Luận văn Thực trạng và định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục các chữ viết tắt vi

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Một số khái niệm 4

2.1.1 Các khái niệm về tăng trưởng và phát triển 4

2.1.2 Các khái niệm về sản xuất và hiệu quả kinh tế 9

2.2 Các lý luận về nuôi trồng thuỷ sản 12

2.2.1 Các khái niệm 12

2.2.2 Các hình thức NTTS 12

2.2.3 Đặc điểm của NTTS 13

2.2.4 Vai trò của NTTS 14

2.2.5 Quan điểm phát triển NTTS 16

2.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả kinh tế của ngành NTTS 17

2.3 Cơ sở thực tiễn 20

2.3.1 Tình hình NTTS trên thế giới 20

2.3.2 Tình hình NTTS ở trong nước 23

2.4 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về NTTS. 24

2.5 Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngành NTTS 26

 

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 41

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Khái quát chung về thực trạng phát triển NTTS ở huyện 46

4.1.1 Quy mô hộ và diện tích NTTS phân theo địa bàn của huyện qua 3 năm (2006-2008) 47

4.1.2 Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất NTTS trên địa bàn huyện 49

4.1.3 Kết quả NTTS của huyện qua 3 năm (2006-2008) 51

4.2 Thực trạng NTTS ở các hộ điều tra 53

4.2.1 Thông tin chung về hộ và các chỉ tiêu bình quân của hộ 53

4.2.2 Một số tài sản thiết bị phục vụ NTTS của hộ 55

4.2.3 Trình độ học vấn, giới tính và nghề nghiệp của chủ hộ 56

4.2.4 Nguồn vốn sản xuất của các nhóm hộ điều tra 59

4.2.5 Hoạt động cung cấp các dịch vụ đầu vào cho các hộ NTTS 61

4.2.6 Phân tích chi phí và kết quả NTTS của các nhóm hộ điều tra 63

4.2.7 Hiệu quả kinh tế ở các hình thức NTTS 68

4.2.8 Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ 70

4.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành NTTS ở huyện Sơn Động 74

4.3.1 Điểm mạnh 74

4.3.2 Điểm yếu 75

4.3.3 Cơ hội 77

4.3.4 Thách thức 78

4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS ở huyện Sơn Động 80

4.4.1 Định hướng phát triển 80

4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu 82

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

5.1 Kết luận 88

5.2 Kiến nghị 89

5.2.1 Đối với huyện 89

5.2.2 Đối với các hộ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 93

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác. Các công trình hồ đập đã quá xuống cấp, hệ thống kênh mương chủ yếu bằng đất nên việc dẫn nước gặp khó khăn, thất thoát lớn, hiệu quả thấp. *Hiện trạng hệ thống điện: Đến nay 100% các xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia. Tổng điện năng thương phẩm năm 2007 đạt gần 15 triệu KWh. Giá bình quân của ngành điện khoảng 502 đ/KWh. Cơ sở hạ tầng chính của ngành điện trên địa bàn gồm: Trạm biến áp và máy biến áp trung gian: Trạm 35/10KV: 1 trạm/1 máy công suất 1000KVA. Trạm 35/6KV: 1 trạm/1 máy công suất 2500KWA. Trạm biến áp và máy biến áp phân phối: Trạm 35/0,4KV: 39 trạm/39 máy, công suất 3690 KVA. Trạm 10/0,4KV: 10 trạm/10 máy, công suất 1490 KVA Đường dây trung áp: Đường dây 35 KV dài 120,36 km Đường dây 10 KV dài 5,35 km Đường dây hạ áp Đường trục: Dây trần (1,14 km) và cáp bọc (9,15 km). Đường nhánh: Dây trần (2,44 km) và cáp bọc (8,2 km). Tuy nhiên đến nay còn 8 thôn, bản chưa có điện lưới, tỷ lệ người dân dùng điện lưới quốc gia là 96%. Bên cạnh đó mạng lưới điện nông thôn còn kém, thiếu an toàn, chưa đáp ứng nhu cầu điện năng cho hoạt động sản xuất, chi phí vận hành và giá bán điện đến cho người tiêu dùng còn cao. Nguyên nhân là do đầu tư chưa đồng bộ, chắp vá, đường dây hư hỏng, xuống cấp nhanh, không sửa chữa kịp thời. * Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước. Hệ thống thoát nước được dùng chung gồm thoát nước mưa và thoát nước sinh hoạt từ các hộ gia đình, chủ yếu thoát nước theo đường kênh mương và chảy tự nhiên. Do đó, nước bẩn chảy vào ao tù không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường. * Hiện trạng thông tin và truyền thông. Hệ thống thông tin không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng. Công tác truyền thanh và truyền hình có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cung cấp các thông tin cho nhân dân. Tuy nhiên chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin ở hầu hết các xã và thôn, bản chưa có hệ thống truyền thanh đầy đủ, chất lượng kém. Các xã có điện thoại và một số xã đã kết nối mạng Internet. Năm 2007, toàn huyện có trung bình 8 điện thoại/100 dân. Năm 2008 tăng lên 9,9 điện thoại/100 dân. 3.1.2.2 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Qua bảng 3.5: ta thấy, các chỉ tiêu hầu hết tăng lên về mặt tuyệt đối, tuy nhiên về mặt tương đối nhìn chung có xu hướng giảm đi. Tổng giá trị sản xuất qua 3 năm đều tăng, với tốc độ bình quân là 22,39%. Năm 2006, giá trị sản xuất của toàn huyện là 277510 triệu đồng, năm 2007 là 398700 triệu đồng tăng 43,67%, năm 2008 tăng thêm 4,27%. Bảng 3.5: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 277510 100 398700 100 415719 100 143,67 104,27 122,39 1. Nông_lâm_ngư nghiệp 139250 50,18 229780 57,63 230310 55,40 165,013 100,23 128,61 - Nông nghiệp 112452 80,76 206525 89,88 206019 89,45 183,66 99,75 135,35 - Lâm nghiệp 25898 18,60 22147 9,64 23384 10,15 85,516 105,59 95,02 - Thủy sản 900 0,65 1108 0,48 907 0,39 123,11 81,86 100,39 2. CN – TTCN – XD 66620 24,01 75400 18,91 75860 18,25 113,179 100,61 106,71 3. TM – DV 71640 25,82 93520 23,46 109549 26,35 130,542 117,14 123,66 II. Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/khẩu/năm 3,830 5,467 5,659 2. GTSX/LĐ/năm 7,648 10,204 10,625 3. GTSX/hộ/năm 9,176 15,016 14,999 4. GTSX NN/ha đất NN 2,337 3,837 3,716 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sơn Động) Trong cơ cấu kinh tế của địa phương, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn, có xu hướng tăng lên và giữ ở mức ổn định, bình quân qua 3 năm tăng lên 35,35%. Trong khi đó lâm nghiệp giảm bình quân là 4,98%; thủy sản bình quân tăng 0,39%. Giá trị sản xuất/khẩu/năm tăng đều qua 3 năm, điều đó phần nào chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương trong những năm trở lại đây đã có sự chuyển biến, thu nhập tăng lên từ đó đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. 3.1.2.3 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống bao gồm các dân tộc Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Tày... Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng (phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, ẩm thực) đã hình thành một nền văn hoá phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc với nhiều lễ hội, văn hoá, văn nghệ quần chúng như: Đàn tính và hát Then của dân tộc Tày ở Vân Sơn, kèn gọi bạn của người Dao ở Hữu Sản, múa hát của dân tộc Nùng ở Quế Sơn... Góp phần vào gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Nhìn chung, những nét độc đáo của kho tàng văn hoá các dân tộc trong huyện đã được thể hiện qua những câu hát, điệu múa, nhạc cụ dân tộc, các đặc trưng về tập quán sản xuất, phương thức canh tác, sự kết hợp hài hoà giữa các dân tộc cùng với sự ưu đãi về thiên nhiên và địa hình đã tạo cho Sơn Động có được những thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch văn hoá dân tộc, góp phần vào sự phát triển KT-XH cho toàn huyện. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 40 hộ trên địa bàn huyện với 3 xã nuôi trồng thuỷ sản khá mạnh là xã An Lập, Vĩnh Khương, Chiên Sơn với số hộ điều tra tương ứng là 15, 15, 10 bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ NTTS. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: Đó là các số liệu được thu thập trên các sách báo, tạp chí kinh tế, thuỷ sản, luận văn, báo cáo tốt nghiệp, sách kinh tế chuyên ngành, báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động qua 3 năm gần đây, niên giám thống kê… + Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra các hộ NTTS, theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Hộ được phỏng vấn là những hộ NTTS ở 3 xã An Lập, Vĩnh Khương, Chiên Sơn. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin + Sử dụng phần mềm Excel + Phương pháp phân tổ thống kê Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích so sánh và cân đối để rút ra các quy luật biến động phát triển các vấn đề mà đề tài quan tâm. Chúng tôi tổng hợp các số liệu điều tra và phân tổ thống kê theo các tiêu thức sau: Phân tổ theo kinh nghiệm NTTS > Hộ NTTS dưới 5 năm > Hộ NTTS trên 5 năm Phân tổ theo các hình thức nuôi > Hộ nuôi quảng canh > Hộ nuôi quảng canh cải tiến > Hộ nuôi bán thâm canh 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê kinh tế Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Cụ thể trong đề tài với các số liệu thu thập được về tình hình kinh tế xã hội địa phương, về các hoạt động của các hộ NTTS, qua đó sẽ tính toán, mô tả và so sánh sự tăng trưởng và phát triển của địa phương và các hộ NTTS. Chúng tôi tính toán các chỉ tiêu tổng hợp như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, để thấy được quy mô tương quan so sánh giữa các chỉ tiêu. Và sử dụng một số công thức sau: + Số bình quân số học giản đơn X = /n + Số bình quân số học gia quyền X = / + Tốc độ phát triển liên hoàn X = Xi/Xi-1 + Tốc độ phát triển bình quân X = Phương pháp phân tích so sánh Dùng để so sánh tốc độ phát triển biến động qua các năm để thấy hết được sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Và để so sánh giữa các hộ NTTS để thấy được mức độ đạt được cao hay thấp giữa các hộ như thế nào. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia để xác định hiệu quả kinh tế của ngành NTTS ở huyện Sơn Động. Các chỉ tiêu gồm có: + Giá trị sản xuất ( GO ): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ nông nghiệp do lao động nông nghiệp làm ra trong một thời gian nhất định ( thường là một vụ hoặc một năm ). Với đề tài này thì đó chính là toàn bộ doanh thu của hộ NTTS trong một vụ. GO = Trong đó: Qi: là sản lượng sản phẩm NTTS loại i Pi: là đơn giá sản phẩm loại i + Chi phí trung gian ( IC ): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn. thuốc phòng dịch và chữa bệnh và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ. + Giá trị tăng thêm ( VA ): Là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất. VA = GO – IC Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất IC: Là chi phí trung gian + Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động. MI = GO – IC – (A+T) –W = VA – (A+T) –W Trong đó: MI: là thu nhập hỗn hợp A: là khấu hao TSCĐ T: là các khoản thuế phải nộp W: là tiền công lao động thuê ngoài nếu có Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của chuyên gia kỹ thuật, của các cán bộ quản lý. - Phương pháp chuyên khảo: là phương pháp dựa trên việc thu thập ý kiến của các hộ NTTS điển hình. Qua đó nắm được các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp tiến bộ áp dụng vào sản xuất. Phương pháp phân tích ma trận SWOT SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths ( Điểm mạnh ), Weakneses ( Điểm yếu ), Opportunities ( Cơ hội ) và Threats ( Thách thức ). Đây được xem là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp ( hoặc của ngành ), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những vấn đề đe doạ đối với doanh nghiệp. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính của doanh nghiệp. Ma trận SWOT có thể được xem xét như hình vẽ sau: Bên trong ĐIỂM MẠNH Bên ngoài CƠ HỘI NGUY CƠ ĐIỂM YẾU SWOT Thuận lợi Cản trở Thông qua việc phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập và kết hợp, xét về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: [1] Cơ hội với điểm mạnh (OS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội. [2] Đe dọa với điểm mạnh (TS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ. [3] Cơ hội với điểm yếu (OW): Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu. [4] Đe doạ với điểm yếu (TW): Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ. Thể hiện cụ thể thông qua bảng sau: Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ……….. S2 ……….. Điểm yếu (W) W1 ………. W2 ………. Cơ hội (O) O1 ……… O2 ……… Phối hợp ( SO ) Phối hợp (WO ) Thách thức (T) T1 ……… T2 ……… Phối hợp ( ST ) Phối hợp ( WT ) Với đề tài của mình, chúng tôi dung phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của ngành NTTS ở huyện Sơn Động, trên cơ sở đó giúp cho huyện, hộ nông dân có những định hướng giả pháp thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát chung về thực trạng phát triển NTTS ở huyện NTTS ở huyện xuất hiện từ lâu, người dân ở đây đã biết tận dụng những ao nước trũng tích tụ do mưa hoặc các sông suối chảy qua để nuôi trồng với mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Tuy nhiên những năm qua được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND huyện, phòng nông nghiệp trong công tác đầu tư giống cũng như kỹ thuật chăm sóc thì người dân đã tích cực đào ao, thầu các hồ đập để phát triển ngành này bên cạnh phục vụ cho gia đình còn giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nuôi trồng. Cùng theo đà phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được ưa chuộng vì bên cạnh giá thành thường thấp hơn các loại thực phẩm khác thì dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại cũng khá cao. Nhu cầu dùng các loại thực phẩm về cá có xu hướng tăng lên cả về chất lượng cũng như số lượng. Ngoài các sản phẩm truyền thống có giá trị khá cao như cá rô ta, cá chuối, cá mè trắng… thì hiện nay đã đưa vào sản xuất nhiều giống mới có năng suất cũng như phẩm chất cao hơn như: chép lai, trôi migal, trắm đen, mè hoa chim trắng… Việc đưa giống mới áp dụng vào các hộ NTTS góp phần rất lớn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho họ. Đây cũng được xem là hướng đúng của huyện trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện Sơn Động là thượng nguồn sông Lục Nam. Trên địa bàn huyện có 3 con sông chính gặp nhau ở Yên Định, đó là sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng. Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ 2 xã Thanh Sơn và Thanh Luận và nhánh chính sông Lục Nam bắt nguồn từ 2 xã Hữu Sản và An Lạc. Ngoài ra còn rất nhiều khe suối, khe nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ, mật độ suối khá dày , có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông suối, hệ thống hồ đập lớn, nhỏ trên địa bàn huyện bên cạnh cung cấp một lượng nước khá lớn, phục vụ nhu cầu sản xuất tại chỗ của huyện thì còn phục vụ cho các hộ NTTS. Toàn huyện có 65 hồ đập lớn, nhỏ cũng có vai trò quan trọng cho việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đó cũng là một diện tích để cho các hộ xin thầu nhằm phát triển NTTS. 4.1.1 Quy mô hộ và diện tích NTTS phân theo địa bàn của huyện qua 3 năm (2006-2008) Huyện Sơn Động gồm 22 xã và thị trấn, nếu phân theo quy mô diện tích NTTS thì được chia thành 4 nhóm: + Các xã thuộc nhóm 1 (có tổng diện tích < 5 ha) + Các xã thuộc nhóm 2 (có tổng diện tích 5-10 ha) + Các xã thuộc nhóm 3 (có tổng diện tích 10-15 ha) + Các xã thuộc nhóm 4 (có tổng diện tích > 15 ha) Việc phát triển NTTS chủ yếu tập trung ở các xã thuộc nhóm 2, nhóm 4 lý do vì diện tích mặt nước thuận lợi, tập trung nhiều hồ đập, ở các xã thuộc các nhóm còn lại thì phát triển thủy sản hạn chế vì diện tích nhỏ, nguồn nước lại không chủ động được. Qua 3 năm, nhìn chung diện tích NTTS của huyện biến động không nhiều; năm 2007 so với 2006, tăng 5,3 ha tương đương tăng 2,23%, sự tăng lên này này chủ yếu do các xã thuộc nhóm 1 và các xã thuộc nhóm 2, trong đó các xã nhóm 1 tăng 2,1 ha tương đương tăng 11,29%, các xã nhóm 2 tăng 1.7 ha tương đương tăng 3,41 %. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 10,1 ha tương đương tăng 4,16%. Trong đó, các xã nhóm 1 tăng 2,7 ha tương đương tăng 13,04%, các xã nhóm 2 tăng 4,3 ha tương đương tăng 8,35%, các xã nhóm 3 không thay đổi, các xã nhóm 4 tăng 3,1 ha tương đương tăng 2,09%. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) DT CC(%) DT CC(%) DT CC(%) 07/06 08/07 BQ * Diện tích đất NN ha 59572,7 100 59887,4 100 61980,2 100 100,53 103,49 102,00 I. Tổng diện tích NTTS ha 237,4 0,40 242,7 0,41 252,8 0,41 102,23 104,16 103,19 1. Các xã thuộc nhóm 1 ha 18,6 7,83 20,7 8,53 23,4 9,26 111,29 113,04 112,16 2. Các xã thuộc nhóm 2 ha 49,8 20,98 51,5 21,22 55,8 22,07 103,41 108,35 105,85 3. Các xã thuộc nhóm 3 ha 22,3 9,39 22,3 9,19 22,3 8,82 100,00 100,00 100,00 4. Các xã thuộc nhóm 4 ha 146,7 61,80 148,2 61,06 151,3 59,85 101,02 102,09 101,56 II. Tổng số hộ NTTS hộ 2109 100 2217 100 2245 100 105,12 101,26 103,17 1. Các xã thuộc nhóm 1 hộ 167 7,92 182 8,21 206 9,18 108,98 113,19 111,06 2. Các xã thuộc nhóm 2 hộ 441 20,91 459 20,70 498 22,18 104,08 108,5 106,27 3. Các xã thuộc nhóm 3 hộ 196 9,29 198 8,93 203 9,04 101,02 102,53 101,77 4. Các xã thuộc nhóm 4 hộ 1305 61,88 1378 62,16 1338 59,60 105,59 97,097 101,26 Bảng 4.1: Số hộ và diện tích NTTS phân theo địa bàn ở huyện Sơn Động qua 3 năm (2006-2008) (Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động) Sự thay đổi không đồng đều ở 4 nhóm, là do địa hình, điều kiện nguồn nước, điều kiện kinh tế của hộ và do cả phong trào, vì khi huyện đã quy hoạch vùng NTTS ở mỗi xã, những hộ mạnh dạn đầu tư tiến hành chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp không hiệu quả sang diện tích đất NTTS, , những hộ khác khi thấy có hiệu quả mới làm theo. Những phần diện tích tăng trong năm 2007, 2008 là do các hộ tích cực đào ao thả cá, chuyển một số ruộng trũng sang NTTS, mặt khác còn do phần diện tích các hồ đập mới được xây thêm các hộ nhận thầu để phát triển NTTS. Diện tích NTTS của huyện Sơn Động được hình thành bởi 3 hình thức chủ yếu: Thứ nhất, là các hộ thuộc nhóm 1 mở rộng diện tích bằng việc thuê máy xúc, máy ủi để đào ao mới, thứ hai, là các hộ thuộc nhóm 4 tiến hành thuê thầu các hồ đập thủy chứa nước để tiến hành nuôi trồng, thứ ba là một phần do chuyển đổi từ các ruộng trũng không cho năng suất lúa cao. Vì lẽ đó mà những hộ có diện tích lớn chủ yếu là đi thuê, thầu; còn những hộ có diện tích nhỏ chủ yếu là do tự đào ao để nuôi. 4.1.2 Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất NTTS trên địa bàn huyện Hệ thống cung ứng giống thủy sản của huyện Một trong những khó khăn và quyết định của phát triển thủy sản khu vực miền núi hiện nay là vấn đề giống, phải đảm bảo chất lượng cao, kịp thời vụ. Cùng với khó khăn chung đó thì vấn đề giống ở Sơn Động đang cần được quan tâm và chú ý đến. Toàn huyện có trên 250 ha NTTS nhưng không có trại giống nào trên địa bàn, bà con thường phải đi mua giống ở trại giống Phi Mô thuộc huyện Lạng Giang. Vì vậy có thể thấy, việc cung ứng giống cho bà con trong huyện là không được chủ động, giống chỉ được thả chủ yếu vào đầu năm (tháng 2, tháng 3) các tháng còn lại trong năm nhu cầu về giống cho “ đánh tỉa thả bù” khó được đáp ứng, nếu có được thì giá cả mua giống rất cao. Do vậy vấn đề cần đặt ra cho huyện là cần xây dựng, thành lập một trại giống ngay trên địa bàn để phục vụ cho bà con, đảm bảo cho bà con yên tâm sản xuất lâu dài ổn định. Hệ thống cung cấp vật tư, thức ăn – thú y Thủy sản vốn là loài rất nhạy cảm do sống trong môi trường nước với mật độ dày đặc, khi có triệu chứng bệnh không phản ứng kịp thời dễ gây tác dụng xấu, dẫn đến chết hàng loạt. Nên việc phòng bệnh cho cá rất quan trọng, nhân dân trong huyện đã biết dùng các loại lá cây: xoan, chuối, dùng vôi xử lý ao, đầm và được sự trợ giúp đắc lực trạm khuyến nông, thú y huyện nên dịch bệnh gặp ít, chủ yếu là một số bệnh đốm đỏ ở cá trắm và bệnh viêm da ở cá chép. Huyện có trạm khuyến nông, thú y luôn cung cấp vật tư và tư vấn kịp thời về phương thức phòng bệnh và trị bệnh cho cá nói riêng cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có nhiều đại lý thú y bán lẻ ở các xã luôn sẵn sàng phục vụ về thức ăn cũng như thuốc phòng dịch bệnh cho cá đảm bảo các hộ yên tâm sản xuất. Do hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh nên nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là từ hộ gia đình, đó là các sản phẩm cám ngô, cám gạo, cám sắn, được mua ở các chợ địa phương hoặc gia đình tự đi nghiền về. Ngoài ra một số hộ còn đầu tư thêm thức ăn tổng hợp mua tại các đại lý và các trạm vật tư thú y. Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản Sản phẩm thủy sản được sản xuất ra có mặt tất cả ở các chợ nhỏ, chợ phiên, chợ luân phiên, các chợ trung tâm, người bán lẻ len lỏi đến từng ngõ ngách, từng nhà tiêu thụ. Sản phẩm thủy sản không chỉ phục vụ riêng trên địa bàn huyện mà còn được các trung gian (người bán buôn) đem đi tiêu thụ tại các vùng lân cận như huyện Lục Ngạn, Lạng Giang. Những năm qua, việc tiêu thụ và thị trường tiêu thụ của sản phẩm thủy sản nhìn chung khá thuận lợi vì sản phẩm vẫn chưa chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, với địa hình đồi núi dốc nên giao thông trên địa bàn vẫn còn là một trở ngại trong việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và khó khăn nhất là vào mùa mưa. 4.1.3 Kết quả NTTS của huyện qua 3 năm (2006-2008) Để sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa bền vững, bên cạnh khai thác hiệu quả được nhiều diện tích mặt nước hoang hóa và các diện tích sử dụng nhưng hiệu quả thấp thì cần phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn. Những năm qua, riêng đối với ngành NTTS thì phòng nông nghiệp huyện Sơn Động, UBND huyện cùng các hộ nông dân đã và đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất NTTS; thể hiện rõ là việc tăng lên về quy mô diện tích nuôi trồng, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp không tránh khỏi rủi ro cụ thể là chịu ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa qua nên sản lượng trong năm 2008 có xu hướng giảm đi. Các chỉ tiêu về diên tích, năng suất, sản lượng thủy sản của huyện thể hiện qua bảng 4.2. Ta thấy năng suất qua các năm tăng giảm không đều. Năm 2007 so với 2006 tăng tới 31,03%, sự tăng lên đó là do các hộ mở rộng nhiều diện tích hơn thông qua việc đào nhiều ao mới cũng như tiến hành thầu một số đập nước lớn để nuôi trồng một phần nữa hộ cũng đầu tư nhiều hơn cho việc nuôi trồng. Tuy nhiên đến năm 2008, mặc dù phần diện tích cũng được mở rộng thêm 4,16% và công tác đầu tư cũng được chú trọng, tuy nhiên năng suất lại bị giảm xuống một cách đáng kể giảm gần được một nửa 49,43%, một nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của thiên tai đáng kể đến là cơn bão số 6 gây nên làm cho nhiều diện tích bị mất trắng và một số diện tích chỉ thu được một phần. Do đó bình quân qua cả 3 năm thì năng suất bị giảm xuống là 19,60%. Những năm qua, chăn nuôi của huyện Sơn Động đã phát triển, trong đó thủy sản chiếm một vị trí quan trọng trong tiêu dùng của nhân dân; đặc biệt khi được chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Năm 2008 do ảnh hưởng của thiên tai đã làm cho năng suất thủy sản bị sụt giảm, lý do đó phần nào đẩy giá bán bình quân của thủy sản tăng cao. Năm 2006 là 17,83(1000đ/kg), năm 2007 là 24,67(1000đ/kg) và đến năm 2008 là 26,38(1000đ/kg). Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQ 1. Diện tích NTTS ha 237,4 100 242,7 100 252,8 100 102,23 104,16 103,19 1.1 Diện tích có thu hoạch ha 58 24,43 61 25,13 65,2 25,79 105,17 106,89 106,03 1.2 Diện tích chưa cho thu hoạch ha 179,4 75,57 181,7 74,87 187,6 74,21 101,28 103,25 102,26 2.Tổng sản lượng thủy sản tấn 105 100 109 100 90 100 103,81 82,57 92,58 a. Sản lượng nuôi trồng tấn 53,7 51,14 74 67,89 40 44,44 137,82 54,054 86,31 b. Sản lượng khai thác tấn 51,3 48,86 35 32,11 50 55,56 68,23 142,86 98,73 3. Năng suất NTTS tấn/ha 0,926 1,213 0,613 131,03 50,57 81,40 4. Giá bán bình quân 1000đ/kg 17,83 24,67 26,38 138,4 106,92 121,65 *GTSL nuôi trồng/ha 1000đ 16505 29930 16184 181,34 54,07 99,02 *GTSL nuôi trồng/sào 1000đ 594,18 1077,5 582,63 181,34 54,07 99,02 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của huyện qua 3 năm (2006-2008) (Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động) Sản xuất nông nghiệp được xem là một trong những ngành có rủi ro ro cao và ngành NTTS cũng không phải là ngoại lệ. Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã khiến cho năng suất sản lượng của ngành bị giảm sút rất nhiều. Phản ánh cụ thể qua GTSL nuôi trồng/ha năm 2008 giảm tới 46,93%. Chính vì vậy trong những năm tới việc dự báo cũng như có những biện pháp phòng chống tốt do thiên tai gây ra rất cần được UBND huyện nói chung và các hộ nuôi trồng nói riêng cần đặc biệt chú ý quan tâm. 4.2 Thực trạng NTTS ở các hộ điều tra 4.2.1 Thông tin chung về hộ và các chỉ tiêu bình quân của hộ Việc tổ chức một quá trình sản xuất cho kết quả cao chịu ảnh hưởng của của nhiều yếu tố. Việc ra quyết định sản xuất thì người chủ hộ có tác động mạnh, cơ bản đến sản xuất, sản xuất cái gì và làm thế nào là do họ quyết định. Còn các điều kiện cần thiết cho sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động thì đất đai, nhân khẩu cũng như lao động của hộ là những yếu tố trực tiếp quyết định kết quả sản xuất. Những yếu tố đó kết hợp, chịu tác động của nhau tạo ra sản phẩm và sự biểu hiện của các yếu tố đó phần nào biểu thị được mức độ sản xuất của hộ. Trong quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu ở 50 hộ trong đó 20 hộ nuôi quảng canh, 15 hộ nuôi quảng canh cải tiến và 15 hộ nuôi bán thâm canh. Qua bảng ta thấy: Về điều kiện lao động cho NTTS, Sơn Động là một huyện miền núi, BQ nhân khẩu/hộ khá cao, nhất là vùng nông thôn, BQ của cả 3 nhóm là 4,56 khẩu/hộ. Đây có thể được xem vừa là tiềm lực cho sản xuất vừa là thách thức đối với xã hội nông thôn. Lao động chính cho NTTS của cả 3 nhóm hộ là 2,13 người/hộ; đây vừa là lao động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi vừa NTTS, song các hoạt động này có tác động bổ trợ cho nhau. Trong 50 hộ điều tra có 36 hộ đã qua tập huấn và có 36 hộ có kinh nghiệm NTTS từ 5 năm trở lên. Điều đó cho thấy các hộ ở đây có truyền t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuctap.doc
Tài liệu liên quan