH 12

1.2.1 Khái niệm về dịch vụ 12

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dịch vụ 13

1.2.3. Các loại hình dịch vụ 14

1.2.3.1 Phân loại theo quá trình mua bán 14

1.2.3.2 Phân loại theo tính chất 14

1.2.4. Dịch vụ du lịch và các loại dịch vụ du lịch 14

1.2.4.1. Các loại dịch vụ du lịch 14

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 15

1.3.1 Các yếu tố chủ quan 15

1.3.1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 16

1.3.1.2 Đội ngũ lao động 16

1.2.3.2 Vốn kinh doanh 17

1.2.4.3 Trình độ tổ chức và quản lý 18

1.3.2 Các yếu tố khách quan 18

1.3.2.1 Chế độ và chính sách luật pháp 18

1.3.2.2 Nguồn khách 19

1.3.2.3 Giá cả hàng hoá và dịch vụ 20

1.2.2.4 Tính thời vụ của du lịch 21

1.2.2.5 Những yếu tố khác 22

CHƯƠNG II 24

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI 24

2.1. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI 24

2.1.1 Vài nét khái quát về công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 24

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 24

2.1.3 Tổ chức bộ máy và lao động của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 26

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Sao Mai 28

2.1.5 Các mảng hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 29

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 31

2.2.1. Thực trạng kinh doanh du lịch 31

2.2.2. Kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong công ty 33

2.2.3. Đánh giá hoạt động dịch vụ của công ty 40

CHƯƠNG 3 43

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI 43

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 43

3.2. ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI 45

3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý 46

3.2.1.1 Thực hiện trao quyền quản lý cho các trưởng phòng 46

3.2.1.2 Tăng cường cán bộ quản lý ở tất cả các bộ phận 46

3.2.1.3Phân công nhiệm vụ rõ ràng hợp lý 47

3.2.2. Tăng cường khai thác mở rộng thị trường khách 47

3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 48

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng phục vụ để nâng cao uy tín 48

3.2.3.2 Phát triển sản phẩm mới 49

3.2.4 Áp dụng chính sách giá linh hoạt trong kinh doanh khách sạn 50

3.2.5 Tăng cường quảng cáo khuyếch trương 51

3.2.6 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 52

3.2.7 Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 53

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 58

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty dịch vụ du lịch Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống nhau đối với mỗi loại hình du lịch khác nhau; một nước hoặc vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch. Tính thời vụ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch, gây nên nhiều khó khăn cho việc tổ chức kinh doanh của ngành du lịch. Những khó khăn đó để lại hậu quả tai hại về kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật và tâm lý. Thời vụ ngắn làm cho việc sử dụng tài nguyên, cơ sở vật chất không hết công suất, gây lãng phí lớn. Nguồn lao động không được sử dụng hết dẫn đến dịch chuyển việc làm. Với khách du lịch, nó làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Mùa vụ chính luôn xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách trên phương tiện giao thông và điểm du lịch, làm giảm tiện nghi khi đi du lịch. 1.2.2.5 Những yếu tố khác Biến động bất thường của thời tiết: Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc lớn vào yếu tố thiên nhiên. Bởi vì đa số các hoạt động du lịch diễn ra ngoài trời, các yêú tố của khí hậu như nắng, gió, mưa, bão, lụt lội, lốc xoáy là những trở ngại lớn cho kinh doanh du lịch. Hoạt động du lịch không thể diễn ra trong thời tiết đó. Các yếu tố bất thường của thời tiết do vậy làm giảm hoặc triệt tiêu nhu cầu đi du lịch, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thời tiết được ưa thích nhất trong du lịch là trời nắng và khô ráo, số giờ nắng phải không quá cao hoặc quá thấp, với nhiệt độ trung bình lý tưởng là từ 180C đến 240C hoặc từ 240C đến 270C. Thời gian rỗi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu du lịch. Không có thời gian rỗi con người không thể đi du lịch. Ngày nay, sở dĩ hoạt động du lịch phát triển là do cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo nên năng suất lao động cao giảm bớt công việc nặng nhọc cho con người nhờ cơ khí hoá, khiến con người có thời gian rỗi để nghỉ ngơi hồi phục và phát triển sức lực trí tuệ tinh thần. ở Việt Nam việc áp dụng hai ngày nghỉ cuối tuần đã làm tăng thêm quỹ thời gian rỗi của đa số tầng lớp lao động Việt Nam. Điều này là một sự thuận lợi cho du lịch nội địa Việt Nam phát triển. Đối thủ cạnh tranh là một trong ba thành tố tạo nên môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh còn gọi là môi trường hoạt động hay môi trường trực tiếp có tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Hai yếu tố còn lại trong môi trường là khách hàng và các nhà cung cấp. Đối thủ cạnh tranh có tác động trực tiếp đến một doanh nghiệp theo hai hướng: tác động tích cực (làm doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm áp dụng theo phương pháp quản lý mới làm tăng khả năng cạnh tranh) hoặc tác động tiêu cực (hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh làm cho doanh nghiệp bị mất nguồn khách, giảm mức tiêu thụ sản phẩm do phải chia sẻ thị phần, giảm doanh thu và lợi nhuận do phải bù đắp chi phí bởi những tổn thất không lường trước được từ phía đối thủ cạnh tranh gây ra. Nguyên nhân của mức độ cạnh tranh có thể là: do trên thị trường có nhiều doanh nghiệp đối thủ ngang sức ngang tài, chi phí cố định của doanh nghiệp cao và khả năng đa dạng hóa phân biệt sản phẩm lại thấp. chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 2.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai 2.1.1 Vài nét khái quát về công ty dịch vụ du lịch Sao Mai Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai là doanh nghiệp trực thuộc Ban Tại chính quản trị thành uỷ Hà nội. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, du lịch và các dịch vụ du lịch khác, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Đảng. Công ty có trụ sở chính là khách sạn Sao Mai tại 16-18 Ngõ Thông Phong, phố Tôn Đức Thắng, Hà nội (số điện thoại 845 5827; số Fax: 823 3887). Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến ngày 31/12/1997 là: 10.520.731.250 đồng, trong đó: Vốn cố định 10.020.731.250 đồng; Vốn lưu động 500.000.000 đồng. Công ty có tài khoản tiền Việt nam số: 710A-00817 tại Hội sở ngân hàng công thương Việt Nam và tài khoản ngoại tệ số: 362.111.370.418 tại ngân hàng ngoại thương Hà nội. Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Thành uỷ Hà nội được thành lập với nhiệm chính trị làm kinh tế xây dựng kinh tế Đảng. Qua hơn 8 năm hoạt động, công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có hướng phát triển rõ nét. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai Thực hiện chỉ thị 12/CT/TW ngày 31/7/1987 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc tăng cường công tác tài chính Đảng tiến tới từng bước tự chủ kinh tế Đảng, sau hội nghị tài chính Đảng toàn quốc tháng 1/1989 Thành uỷ Hà nội ra quyết định thành lập công ty sản xuất dịch vụ Thăng Long, để phát triển sản xuất kinh doanh xây dựng ngân sách Đảng. Sau khi ra đời để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, công ty sản xuất dịch vụ Thăng Long đã tiến hành liên doanh với công ty dịch vụ hợp tác làm phim (SECOFILM) và công ty thực phẩm Hà nội cải tạo cửa hàng thực phẩm rau quả ngõ Thông Phong phố Tôn Đức Thắng Hà nội thành khách sạn. Khách sạn liên doanh Sao Mai ra đời theo quyết định số 3096 QĐ/UB ngày 25/6/1990 của UBND thành phố Hà nội và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1991 với ngành nghề kinh doanh: Khách sạn, ăn uống và các dịch vụ khách du lịch. Khách sạn liên doanh Sao Mai bước vào hoạt dộng mặc dù gặp nhiều khó khăn ban đầu (vốn ít, trang bị còn hạn chế, vị trí khách sạn nằm trong ngõ...) được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ Hà nội, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, khách sạn liên doanh Sao Mai đã từng bước ổn định hoạt động kinh doanh và đạt kết quả đáng khích lệ: doanh số các năm được nâng cao dần một cách ổn định, đời sống CBCNV từng bước được cải thiện, khách sạn cũng từng bước được tự trang bị thêm trang thiết bị, nâng cấp khách sạn để bảo toàn vốn kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách sạn. Sau hơn ba năm hoạt động khách san liên doanh Sao Mai đã trở thành một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả của Thành uỷ và được khách hàng tín nhiệm. Tháng 5/1993 thực hiện nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, công văn số 283/CN ngày 16/1/1992 của Văn phòng Chính phủ (về vấn đề quản lý các đơn vị kinh tế Đảng và đoàn thể) và quy chế về quản lý và kinh doanh du lịch do Nhà nước ban hành. Khách sạn Sao Mai đã được UBND thành phố Hà nội ra quyết định chuyển đổi thành :"Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai". Đồng thời tháng 3/1993 cùng với sự thành lập Ban tài chính quản trị thành phố Hà Nội (với chức năng là đầu mối duy nhất quản lý vấn đề xây dựng ngân sách Đảng của Thành uỷ Hà nội), công ty dịch vụ du lịch Sao Mai đã được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Ban tài chính quản trị thành uỷ Hà nội. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chủ động hơn trong kinh doanh và nhận sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời và hiệu quả hơn cuả Thành uỷ Hà nội. Từ đó đến nay công ty dịch vụ du lịch Sao Mai tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và ăn uống đặc biệt năm 1994 công ty dịch vụ du lịch Sao Mai được sự hỗ trợ của Ban tài chính quản trị Thành uỷ đã đầu tư 10 tỷ đồng cải tạo nâng cấp khách sạn Sao Mai. Đồng thời bước đầu triển khai những chức năng kinh doanh mới được bổ sung (kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ khác...) và đã đạt được những kết quả khích lệ, đứng vững trên thị trường, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Liên tục trong 8 năm qua công ty dịch vụ du lịch Sao Mai luôn luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nêu ra, kết quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ công ty đang trên đà đi lên một cách ổn định, điều đó khẳng định trong những năm qua công ty đã có một chiến lược sản xuất kinh doanh tương đối đúng đắn và phù hợp... Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho khách hàng thủ đô và các tỉnh khác. 2.1.3 Tổ chức bộ máy và lao động của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai Công ty được tổ chức theo mô hình các công ty nhỏ gọn nhẹ và hiệu quả. Với phương châm tăng việc cho mỗi người chứ không tăng người cho công việc, ngay từ những ngày đầu, công ty đã cố gắng tổ chức bộ máy gọn nhẹ nhất nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ công nhân viên. Về mặt quản lý sản xuất kinh doanh, đứng đầu công ty là giám đốc công ty, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc công ty là người chỉ huy cao nhất, người điều hành và ra mọi quyết định của công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm pháp lý về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật. Công ty có một phó giám đốc là người giúp đỡ cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc uỷ quyền. Công tác tài chính kế toán là một khâu vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh và do một kế toán trưởng phụ trách, dưới là nhân viên phòng kế toán tài vụ đảm nhiệm thực thi. Tất cả cán bộ và nhân viên đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. ở 3khối kinh doanh chính (lữ hành, lưu trú, ăn uống) có 3 trợ lý giám đốc trực tiếp điều hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Ngoài ra công ty có một phòng thị trường có chức năng tiếp thị, tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Toàn bộ nhân lực và cơ cấu lao động của công ty được thể hiện ở bảng dưới đây Bảng 1. Cơ cấu lao động của công ty Sao Mai Các bộ phận Tổng số Giới tính Trình độ Lứa tuổi Nam Nữ ĐH TC LĐPT <25 25-35 >35 Ban giám đốc 2 2 2 Phòng kế toán 4 4 4 Lễ tân 4 1 3 1 3 Buồng 10 2 8 10 Nhà hàng 10 1 9 1 7 2 Bảo vệ 3 3 2 1 Đội tu sửa 3 3 2 1 3 Nhà bếp 4 3 1 2 2 Trung tâm DL 6 6 6 Tổng cộng 46 11 25 Nhìn chung, cơ cấu sản xuất của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh. Sau 8 năm hoạt động, việc phân công nhiệm vụ phối hợp giữa các bộ phận đã được hình thành và định rõ. Điều này làm cho hoạt động của toàn công ty được thống nhất và nhịp nhàng. 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Sao Mai Cơ sở vật chất được coi là yếu tố cần thiết, có thể nói là yếu tố quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thuộc ngành du lịch. Công ty Sao Mai ngay từ những ngày đầu thành lập cũng đã rất chú trọng đến việc cải tạo nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất. Toàn bộ khách sạn Sao Mai được chia thành 3 khu vực: khu vực lưu trú, khu vực ăn uống, khu vực dịch vụ bổ sung. Khách sạn gồm có 56 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, theo tiêu chuẩn quốc tế, được lắp đặt điều hoà hai chiều, có hệ thống điện thoại IDD, satelite TV, tủ lạnh, bồn tắm, thảm. Tất cả đều đạt tiêu chuẩn cao. Ngoài ra, công ty cũng có lợi thế về mặt tiền thoáng đẹp lại ở vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội, gần nhiều khu vực trung tâm, hành chính ngoại giao, trung tâm triển lãm quốc gia, các quần thể danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Trong số 56 phòng, có 5 phòng loại nhất với đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị đắt tiền: bàn ghế salon, tủ đựng quần aó, vô tuyến màu 14 inch, tủ lạnh, các thiết bị báo cháy, hệ thống nước nóng lạnh ..., 20 phòng loại A và 31 phòng loại B cũng được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và tiện nghi phù hợp. Hệ thống điện thoại IDD của khách sạn gọi liên vùng và quốc tế thông qua bộ phận lễ tân. Một đội xe chuyên trở luôn túc trực được công ty thuê theo hợp đồng dài hạn để kịp thời phục vụ khách có nhu cầu tại mọi thời điểm. Khu vực ăn uống gồm có 1 nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn trong nước và đặc sản dân tộc, đầu bếp của khách sạn cũng có thể chế biến các món ăn theo thực đơn quốc tế nếu có yêu cầu. Nhà hàng có thể phục vụ tối đa 200 người, ngoài ra còn một phòng ăn nhỏ phục vụ thêm 20 khách. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu cơ bản, việc đáp ứng những nhu cầu phát sinh của khách cũng là một hoạt động quan trọng nhằm góp phần làm hoàn thiện hơn quá trình phục vụ của khách sạn. Khách sạn có 2 phòng Karaoke với trang thiết bị hiện đại giúp khách có thể yên tâm và thoải mái thư giãn ngay trong khách sạn, bên cạnh đó khách sạn còn trang bị hệ thống thông tin liên lạc như máy Fax, Telex, các phương tiện vận chuyển, đội ngũ giặt là ... 2.1.5 Các mảng hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai chính thức bước vào hoạt động từ tháng 1/1991 với các chức năng: kinh doanh cho thuê phòng nghỉ và ăn uống. Công ty bước vào hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy vậy, công ty cũng có được một số thuận lợi. Trước hết đó là sự phát triển ban đầu mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam trong thời mở cửa và chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau năm 1990, năm đầu tiên được coi là "năm du lịch Việt Nam" lượng khách vào Việt Nam tăng nhanh, nhu cầu về khách sạn ở thủ đô Hà Nội cũng tăng theo. Hoạt động kinh doanh của công ty Sao Mai trong 10 năm qua (1991- 2000) cho thấy công ty đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ chính thức được Thành uỷ giao phó: Đó là hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn để tăng xâydựng ngân sách Đảng. Các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của công ty như tổng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, nộp ngân sách Đảng ... đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, để tìm ra biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cần có sự phân tích chi tiết về kết quả theo từng bước cụ thể: - Về kinh doanh phòng cho thuê: đây là một trong những hướng kinh doanh chính quan trọng và mang lại hiệu quả cao nhất cho của công ty trong những năm qua. Công ty đã khai thác một cách triệt để có hiệu quả số lượng phòng cho thuê ở khách sạn. Khách đến khách sạn ngày một đông trong đó có cả người nước ngoài. Điều đó làm cho doanh số kinh doanh phòng ngủ mỗi năm một tăng. - Về kinh doanh dịch vụ ăn uống: Đây là dịch vụ quan trọng không thể thiếu để phục vụ khách nghỉ tại khách sạn, đồng thời giúp tăng doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động kinh doanh ăn uống ở khách sạn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao (trừ những khách sạn lớn đông khách và khách du lịch sẵn sàng trả giá rất cao cho nhu cầu ăn uống) Đối với khách sạn Sao Mai, hoạt động kinh doanh ăn uống trong những năm qua cũng không đem lại hiệu quả kinh tế cao (mà cụ thể là lợi nhuận thu được không đáng kể, thậm chí có những tháng chỉ đủ bù đắp chi phí. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách thực tế là, chính nhờ chất lượng phục vụ ăn uống ngày càng được nâng cao mà khách du lịch đến ở khách sạn càng đông hơn, và do đó khách đến khách sạn một lần sẽ quay lại vào lần khác nữa. Điều đó chứng tỏ, hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn Sao Mai đem lại hiệu quả bằng lợi nhuận tính theo tiền mà còn bằng uy tín. Tuy nhiên còn một số điểm hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn như: khách sạn nằm trong ngõ nên hầu như không có khách vãng lai vào ăn uống trong khách sạn, số khách ăn uống hầu hết là các khách nghỉ tại đây. Ngoài ra trên thị trường kinh doanh ăn uống hiện nay, xuất hiện rất nhiều nhà hàng, khách sạn mới xây. Họ cạnh tranh mạnh mẽ với các hình thức mời chào khách đa dạng phong phú và không ít trong số đó thu hút khách bằng cả những cách không được chấp nhận về mặt đạo đức và xã hội. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn được xác định là định hướng vào khách nghỉ tại khách sạn chứ không tập trung vào khách vãng lai như các nhà hàng kinh doanh ăn uống khác. - Về kinh doanh lữ hành: đây là một trong những khâu kinh doanh quan trọng mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp du lịch. Đối với công ty Sao Mai, hoạt động kinh doanh lữ hành tuy được coi trọng nhưng còn quá mới mẻ. Trên thực tế trung tâm điều hành du lịch Sao Mai - bộ phận chính kinh doanh hoạt động lữ hành - còn rất non trẻ, mới chỉ bước vào hoạt động được 6 năm. Kết quả kinh doanh mới chỉ là các kết quả ban đầu, công ty cũng chỉ hoạt động trên phạm vi hạn chế là: tổ chức cho khách đi lễ hội và tổ chức, đưa đón khách đi nghỉ mát thăm quan những thắng cảnh của đất nước. Như vậy, hướng kinh doanh lữ hành (bao gồm cả lữ hành quốc tế) của công ty là một hướng kinh doanh có triển vọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy trong chiến lược kinh doanh của mình thời gian tới và tiếp những năm sau, công ty dịch vụ du lịch Sao Mai sẽ tiến hành kết hợp hoạt động kinh doanh lữ hành với hoạt động kinh doanh khách sạn, tạo thế đi lên vững chắc và hiệu quả cho công ty. - Kinh doanh dịch vụ bổ sung: đây là mảng kinh doanh phụ nhưng bước đầu đã đem lại lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới công ty sẽ cần chú trọng đến lĩnh vực này vì nó có vốn đầu tư ít nhưng thu lợi và quay vòng vốn nhanh. Để có được một chiến lược kinh doanh thích hợp cần có sự nghiên cứu kết quả hoạt động của công ty trong những năm qua. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty rất khả quan, trong 2 năm gần đây các chỉ tiêu đều tăng trưởng (Xem số liệu bảng 1) Bảng 1 . Kết quả hoạt động của công ty qua 2 năm 1999-2000 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Kết quả thực hiện năm 1999 Kết quả thực hiện năm 2000 % Tăng trưởng Doanh thu 5,051 5,509 9.06% Nộp ngân sách 440,000 501,000 13,86% Lợi nhuận 851,000 1348,000 58,4% Thu nhập bình quân 550,000 630,000 14,5% (Nguồn: số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai) 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của công ty trong những năm qua 2.2.1. Thực trạng kinh doanh du lịch Trong những năm qua, số lượng khách sạn ở Hà Nội ngày một tăng lên với tốc độ nhanh, vì vậy số lượng khách du lịch ở các khách sạn nói chung đều giảm, khách sạn Sao Mai cũng nằm trong tình trạng đó. Bảng 2 . Tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 1996 - 2000 Đơn vị : Triệu đồng Năm Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 KD phòng ngủ 1868 2640 2968 3124 3366 KD ăn uống 881 1195 1392 843 1026 KD bổ sung 26 57 83 87 112 KD lữ hành 484 1104 1104 997 1005 Tổng cộng 3323 5060 5547 5051 5509 (Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai) Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng kinh doanh của công ty. Doanh thu của công ty Sao Mai được chia thành 4 nhóm: doanh thu phòng ngủ, ăn uống, lữ hành và dịch vụ bổ sung. Sự phân chia này giúp khách sạn theo dõi dễ dàng kết quả kinh doanh và có những phân tích đánh giá đúng đắn hoạt động của từng bộ phận, từ đó mới đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau mỗi thời kỳ. Tổng doanh thu của công ty trong 5 năm qua có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2 . Doanh thu của công ty Sao Mai trong thời gian 1996 -2000 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Doanhthu 3323 5060 5547 5051 5509 Biểu đồ doanh thu cho thấy trong 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của công ty có sự ổn định tương đối, tuy có sự đi xuống trong năm 1999 nhưng nhìn chung là tăng đều. Tuy nhiên, khách sạn vẫn rơi vào tình trạng vắng khách. Ngoài ra, có một thực tế khách quan trong những năm qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Từ sau khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nhu cầu của khách về đời sống sinh hoạt ngày càng cao. Do đó công ty đã nâng cấp từ chỗ chưa được xét tiêu chuẩn sao lên xếp hạng 2 sao để đạt được chất lượng phục vụ và dịch vụ theo đúng những yêu cầu ngày một đổi mới của khách. So với năm 1998, mức doanh thu của năm 2000 vẫn thấp hơn mặc dù công ty đã tiến hành một số cải tiến trong hoạt động quản lý và phục vụ. Điều này đòi hỏi trong tương lai, công ty phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, thu hút khách nhiều hơn nữa để tăng tổng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. 2.2.2. Kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phậnlưu trú Xét trong cơ cấu doanh thu của công ty ta thấy doanh thu của bộ phận buồng luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 60% của tổng doanh thu (xem bảng 3) Bảng 3 . Doanh thu từ dịch vụ lưu trú Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu (triệu đồng) 3323 5060 5547 5051 5509 Doanh thu buồng (triệu đồng) 1868 2640 2968 3124 3366 Tỷ lệ (%) 56,21% 52,17% 53.50% 61,85% 61,10% (Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai) Cùng với sự thay đổi của tổng doanh thu, doanh thu buồng ngủ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đây là hoạt động mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho khách sạn. Bảng số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, đã có sự tăng lên đáng kể về tỷ lệ doanh thu của lĩnh vực kinh doanh này. Tuy năm 1999 có sự sụt giảm doanh thu đáng kể nhưng là do những yếu tố khách quan của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng nhìn chung vẫn tăng đều. Có thể thấy rõ điều đó thông qua đồ thị sau: Sơ đồ 3 . Đồ thị doanh thu lưu trú trong tổng doanh thu Trước sự thay đổi của ngành du lịch công ty đã dự đoán rằng nguồn khách sẽ giảm đi , vì thế công ty đã chuyển hướng chú trọng vào việc quảng cáo , tiếp thị vào khu vực khách du lịch đơn thuần , với phương châm là giá cả hợp lý , trình độ phục vụ tốt , cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại Bảng 4 . Giá phòng khách sạn qua các năm Đơn vị : 1000 đồng Loại 1996 1997 1998 1999 2000 Loại nhất 120 250 700 650 450 Loại A 100 200 500 350 250 Loại B 80 150 350 200 180 (Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai) Cùng với sự gia tăng của giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá phòng của công ty trong những năm gần đây đã được điều chỉnh theo mức độ hợp lý, để đảm bảo cho việc bù đắp chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu như trong những năm trước 1996, 1997 giá phòng loại nhất còn thấp chỉ có 120000 đồng và 250000 đồng thì những năm gần đây 1998,1999, 2000 đã có sự tăng vọt do công ty đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách. Tuy giá phòng loại nhất có cao nhưng không ổn định. Đây cũng là tình trạng chung của phòng loại A và loại B. Trong những thời điểm vắng khách (ngoài vụ du lịch) công ty đã phải hạ giá phòng tới mức thấp nhất có thể để đảm bảo trang trải phần chi phí cố định, giảm tình trạng để nhiều phòng trống. Ngoại trừ giá phòng hạng nhất đang có xu hướng tăng lên, phòng loại A và loại B đều giảm. Điều này phản ánh sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của du khách. Bên cạnh đó, nó cũng phần nào phản ánh cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ tại các phòng loại này không còn phù hợp với thị hiếu của khách nữa. Trong thời gian tới, khách sạn cần có biện pháp kịp thời để nâng cấp nội thất trang thiết bị, không những ở phòng loại A và loại B mà còn cả phòng loại nhất để thu hút và kích thích mạnh nhu cầu của khách, ổn định hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh của bộ phận ăn uống Trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch thì dịch vụ ăn uống chiếm một tỷ trọng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của toàn bộ chương trình du lịch mà khách hàng đã mua. Dịch vụ ăn uống tại công ty Sao Mai, tuy nhiên chưa được phát triển tương xứng với khả năng hiện có của công ty, có thể thấy được điều này qua bảng 5. Bảng 5 . Doanh thu từ dịch vụ ăn uống Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 1994 3323 5060 5547 5051 5509 Doanh thu ăn uống 543 881 1195 1392 843 1026 Tỷ lệ ( % ) 27,23% 26,51% 23,61% 25,09% 16,69% 18,62% (Nguồn: Số liệu thống kê của công ty Sao Mai) Bảng 5 cho thấy, khâu kinh doanh ăn uống chiếm một tỷ trọng vừa phải trên toàn bộ tổng doanh thu của khách sạn, trung bình khoảng 20%. Thông thường, hầu hết khách lưu trú tại khách sạn đều sử dụng sản phẩm ăn uống của khách sạn, song so với tiêu chuẩn doanh thu của bộ phận ăn uống nói chung thì doanh thu của bộ phận này chưa phải là lớn, khách sạn vẫn chưa tận dụng hết công suất phòng ăn và khả năng phục vụ của nhân viên. Ngoài số khách lưu trú tại khách sạn tiêu dùng sản phẩm ăn uống của khách sạn, lượng khách bên ngoài đến với khách sạn ăn uống còn thấp, chủ yếu là khách đặt hội nghị, tiệc cưới ... Mặc dù có khuôn viên đẹp, rộng rãi thoáng mát cho việc để xe, nhưng khách sạn chưa thu hút được khách đến ăn uống, vui chơi giải trí. Vì vậy, khách sạn phải tích cực đề ra những biện pháp kịp thời trong thời gian tới để thu hút khách. Khách sạn Sao Mai có quy mô tương đối lớn với các loại phòng ăn từ nhỏ đến lớn, tất cả từ 180 chỗ ngồi đến 220 chỗ ngồi, có thể phù hợp mọi loại tiệc đứng, tiệc ngồi với số lượng khách khác nhau. Tuy nhiên, hàng năm khách sạn sử dụng không hết công suất phòng ăn, tình trạng đó dẫn đến lãng phí nhiều. Bảng 6 . Tình hình kinh doanh của bộ phận ăn uống Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu ăn uống 881 1195 1392 84,3 102,6 Số ghế ngồi 180 220 220 220 220 Doanh thu một ghế/năm 4,89 5,43 6,32 3,82 4,66 (Nguồn: Số liệu của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai) Cùng với sự giảm sút của tổng doanh thu, doanh thu của bộ phận ăn uống cũng bị thay đổi, nó phản ánh thực trạng đi xuống của kinh doanh ăn uống và cũng là tình trạng kinh doanh chung cuả khách sạn, công suất sử dụng phòng ăn như vậy là quá thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do loại hình dịch vụ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 123.doc
Tài liệu liên quan