MỤC LỤC
Trang
BẢNG KÊ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT 4
1.1, Nội dung cơ bản về thuế GTGT 4
1.1.1, Các điều khoản cơ bản về thuế GTGT 4
1.1.2, Cách tính thuế GTGT 6
a, Căn cứ tính thuế 6
b, Phương pháp tính thuế 8
c, Khấu trừ và hoàn thuế GTGT 10
1.1.3, Vai trò của thuế GTGT 13
1.2, Cơ sở lý luận về thất thu thuế 15
1.2.1, Khái niệm thất thu thuế: 15
1.2.2, Nguyên nhân và các dạng thất thu thuế: 16
1.2.3. Ảnh hưởng của thất thu thuế 18
a, Về mặt tài chính: 18
b, Về mặt kinh tế: 19
c, Về mặt xã hội: 19
Chương 2. THỰC TRANG THẤT THU THUẾ GTGT 21
2.1,Tình hình thất thu thuế GTGT ở Việt Nam 21
2.1.1, Các hình thức thất thu thuế GTGT: 21
a, Thất thu do nợ đọng: 21
b, Thất thu do gian lận thuế: 21
2.1.2, Tình hình thất thu thuế GTGT ở Việt Nam: 24
2.2, Tình hình thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên 34
2.2.1, Giới thiệu một số nét về tình hình kinh tế, xã hội của thị xã Phúc Yên: 34
a, Vị trí đìa lý: 34
b, Tình hình kinh tế, xã hội tại thị xã: 35
2.2.2, Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế TX Phúc Yên: 36
2.2.3, Công tác tổ chức thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên: 37
a, Kết quả thu thuế GTGT một vài năm gần đây: 39
b, Thực trạng thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên một vài năm gần đây: 41
2.3, Nguyên nhân đẫn đến thất thu thuế GTGT 48
2.3.1, Các nguyên nhân nói chung: 48
2.3.2, Một số nguyên nhân riêng tại thị xã Phúc Yên : 50
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH THẤT THU THUẾ GTGT Ở THỊ XÃ PHÚC YÊN 51
3.1, Phương hướng chống thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên 51
3.1.1, Không ngừng hoàn thiện luật thuế GTGT: 53
3.1.2, Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế: 55
3.2, Một số biện pháp của chi cục thuế thị xã Phúc Yên 60
3.2.1, Phương hướng tăng thu trong thời gian tới: 60
3.2.2, Các biện pháp cụ thể: 60
3.3, Một số kiến nghị: 63
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại thị xã Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xét xử lý 51 DNTN mua bán hóa đơn thuế GTGT chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng.
Cà Mau là một tỉnh nghèo, khuyến khích DNTN thành lập để phát triển kinh tế địa phương là điều cần thiết. Nhưng không vì thế lại thờ ơ với những kẻ lợi dụng chủ trương, chính sách thu lợi bất chính.
Ngày 10-12-2008, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Cần Thơ đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án gian lận thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố đề nghị truy tố 14 vị “giám đốc”. Theo nhận định 14 vị giám đốc này đã thực hiện các vụ mua bán hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay.
Điển hình trong đó có một số vụ như: trình độ mới hết lớp 5 nhưng Võ Thành Nhân SN (1977, ngụ Trà Ôn, Vĩnh Long) luôn nuôi mộng trở thành giám đốc thu về tiền tỷ. Tuy nhiên, trình độ không, nghề nghiệp cũng không, năm 2005 Nhân thành lập Doanh nghiệp tư nhân Phúc Hảo để mua bán hóa đơn thuế GTGT. Theo kết quả điều tra: quá trình hoạt động từ tháng 12-2005 đến 25-4-2007, Nhân đã mua 3 quyển hóa đơn (50 số/quyển, loại 3 liên), tổng cộng 150 số, mua tại Chi cục Thuế huyện Trà Ôn, Vĩnh Long với doanh số hàng hóa kê khai mua vào là 15.438,487 trđ, thuế GTGT là 1.245,566 trđ; doanh số kê khai dịch vụ bán ra là 18.007,141 trđ thuế GTGT là 1.228,923 trđ. Thực tế quá trình làm ăn do bị thua lỗ nên Nhân đã mua hóa đơn GTGT của các công ty: Phương Thuận, Đất Mũi, An Phát, Tuấn Sơn, Phan Nguyên, Hoa Nam Việt để kê khai khống hàng hóa mua vào nhằm mục đích bán hóa đơn GTGT của DNTN Phúc Hảo thu lợi bất chính.
Trong số 150 số hóa đơn của DNTN Phúc Hảo, Nhân chỉ sử dụng 44 số hóa đơn để xuất cho các đơn vị mà Nhân có làm ăn mua, bán hàng hóa thật số còn lại Nhân đã cùng với Nguyễn Văn Triết (SN 1965, ngụ Long Xuyên, An Giang) xuất bán khống 86 số hóa đơn với doanh số xuất bán khống là 14.021,748trđ, gây thiệt hại về thuế GTGT là 1.008,013trđ, còn 20 số hóa đơn bị hư do viết sai số liệu.
Theo lời khai của Nhân thì để bán được hóa đơn của DNTN Phúc Hảo, Nhân đã mua các hóa đơn khống để kê khai hàng hóa mua vào với giá trung bình là 0,8% và bán ra với giá từ 1,6% đến 2% trên doanh số xuất khống ghi trên hóa đơn. Như vậy tổng số tiền Nhân đã thu lợi từ việc bán hóa đơn của DNTN Phúc Hảo sau khi trừ tiền mua hóa đơn đầu vào, trung bình còn thu lợi khoảng 0,8% trên doanh số xuất khống với số tiền là 112,173trđ. Sau khi bán hết các hóa đơn của DNTN Phúc Hảo, Nhân lại tiếp tục cấu kết với một số đối tượng tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Cần Thơ tổ chức mua bán hóa đơn GTGT bán cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Trong đó có Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Ngọc do Nguyễn Văn Nơi (SN 1961, ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) làm giám đốc, Nguyễn Ngọc Thọ, phó giám đốc. Để bán được các hóa đơn GTGT của Công ty Hoàng Ngọc, Thọ đã cấu kết với Võ Thành Nhân, Trần Lê Khoa để Nhân mua hóa đơn của Nguyễn Văn Châu là giám đốc Công ty Trang Minh Châu, tại TP.Hồ Chí Minh và hóa đơn của DNTN TMXD Tuấn Sơn, Công ty TNHH TMDV Nguyễn Anh kê khai khống hàng hóa mua vào với doanh số kê khai đầu vào là 40.107,220 trđ, thuế GTGT là 2.548,286 trđ. Bán khống 140 số hóa đơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài TP.Cần Thơ với doanh số 39.097,517 trđ, thuế GTGT là 2.568,144 trđ.
Trong các hóa đơn của Công ty TNHH Hoàng Ngọc thì Võ Thành Nhân cùng Trần Lê Khoa trực tiếp bán khống là 89 số hóa đơn với doanh số xuất bán khống 29.122,843 trđ, gây thiệt hại về thuế 1.940,015 trđ. Cứ thế chỉ trong thời gian ngắn, các đối tượng câu kết với nhau thành lập doanh nghiệp chỉ để mua bán hóa đơn.
Theo Cơ quan điều tra, doanh số khống từ việc mua bán hóa đơn được kê khống lên đến hơn 155 tỷ đồng, tổng thiệt hại về tiền thuế GTGT hơn 10 tỷ đồng. Trong đó, Nhân thu lợi gần nửa tỷ.
Qua quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã chứng minh một số doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực xây dựng, san lấp, vận tải hàng hóa trong thời gian hoạt động, thi công các công trình do mua hàng hóa trôi nổi (chủ yếu là cát san lấp và vật liệu xây dựng) không có hóa đơn chứng từ nên đã mua hóa đơn GTGT của Võ Thành Nhân và đồng bọn để kê khai khấu trừ thuế GTGT nhằm chiếm đoạt tiền thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Trong đó có DNTN Minh Anh do Nguyễn Khoa Nghĩa (SN 1978, ngụ TP.Cần Thơ) làm giám đốc với ngành nghề kinh doanh xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thủy lợi, san lấp mặt bằng...Trụ sở đặt tại tổ 6B khu vực Thới Nhựt, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Trong thời gian từ năm 2006 đến thời gian bị phát hiện DNTN Minh Anh do Nghĩa làm giám đốc đã ký hợp đồng thi công các công trình như san lấp Quốc lộ 1A tại Bạc Liêu, san lấp mặt bằng tuyến Hỏa Lựu thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thuộc gói thầu 9A, 9B... qua đó Nghĩa đã mua hàng hóa của các phương tiện đến bán trôi nổi không có hóa đơn chủ yếu nguồn hàng là cát san lấp do khai thác trái phép, sau đó đã mua 4 hóa đơn GTGT của các đối tượng trên gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền 836,721 trđ. Ngoài ra trong vụ án này còn rất nhiều DNTN khác có “làm ăn” với Nhân.
Không những thế điều đáng buồn là trong các vụ gian lận thuế GTGT còn có sự tiếp tay của các cán bộ nhà nước, các Đảng viên và cả các cán bộ ngành thuế, ngày 17-11- 2008, Viện KSND tối cao đã tiến hành triển khai quyết định cách chức viện trưởng Viện KSND tỉnh Cà Mau đối với ông Trần Công Lộc. Tháng 5-2008, ông Trần Công Lộc bị tạm đình chỉ chức vụ. Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã cách chức bí thư cán sự Đảng và khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Công Lộc. Sai phạm của ông Trần Công Lộc là không trung thực khai báo tài sản, cố ý bỏ lọt tội phạm trong vụ án gian lận thuế giá trị gia tăng ở Công ty Camimex…Và mới gần đây là vụ án hai cán bộ Cục thuế Tây Ninh chiếm đoạt hàng tỷ đồng, ngày 4-12-2008, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Tây Ninh xác nhận, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Thạc, 45 tuổi, Chi cục phó Chi cục thuế huyện Tân Biên và Hồ Thị Thu, 38 tuổi, cán bộ phòng Quản lý doanh nghiệp số 2 về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thạc trước đây là Phó phòng Quản lý doanh nghiệp số 2, Cục thuế Tây Ninh, được giao nhiệm vụ cùng Thu kiểm tra hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của Công ty TNHH Nhật Tân. Thay vì phải xuống cơ sở để kiểm tra, xác minh thực tế hóa đơn đầu vào, nhưng Thạc và Thu chỉ kiểm tra qua loa hồ sơ do Công ty Nhật Tân cấp rồi đề nghị cho hoàn thuế, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Tân chiếm đoạt trái phép tiền hoàn thuế của Nhà nước.
Quá trình điều tra về hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của Công ty TNHH Nhật Tân, Cơ quan an ninh điều tra xác định Thạc và Thu đã giúp công ty này chiếm đoạt gần 2,6 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ án này, trước đó hai anh em Trương Hoàng Dũng và Trương Thành Niên là Giám đốc, Phó giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân bị bắt tạm giam hồi tháng 4 về hành vi gian lận, làm giả hóa đơn chứng từ xuất khẩu hàng hóa để moi tiền thuế VAT của Nhà nước.
Về vấn đề hoàn thuế, đây đã từng là vấn đề nổi cộm trong những năm đầu thực hiện luật thuế GTGT, số vụ gian lận về hoàn thuế tăng nhanh cả về số lượng lẫn quy mô trong các năm từ năm đầu tiên áp dụng luật thuế GTGT cho đến năm 2002. Cụ thể như biểu đồ sau:
Biểu đồ về số vụ lừa đảo hoàn thuế qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình trạng gian lận về hoàn thuế tăng lên với tốc độ khá nhanh từ 4 vụ năm 1999 đến 17 vụ năm 2000, 64 vụ năm 2001 và 46 vụ với 6 tháng đầu năm 2002 đã được phát hiện. Tuy nhiên theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh thì vấn đề trên giờ chỉ còn là “quá khứ” bởi vì không có vụ gian lận hoàn thuế GTGT mới nào xuất hiện trong năm 2003, theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị sơ kết phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát về chống tội phạm thuế tổ chức tại Hà Nội ngày 7-9-2007, ông Ninh cho rằng: “Những vụ gian lận lớn với tính chất nghiêm trọng và mang tính hình sự không còn thấy xuất hiện trong năm qua, một kết quả đáng mừng cho ngành thuế. Trước đó, những loại tội phạm phổ biến như thành lập công ty "ma", mua bán hóa đơn lòng vòng, khai khống đầu vào để khấu trừ đầu ra... liên tục xảy ra với qui mô và tính chất nghiêm trọng. Tất cả những hành vi này nhằm mục đích hoàn thuế VAT bất hợp pháp. Chuyện 1.600 doanh nghiệp ma đã thành lập để mua hóa đơn, hay 130 doanh nghiệp khai khống để hoàn thuế bất hợp pháp, và nổi cộm như vụ Hợp tác xã Vạn Lợi ở An Giang rút của nhà nước trên 26 tỉ đồng... chỉ còn là quá khứ.” Tuy nhiên đứng trước những nhận định khả quan đó chúng ta cũng không được chủ quan, coi thường với loại hình tội phạm này, vẫn luôn phải đề cao cảnh giác.
Ngoài ra trong các vụ thất thu thuế cũng phải kể đến trách nhiệm của các cơ quan thuế, đầu năm 2009, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố số tiền sai phạm tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội và TPHCM lên tới 11.000 tỉ đồng. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phản ứng về con số này. Khi đó, Tổng TTCP Trần Văn Truyền khẳng định con số sai phạm trên thực tế còn lớn, do thanh tra chưa có điều kiện làm rõ. Mới đây, tổng hợp kết quả thanh tra trên diện rộng của 100 đoàn thanh tra tại 63 địa phương, ngành thanh tra phát hiện thêm gần 4.200 tỉ đồng thuế bị thất thu. TTCP cảnh báo Tổng cục Thuế và một số cục thuế địa phương đã ban hành một số văn bản không đúng quy định pháp luật, gây thất thu số tiền thuế lớn cho ngân sách hơn 373 tỉ đồng (trong đó bao gồm thuế TNDN và thuế GTGT). Cụ thể, hướng dẫn miễn, giảm thuế TNDN không đúng quy định, làm thất thu 229 tỉ đồng; cho Công ty CP KCN Tân Tạo hưởng thuế ưu đãi trái pháp luật hơn 3,6 tỉ đồng; cho Công ty Amata không nộp thuế TNDN làm thất thu 28,4 tỉ đồng; hướng dẫn không đúng quy định về thuế GTGT đối với hoạt động dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp cho DN ở KCX làm thất thu 4,4 tỉ đồng; cho phép kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn chứng từ quá thời hạn kê khai, dẫn đến khấu trừ hoặc hoàn thuế sai hơn 11,6 tỉ đồng cho 61 DN; xóa nợ thuế và các khoản phải nộp chưa đúng quy định hơn 82,5 tỉ đồng...
Qua quá trình thanh tra, kiểm tra của TTCP cũng cho thấy thất thu thuế từ các vi phạm pháp luật về hóa đơn vẫn là vấn đề lớn và nghiêm trọng. Cơ quan thanh tra phát hiện 151 DN sử dụng 5.101 hóa đơn của các đơn vị đã bỏ trốn; với giá trị dịch vụ, hàng hóa ghi trên hóa đơn là 281,4 tỉ đồng, thuế GTGT hơn 18,7 tỉ đồng. Trong đó, một số DN kê khai 2 lần đối với một hóa đơn với giá trị ghi trên hóa đơn hơn 103 tỉ đồng. Tất cả những trường hợp này đều chưa được Cục Thuế phát hiện, xử lý. Kiểm tra hồ sơ 48 DN khác, TTCP phát hiện số tiền phải truy thu do kê khai thiếu hoặc trốn thuế gần 3.740 tỉ đồng. Trong đó, một số DN có dấu hiệu trốn thuế với thủ đoạn tinh vi; có trường hợp ngang nhiên trốn số tiền lớn. TTCP kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo thu hồi lại số tiền này cho ngân sách (Theo nguồn báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, phát hành tại địa chỉ
Từ một vài phân tích và ví dụ nêu trên chúng ta thấy rằng sau 10 năm thực hiện luật thuế GTGT mặc dù chúng ta đã lỗ lực rất nhiều, chúng ta đã từng đẩy lùi được rất nhiều vụ án nghiêm trọng, nhưng các hình thức gian lận thuế GTGT, tình trạng thất thu thuế GTGT vẫn tồn tại. Đòi hỏi sự cố gắng không ngừng trong công cuộc chống thất thoát thuế GTGT cho nhà nước.
Trên đây em đã đưa ra một cách khái quát về tình trạng thuất thu thuế trên cả nước, đây không phải là vấn đề của riêng ai, hay của từng địa phương. Ở phần sau em xin nêu ra tình hình thất thu thuế tại thị xã Phúc Yên, nơi em thực tập.
2.2, Tình hình thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên
2.2.1, Giới thiệu một số nét về tình hình kinh tế, xã hội của thị xã Phúc Yên:
a, Vị trí đìa lý:
Thị xã Phúc Yên với diện tích chỉ khoảng 12.010,22 (HA) chiếm 2,73 tỷ lệ phần trăm diện tích trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng Thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trung tâm của thị xã nằm trên đường quốc lộ 2 và là đầu mối tiếp giáp của tỉnh Vĩnh Phúc với Thành phố Hà Nội, cụ thể với ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Tây giáp Huyện Mê Linh ( thuộc TỉnhVĩnh Phúc Cũ )
Phía Nam giáp với Thị xã Đông Anh - Hà Nội
Phía Đông giáp Thị xã Sóc Sơn - Hà Nội
Phía Bắc giáp Huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
Từ vị trí địa lý thuận lợi trên Thị xã Phúc Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nên số thu hàng năm của Chi cục thuế thị xã Phúc Yên chỉ đứng sau Chi cục thuế Thành phố Vĩnh Yên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.
b, Tình hình kinh tế, xã hội tại thị xã:
Với diện tích nhỏ hẹp hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh thì dân số của Thị xã Phúc Yên cũng chỉ vào khoảng 88.650 người (Theo số liệu dân số tính đến quý 3/2007 tại Cục Thống kê tỉnh). Nên ngành tập trung phát triển mũi nhọn chủ yếu của Thị xã cũng theo chiến lược của tỉnh là tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Một số thành tựu kinh tế- xã hội của thị xã Phúc Yên năm 2008
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 6.564 tỷ đồng,chiếm 71% tổng thu ngân sách của tỉnh, bằng 118,6% so với dự toán và bằng 152,66% so với cùng kỳ;
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 26.423 tỷ đồng ( theo giá cố định 1994) tăng 21,1% so với cùng kỳ và đạt chỉ tiêu kế hoạch năm;
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 199 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994), đạt 57% kế hoạch năm và bằng 72% so với cùng kỳ;
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thực hiện 102 tỷ đồng (theo giá cố định năm1994) ,đạt 103,3% so với kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ;
- Doanh thu về dịch vụ bán lẻ hàng hóa- du lịch thực hiện 954 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, tăng 16,3% so với cùng kỳ, trong dó doanh thu ngành du lịch ước đạt 11,5 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ và đạt 90% kế hoạch;
- Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn là 6,178 tỷ đồng;
- Các mặt như văn hóa xã hội- thể thao tiếp tục phát triển. Trong năm, toàn thị xã phát triển thêm được 2.624 thuê bao, vượt 12% kế hoạch, đạt bình quân 23 máy/100dân. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn chuyển biến tích cực. Toàn thị xã đã có 19/44 trường học, 7/10 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia;
- Giải quyết việc làm cho 2.367 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45,2% tăng 12,2% so với năm 2007;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,24%, giảm 0,65% so với 2007, vượt 0,15% so với mục tiêu đề ra;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 16%, giảm 0,5%so với năm 2007;
Theo thống kê của Chi cục thuế TX thì tính đến hết năm 2008, trên toàn TX số hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán là 10.711 lượt hộ, trong đó có 49 hộ mới được đưa vào quản lý thu thuế trong năm 2008; số hộ nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là 29 hộ, trong đó hộ kế toán 2 sổ là 17 hộ, hộ kế toán 6 sổ là 12 hộ, có 6 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khấu trừ. Trong năm 2008 toàn TX có 293 DN đang hoạt động, 3 DN bỏ chốn do làm ăn thua lỗ, 56 DN bị giải thể và phá sản, 12 DN xin nghỉ kinh doanh, số DN đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoạt động là 39 DN.
2.2.2, Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế TX Phúc Yên:
Chi cục thuế thị xã Phúc Yên là một đơn vị hành chính sự nghiệp nằm trên địa bàn thị xã Phúc Yên thuộc cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục thuế Thị Xã đã được thành lập.
Căn cứ Nghị định số: 153/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ Quyết định số: 218/2003/QĐ-CP ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính.
Chi cục thuế thị xã Phúc Yên được thành lập theo Quyết định số: 04/2004/QĐ/BTC ngày 05 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài Chính.
Trụ sở của chi cục thuế thị xã Phúc Yên được đặt tại trung tâm của thị xã, và nằm trên đường quốc lộ 2, gần các cơ quan quan trọng của thị xã như: Kho bạc nhà nước, Viên kiểm sát nhân dân, Công an...nên rất thuận lợi cho công tác thu nộp thuế trên địa bàn.
Chi cục thuế Phúc Yên được chia làm 12 đội. Gồm 58 cán bô.
- Các bộ phận văn phòng giúp cho Chi cục trưởng Chi cục thuế là tổ.
- Các bộ phận giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm: Các hộ kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên,...) là đội. Đội có 2 loại đội:
- Quản lý theo vùng, miền là đội liên phường, xã hiện có 5 đội.
- Quản lý theo nhóm đối tượng hoặc sắc thuế: Có 2 đội là Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ và đội Trước bạ và thu khác.
2.2.3, Công tác tổ chức thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên:
* Vai trò của Chi cục thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác trong công tác thu thuế:
- Chi cục thuế trực tiếp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế trong địa bàn TX, cụ thể là tiến hành thu thuế, cấp mã số thuế, quản lý hồ sơ kê khai thuế, phát hiện ngăn chặn và xử phạt các vụ gian lận thuế,…
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TX: Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương như: phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Tài nguyên- Môi trường, phòng Kinh tế- Nông nghiệp,…phối hợp với cơ quan thuế lập dự toán thu Ngân sách và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN nhà nước trên địa bàn.
- Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị xã: là cơ quan tư vấn giúp cho cơ quan thuế xác định mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng. Thống kê hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh mới phát sinh hoạt động kinh doanh, hay là thay đổi quy mô. Phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện cưỡng chế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh chây ỳ, không nộp thuế. Phối hợp với cơ quan thuế để tuyên truyền, phổ biến các điều luật, pháp lệnh về thuế tới các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn phường, xã.
- Đài truyền thanh TX có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách Pháp luật về thuế, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế.
- Cơ quan công an, quản lý thị trường: phối hợp với cơ quan thuế đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, trao đổi thông tin về các đối tượng kinh doanh, tình hình của các DN, kiểm tra các đối tượng kinh doanh trái pháp luật và đối tượng kinh doanh không chấp hành chính sách thuế.
- Kho bạc có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
- Phòng tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về nhà đất có trách nhiệm cung cấp thông tin thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên quan khi có đề nghị của cơ quan thuế.
- Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác khi có yêu cầu của cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp: hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng của ĐTNT, thông tin về số tiền bảo lãnh cho người nộp thuế của ngân hàng. Hồ sơ, chứng từ, số tài khoản thanh toán, bản sao sổ kế toán chi tiết tài khoản thanh toán. Khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của ĐTNT thì ngân hàng và tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước tại kho bạc.
- Đối tượng nộp thuế: tự bản thân phải có trách nhiệm với nghĩa vụ nộp thuế của mình nộp thuế đúng thời hạn, đủ số lượng; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, pháp luật về thuế. Phối hợp với cơ quan thuế trong điều tra, kiểm tra và làm rõ các hành vi vi phạm hay trốn thuế, tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.
a, Kết quả thu thuế GTGT một vài năm gần đây:
Nhiệm vụ thu thuế một vài năm gần đây 2006- 2008 diễn ra trong điều kiện có những thuận lợi khó khăn là:
Thuận lợi:
Tình hình kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, kinh tế trên địa bàn từng bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang Công nghiệp – Dịch vụ.
Luật quản lý thuế ban hành đã tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế quản lý tiên tiến, hiện đại là mốc quan trọng trong công tác cải cách các thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước. Các thủ tục thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch giúp người nộp thuế dễ ràng hơn trong việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế, đồng thời nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi của người nộp thuế.
Khó khăn:
Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh gia súc, gia cầm phát triển, giá cả thị trường luôn biến động, các mặt hàng tiêu dùng và một số mặt hàng trọng yếu vẫn tăng mạnh, lạm phát ở mức cao, chính phủ chỉ đạo thắt chặt chi tiêu công, điều chỉnh lãi suất tín dụng…để kiềm chế lạm phát,…tất cả các biến động trên đã tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả thu thuế trong một vài năm gần đây.
Luật quản lý thuế ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007 tuy nhiên việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện luật còn chậm từ đó làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức triển khai thực hiện luật.
Thị trường nhà, đất có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên các dự án khu đô thị phải nộp tiền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn về tài chính từ đó đã tác động đến kết quả thu thuế năm 2007.
Xuất phát từ những khó khăn trên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Cục thuế tỉnh, của Thị uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thị xã, sự phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành, Uỷ ban Nhân dân các phường, xã trong thị xã và sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ công chức trong Chi cục phấn đấu, thi đua hoàn thành nhiệm vụ thu thuế các năm 2005- 2008.
Trên đây là toàn bộ những thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác thu thuế trên toàn địa bàn, vì dung lượng bài viết có hạn nên sau đây chỉ nêu ra kết quả thu thuế GTGT qua các năm 2005-2008.
Số thuế đã thu qua các năm
Đơn vị: Tiệu đồng
Năm
Hộ ấn định thuế
Hộ thực hiện sổ sách kế toán
Các doanh nghiệp
Tổng số thuế đã thu
2005
561
2.532
873
3.966
2006
1.351
1.391
2.236
4.978
2007
1.739
1.227
4.714
7.680
2008
1.923
1.155
4.909
7.987
- Số thuế đã thu của hộ ấn định thuế bao gồm: thu thuế của năm hiện tại, thu nợ các năm trước, thu chênh lệch hóa đơn.
- Số thuế đã thu của hộ thực hiện sổ sách kế toán bao gồm: thu thuế của năm hiện tại và thu nợ các năm trước. Ta thấy số thuế đã thu của hộ thực hiện sổ sách kế toán liên tục giảm qua các năm là do số lượng các hộ thực hiện sổ sách kế toán cũng liên tục giảm qua các năm, cụ thể năm 2005 có 213 hộ, năm 2006 có 87 hộ, năm 2007 có 36 hộ, năm 2008 có 35 hộ, nguyên nhân là vì các hộ này đã chuyển lên thành các doanh nghiệp hay công ty, thứ hai: có thể do làm ăn thua lỗ, các hộ này đã làm đơn xin nghỉ kinh doanh.
- Số thuế đã thu của các doanh nghiệp chỉ bao gồm thu thuế của năm hiện tại, chưa bao gồm các khoản khác như là thu nợ các năm trước, thu do kê khai thiếu, truy thu do gian lận thuế,…các khoản thu này sẽ được tìm hiểu ở những phần tiếp theo của bài viết. Ta thấy rằng số thuế đã thu của các doanh nghiệp liên tục tăng lên qua các năm lý do là bởi vì số doanh nghiệp cũng liên tục tăng lên qua các năm, năm 2005 có 111 DN, năm 2006 có 142 DN, năm 2007 có 219 DN, năm 2008 có 293 DN.
Ta thấy tổng số thuế đã thu được liên tục tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2006 đến 2007 tăng 1,5 lần từ 4.978 triệu đồng đến 7.680 triệu đồng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác thu thuế hàng năm trên địa bàn thị xã vẫn còn diễn ra tình trạng thất thu thuế, cụ thể ta chuyển sang phần sau.
b, Thực trạng thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên một vài năm gần đây:
Trong một vài năm gần đây, trên địa bàn TX không có vụ gian lận thuế GTGT nào phải đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng tình trạng thất thu do nợ đọng và các vụ vi phạm bị xử phạt hành chính thì vẫn còn, không những thế còn có xu hướng tăng lên qua các năm cùng với sự phát triển về kinh tế của TX và sự tăng lên về số lượng các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về tình hình thu và thất thu thuế GTGT ở các hộ kinh doanh sau đó đến các doanh nghiệp.
* Thất thu do nợ đọng:
+ Các hộ ấn định thuế:
Tình hình thu thuế GTGT của hộ ấn định thuế như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Số hộ
Phải thu
Đã thu
Nợ đọng
Số thuế ghi thu
Nợ đọng các năm trước
Thu thuế năm hiện tại
Thu nợ các năm trước
Thu chênh lệch hóa đơn
2005
7.713
553.2
48
513
48
0
40
2006
9.557
1.074
40
1.036
40
275
38
2007
10.335
1.330
38
1.267
38
434
63
2008
10.711
1.476
63
1.348
63
512
128
Trong bảng trên số thuế ghi thu là số thuế mà chi cục thuế dựa theo kê khai về doanh thu dự tính của hộ kinh doanh mà ấn định thuế cho hộ trong kỳ đó, thu chênh lệch hóa đơn là trong trường hợp có nhiều hộ kinh doanh bán hàng cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp này yêu cầu các hộ kinh doanh phải có hóa đơn, để các doanh nghiệp này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, dựa vào những hóa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31955.doc