Luận văn Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt đề tài iii

Mục lục v

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình x

Danh mục các hộp x

Danh mục các từ viết tắt xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN 4

2.1 Một số khái niệm 4

2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện 4

2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 4

2.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 7

2.3 Vai trò của nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 9

2.4 Phương pháp tiếp cận 9

2.5 Nội dung nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 11

2.5.1 Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn 11

2.5.2 Nghiên cứu các chính sách đầu tư công 11

2.5.3 Nghiên cứu nội dung của đầu tư công 11

2.5.4 Nghiên cứu tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế 16

2.5.5 Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 16

2.6 Đặc điểm của đầu tư công 16

2.7 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công 17

2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 19

2.9 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 24

2.9.1 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới 24

2.9.2 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam 26

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 34

3.2 Phương pháp nghiên cứu 39

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 43

3.2.4 Phương pháp phân tích 43

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

4.1 Đặc điểm chung của huyện Sơn Động 47

4.2 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện 49

4.2.1 Các chính sách của Chính phủ 49

4.2.2 Các văn bản thể hiện định hướng, chủ trương thực thi chính sách đầu tư công của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động 53

4.3 Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 56

4.3.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 56

4.3.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế 59

4.3.3 Tình hình đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động 61

4.3.4 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành công nghiệp – xây dựng huyện Sơn Động 66

4.3.5 Tình hình đầu tư công cho phát triển thương mại dịch vụ huyện Sơn Động 72

4.4 Tác động của đầu tư công tới sự phát triển kinh tế của huyện 75

4.4.1 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế huyện Sơn Động 75

4.4.2 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 75

4.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 - 2008 76

4.5 Những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động đầu tư công và tiếp cận đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 79

4.5.1 Đánh giá từ góc độ đơn vị đầu tư công 79

4.5.2 Đánh giá từ góc độ người thụ hưởng đầu tư công 83

4.6 Định hướng giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 86

4.6.1 Quan điểm định hướng đầu tư công 86

4.6.2 Định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công 87

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1 Kết luận 94

5.2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị sản xuất chăn nuôi và giá trị lâm nghiệp tăng cao, vì thế giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn tăng đều. Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (**) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 277504 100.00 398703 100.00 464133 100.00 143.67 116.41 129.33 1. Nông_lâm_ngư nghiệp 139246 50.18 229785 57.63 256525 55.27 165.02 111.64 135.73 - Nông nghiệp 100603 72.25 196276 85.42 216852 84.53 195.10 110.48 146.82 - Lâm nghiệp 37700 27.07 32507 14.15 38782 15.12 86.23 119.30 101.42 - Thủy sản 943 0.68 1002 0.44 891 0.35 106.26 88.92 97.20 2. CN – XD 66618 24.01 75398 18.91 98058 21.13 113.18 130.05 121.32 - Công nghiệp 15818 23.74 18928 25.10 25378 25.88 119.66 134.08 126.66 - Xây dựng 50800 76.26 56470 74.90 72680 74.12 111.16 128.71 119.61 3. TM – DV 71640 25.82 93520 23.46 109550 23.60 130.54 117.14 123.66 II. Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/khẩu/năm 3.830 5.467 6.362 2. GTSX/LĐ/năm 7.79 11.15 13.20 3. GTSX/hộ/năm 18.29 26.06 30.23 4. GTSX NN/ha đất NN 2.33 3.84 4.29 (**) Tính theo giá cố định năm 1994 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sơn Động 3.1.2.4 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống bao gồm các dân tộc Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Tày... Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng (phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, ẩm thực) đã hình thành một nền văn hoá phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc với nhiều lễ hội, văn hoá, văn nghệ quần chúng như: Đàn tính và hát Then của dân tộc Tày ở Vân Sơn, kèn gọi bạn của người Dao ở Hữu Sản, múa hát của dân tộc Nùng ở Quế Sơn... Góp phần vào gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Nhìn chung, những nét độc đáo của kho tàng văn hoá các dân tộc trong huyện đã được thể hiện qua những câu hát, điệu múa, nhạc cụ dân tộc, các đặc trưng về tập quán sản xuất, phương thức canh tác, sự kết hợp hài hoà giữa các dân tộc cùng với sự ưu đãi về thiên nhiên và địa hình đã tạo cho Sơn Động có được những thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch văn hoá dân tộc, góp phần vào sự phát triển KT-XH cho toàn huyện. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Chúng tôi chọn huyện Sơn Động-tỉnh Bắc Giang làm địa bàn nghiên cứu vì những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất: Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang và là một trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước. Vấn đề đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện là một trong những vấn đề ưu tiên cho phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều, công bằng xã hội giữa các vùng miền như mục tiêu mà Hiến pháp nước ta đặt ra. Thứ hai: Đầu tư công cho phát triển kinh tế các huyện khó khăn đã được nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm từ lâu. Từ những năm sau đổi mới đến nay, huyện Sơn Động đã nhận được nhiều nguồn đầu tư công để phát triển kinh tế từ các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế như 135, 134, WB, JBIC…Chưa có một đề tài nào đánh giá thực trạng đầu tư công ở huyện nghèo nói chung và của Sơn Động nói riêng. Vì vậy tìm hiểu thực trạng đầu tư công ở địa bàn Sơn Động để có định hướng giải pháp về đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện là vấn đề có ý nghĩa thực tế và khả thi. 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin đã công bố Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình đầu tư công ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các Trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ… + Các loại sách và bài giảng: Kinh tế đầu tư, Nhập môn tài chính-tiền tệ, Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp, Kinh tế công cộng… + Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài + Các tài liệu từ các website + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thư viện ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế&PTNT, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Thư viện Internet Thư viện, internet Số liệu về tình hình chung của huyện và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình đầu tư công của huyện. + Báo cáo kết quả kinh tế-xã hội của huyện qua các năm + Tình hình phát triển của các ngành Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện + Niên giám thống kê huyện Sơn Động, niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang + Các chính sách về đầu tư phát triển cho các ngành, các vùng và các đơn vị kinh tế của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động. + Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho huyện Sơn Động. + Báo cáo thu-chi ngân sách của huyện qua các năm + Quy hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 2010, 2020. UBND huyện Phòng NN &PTNT phòng công thương phòng LĐTBXH ... Phòng thống kê huyện Sơn Động, cục thống kê tỉnh Bắc Giang UBND huyện Sơn Động, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang Ban Quản lý Dự án, các Ban quản lý dự án của các dự án, UBND huyện Phòng thống kê, phòng Tài chính - kế hoạch UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập. Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. Thu thập thông tin, số liệu mới * Phương pháp chọn mẫu Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập 1.Cán bộ lãnh đạo + Cấp tỉnh 1 người (lãnh đạo sở Kế hoạch đầu tư) Thông tin về chủ trương và giải pháp hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế chung của tỉnh và đầu tư công cho Sơn Động Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. + Cấp huyện 15 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành) Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư công của huyện, tình hình thực hiện, phương hướng và giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA + Cấp xã 23 người (chủ tịch xã) Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, tình hình thực hiện, giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế tại xã, huyện. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA 2.Doanh nghiệp 15 doanh nghiệp Đặc điểm của đơn vị, tình hình thực hiện và kết quả các chính sách đầu tư cho đơn vị và tác động của nó, thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của đơn vị đối với sự đầu tư phát triển của Chính quyền các cấp. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA 3.Hợp tác xã 15 HTX (chủ nhiệm HTX) 4.Trang trại 10 trang trại 5.Hộ 20 hộ TTCN 30 hộ KD 50 hộ nông lâm Tình hình hỗ trợ kinh tế cho hộ, tình hình thực hiện và giải pháp đầu tư công ở địa phương. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn. Theo tính chất tự nhiên – kinh tế - xã hội, có thể chia huyện Sơn Động thành 5 vùng kinh tế khác nhau: 1) Trung tâm huyện (2 thị trấn và 3 xã): Sản xuất công nghiệp và dịch vụ; 2) Vùng Đông Bắc (4 xã): thích hợp với đậu tương; 3) Vùng Cẩm Đàn (6 xã) thích hợp với cây đậu xanh và khai khoáng mỏ đồng; 4) Vùng Long Sơn – Dương Hưu (2 xã): thích hợp phát triển chè; 5) Vùng Thanh Sơn – Thanh Luận (5 xã): thích hợp phát triển rừng. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn các mẫu nghiên cứu là đại diện cho 5 vùng kinh tế-sinh thái khác nhau với các mô hình phát triển kinh tế khác nhau. Số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu theo địa bàn như sau: Đối tượng Vùng Mẫu điều tra Hộ kinh doanh dịch vụ An Châu 15 Thanh Sơn 10 3 xã 5 Cơ sở sản xuất CN-TTCN An Châu 10 Yên Định 10 Hộ nông lâm nghiệp Vùng 1 10 Vùng 2 10 Vùng 3 10 Vùng 4 10 Vùng 5 10 Ngoài các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và PRA, đề tài còn sử dụng thêm một số phương pháp sau: - Phương pháp thảo luận nhóm Điều tra phỏng vấn không chính thức (phỏng vấn nhóm thành viên gia đình, nhóm người ở các quán nước…) nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin * Xử lý thông tin thứ cấp Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu. * Xử lý thông tin sơ cấp + Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh. + Thông tin định lượng: Xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. Trong xử lý số liệu về nguồn vốn đầu tư, khi tính toán tổng vốn đầu tư, chúng tôi loại bỏ những nguồn vốn bị tính trùng. Ví dụ như vốn đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng đường (đồng thời thuộc lĩnh vực giao thông), xây trường (lĩnh vực giáo dục), xây trạm (lĩnh vực y tế)... khi tính tổng vốn đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng sẽ không tính vào tổng vốn, vì nguồn vốn này đã được tính chia nhỏ khi tính vốn đầu tư tác động tới các lĩnh vực khác. 3.2.4 Phương pháp phân tích * Phương pháp tổng quan lịch sử Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực có liên quan đến đề tài hoặc nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Đồng thời phương pháp này còn giúp chúng ta định hướng những giải pháp cho tương lai. * Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của mức đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. * Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp này dùng để so sánh tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch. * Phương pháp phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT có thể xem xét dưới hình như sau: BÊN NGOÀI BÊN TRONG CẢN TRỞ THUẬN LỢI ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI THÁCH THỨC SWOT Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập và kết hợp, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: (1) Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội. (2) Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ. (3) Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu. (4) Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ. Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1…………… S2…………… Điểm yếu (W) W1…………. W2…………. Cơ hội (O) O1………….. O2………….. Phối hợp (SO) Phối hợp (WO) Nguy cơ (T) T1………….. T2………….. Phối hợp (ST) Phối hợp (WT) Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tượng trong công tác đầu tư công (đơn vị, cá nhân đầu tư và đơn vị tiếp nhận đầu tư), trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu * Các chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu - Số lượng để thống kê số lượng đơn vị, cá nhân được tiếp nhận đầu tư công trên địa bàn huyện, số lượng đơn vị phát huy có hiệu quả nguồn đầu tư công... - Cơ cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan mức đầu tư công cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện. * Tốc độ phát triển - Tốc độ phát triển liên hoàn - Tốc độ phát triển bình quân: Tốc độ phát triển bình quân của một giai đoạn. * Chỉ tiêu phản ánh kết quả - Kết quả sản xuất của ngành Giá trị sản xuất (GO): GO = ∑Pi.Qi - Kết quả đầu tư công Số lượng vốn đã đầu tư cho các lĩnh vực, số hộ dân được đầu tư vốn trong đầu tư phát triển nông nghiệp, số dự án khuyến nông chuyển giao KTTB được thực hiện, số doanh nghiệp được đầu tư, số khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch được đầu tư, xây dựng... * Chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công - Tỷ lệ hộ nghèo - Thu nhập bình quân của dân cư. - Hệ số H lv(GO): Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. H lv(GO)= ΔGO/IvPHTD Trong đó: ΔGO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương. IvPHTD: Vốn đầu tư công phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, trong toàn bộ địa phương. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của huyện Sơn Động Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Theo Niên giám thống kê của Cục thống kê Bắc Giang, diện tích tự nhiên của Sơn Động đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau huyện Lục Ngạn, chiếm 22.1 % diện tích cả tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không ưu ái, tổng sản lượng các loại cây con cũng như giá trị sản xuất của huyện luôn thấp nhất so với 9 huyện còn lại trong toàn tỉnh. Về văn hóa xã hội, Sơn Động là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng lại có tỷ lệ dân tộc thiểu số hơn 47%_cao nhất trong tỉnh. Một nền văn hóa đa dạng bản sắc dân tộc và một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang chuyển mình đổi thay và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ từ nhiều phía trong quá trình phát triển là những đặc điểm đặc thù của huyện Sơn Động. Sơn Động có 23 xã_thị trấn, trong đó 14/21 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn. Nếu dựa vào nội lực để phát triển thì quá trình phát triển của huyện có thuận lợi thì ít mà gặp trắc trở, khó khăn thì nhiều. Về điều kiện tự nhiên, huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang và diện tích đất nhỏ hẹp giữa các thung lũng, 80% diện tích đất canh tác có hàm lượng mùn thấp, chủ yếu là đất một vụ và đa phần chưa phá được thế độc canh. Trong 14 xã ĐBKK có bốn tiểu vùng khí hậu khác nhau, biến động thất thường, có năm nắng hạn kéo dài, sương muối giá rét. Đặc biệt, năm 2008, huyện bị ảnh hưởng của mưa lũ làm thiệt hại to lớn về người và tài sản. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện cũng còn nhiều bất cập. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ chưa phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chưa theo kịp xu hướng chung toàn tỉnh và cả nước, trồng trọt chiếm gần 62.8%, lao động giản đơn, thủ công là chính, trình độ canh tác lạc hậu, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn thiếu và yếu, phụ thuộc lớn vào sự đầu tư của Nhà nước. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc thời tiết, mặc dù đã được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng về thủy lợi nhưng nhìn chung nguồn nước tưới tiêu còn hạn chế. Hệ thống sông suối ở đây tuy nhiều nhưng đều là đầu nguồn nên lòng sông nhỏ hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước giữa các mùa chênh lệch lớn, mùa khô thường hạn hán, mùa mưa thường gây ra lũ lụt. Vì vậy, công tác đầu tư để nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng hồ đập chứa nước phục vụ sản xuất và hỗ trợ sản xuất thực sự là vấn đề cần quan tâm giúp phát triển nông nghiệp của huyện. Ngành Công nghiệp – XD – TTCN của huyện nhìn chung có nhiều ưu thế để phát triển hơn ngành nông nghiệp. Trong lòng đất của Sơn Động chứa nhiều mỏ khoáng sản, trữ lượng khoáng sản lớn nhất là than, tập trung ở Long Sơn, Thanh Sơn, Thanh Luận, An Bá, Bồng Am. Ngoài ra còn có mỏ khoáng sản quặng đồng, chì, kẽm, đá, cát sỏi lòng sông…Đặc biệt, ở các xã Yên định, Tuấn Đạo, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Phúc Thắng còn có trữ lượng khoáng sản quý hiếm (vàng). Tuy nhiên, tiềm lực của huyện không đủ để khai thác các mỏ khoáng sản này, hiện tại các mỏ đang được khai thác bởi hầu hết các công ty do Sở KH-ĐT quản lý, vì thế doanh thu hoạt động khai thác chủ yếu đưa về tỉnh, giá trị sản xuất tính vào doanh thu của huyện rất hạn chế, công nghiệp khai thác khoáng sản chủ yếu chỉ giải quyết được vấn đề việc làm tại chỗ cho một bộ phận lao động địa phương. Tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tự phát với các cơ sở sản xuất gạch quy mô nhỏ…Nhờ địa thế rừng núi, thích hợp sản xuất lâm nghiệp, thế mạnh mang lại giá trị sản xuất CN-XD-TTCN cho huyện chủ yếu là công nghiệp chế biến gỗ, hiện tại trong quy hoạch của tỉnh Bắc Giang, ngoài định hướng quy hoạch khu công nghiệp Đồng Rì_Thanh Sơn, khu vực An Châu được quy hoạch là khu công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh. Nguồn đầu tư sẽ được đưa về đây và kỳ vọng trong tương lai nền công nghiệp của huyện sẽ có nhiều đổi thay. Bên cạnh ngành công nghiệp đang hứa hẹn khả năng phát triển, ngành TM-DV của huyện trong những năm gần đây có xu hướng phát triển khá nhanh. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, xét về tổng thể, TM-DV của huyện còn kém phát triển, tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng giá trị sản xuất vẫn còn thấp. Trong thời kỳ 1997-2006, việc lưu thông hàng hóa của thị trường trong huyện chưa hoàn toàn thuận lợi. Tuy huyện đã được đầu tư xây mới, cải tạo đường giao thông từ các chương trình như 135, WB, JBIC...nhưng hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại thông thương của nhân dân. Ngoài ra, hệ thống chợ của huyện vẫn còn kém phát triển. Trên địa bàn huyện có 6 chợ, chủ yếu tạo lập từ xưa. Bình quân 2.18 xã, thị trấn có 1 chợ; trong đó có 1 chợ đạt tiêu chuẩn loại II, 5 chợ đạt tiêu chuẩn loại III. Với diện tích đất rộng, địa hình và giao thông khó khăn, hệ thống chợ trên không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, TM-DV của huyện. Để TM-DV của huyện phát triển thì cần đầu tư tốt hơn cho hệ thống giao thông và hệ thống chợ. Về tình hình VH-GD-Y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục và y tế của huyện về cơ bản được đầu tư khá tốt, sự thay đổi đó bắt nguồn từ hai nguồn đầu tư chính là 135 và WB. Tuy nhiên, trình độ dân trí nhìn chung vẫn còn hạn chế, ý thức về việc nâng cao trình độ cho con em của đa phần dân cư chưa tốt. Chất lượng lao động thấp, lao động chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 3.79%, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 1.16%_chủ yếu hoạt động trong cơ quan hành chính sự nghiệp (phòng LĐ-TBXH), công tác đào tạo đang xảy ra tình trạng mất cân đối. Đây là một trong những thách thức đối với quá trình phát triển của huyện và cũng là vấn đề đặt ra trong cân đối đầu tư của huyện. Như vậy, nhìn chung, trong quá trình phát triển, huyện Sơn Động có một số ưu thế, nhưng những khó khăn còn nhiều, để có thể tận dụng được ưu thế và khắc phục được những khó khăn đặt ra, huyện cần có định hướng tốt cho quá trình phát triển, đồng thời, các nguồn đầu tư cho huyện cần được tăng cường và sử dụng hợp lý. 4.2 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện 4.2.1 Các chính sách của Chính phủ *Chính sách chung Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Ngày 21/5/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án giảm nghèo cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Tiền thân dự án này được WB xem xét ý tưởng ngày 16/11/1999, thẩm định ngày 4/2/2000 và phê duyệt đầu tư ở Việt Nam ngày 25/10/2001. Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004, quyết định số 198/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-NNPTNT ngày 10/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 134/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bỏa DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Quyết định 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Thông tư liên tịch số 676/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 và Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008của Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bảo dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 135 giai đoạn II. Theo hướng dẫn, nguồn vốn đầu tư của Chương trình không chỉ từ nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương mà UBND các tỉnh còn phải có trách nhiệm huy động nguồn đóng góp địa phương, lồng ghép các dự án trên địa bàn để thực hiện Chương trình. Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, theo quyết định này, huyện Sơn Động được phân bổ 800 triệu đồng, năm 2008, khi có thông báo về nguồn phân bổ này, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Nghị quyết 24/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Quyết định 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. CTMTQGGN bao gồm các dự án: khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề và nâng cao năng lực giảm nghèo… cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính-Bộ LĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thông tư đã hướng dẫn chi tiết nội dung, mức chi và cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn đầu tư cho từng hợp phần của CTMTQGGN. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ban hành ngày 27/12/2008 đã quy định chi tiết mức hỗ trợ cho 61 huyện nghèo, nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững cho các huyện này. * Chính sách đầu tư cho Nông nghiệp Đầu tư cho Nông nghiệp luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Hàng loạt chủ trương chính sách ra đời, trong đó có những Nghị quyết quan trọng thể hiện rõ quan điểm tăng cường đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung, trong đó có huyện Sơn Động nói riêng. Nghị quyết Đại hội lần thứ tư, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X khẳng định: “Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, phát triển các loại giống cây con có năng suất cao, chất lượng tốt…” Ngày 5/8/2008, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (NQ TW7) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Vấn đề về chính sách đất nông nghiệp được nhấn mạnh là nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết đến năm 2010. Bên cạnh đó, nghị quyết còn đề cập một cách toàn diện đến Nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Làm sao để cả 3 đều phát triển_Vì mục tiêu AN LT-TP và phát triển đất nước. Để các Nghị quyết đi vào cuộc sống, trong những năm qua, Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể hỗ trợ cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Cụ thể như sau: Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước tăng vốn ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tăng mức đầu tư về thủy lợi, đường xá, cầu cống, bến cảng, kho tàng.. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn nông sản, chợ nông thôn tạo thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản. Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư. Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT/BTC-BNN ngày 6/4/2006 của liên bộ hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ PTSX thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg, ngày 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc39. Trần Thị Như Ngọc _KT50A.doc
Tài liệu liên quan