Luận văn Thực trạng và các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU . 1

1. Khái niệm . 1

2. Phân loại trái phiếu . 1

2.1 Theo chủ thể phát hành. 1

+ Trái phiếu Chính phủ . 2

+ Trái phiếu Chính quyền địa phương . 2

+ Trái phiếu công ty . 2

2.2 Theo hình thứcphát hành. 2

+ Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá . 2

+ Trái phiếu được phát hành theohình thức chiết khấu . 3

2.3 Theo đối tượng sở hữu. 3

+ Trái phiếu ký danh. 3

+ Trái phiếu vô danh . 3

3. Những vấn đề chung về thị trường trái phiếu . 3

3.1 Thị trường sơ cấp (phát hành) . 4

3.1.1 Phát hành bán lẻ thông qua Kho bạc Nhà nước. 4

(đối với trái phiếu Chính phủ)

+ Kho bạc nhà nước phát hành trực tiếp . 4

+ Kho bạc nhà nước phát hànhthông qua cácđại lý . 4

3.1.2 Bảo lãnh phát hành . 5

3.1.3 Đấu thầu qua NHNN và TTGDCK. 6

+ Đấu thầu kiểu Hà Lan (hay còn gọi đấu thầu ngang giá) . 6

+ Đấu thầu kiểu Anh (hay còn gọi đấu thầu cạnh tranh giá) . 6

3.2 Thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch trái phiếu). 7

3.2.1 Thị trường tập trung. 7

3.2.2 Thị trường phi tập trung (OTC) . 7

II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA NỀN KINH TẾ. 8

1. Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn . 8

2. Thị trường trái phiếu Chính phủ là công cụ giúp Chính phủ hoạch định và điều

tiết chính sách tiền tệ quốcgia . 10

3. Làm đa dạng hoá sản phẩm tàichính . 11

4. Tạo ra hình thức đầu tư mới có hiệu quả . 11

5. Sự lựa chọn thích hợp cho các công ty . 12

III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI MỘT

SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 13

1. Sơ lược một số nét đặc trưng về thị trường trái phiếu ở các nước đang phát

triển trong khu vực Châu Á . 13

1.1 Về khuôn khổthị trường. 13

1.2 Về chuẩn mựclãi suất. 14

1.3 Về thị truờng sơ cấp . 14

1.4 Về thị truờng thứ cấp. 15

1.5 Về lưu ký và thanh toán bù trừ . 15

2. Những tồn tại trên thị trường trái phiếu ở các nước đang phát triển hiện nay 15

2.1 Thị trường trái phiếu Chính phủ thiếu độ sâu, tính thanh khoản thấp và

gần như không có hoạt động giao dịch thứ cấp. 16

2.2 Thị trường nợ là nơi đầu tư của các tổ chức có độ tín nhiệm cao . 17

3. Những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thị trường trái phiếu ở Việt Nam . 18

3.1 Tập trung quản lý thị trường nợ thông qua việc xây dựng một cơ quan

quản lý nợ Chính phủ . 18

3.2 Công khai hóa chương trình thu hút nợ của Chính phủ . 19

3.3 Thực hiện phát triển song song thị trường nợ Chính phủ và thị trường nợ công ty . 19

3.4 Phát hành nhiều loại trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau nhằm

thiết lập các điểm lãi suất chuẩn cho đường cong lãi suất . 20

3.5 Hình thành các nhà tạo lập thị trường cho giao dịch trái phiếu . 20

3.6 Khuyếch trương năng lực củacác nhà đầu tưcó tổ chức. 20

3.7 Thực hiện xu hướng toàn cầu hóa về cập nhật thông tin thị trường nợ . 21

3.8 Thành lập và phát triển các tổ chức định mứctín nhiệm . 21

3.9 Phát triển thị trường các công cụ phái sinh dựa trên chứng khoán nợ

(đặc biệt là nợ Chính phủ) . 22

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNGTRÁI PHIẾU VIỆT NAM

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNHTHÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM .23

II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM .27

1. Thị trường phát hành trái phiếu . 29

1.1 Trái phiếu Chính phủ . 29

1.1.1 Phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. 29

1.1.2 Đấu thầu tín phiếu Kho bạcqua Ngân hàng nhà nước . 30

1.1.3 Đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua TTGDCK . 34

1.1.4 Bảo lãnh phát hành . 40

1.2 Trái phiếu Chính quyền địa phương. 42

1.3 Trái phiếu Công ty . 45

2. Thị trường giao dịch trái phiếu. 47

2.1 Trái phiếu Chính phủ . 47

2.2 Trái phiếu Chính quyền địa phương. 51

2.3 Trái phiếu Công ty . 52

III. CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở

VIỆT NAM CHẬM PHÁT TRIỂN . 54

1. Đối với thị trường phát hành . 54

+ Cơ chế điều hành lãi suất còn quá cứng nhắc . 54

+ Thị trường trái phiếu còn thiếu một cơ cấu lãisuất chuẩn . 54

+ Bất cập trong việc ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham gia đấu thầu . 55

+ Cơ chế bảo lãnh phát hành còn thiếu các quy định nhằm đảm bảo việc

phân phối trái phiếu ra công chúng . 55

+ Thiếu vắng một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và

các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp . 55

+ Chưa có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và chính sách khuyến khích huy

động vốn trên thị trường. 56

+ Việc công bố thông tin đối với TPCT và TPCQĐP chưa đầy đủ . 56

+ Phê duyệt phát hành trái phiếu căn cứ theo năng lực mà không dựa trên

cơ sở công bố thông tin. 56

2. Đối với thị trường giaodịch. 57

+ Các đối tượng tham gia thị trường giao dịch trái phiếu còn rất hạn chế về

số lượng và năng lực tài chính . 57

+ Chưa gắn kết được hoạtđộng của thị trường vốn và thị trường tiền tệ nên

tính thanh khoản của thị trường trái phiếu còn thấp . 58

+ Chưa thành lập công tyđịnh mức tín nhiệm . 58

+ TTGDCK Tp. HCM hiện sử dụng một hệ thống giao dịchchung cho cả

trái phiếu và cổ phiếu . 58

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

I.TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TRÁI PHIẾU VIỆT NAM . 60

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM NÓI

CHUNG VÀ TTTP VIỆT NAM NÓI RIÊNG ĐẾN NĂM 2010 . 62

1. Quan điểm. 62

2. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam nói chung và TTTP Việt Nam nói

riêng đến năm 2010. 63

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VN. 65

1. Đối với thị trường phát hành trái phiếu. 65

1.1 Đối với trái phiếu Chính phủ. 65

1.1.1 Tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi . 66

1.1.2 Kế hoạch hóa và chiến lược hóa chính sách huy động vốn thông qua

việc phát hành TPCP. 66

1.1.3 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn . 66

1.1.4 Đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành TPCP. 67

1.1.5 Cơ chế điều hành lãi suất TPCP cần linh hoạt hơn và phù hợp với lãi suất thị trường. 67

1.1.6 Tạo lập hệ thống các nhà giao dịchhàng đầu . 67

1.1.7 Phát hành TPCP ra thị trường quốc tế. 68

1.2 Đối với trái phiếuChính quyền địa phương . 68

1.2.1 Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương phát hành trái phiếu. 68

1.2.2 Điều chỉnh luật ngân sách theo hướng trao quyền chủ động cho các địa phương . 69

1.2.3 Công khai hóa ngân sách chính quyền địa phương . 70

1.2.4 Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm . 70

1.3 Đối với trái phiếu Công ty . 71

1.3.1 Thành lập công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam. 72

1.3.2 Xây dựng đường cong lãi suất tham chiếu . 72

1.3.3 Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty . 72

1.3.4 Đẩy mạnh công tác bảo lãnh phát hành trái phiếu . 73

1.3.5 Phát huy vai trò của các tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu . 73

1.3.6 Xây dựng các thể chế thị trường trong việc giám sát nguồn vốn phát

sinh từ trái phiếu, minh bạch hóa các thông tin về tổ chứcphát hành . 74

1.3.7 Đa dạng hóahình thức các loại trái phiếu . 74

2. Đối với thị trường giao dịch trái phiếu . 74

2.1 Tạo lập một thị trường giao dịch thứ cấp mà ở đó các tổ chức Tài chính-

Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, các Quỹ đầu tư đóng vai trò chủ đạo. 75

2.2 Xây dựng những chính sách, cơ chế hướng công chúng đến với thị

trường giao dịchtrái phiếu . 75

2.3 Tạo sự gắn kết hữu cơ giữa các loại thị trường . 76

2.4 Khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các

Quỹ đầu tư, Quỹ hưu trí trong nước hoặc liên doanh . 76

2.5 Đẩy mạnh phát triển sàn giao dịchriêng các loại trái phiếu nhằm nâng

cao tính thanh khoản cho trái phiếu. 77

2.6 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao dịch . 77

2.7 Phát triển các công cụ, các sản phẩm phái sinh liên quan đến TP. 77

2.8 Từng bước xây dựng các chuẩn mực kế toán-kiểm toán quốc tế áp

dụng cho các đơn vị phát hành trái phiếu . 78

KẾT LUẬN

ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ênh các tổ chức trung gian tài chính khác đầu tư vốn khả dụng của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Từ tầm quan trọng đó cho thấy, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN là nơi tạo tiền đề cho phát triển thị trường chứng khoán, thị trường thứ cấp và thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước Trung ương (thị trường mua bán lại tín phiếu, thị trường mở, chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn). Đến nay, sau 10 năm hoạt động, thị trường đấu thầu TPKB nhà nước đã có 47 thành viên, trong đó: có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 18 NHTMCP, 4 Ngân hàng liên doanh, 13 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 tổ chức bảo hiểm và Quỹ tín dụng Trung ương. Tuy nhiên, trong thời gian qua hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia đấu thầu và trúng thầu. Trong năm 2004, trong tổng số 144 lượt trúng thầu thì đã có 127 lượt (88%) thuộc về các NHTM nhà nước. Hay nói cách khác, thị trường hầu như chỉ dành cho các NHTM quốc doanh. Khối NHTMCP, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ….. vẫn còn đứng ngoài cuộc. Nguyên nhân chủ yếu do các khối ngân hàng này có nguồn vốn nhỏ, vốn khả dụng hạn chế nên không có điều kiện tham gia đấu thầu. Mặt khác, do mức lãi suất không hấp dẫn, hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa thật sự rõ ràng …. dẫn đến làm nản lòng các nhà đầu tư nước -43- ngoài, trong khi chính các nhà đầu tư nước ngoài mới thật sự có khả năng tăng cường vai trò cung cấp nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu trên, còn có một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến thị trường này như: + Kỳ hạn của TPKB hầu hết là loại một năm, thời gian gần đây Bộ Tài Chính có phát hành một số đợt tín phiếu kỳ hạn 182 ngày. Với các loại kỳ hạn dài sẽ chủ động hơn cho NSNN trong việc cân đối nguồn vốn trong năm tài chính, song xét về mặt thị trường tiền tệ thì dài vì thị trường tiền tệ đòi hỏi có những công cụ nợ có kỳ hạn ngắn hơn. + Cơ chế lãi suất chưa thực sự phù hợp bởi mức lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài Chính, thực chất việc đấu thầu tín phiếu là đấu thầu khối lượng với khung lãi suất đã định trước. Mặc dù khung lãi suất chỉ đạo cũng được điều chỉnh theo từng thời kỳ, song với việc nhà nước còn can thiệp vào việc xác định giá tín phiếu đã mất đi tính thị trường của công cụ này. Mặc dù còn có một số hạn chế nhất định nhưng có thể thấy rằng, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN không chỉ là một kênh huy động vốn với chi phí thấp và đáp ứng kịp thời nhu cầu cho NHNN mà còn là một kênh cung cấp công cụ cho thị trường tiền tệ hoạt động. Và trên cơ sở các vấn đề thực trạng đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, việc phát triển thị trường TPKB là một vấn đề cần thiết khách quan trên cả phương diện huy động vốn cho NSNN và làm công cụ của thị trường tiền tệ. -44- 1.1.3 Đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán Trước tháng 07/2000, các phương thức phát hành TPCP bằng cách đấu thầu qua Ngân hàng nhà nước và bán lẽ qua hệ thống Kho bạc mới chỉ đáp ứng mục đích huy động vốn trung hạn. Các kênh huy động vốn dài hạn khác (ngoài việc phát hành công trái quốc gia) vẫn chưa được triển khai. Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành TPCP và sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000, một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới cho Ngân sách Nhà nước đã được triển khai. Đó là phương thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK với sự tham gia của các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, tổng công ty 90, 91…. Vào ngày 26/07/2000, phiên đấu thầu TPCP đầu tiên đã được tổ chức với sự tham gia của 9 đơn vị thành viên. TPCP được đấu thầu qua TTGDCK theo hình thức cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất, trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài Chính; được phát hành với hai hình thức chứng chỉ và ghi sổ; được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Mặc dù có hai hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất nhưng trên thực tế tất cả các thành viên chỉ tham gia hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Trong năm 2000, năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, TTGDCK đã tổ chức được 5 đợt đấu thầu TPCP (hầu hết là loại 5 năm) và chỉ có 2 trong số này trúng thầu. Cho đến ngày 31/12/2001, TTGDCK Tp. HCM đã tổ chức được 17 phiên đấu thầu TPCP, các thành viên tham gia đấu thầu gồm có: 6 công ty chứng khoán, 15 NHTM và 5 công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, số lượng -45- thành viên tham gia đấu thầu ở mỗi phiên còn rất hạn chế, trung bình chỉ khoảng 3-4 thành viên tham gia. Nguyên do là các thành viên tham gia đấu thầu không nhận thấy rằng việc đầu tư vào trái phiếu có lợi hơn các phương thức đầu tư khác, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam không có những bất ổn lớn và có những dự báo rất lạc quan về nền kinh tế trong tương lai. Chính vì lý do trên cùng với lãi suất chỉ đạo do Bộ Tài Chính đưa ra chưa phù hợp nên việc phát hành trái phiếu qua TTGDCK trong những tháng cuối năm 2000 và năm 2001 gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến 5 đợt đấu thầu trái phiếu không thành công. Kể từ trung tuần tháng 07/2001, do Bộ Tài Chính nới lỏng cơ chế phát hành, cách xác định lãi suất chỉ đạo được thay đổi theo hướng linh hoạt hơn nên tình hình thị trường đã có dấu hiệu khả quan. Tuy mỗi đợt chỉ có 3-4 thành viên tham gia, nhưng trong 10 đợt đấu thầu còn lại của năm 2001 đều có đơn vị trúng thầu với lãi suất từ 7,3%-7,35% và đã phát hành được 1.333 tỷ đồng trong kế hoạch huy động khoảng khoảng 2.000 tỷ đồng TPCP qua TTGDCK trong năm 2001. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng khối lượng trúng thầu TPCP qua thị trường giao dịch tập trung vẫn chưa đạt yêu cầu (khối lượng trúng thầu chỉ đạt 1.333 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 3.400 tỷ đồng). Bước sang năm 2002, tình hình phát hành TPCP qua phương thức đấu thầu tại TTGDCK TP. HCM có một đặc điểm nổi bật: ngoài đơn vị phát hành là Kho bạc Nhà nước Trung ương, Quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển cũng đã bắt đầu tham gia phát hành với số lượng phát hành khá lớn 3.600 tỷ đồng (so với Kho bạc Nhà nước Trung ương là 2.700 tỷ đồng). Mặc dù vậy, tình hình đấu thầu TPCP qua TTGDCK trong năm 2002 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng trúng thầu cũng rất thấp qua các đợt, cao nhất là 90 tỷ đồng trái phiếu thời hạn 10 năm do Quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển phát hành. Tổng giá trị TPCP được phát hành -46- qua đấu thầu trong năm 2002 chỉ đạt khoảng 28,9% so với năm 2001 (386 tỷ đồng của năm 2002 so với 1.333 tỷ đồng của năm 2001) và lẽ dĩ nhiên kết quả này là chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước. Biểu 2.1: Khối lượng trái phiếu gọi thầu và trúng thầu qua các năm 1,300 600 3,400 1,333 6,300 386 3,250 1,279 6,325 2,307.7 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Gọi thầu Trúng thầu Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2003 đến năm 2004, tình hình đấu thầu TPCP đã trở nên sôi động trở lại. Khối lượng trúng thầu đã tăng lên từ 386 tỷ đồng vào năm 2002 đến 1.279 tỷ đồng và 2.307,7 tỷ đồng lần lượt vào các năm 2003 và 2004 (năm 2004 tăng 80,43% so với năm 2003 và tăng 498% so với năm 2002) điều này cho thấy các nhà đầu tư đã dần thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư trái phiếu. Một đặc điểm trong các đợt phát hành trong năm 2003 và 2004 là tỷ lệ thành công trong các đợt phát hành của Kho bạc Nhà nước thường cao hơn của Quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển xét cả về tỷ lệ trúng thầu/khối lượng phát hành cũng như số đợt phát hành thành công/tổng số đợt phát hành. Trong tổng số 62 đợt phát hành trong 2 năm 2003-2004 thì có 38 đợt trúng thầu, đạt tỷ lệ 61,3%, và tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu đạt 37,46%, cao hơn tỷ lệ ở giai đoạn 2000-2001. -47- Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh TPCP, TTGDCK còn tổ chức đấu thầu cả trái phiếu đô thị do Quỹ phát triển đô thị thành phố Hồ chí Minh (HIFU) phát hành với tỷ lệ thành công khá cao. Biểu 2.2: Biểu 2.3: Khối lượng TP trúng thầu của các tổ chức phát hành năm 2003 HIFU 20% Quỹ HTĐT 28% Kho bạc NNTW 52% Khối lượng TP trúng thầu của các tổ chức phát hành năm 2004 HIFU 5% Kho bạc NNTW 62% Quỹ HTĐT 33% Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Kỳ hạn trái phiếu phát hành trong giai đoạn này cũng đã được đa dạng hóa và thời gian đáo hạn của trái phiếu đã được mở rộng hơn, điều này đã tạo ra khả năng sử dụng vốn dài hơn cho đầu tư phát triển. Từ tập trung phát hành loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm trong những năm 2000-2001 đã chuyển sang phát hành nhiều loại có thời gian đáo hạn từ 2 đến 15 năm, đặc biệt khối lượng phát hành trái phiếu dài hạn (15 năm) ngày càng tăng (năm 2003 có 3 đợt phát hành với khối lượng 337 tỷ đồng, năm 2004 có 7 đợt với khối lượng 662 tỷ đồng). Biểu 2.4: -48- Kết quả đấu thầu theo thời hạn TP phát hành trong giai đoạn 2000-2004 2 năm 1.69% 5 năm 78.43% 10 năm 2.71% 7 năm 0.25% 15 năm 16.92% Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Như vậy, nhìn tổng thể tình hình đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK Tp. HCM từ năm 2000 đến 2004 cho ta thấy khối lượng trái phiếu trúng thầu đã tăng dần qua các thời kỳ và lãi suất trúng thầu trung bình cũng tăng dần từ 6,5% (năm 2000) đến 8,5% (năm 2004), điều này đã tạo nên nhiều cơ hội để cho loại hình đầu tư này phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những nổi bật này, thị trường phát hành TPCP qua hình thức đấu thầu vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như sau: - Khối lượng trái phiếu phát hành tương ứng với từng đợt tương đối thấp: khối lượng phát hành trung bình một đợt trong năm 2002 là 63,5 tỷ đồng. Trong năm 2003 và 2004, tuy khối lượng phát hành trung bình được nâng lên 121 tỷ đồng/đợt (năm 2003) và 180 tỷ đồng/đợt (năm 2004), nhưng vẫn có một số đợt phát hành mà tổng giá trị của nó chỉ ở mức 20 tỷ. - Số lượng chủ thể tham gia vào phương thức phát hành này còn hạn chế, chỉ có không quá 3 chủ thể trên một đợt với thành phần tham gia chủ yếu vẫn là một vài NHTM, các công ty bảo hiểm và một số công ty chứng khoán. Đây là -49- nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt cả cung và cầu cho thị trường thứ cấp. - Đa số các chủ thể nắm giữ TPCP là các tổ chức đầu tư không có nhu cầu bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp: + Đối với trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở xuống: chủ thể nắm giữ chủ yếu là các NHTM. Do tính ổn định cao của TPCP, các NHTM thường sử dụng TPCP như là một dạng thanh khoản cấp 2. Do vậy, nhu cầu bán lại đối với các NHTM rất hạn chế. + Đối với trái phiếu kỳ hạn trên 10 năm: chủ thể nắm giữ chủ yếu là các công ty bảo hiểm. Do đặc thù của danh mục đầu tư trong ngành bảo hiểm, các công ty này không có nhu cầu bán lại trái phiếu đã mua. - Phương thức đấu thầu chưa tạo được thế chủ động cho các bên tham gia đấu thầu và lãi suất trúng thầu còn mang nặng tính áp đặt, chưa thể hiện được thực tế biến động lãi suất trên thị trường. Phương thức đấu thầu áp dụng hiện nay là đấu thầu bán trái phiếu bằng mệnh giá, theo đó, các tổ chức tham gia đấu thầu cạnh tranh để xác định lãi suất trả lãi định kỳ cho trái phiếu. Do đặc thù của hình thức đấu thầu này mà hầu hết các trường hợp trúng thầu, lãi suất trúng thầu chính là lãi suất trần do Bộ Tài Chính ấn định. Bên cạnh đó, khi tiến hành đấu thầu, tổ chức phát hành chưa đưa ra khung lãi suất, gây khó khăn cho các thành viên trong việc quyết định lãi suất đặt thầu. - Khi tham gia đấu thầu trái phiếu, công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư, nên không được hưởng phí phát hành. - -50- 1.1.4 Bảo lãnh phát hành Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK, kể từ tháng 09/2000, Bộ Tài Chính đã thực hiện việc phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành. Thông qua các tổ chức bảo lãnh là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty tài chính…. sẽ tạo ra một kênh phân phối mới đưa trái phiếu Chính phủ đến các nhà đầu tư. Từ tháng 09/2000 đến 10/2001, Bộ Tài Chính mới thực hiện được 3 đợt bảo lãnh phát hành TPCP. Mỗi đợt có từ 3-5 thành viên tham gia đàm phán để thống nhất lãi suất và khối lượng trái phiếu bảo lãnh phát hành. Kết quả là đã có 750 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 5 năm được phát hành qua kênh này với lãi suất từ 6,6%/năm-7,35%/năm. Các đơn vị nhận bảo lãnh phát hành TPCP chủ yếu là các NHTM quốc doanh và Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. Từ năm 2002 đến năm 2004, tình hình phát hành TPCP thông qua hình thức bảo lãnh phát hành đã có chiều hướng phát triển nhanh (số lượng phát hành trong năm 2003 tăng gấp 6,6 lần so với năm 2002, năm 2004 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2003). Thông qua kênh phát hành này, Quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển đã phát hành được 1.076 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2002, 5.424 tỷ đồng năm 2003, 4.984 tỷ đồng năm 2004; Kho bạc Nhà nước Trung ương phát hành được 1.650 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2003, 2.390 tỷ đồng năm 2004; Quỹ phát triển đô thị Tp. HCM phát hành được 1.875 tỷ đồng năm 2004. Lãi suất trái phiếu thông qua kênh phát hành này cũng có chiều hướng gia tăng từ 8,38% đến 9,00%. Điều này cho ta thấy các nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng hình thức đầu tư này. -51- Bảng 2.1: Kết quả phát hành TPCP qua phương thức bảo lãnh từ 2000-2004 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Số đợt phát hành (đợt) 1 2 11 56 76 Số đợt thành công (đợt) 1 2 11 56 76 Giá trị (tỷ đồng) 500 250 1.076 7.074 9.249 Tỷ lệ thành công (%) 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh So với phương thức đấu thầu từ năm 2002 đến nay, phương thức bảo lãnh phát hành chiếm được nhiều ưu thế hơn. Giá trị trái phiếu trúng thầu tăng so với phương thức đấu thầu (năm 2002 bằng 3 lần, năm 2003 bằng 7 lần, năm 2004 bằng 4 lần phương thức đấu thầu). Do đặc trưng của phương thức bảo lãnh, lãi suất trái phiếu được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh nên thành viên bảo lãnh có toàn quyền chủ động trong việc quyết định đầu tư, kết quả là tỷ lệ thành công luôn đạt 100% trong khi tỷ lệ thành công của phương thức đấu thầu thường bất ổn định (giao động lên xuống trung bình từ 40% đến 80%). Bên cạnh đó, lãi suất trần quy định đối với đấu thầu không hấp dẫn (thường thấp hơn) nếu so sánh với lãi suất của trái phiếu có cùng kỳ hạn được phát hành qua hình thức bảo lãnh. Từ đó có thể kết luận được rằng các nhà đầu tư thích tham gia vào thị trường phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành hơn là theo phương thức đấu thầu. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu 2.5: Kết quả đấu thầu và bảo lãnh trái phiếu Chính phủ qua các năm -52- 600 500 1,333 250 386 1,076 1,279 7,074 2,308 9,249 0 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 3200 3600 4000 4400 4800 5200 5600 6000 6400 6800 7200 7600 8000 8400 8800 9200 9600 10000 2000 2001 2002 2003 2004 Đấu thầu Bảo lãnh Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 1.2 Trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) Việc phát hành TPCQĐP bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 90. Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản của trung ương cũng như địa phương. Bộ Tài Chính phối hợp với các bộ, ngành, và các địa phương xây dựng đề án huy động vốn thông qua hình thức phát hành TPCQĐP và lãi suất của trái phiếu sẽ do Bộ Tài Chính quy định. Trái phiếu được phát hành chủ yếu thông qua ba hình thức, đó là: bán lẽ qua Kho bạc Nhà nước (chỉ thực hiện tới năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK (số lượng phát hành không nhiều) và bảo lãnh phát hành thông qua các NHTM và các Công ty chứng khoán (đây là kênh phát hành chủ yếu). Từ khi loại trái phiếu này được triển khai phát hành, Bộ Tài Chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ), khu đô thị mới Định công (50 tỷ), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ), xi măng Bút Sơn (122 tỷ), xi măng Anh Sơn (7,6 tỷ), và một số trái phiếu công trình của các địa phương khác như Tiền -53- Giang (25 tỷ), Bình Thuận (59 tỷ), Khánh Hòa (50 tỷ)… Riêng Tp. HCM đã thực hiện phát hành trái phiếu đô thị để xây dựng đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15 với thời hạn 3 năm, lãi suất 15%/năm, thanh toán 6 tháng một lần, trái phiếu được phát hành qua mạng lưới Kho bạc Nhà nước tại Tp. HCM từ tháng 08/1994 đến tháng 03/1995 với tổng số tiền huy động được là 25,2 tỷ đồng. Nhìn chung, thị trường TPCQĐP ở giai đoạn này còn khá sơ khai, mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Phải chờ cho đến khi nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ra đời trong đó có quy định rõ hơn về việc phát hành TPCQĐP thì hoạt động của mãng trái phiếu này mới bước sang một thời kỳ phát triển mới. Trong năm 2003, Tp.HCM đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các loại kỳ hạn 2, 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố với đối tượng mua là các công ty bảo hiểm, NHTM, Quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vina Capital, công ty tài chính… Để thu hút các nhà đầu tư, lãi suất của trái phiếu này được quy định là cao hơn nhưng không được vượt quá 0.2% so với lãi suất của TPCP cùng kỳ hạn. Với 2.000 tỷ được phát hành trong năm 2003, 1.400 tỷ phát hành trong năm 2004 có thể nói việc phát hành trái phiếu đô thị đã phần nào thành công so với kế hoạch đặt ra là phải thu hút mỗi năm 2.000 tỷ trong giai đoạn 2003-2005 cho ngân sách thành phố. Thành công này một phần có được là do lãi suất của trái phiếu đô thị cao hơn 20 điểm so với lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. Trong năm -54- 2005, Tp. HCM có kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với các kỳ hạn 5, 10, 15 năm nhưng do nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội không nhiều và lãi suất thị trường đang tăng nên đến nay mới chỉ phát hành được khoảng 150 tỷ đồng. Từ thí điểm của TpHCM, các địa phương khác có ưu thế về nguồn thu ngân sách cũng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức huy động vốn này như: trái phiếu Đồng Nai được phát hành trong những tháng đầu năm 2005 theo phương thức bán lẻ (chủ yếu là vận động) và bảo lãnh phát hành, với mục đích huy động vốn cho công trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới; và thành phố Hà Nội cũng đang có kế hoạch để phát hành trái phiếu địa phương. Mặc dù đã có những bước đầu thành công nhưng nhìn chung thị trường phát hành TPCQĐP vẫn còn những hạn chế như: - Tư tưởng lệ thuộc và ỷ lại của chính quyền các địa phương vào nguồn trợ cấp từ ngân sách trung ương còn tương đối lớn. Nhiều địa phương chưa chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư và chưa nhận thức được vai trò, hiệu quả của việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu. - Nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nước ta vẫn là nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng nguồn vốn tiết kiệm để đầu tư còn thấp. Chính các yếu tố này đã làm hạn chế khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô của thị trường TPCQĐP. - Hệ thống khuôn khổ pháp luật cho việc phát triển TPCQĐP chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Các quy định về việc phát hành trái phiếu còn chưa theo kịp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế. -55- - Phần lớn các địa phương ở trong tình trạng bội chi ngân sách, do vậy mà mức độ tín nhiệm của người đầu tư đối với chính quyền các địa phương này chưa cao. Mặt khác, lãi suất trái phiếu chịu sự khống chế của Bộ Tài Chính cũng là một nguyên nhân cản trở sự thành công của các đợt phát hành TPCQĐP. 1.3 Trái phiếu Công ty (TPCT) Khái niệm TPCT thì không mới nhưng thực tế phát hành TPCT là khá mới lạ đối với thị trường tài chính Việt Nam. TPCT được phát hành chủ yếu là qua kênh bảo lãnh phát hành hoặc các NHTM quốc doanh phát hành theo phương thức bán lẻ tại các chi nhánh. Nếu không kể các loại trái phiếu do các NHTM phát hành, thì hiện nay cũng mới chỉ có một vài công ty phát hành trái phiếu như: + Trái phiếu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam: phát hành đợt đầu từ tháng 9/2003 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng để huy động vốn cho các dự án dầu khí, thời hạn 5 năm và lãi suất năm đầu tiên là 8,7%/năm, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bảo lãnh phát hành và Ngân hàng Công thương Việt Nam bảo lãnh thanh toán. + Trái phiếu của các Tổng công ty sông Đà: phát hành 200 tỷ đồng trong đợt 1/2005, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 9,3%/năm do Vietcombank bảo lãnh thanh toán, VCBS (Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương) bảo lãnh phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối tượng mua là các công ty bảo hiểm và NHTM như Prudential và Sacombank. + Trái phiếu của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin): phát hành 300 tỷ đồng trong đợt 1/2005, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 9,9%/năm, không có -56- bảo lãnh thanh toán, phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, Vinashin đang chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với tổng giá trị huy động lên đến 1.000 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đóng tàu theo hợp đồng đã ký kết với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, để các trái phiếu này có thể thu hút được nhà đầu tư thì không những lãi suất đưa ra khá hấp dẫn so với TPCP (do mức độ rủi ro cao hơn) mà hầu hết đều phải nhận được sự bảo lãnh thanh toán từ các định c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf433941.pdf
Tài liệu liên quan