MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Lý luận chung về khách sạn, kinhdoanh khách sạn, khách du lịch và các biện pháp thu hút khách trong kinh doanh khách sạn
1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm du lịch
1.1.2. Nhu cầu du lịch
1.1.2.1. Khái niệm về nhu cầu du lịch
1.1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch
1.1.3. Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn
1.1.3.1. Khách sạn
1.1.3.2. Kinh doanh khách sạn
1.1.3.3. Sản phẩm của khách sạn
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của một khách sạn
1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống tài nguyên du lịch của một điểm du lịch, một vùng, một quốc gia
1.2.1.2. Tình hình chính trị, luật pháp
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1.4. Mức độ cạnh tranh trên thị trường khách sạn
1.2.1.5. Sức ép từ phía nhà cung cấp và các tổ chức trung gian trong các kênh phân phối sản phẩm của khách sạn
1.2.1.6. Xu hướng vận động của cầu thị trường
1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan: đây là nhóm nhân tố khách sạn có thể kiểm soát được
1.2.2.1. Vị trí kiến trúc của khách sạn
1.2.2.2. Uy tín và thứ hạng của khách sạn
1.2.2.3. Chính sách marketing mix của khách sạn
1.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thu hút khách trong khách sạn
1.3.1. Nâng cao chất lượng phục vụ
1.3.2. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tạo tính dị biệt cho sản phẩm khách sạn
1.3.3. Sử dụng chính sách giá hợp lý
1.3.4.Tăng cường hoạt động quảng cáo khuyếch trương
1.3.5. Tập hợp và xây dựng mối quan hệ với các đơn vị khác
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và các hoạt động thu hút khách của
khách sạn Kim Liên 1
2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty khách sạn du lịch kim liên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Mô hình quản lý và tổ chức
2.1.2.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức
2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban
2.1.2.3. Tình hình nhân lực của công ty khách sạn du lịch Kim LIên
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.3.1. Trong kinh doanh lưu trú
2.1.3.2. Trong kinh doanh phục vụ ăn uống
2.1.3.3. Dịch vụ bổ sung
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên trong những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thu hút khách của
khách sạn du lịch Kim Liên
3.1. Đánh giá tiềm năng du lịch của thành phố Hà Nội
3.1.1. Vị thế của Hà Nội – Thành phố vì hoà bình với sự phát triển du lịch trong tương lai
3.1.2. Tài nguyên du lịch của Hà Nội
3.2. Kế hoạch, phương hướng phát triển sắp tới của Công ty Khách sạn Kim Liên
3.2.1. Mục tiêu phấn đấu của khách sạn năm 2003
3.2.2. Chiến lược kinh doanh của khách sạn năm 2003
3.2.3. Biện pháp thực hiện mục tiêu chiến lược của khách sạn
3.3. Những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút khách đến khách sạn Kim Liên
3.3.1. Xác định thị trường mục tiêu
3.3.2. Giải pháp về tổ chức kinh doanh
3.3.3. Phát triển các dịch vụ bổ sung và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
3.3.3.1. Phát triển có dịch vụ bổ sung của khách sạn
3.3.3.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất của khách sạn
3.3.4. Tăng cường khuyếch trương quảng cáo
3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Kết luận
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6652 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các biện pháp thu hút khách tại khách sạn Kim Liên 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty du lịch và khách sạn có thể áp dụng. Vấn đề đặt ra đây đó là khách sạn phải biết lựa chọn những biện pháp nào tối ưu nhất, phù hợp nhất với thực tế cua mình thì nó áp dụng một cách có hiệu quả để mang lại nguồn khách tối đa như mong muốn.
Chương 2
Thực trạng kinh doanh và các hoạt động thu hút khách của
khách sạn Kim Liên 1
2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty khách sạn du lịch kim liên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty khách sạn Kim Liên là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và du lịch. Công ty nằm trên đường Đào Duy Anh-Quận Đống Đa-Hà Nội với diện tích 36.331 mét vuông. Công ty có 2 khách sạn lớn, 4 nhà hàng, hội nghị phòng họp và một hệ thống các kiốt bán hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ.
Khách sạn Kim Liên được bắt đầu từ khách sạn Bạch Mai trước đây.Xuất phát từ cục chuyên gia, có thể xem đây là chiếc nôi, nơi mà khách sạn Kim Liên đã từ đó ra đời và trưởng thành-là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý và chỉ đạo khách sạn Bạch Mai -Kim Liên trong hơn 30 năm.
Vào năm 1961-1993 : khách sạn chuyên gia Kim Liên-công ty khách sạn Kim Liên ngày nay là một đơn vị phục vụ chuyên gia, trực thuộc quyền quản lý của cục chuyên gia, nay là văn phòng chính phủ. Trong thời gian này, đối tượng phục vụ chính của khách sạn là chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. Đây là một cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất miền Bắc hồi đó (bao gồm 10 ngôi nhà 4 tầng, có tất cả 600 phòng ) đáp ứng được cho trên 1000chuyên gia và gia đình chuyên gia. Đây cũng là nơi thực hiện chính sách-chế độ phục vụ đời sống chuyên gia theo hiệp định-hợp đồng ký kết giữa ta và các nước.
Cũng trong thời gian này đơn vị đã góp phần đáng kể vào việc huấn luyện chuyên môn cho một số đơn vị trong và ngoài ngành. Kim Liên là chiếc nôi đào tạo nhiều cán bộ quản lý, nhiều nhân viên nghiệp vụ cho ngành du lịch -khách sạn. Trong suốt trên 30 năm phục vụ chuyên gia nước ngoài, khách sạn Kim Liên luôn giữ vị trí con chim đầu đàn của cục chuyên gia, là đơn vị nòng cốt luôn đi đầu trong mọi nhiệm vụ với ý niệm “việc gì khó có Kim Liên”.
Từ năm 1994 đến nay : công ty du lịch Kim Liên thuộc quyền quản lý của Tổng cục du lịch.
Từ năm 1992-2000 : đây là một bước ngoặt mới cho tất cả các ngành sản xuất-kinh doanh nói chung và cho khách sạn Kim Liên nói riêng. Thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường với phương châm sản xuất và bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải sản xuất và bán những cái mà ta có, nghĩa là mọi hoạt động sản xuất phải xuất phát từ phía khách hàng. Khách sạn Kim Liên đã xác định hướng đi đúng đắn, đúng đối tượng, đúng mục tiêu kinh doanh : luôn bảo toàn vốn, đạt hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm và phát triển, nâng cao đời sống công nhân viên, thực hiên tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
*Khách sạn Kim Liên đã qua 5 lần đổi tên và có 6 tên gọi :
- Khách sạn Bạch Mai (QĐ 49TC – CCG 2/5/1961 )
- Khách sạn chuyên gia Kim Liên năm 1971
Khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên (QĐ191/bt 29/8/1993 )
Công ty du lịch Bông Sen Vàng (số 276TCDL/QĐ-TCDL 19/7/1995)
Công ty khách sạn Bông Sen Vàng (số 309QĐ-TCDL 25/11/1995)
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên (số 454/QĐ TCDL 16/10/1997)
Mô hình quản lý và tổ chức
Mô hình và cơ cấu tổ chức:
Ban giám đốc
đội tu sửa
Giáo dục khách sạn kim liên II
Giáo giục khách sạn kim liên I
đội bảo vệ
T.tâm
Công nghệ thông tin
Trung
Tâm du
lịch
Kế hoạch nghiệp vụ
Kế toán thống kê
Tổ chức hành chính
Trung tâm thương mại
Hệ thống nhà hàng
đội giặt là
Bộ phận lễ tân
Bộ phận buồng
Bộ phận buồng
Bộ phận lễ tân
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Công ty Khách sạn Kim Liên
Nhận xét đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức của CTKSDLKL.Đây là cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến – chức năng, đứng đầu là ban Giám đốc công ty với 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Sau đó là các phòng ban hành chính gồm phòng tổ chức hành chính và phòng tài chính kế toán,các phòng và các đơn vị trực tiếp kinh doanh bao gồm: hai trung tâm khách sạn Kim Liên I và khách sạn Kim Liên II.
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
*Ban giám đốc: là người lãnh đạo, quản lý toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn, thay mặt khách sạn tiến hành giao dịch, giải quyết các công việc với các cơ quan hữu quan. Là người chịu trách nhiệm chính về hoạt độnh kinh doanh của khách sạn quản lý điũu hành trực tiếp các bộ phận phòng ban trong khách sạn.
*Phó giám đốc :có nhiệm vụ trợ lý giúp đỡ cho giám đốc điũu hành các hoạt động của công ty. Thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
*Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý nhân sự, làm công tác lao động, tiền lương, quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, đánh giá khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên.Thực hiện chế độ chính sách tuyển dụng lao động theo yêu cầu của các phòng ban, bộ phận trong công ty.
*Phòng kế hoach nghiệp vụ: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc công ty để xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch,cơ cấu doanh số,định mức chi phí,giá cả …Một cách linh hoạt và thực hiện thiết kế xây dựng trong Công Ty.
*Phòng kế toán:Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính của khách sạn là công cụ thông tin phục vụ cho quá trình quản lý tronh đơn vị.
+Theo dõi cập nhật hàng hoá nhập xuất trong đơn vị.
+Theo dõi thực hiện phần thu chi của đơn vị.
+Phản ánh báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn đơn vị qua các biểu mẫu báo cáo.
+Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh doanh,so sánh giữa chu kỳ kinh doanh để đề ra phương án kinh doanh tốt nhất phù hợp với tình hình cụ thể.
*Phòng thị trường:Chức năng chính là tham mưu cho giám đốc về thị trường du lịch, chính sách khuyến khích kinh doanh và các biện pháp thu hút khách, tổ chức các chuyến du lịch cho khách, tổ chức ký kết các hợp đồng đưa đón hướng dẫn tham quan các tuyến du lịch.
*Bộ phận lễ tân :
Đại diện cho khách sạn trong việc mở rộng mối quan hệ,có vai trò trong công tác thu hút khách,làm cầu nối liên hệ giữa khách du lịch với các bộ phận khác trong khách sạn,nó có vai trò quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng của khách ở khách sạn,giới thiệu sản phẩm dịch vụ của khách sạn.
+Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn.Giúp cho các bộ phận hoạt động một cách hiệu quả.
+Tham mưu cho giám đốc,cung cấp các thông tin về khách giữa các cấp lãnh đạo,điũu chỉnh kế hoạch,chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Ngoài những chức năng này ra bộ phận lễ tân đóng một vai trò quan trọng là tham gia vào hoạt động kinh doanh bán phòng ngủ,đón tiếp khách, bố chí phòng, giữ đồ, thanh toán tiền.Và giảI quyết hoặc cùng giảI quyết khiếu lạI của khách, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực tiền xanh.
*Bộ phận buồng
Chức năng :Là bộ phận tạo ra doanh thu chính cho dịch vụ lưu trú có tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tiêu dùng của khách.
Theo dõi giám sát tham mưu cho ban giám đốc và các bộ phận khác về việc thực hiện chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí phòng, sản phẩm phòng.
Theo dõi nhu cầu tiêu dùng của khách khi tiêu dùng dịch vụ lưu trú, từ đó tham mưu cho bộ phận khác thoả mãn tối đa nhu cầu đó.
Nhiệm vụ bộ phận này: Hàng ngày làm vệ sinh khu vực trong và ngoài khu lưu trú.
Thông báo cho bộ phận lễ tân về tình trạng phòng hàng ngày kiên trì bảo quản trang thiết bị nội thất, vệ sinh phòng nghỉ các nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý.
Đáp ứng nhu cầu vệ sinh như giặt là, Massage, đối với những nhu cầu phát sinh thì tận tình phục vụ. Đồng thời thông báo cho bộ phận thu ngân về những dịch vụ mà khách sạn đã tiêu dùng…
*Bộ phận nhà hàng:
+ Thoả mãn khách về nhu cầu ăn uống.
+ Là bộ phận tạo ra doanh thu khá cao cho khách sạn.Có nhiệm vụ nhu cầu ăn uống cúa khách, tổ chức chế biến, phục vụ các loạI thực đơn cho phù hợp cho các loạI khách.
+ Quảng cáo khuếch trương các dịch vụ ăn uống của khách sạn
+ Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.1.2.3.Tình hình nhân lực của công ty khách sạn du lịch Kim LIên.
Đến năm 2003 công ty có 620 lao động, trong đó:
Tỷ lệ nam/nữ: 230/390
Lao động trực tiếp 525 người, chiếm 85%
Tỷ lệ lao động bình quân trên 1 buồng là 398:370+1,076 người / phòng
Trình độ học vấn của lao động trong công ty như sau:
Đạ học 80 người chiếm 12,9%
Trên đại học 5 người
Trung cấp 165 người chiếm 26,6%
Còn lại là sơ cấp
Nhìn chung lực lượng lao động của công ty có trình độ không cao, mặt khác công ty có quá trình kinh doanh lâu dàI trên 40 năm, lên tuổi đời lao động khá cao, điều này dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu chất lượng phục vụ.Vì vậy vấn đề quan trọng đặt ra ở đây đối với công ty là trẻ hoá đội ngũ lao động kể cả lao động trực tiếp và lao động quản lý.
Trình độ ngoại ngữ của lao động của công ty còn quá thấp chủ yếu số lao động có thể giao tiếp với khách nước ngoài là bộ phận lễ tân, còn bộ phận khác hầu như không hoặc rất kém.Vài năm gần đây công ty có chính sách đào tạo thêm ngoại ngữ cho lao động rộng, thực tế chưa có gì khả quan.Mặc dù trước mắt yêu cầu ngoại ngữ của công ty chưa cao, song về lâu dài với mục tiêu nâng cao chất lượng và đội ngũ lao động để thu hút khách quốc tế, nhất là khách Trung quốc thì trình độ ngoại ngữ là vô cùng quan trọng đối với mỗi thành viên cũng như toàn khách sạn.
2.1.3.Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.3.1 Trong kinh doanh lưu trú:
*Bộ phận lễ tân.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lễ tân bao gồm toàn bộ các trang thiết bị tiện nghi liên quan trực tiếp hoặc sử dụng vào việc phục vụ khách ở các nghiệp vụ của bộ phận lễ tân :
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên có hai khu vực khách sạn là Kim Liên I và Kim Liên II. Do vậy cũng có hai bộ phận lễ tân. Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân bao gồm: Một quầy lễ tân có diện tích 20m2 trong đó có:
+ Một tủ chìa khoá phòng.
+ Một két dung để giữ đồ cho khách.
+ Hai máy vi tính nối mạng dùng để theo dõi kiểm tra tình hình khách của khách sạn.
+ Một máy Fax, một máy in Laser.
+ Hệ thống điều hoà hai chiều.
+ Hệ thống đồng hồ gồm nhiều múi giờ.
+ Hệ thống điện thoại dùng để thông tin nội bộ.
+ Một bộ bàn ghế sa lông cho khách ngồi đợi.
+ Một màn hình ti vi với số kênh quốc tế là 10 kênh.
*Bộ phận buồng:
Tính đến thời điểm hiện nay công ty có 370 phòng với 730 giường. Trong 370 phòng có 185 phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn ba sao (chiếm 50%). Khách sạn Kim Liên I có 178 phòng được phân bổ trên ba khu nhà 4,5,9. Khách sạn Kim Liên II gồm 192 phòng chủ yếu phục vụ khách nội địa. Kiến trúc phòng được cải tạo thành phòng khép kín các thiết bị trong phòng được thay thế mới nhiều có khả năng phục vụ khách theo yêu cầu.
Các trang thiết bị trong phòng bao gồm:
Một ti vi màu
Một bộ bàn ghế sa lông
Một tủ đựng quần áo
Một bình lóng lạnh
Một số trang thiết bị thông dụng khác.
Ngoài ra ở một số phòng cao cấp hơn còn có thêm :
Điện thoại trong phòng tắm
Tủ lạnh
Mini Bar
Bếp gas riêng
Tủ tường
Bàn làm việc
Sa lông bành
2.1.3.2 Trong kinh doanh phục vụ ăn uống
Phục vụ ăn uống ở khách sạn là một khâu vô cùng quan trọng. Công tác tổ chức ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn của khách sạn với khách. Công ty khách sạn du lịch Kim Liên có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tương đối đầy đủ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách. Toàn bộ hệ thống này gồm : năm nhà hàng trong đó có 3 nhà hàng lớn với tổng số chỗ phục vụ là 1100, trong đó nhà hàng số 9 là 260 chỗ, nhà số 1 là 500 chỗ, nhà hàng số 2 là 340 chỗ. Các nhà hàng được trang bị đồng bộ và hiện đại với các đầu bếp và nhân viên có tay nghề cao, chuyên chế biến các món ăn Âu, á. Nhà hàng cũng rất coi trọng đến chất lượng các món ăn đặc biệt là khẩu vị của mỗi loại khách, đồng thời sử dụng chính sách giá mềm dẻo.
2.1.3.3 Dịch vụ bổ sung.
Ngoài việc phục vụ các nhu cầu thiết yếu, thì việc phục vụ nhu cầu khác như chăm sóc sức khoẻ, chơi giải trí sẽ giúp cho khách thoải mái hơn khi ở khách sạn cũng là biện pháp thu hút rất hiệu quả của khách sạn.
Hiện nay công ty đang chú ý đến việc mở rộng, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bổ sung như: Phòng tắm hơi, Masage với trang thiết bị tiện nghi hiện đại nhằm phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ của khách bằng phương pháp vật lý trị liệu. Tổng đài điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc, hệ thống truyền hình cáp. Hệ thống ki ốt bán hàng lưu niệm, sân tenis, bể bơi, các phương tiện vận chuyển
Khu giặt là với hệ thống thiết bị hiện đại có thể phục vụ khách trong và ngoài khách sạn.
Đánh giá chung về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn: thông qua việc tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện nay ở khách sạn được trang bị tương đối đồng bộ đã phần nào góp phần tạo ra sản phẩm cua khách sạn có tính đồng bộ cao. Tuy nhiên, một số cơ sở vật chất kỹ thuật đã bắt đầu cũ và trở nên lạc hậu. Do đó, so với một số khách sạn mới xây thì cơ sở vật chất của khách sạn thì không bằng và như vậy, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ bổ sung của công ty khách sạn du lịch Kim Liên còn nghèo nàn, tuy đã có những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí nhưng chưa đáp ứng được nhu câù của khách. Đặc biệt là khách có khả năng thanh toán cao.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên trong những năm gần đây:
Cùng với sự phát triển chung của ngành với sự lỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên. Công ty đã gặt hái được khá nhiều kết quả đáng khích lệ.
Bảng 2: Tổng kết, kết quả hoạt động kinh doanh qua những năm gần đây:
STT
Tên chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1
Tông doanh thu
Tốc độ tăng (%)
31.771.000
116,5
40366.000 127
47.500.000 117
65.755.517 138
2
Doanh thu buồng
Tốc độ tăng(%)
14.251.400 108
16.978.700 199
18.000.000 106
20.244.000 112,5
3
Doanh thu ăn uống
Tốc độ tăng (%)
12.828.800 113
16.956.800 132
19.500.000 115
24.500.000 126
4
Doanh thu khác
Tốc độ tăng (%)
4.690.800 167
6.430.500 137
10.000.000 155
21.031.517 210
5
Tổng chi phí
24.310.359
31.838.500
37.643.963
52.073.862
6
Nộp ngân sách
Tốc độ tăng(%)
5.181.890 131,79
5.927.500 114,39
6.889.500 116,22
10.243.679 163
7
Lãi thực hiện
2.278.751
2.600.000
2.966.537
3.737.976
8
Tổng số lao động
450
545
557
620
9
CSSDBTB(%)
78
80
85
87
Nguồn: CT KS D L K L
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
Từ bảng tổng kết trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Mặc dù năm 1999 đang còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nặng nề “cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực” của năm 1998 nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đạt những kết quả đáng khích lệ.
Năm 1999 tổng doanh thu đạt 31.771.000000 VND trong đó tổng chi phí là 24.310.359.000VNĐ và nộp ngân sách 5.181.890.000VND, CSSDBTB đạt 78%. Có kết quả này là do sự cố gắng của toàn thể công nhân viên trong công ty và do thị trường của công ty chủ yếu là khách nội địa nên ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
Doanh thu của công ty khách sạn du lịch Kim Liên trong những năm gần đây tăng nhanh và đều. Năm 2000 tổng doanh thu đạt 40.366.000.000VND tăng 27% so với năm 1999, năm 2001 doanh thu đạt 47.500.000.000 VND tăng 38% so với năm 2001.
Hoạt động kinh doanh của công ty trở lại đây đã có sự thay đổi về tỷ trọng các lĩnh vực. Nếu như năm 1999 doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm 44,8% thì sang năm 2000 là 42%,năm 2001 là 37,8%,năm 2002 là 30,8%
Bảng 3 : Tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1000VND
å
1000VND
å
1000VND
å
1000VND
å
åDTB
14.251.400
48
16.978.700
20,6
18.000.000
78
20.244.000
8
åDTU
12.828.800
3
16.956.800
20
19.500.000
10,5
24.500.000
72
åDT #
4.690.800
49
6.430.500
59,4
10.000.000
11,5
21.031.517
20
Tổng
31.771.000
100
40.366.000
100
47.500.000
100
65.775.517
100
Mặc dù tỷ trọng doanh thu từ hoạt động lưu trú trong tổng doanh thu giảm, nhưng doanh thu lưu trú vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2000 doanh thu này 16.978.700VND tăng 19% so với năm 1999, năm 2001đạt 18.000.000.000 VND tăng 6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 20.244.000.000 VND tăng 12% so với năm 2001. Điều này là do mấy năm gần đây mảng ăn uống của khách sạn đang lên ngôi,đặc biệt trong kinh doanh thì mảng kinh doanh phục vụ đám cưới,hội nghị,hội thảo rất phát triển. Năm 2000 tổng doanh thu ăn uống là 16.956.800.000 VND chiếm 42% tổng doanh thu, năm 2001 doanh thu đạt 19.500.000.000VND chiếm 41% tổng doanh thu, năm 2002 doanh thu đạt 24.500.000.000 VND chiếm 37% tổng doanh thu.
Bên cạnh mảng kinh doanh ăn uống thì kinh doanh dịch vụ khác trong khách sạn cũng rất phát triển nhìn vào bảng tổng kết là thấy doanh thu từ hoạt đọng này là 4.690.800.000 VND. Sang năm 2000 là 6.430.500.000 VND tăng 37% so với năm 1999,sang năm 2001 doanh thu nay là 10.000.000.000 VND tăng 5,5% so với năm 2000 và năm 2002 doanh thu này đạt 21.031.517.000 VND tăng 13% so với năm 2001. Hơn nữa là từ quí IV năm 2002 công ty đã đưa trung tâm lỡ hành vào hoạt động và chỉ trong 3 tháng hoạt động, trung tâm này đã đóng góp vào thành tích doanh thu là 1,755 tỷ VND. Đây là một kết quả rất lớn, khẳng định một hướng đi đúng,mang tính chiến lược của đảng uỷ và lãnh đạo công ty trong những năm qua mà năm 2002 là năm kiêmr nghiệm thực tế.
Qua bảng kết quả kinh doanh ở trên của công ty trong bốn năm trở lại đây
(1999-2002) cho ta thấy mức tăng trưởng của công ty có chiều hướng tăng, kết quả và hiệu quả kinh doanh tương đối tốt, thu nhập của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng, cùngvới đó là nhập ngân sách cũng tăng theo từ đó cũng thấy được công tác thu hút khách đến tiêu dùng sản phẩm của khách sạn là tương đối tốt.
Công ty cần phải duy trì và phát huy tốt những thành tích đạt được này. Để minh chứng được những lỗ lực của công ty qua các năm gần đây ta thông qua “báo cáo tổng kết công tác năm 2002”như sau để thấy được những bước vượt trội.
Bản báo cáo gồm ba phần chính.
Đánh giá chung.
Đánh giá kết quả cụ thể.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2003.
A-Đánh giá chung:
Nghị quyết đại hội CNVC ngày 28/2/2002,đã thông qua chương trình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị năm 2002, với mục tiêu tổng quát là:’Tiếp tục mở rộng và đổi mới công tác thị trường,khai thác có hệu quả những nội lực của công ty; thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm dịch vụ,nâng cao chất lượng sản phẩm;đổi mới cơ chế quản lý; tăng cườn kỷ cương,kỷ luật;giữ vững trật tự an toàn cơ quan và của khách, tạo ra nhiều yếu tố sinh động để thu hút tăng trưởng nhiều khách du lịch nội địa và khách quốc tế,bảo đảm việc làm,đời sống cán bộ công nhân viên và kinh doanh ccó năng xuất,chất lượng,hiệu qua,tiết kiệm.
Với những thuận lợi cơ bản của năm 2002 mà công ty có được,nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị còn có những khó khăn mà không dễ gì vượt qua,đó là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường,đặc biệt là trong thị trường du lịch,trong khi hiệu quả khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường trọng điểm của công ty còn hạn chế;tính chuyên môn hoá cũng như tay nghề của đội ngũ CBCNV nhìn chung chưa cao, sản phẩm của công ty chưa mang tính đặc thù, sự ảnh hưởng gay gắt của những biến động bất lợi do tình hình chính trị,XH,an ninh, thiên tai...của cả trong nước và quốc tế làm tăng thêm tính phức tạp và gay gắt. Song vứi sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể CBCNV toàn ccông ty,2002 vẫn vững vàng đi lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra những chuyển biến sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực : ổn định nội bộ, tăng trưởng kinh tế, phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, giữ vững an toàn và đời sống CBCNV tiếp tục được nâng lên.
B. Đánh giá kết quả cụ thể:
Trên cơ sở nhiệm vụ đã được xác định và kết quả đã đạt được trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị của năm 2002 như sau:
1. Về các hoạt động kinh doanh:
Nhiệm vụ trọng tâm và là nhiệm vụ số 1 mang tính quyết định sự thành công là việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KHKD của cấp trên giao. Số liệu thống kê có được11 tháng và dự kiến tháng 12 còn lại của năm 2002 chúng ta đạt:
Bảng 4: Số lượng khách phục vụ và công xuất sử dụng buồng phòng.
TT
Diễn giải
VT
Khách sạn KL 1
Khách sạn KL 2
Ghi chú
2001
2002
S%
2001
2002
S%
1
2
3
Lượt khách
T.đó:
Quốc tế
Nội địa
Ngày khách
T.đó:
Quốc tế
Nội địa
Công suất phòng
Lượt
“
“
Ngày
“
“
%
40.247
21.206
19.041
69.546
29.741
9.805
87,67
7.385
3.934
3.451
6.460
0.686
5.774
9,1
42,58
60
23,16
24,3
36,8
14,9
1,43
99.830
1.095
98.735
196.530
1.639
194.891
91,7
103.660
1.982
101.678
193.522
3.614
189.908
93,06
3,8
81
2,9
1,5
20,5
2,5
1,36
161.045
140.077
14,96%
279.982
226.076
5,22%
Nguồn công ty KSDLKL
Bảng 5: Doanh thu và các chỉ tiêu khác
STT
Diễn giải
TH
năm 2001
Năm 2002
So sánh
02/01
Ghi chú
KH
TH
SS
1
2
3
4
Tổng doanh thu
T.đó
Doanh thu phòng
Chia ra:KSKL 1
KSKL 2
Doanh thu ăn uống
Doanh thu dịch vụ
Trong đó:
- Giặt là:
+KD ngoài
+Phục vụ
-TTDL
-Lữ hành QT
-thị trường thương mại
-TTCNTT:
+ Đ/ thoại
+ KD ngoài
Doanh thu khác
Lợi nhuận
Nộp NSNN
Thu nhập người LĐ
47.744,161
18.384,645
5.865,686
12.518,959
19.196,473
6.542,942
245,495
566,839
4,860
2.714,060
1.175,650
2.402,877
3.617,102
3.000
4.400
1,300
51.000
18.800
7.000
11.800
19.500
8.910
250
60
5.500
1.100
2.000
3.790
3000
6.496
65.775,517
20.244,000
7.685,000
12.559,000
24.500,000
15.161,517
234,900
661,812
82,042
1.755,279
10.976,744
923,097
1.189,455
5.870,000
3.200,000
7.000,000
1,500
28,97
7,6
9,78
6,4
25,6
70,16
-6,04
16.75
36,7
99,57
-16,08
-40,55
54,6
6,6
7,5
37.77
10,1
31
0,3
27,6
131,72
-4,31
404,43
-21,48
-50,49
62
6,6
59,9
15,3
Trừ N8 ra tăng 10,5%
Với số liệu trên chúng ta thấy mứcđộ hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2002 là rất lớn, và tốc độ tăng trưởng rất cao. Nếu so với kế hoạch đề ra, chúng ta đã hoàn thành vượt mức 28,97% và so với cùng kỳ năm 2001 của tốc độ tăng trưởng là 37,7%.
Trong đó đạt tốc độ tăng trưởng lớn là trung tâm thương mại (trên 400%),các đơn vị như khách sạn KL,KSKL 2, nhà hàng giặt và là,là những đơn vị có nhiều cố gắng,đóng góp rất lớn vào thành tích kinh doanh của công ty,đặc biệt là từ quý 4 năm 2002 chúng ta đưa ra trung tâm lữ hành quốc tế vào hoạt động và chỉ 3 tháng hoạt động trung tâm này đã đóng góp vào thành tích doanh thu 1,755 tỷ đồng. Đây là một kết quả rất lớn, khẳng định một hướng đi đúng, mang tính chiến lược của đảng uỷ và lãnh đạo công ty trong những năm qua mà năm 2002 là một năm nữakiểm nghiệm thực tế. Sự kiên trì trong chỉ đạo và thực hiện biện pháp hữu hiệu của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp,tiếp tục xắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo sản phẩm mới, nâng cao tay nghề của đội ngũ những người lao động. Những khó khăn phức tạp phátb sinh đều được nghiên cứu, tìm cách khắc phục, kịp thời uốn nắn các sai sót,lệch lạc để có những bước đi thích hợp, tích cực và rất vững chắc. Đánh dấu một sự trưởng thành và sự cố gắng rất lớn của tập thể CBCNV của công ty, trên đà thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá công ty KSDLKL.
2. Về xây dựng đơn vị :
Cơ sở vật chất và quy mô của công ty đóng một vai trò quyết định trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đảng uỷ và lãnh đạo công ty đề ra.Trong nhiều năm qua với khẩu hiệu tất cả cho SXKD đạt thành tích cao nhất, chúng ta đã tích cực đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất, về con người, và các chế độ chính sách, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có cơ sở đúng hướng.
*Về cơ sở vật chất:
Năm 2002 với số vốn 12tỷ đồng dành cho đầu tơ chiều sâu, chúng ta đã xây dựng được một cơ ngơi khá đồ sộ đó là : cải tạo song nhà năm,nâng cấp trang bị thảm và cầu thang máy cho nhà số 9,xây mới nhà số 8, lễ tân và hội trường KSKL2, cùng hàng trăm triệu đồng cho mua sắm các trang thiết bị như máy giặt cho đội giặt là, thiết bị bếp cho nhà ăn số 2, bàn ghế cho hội trường mới KSKL2,chăn bông cho nhà 1,nhà 2,nhà 5, nhà 8 và nhà 9. Thay mới ty vi cho nhà 5,nhà 9 và cùng nhiều vốn đầu tư khác cho thiết bị văn phòng, cơ sở hạ tầng và một số dụng cụ khác, làm đẹp cho cảnh quan của công ty.Toàn bộ số tiền chúng ta đã chi cho đầu tư đã mang lại hiệu quả rất lớn, thể hiện trên tất cả các hạng mục công trình và đang đi vào hoạt động, được khách rất khen ngợi.
*Về con người:
Yếu tố con người đã từ lâu được đảng uỷvà lãnh đạo công ty rất quan tâm và đã được đầu tư rất lớn, năm 2002 việc làm này càng được chú trọng hơn thể hiện:
- Số CNV được cử đi học tập và đào tạo nghề và nâng cao nghiệp tại các lớp do công ty mở và các lớp tại các trường nghiệp vụ là 88 người.
Tổ chức học tập và thi nâng bậc nghề cho 98 người
cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo 62 người.
Ngoài ra công ty còn có quy định về chế độ tuyển dụng, chế độ nâng bậc lương, chế độ đề bạt, sắp xếp cán bộ,chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý, khuyến khích thoả đáng về vật chất và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 159.doc