MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng trong Luận văn vi
Mở đầu. 1
1-Tính cấp thiết của đề tài 1
2- Mục tiêu nghiên cứu 3
3-Đối tượng và Phạm vi nghiêncứu. 3
4-Những đóng góp mới của luậnvăn 4
5- Bố cục của Luận văn. 4
Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5
1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại 5
1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 5
1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT 7
1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường 9
1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT 16
1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại 21
1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam 26
1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới 26
1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 29
1.3- phương pháp nghiên cứu 35
1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35
1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu 35
1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích 35
Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 40
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 40
2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 40
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 43
2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối
với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên45
2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 46
2.2.1-Lao động và chuyên môn của chủ trang trại 47
2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại 48
2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại 51
2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên 56
2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên 57
2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên 57
2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 58
2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại 60
2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng 62
2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT 68
2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại 68
2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại 73
Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 78
3.1- Phương hướng mục tiêu 78
3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 84
3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại 85
3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên87
3.2.1-Giải pháp chung: 87
3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: 90
3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 93
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 100
131 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng các công trình này sẽ góp
phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô
nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần chống lũ
lụt, hạn hán cũng như đưa ánh sáng và công nghiệp nông thôn phát triển [20].
2.1.2- Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1-Dân số và lao động
Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với tổng số 180 đơn vị
hành chính cấp xã, phường. Có 1.085.872 dân, tốc độ tăng trưởng 0.19% năm,
mật độ dân số là 307 người/km2, cơ cấu nam, nữ là 49.8/50.2%. Số người
trong đó độ tuổi lao động 742.054 người chiếm 68,3% [8].Với lực lượng lao
động dồi dào như vậy thì đây cũng là nhân tố tích cực cho mặt phát triển kinh
tế trang trại trên địa bàn tỉnh, khi mà các ngành chế biến cũng như công
nghiệp chưa phát triển, chưa lo đủ công ăn việc làm cho hàng vạn lao động,
và cũng là yếu tố tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
2.1.2.2-Cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác
-Giao thông: Đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài là 2.753km,
29.43km/km
2
và 0.99km/1000 dân. Đã có100% số xã trong tỉnh có đường ôtô
đến tận trung tâm cụm xã. Thái Nguyên có hệ thống giao thông khá thuận lợi,
quốc lộ 3 nối giữa Hà Nội-Thái Nguyên (80,4km)-Bắc Kạn-Cao Bằng tới biên
giới Việt Trung. Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên-Lạng Sơn (Phía Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
45,5km); Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang-Thái Nguyên-Bắc Giang (phía Thái
Nguyên 57km);
+Đường sắt có 3 tuyến với tổng chiều dài 74,5 Km là tuyến Đa Phúc-
Quan Triều; Quan Triều- Núi Hồng; Lưu Xá-Khúc Rồng.
+Đường sông; có hai tuyến chính là Đa Phúc-Hải Phòng dài 161km, Đa
Phúc –Hòn Gai dài 211 km và hai tuyến vận tải nội tỉnh [19]. Chứng tỏ rằng với
điều kiện giao thông như vậy thì rất thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
-Văn hoá giáo dục: Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên
còn là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc. “Thái Nguyên
hiện nay có 424 trường học phổ thông với 7.243 lớp, 11.669 giáo viên và có
231.172 học sinh. Trên địa bàn tỉnh tập trung 10 trường đại học cao đẳng, 06
trường chuyên nghiệp và 3 trường công nhân kỹ thuật và nhiều trung tâm dạy
nghề. Giáo viên đại học có 1.076 người, số sinh viên đại học và cao đẳng trên
30.000 người. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh từ năm 1997 đến nay có
nhiều chuyển biến tích cực, đã đem lại những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên; quy mô học sinh tăng hệ thống
trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng cường theo phương
châm đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xã hội hoá công tác giáo dục, tăng
cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. đến nay
100% số xã, phường thị trấn đã đạt tiêu chuẩn đơn vị phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học cơ sở. Tuy nhiên cho
đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn 1.138 phòng học tạm, chiếm gần 20% tổng số
phòng học hiện có. Các trường, lớp vùng nông thôn, miền núi thiếu các phương
tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trường trung
học phổ thông vẫn còn tồn tại” [18].
-y tế: “Có 2.859 cán bộ y tế đang hoạt động tại các cơ sở y tế Nhà nước,
trong đó có 859 bác sỹ, bình quân 0.8 bác sỹ/1000 dân; 16 bệnh viện, 14 phòng
khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện điều dưỡng, 01 trại phong 180 trạm y tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
xã phường, tổng số giường bệnh của các cơ sở điều trị y tế là 3.420. Hoạt động
y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nhiều tiến bộ. Số cán bộ y tế tính bình quân
trên một nghìn dân đạt 1,53 người (cao hơn mức bình quân 1,18 của cả nước).
Trong đó số có trình độ bác sỹ trở lên là 0.793 người (cao hơn mức bình quân
0.54 của cả nước) Toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng không để
sảy ra dịch bệnh trên quy mô rộng. Tuy nhiên, nhu cầu khám chữa bệnh và
thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn chưa đáp ứng, các cơ
sở khám chữa bệnh xuống cấp, thiếu các trang thiết bị hiện đại” [21].
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
+Trong tỉnh: Tỉnh Thái Nguyên một tỉnh trung tâm vùng có rất nhiều các
nhà máy sản xuất, chế biến, khai thác khoáng sản, công nghiệp cũng như các
trường đại học, dạy nghề. Chính điều này đã thu hút rất nhiều lao động, cũng
như học sinh, sinh viên từ các nơi về đây, là một yếu tố quan trọng trong việc
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, địa bàn của tỉnh hẹp, giao thông thuận lợi
cũng là yếu tố tốt trong việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
+Ngoài tỉnh: Như đã giới thiệu ở phần đầu thì Thái Nguyên tiếp giáp với
rất nhiều tỉnh, có đường quốc lộ thông suốt đó cũng chính là điều kiện thuận lợi
cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hơn nữa Thái Nguyên có vùng nguyên
liệu chè Thái nổi tiếng, Sông cầu và hồ Núi Cốc thơ mộng chứa đựng đầy cảm
hứng, và vùng ATK lịch sử hào hùng, các yếu tố đó là điểm đến của nhiều du
khách, và cũng là điều kiện để Thái Nguyên quảng bá các sản phẩm nông nghiệp
của mình, chính điều này cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế trang trại.
2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với phát
triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.3.1-Thuận lợi
-Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan
trọng cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Nguyên nằm ở trung tâm Việt Bắc, sát kề vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp
với Hà Nội, nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thông tin từ Hà Nội và
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho các tỉnh trong vùng. Phấn đấu “Phát
triển Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế vùng của các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc” [5].
-Cơ sở khoa học kỹ thuật: Thái Nguyên với hệ thống các trường đại học
kỹ thuật, trường cao đẳng và dạy nghề có cơ sở vật chất tốt cùng đội ngũ giáo
viên, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đông đảo và chuyên môn cao sẽ
tạo điều kiện để Thái Nguyên đưa nhanh khoa học, công nghệ vào sản xuất và
đời sống. Với lợi thế này, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần tạo
ra tốc độ tăng trưởng nhanh và nền kinh tế nhanh chóng được tri thức hoá.
-Lao động: Lực lượng lao động trong toàn tỉnh chiếm đến 68.3% với số
người lên tới 742.054 người, đây là lực lượng lao động dồi dào góp phần lớn
cho phát triển nông nghiệp.
2.1.3.2-Khó khăn
Nền kinh tế đã có những bước phát triển khá, nhưng còn mất cân đối
như thiếu vốn đầu tư, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành còn chậm, chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hệ thống
giao thông còn chưa hoàn chỉnh nhất là ở khu vực nông thôn- miền núi, đã
hạn chế sự phát triển kinh tế của tỉnh nhất là trong việc thu hút nước ngoài.
Nạn phá rừng, tàn phá môi trường, khai thác khoáng sản bừa bãi là nguy cơ
nghiêm trọng cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra tốc độ gia tăng dân số
quá nhanh, “tốc độ tăng khoảng 1% năm và tốc độ tăng lao động là khoảng
2.3% năm” là một gánh nặng lớn cho xã hội [9].
2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
Đặc trưng nói chung về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, là đều
được hình thành do tính tất yếu khách quan, do xu thế của của nền kinh tế sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
xuất hàng hoá, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chủ
trương phát triển kinh tế đa thành phần và đặc biệt coi trọng kinh tế hộ nông
dân, là thành phần kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp.
2.2.1-Lao động, và chuyên môn của chủ trang trại.
Bảng 2.1 Tình hình lao động, và chuyên môn của chủ trang trại.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Tổng số Chia theo loại hình SXKD chính
Trồng
cây
hàng
năm
Trồng
cây
lâu
năm
Trồng
cây ăn
quả
Chăn
nuôi
Lâm
Nghiệp
Nuôi
Trồng
thủy
sản
SX
KD
tổng
hợp
Tổng số TT TT 588 14 70 6 370 81 9 38
I- LĐ của TT
1.Tổng số LĐ thường
xuyên
Người 1 812 45 240 22 1 037 306 29 133
-LĐ của hộ chủ TT Người 1 493 7 186 15 895 235 21 104
-LĐ thuê mướn Người 319 8 54 7 142 71 8 29
* LĐ làm thuê BQ Người 0,54 0,57 0,77 1,17 0,38 0,88 0,89 0,76
2-Lao động thường xuyên
bình quân /Trang trại
Người 3.08 3..21 3.42 3.66 2.8 3.77 3.22 3.5
II- Trình độ chuyên môn
của chủ TT
-Sơ cấp 47 1 4 0 30 6 2 4
-Trung cấp 55 1 2 2 43 6 0 1
-Cao đẳng 1 0 0 0 1 0 0 0
-Đại học trở lên 19 1 0 2 13 2 0 1
Nguồn: số liệu điều tra.
Thông qua (bảng 2.1) trên ta thấy thực tế trang trại ở tỉnh Thái nguyên rất
thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật, trong cả một tỉnh chỉ có 19 chủ trang trại có
trình độ đại học, chiếm có 3,2% trên tổng số trang trại. Nhất là trang trại trồng
cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, không người nào có trình độ đại học, mà
thực tế cho thấy hai loại hình này rất cần có sự tác động của khoa học kỹ thuật.
Sử dụng lao động: Hầu hết các chủ trang trại đều là người trực tiếp điều
hành và quản lý trang trại, đồng thời cũng là người trực tiếp lao động. Lao
động thuê mướn chiếm 21,3%, chính điều này cho thấy việc thuê lao động còn
rất khó đối với trang trại bởi nhiều lý do như; thu nhập còn thấp, giá thuê lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
động không cao, lao động trong nông nghiệp mang tính thời vụ. Hơn nữa do
quan niệm thì lao động làm thuê tại các trang trại nông nghiệp chưa được coi là
một nghề, chính điều này có tác động rất lớn đến tâm lý cũng như công việc
của người lao động làm thuê trong trang trại. Với số lao động bình quân của
của một trang trại là 3,0 người, và số lao động của hộ chủ trang trại bình quân
là 2,5 người, Lao động làm thuê bình quân trên một trang trại là 0,5 người.
Những trang trại có quy mô canh tác dưới 5 ha về cơ bản không phải sử dụng
lao động làm thuê thường xuyên.
Nguyên nhân: Kinh tế trang trại ở tỉnh đều mang tính tự phát, không có
định hướng cụ thể, hoàn toàn là do các kinh tế hộ gia đình tự thành lập nên,
vốn tự có ít, vốn vay thì không huy động được do không có tài sản thế chấp,
hoặc có tài sản nhưng giá trị thấp lại xa trung tâm thành phố nên không thể
thế chấp nổi.Còn về tín chấp thì hiện tại chưa có tổ chức nào bảo hộ.
Tóm lại: Cần phải có định hướng cụ thể cho vấn đề này như đào tạo đội
ngũ kỹ sư phục vụ trực tiếp cho kinh tế trang trại, hoặc mở các lớp đào tạo
miễn phí cho các trang trại nhằm phát huy hiệu quả. Ngoài ra cần có đội ngũ
cán bộ và công nhân làm thuê cho loại hình kinh tế này nhưng phải có nghề và
được xã hội công nhận như bất kỳ những nghề khác, không phân biệt đối xử.
2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại
Thông qua (Bảng 2.2) dưới đây nếu xét trên góc độ của từng loại hình
trang trại ta thấy hoàn toàn rất nhỏ về quy mô đất đai, chỉ có mỗi loại hình
trang trại nuôi trồng thủy sản là có diện tích bình quân lớn nhất là 29.61ha;
trang trại lâm nghiệp có diện tích lớn thứ hai là 22.99 ha. Nhưng nếu xét trên
góc độ diện tích canh tác bình quân trên một trang trại thì lớn nhất lại là trang
trại lâm nghiệp, còn trang trại nuôi trồng thủy sản lại gần vào hàng cuối cùng.
Nguyên nhân tại sao vậy; chính vì loại hình trang trại nuôi trồng thủy
sản ở tỉnh Thái Nguyên là quá ít, nhưng chỉ có một trang trại nuôi trồng thủy
sản ở huyện Võ Nhai có diện tích mặt nước là 240ha ở hồ Quán Chẽ. Mặc dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
điều kiện về diện tích mặt nước ở tỉnh Thái Nguyên như đã phân tích ở phần
đầu rất thuận lợi, bởi có nhiều hồ chứa nước nhân tạo lớn, nhưng chưa phát
huy hết hiệu qủa. Qua thực tế điều tra tôi thấy vì hầu hết các chủ trang trại rất
lo ngại về vấn đề an toàn cho thủy sản nuôi, nhưng lại không phải là vấn đề
về dịch bệnh hay kỹ thuật mà là vấn đề về an ninh.
Tóm lại: thông qua trên ta thấy tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản
ở tỉnh Thái Nguyên là rất lớn, xong cần có biện pháp hay các chế tài cụ thể để
răn đe, trấn áp một cách gay gắt từ phía pháp luật, nhằm giảm thiểu tệ nạn phá
hoại sản xuất của những kẻ thiếu lương tri, gây ảnh hưởng đến tiến trình phát
triển kinh tế trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất bình quân của Trang trại
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Diện tích
bình quân
của
TT(ha)
Số TT Chia theo loại hình SXKD chính
Trồng
cây hàng
năm
Trồng
cây lâu
năm
Trồng
cây ăn
quả
Chăn
nuôi
Lâm
Nghiệp
Nuôi
Trồng
thủy sản
SX KD
tổng
hợp
14 70 6 370 81 9 38
Đất trồng cây hàng
năm
ha 0,32 1,24 0,3 0,14 0,27 0,34 0,31 0,45
Đất trồng cây lâu
năm
ha 0,49 0,14 1,16 3,9 0,26 0,63 0,22 0,73
Đất lâm nghiệp
Trong đó đất rừng
trồng
ha 4,0
2,94
0,66
0,5
1,79
1,76
1,97
1,8
0,4
0,31
22,99
16,34
3,84
3,51
4,27
3,11
Đất nuôi trồng thủy
sản
ha 0,57 0,02 0,07 0,02 0,08 0,12 29,61 0,53
Nguồn: số liệu điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại
2.2.3.1-Vốn phục vụ cho kinh tế trang trại
Thông qua (Bảng 2.3) dưới đây nhìn chung vốn đầu tư bình quân trên một
trang trại của tỉnh Thái Nguyên là rất thấp chỉ đạt 148.187.000.đ trong khi đó
chủ yếu là vốn chủ sở hữu, còn tỷ trọng vốn vay chỉ đạt bình quân 13.4%. Tỷ
trọng này lại càng thấp đối với vùng cao chỉ là 9.6%. Tôi đánh giá việc đầu tư
cho kinh tế trang trại của tỉnh là rất cầm chừng, điều này chứng tỏ có mấy vấn đề
cần phân tích đó là: trang trại thật sự không cần huy động vốn, hay không huy
động được vốn? Tất cả các trang trại hầu hết nằm xa trung tâm đô thị giá trị đất
và tài sản trên đất thấp bởi vậy khó có khả năng thu hồi vốn khi trang trại mất
khả năng thanh toán; Ngoài ra còn lý do nữa đó là đối tượng của kinh tế trang
trại chủ yếu là liên quan đến động thực vật nên nó đòi hỏi phải có thời gian phát
triển và sinh trưởng cụ thể, mà con người hầu như không thể tác động, hoặc có
tác động nhưng thay đổi không nhiều, thế nhưng để vay được vốn trung hạn và
dài hạn của ngân hàng thì thật sự là khó khăn. Hơn nữa đầu tư trong nông nghiệp
thì thật sự rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn khó khi thiên tai địch hoạ cũng như
dịch bệnh sảy ra, trong khi đó vốn đầu tư của ngân hàng cho các lĩnh vực kinh
doanh khác như công nghiệp, thương mại, xây dựng…. còn thiếu, điều này tác
động lớn đến việc vay vốn của các trang trại. Qua thực tế tất cả vốn của trang trại
chủ yếu là do tích cóp được trong nhiều năm làm nông nhiệp, nhiều trang trại rất
mong muốn có sự hỗ trợ vay vốn từ nhiều hình thức nhất là hình thức tín chấp.
Tóm lại kinh tế trang trại của tỉnh có phát triển được hay không còn phụ
thuộc rất nhiều vào việc huy động vốn, vì với đồng vốn ít ỏi như vậy với tổng
số trang trại nhỏ như thế thì đến lúc nào các nhà máy chế biến mới phát triển
được, khi mà sản lượng thì thấp, giá thành sản phẩm cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 2.3 tình hình vốn và huy động vốn của trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Toàn tỉnh Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao
SL % SL % SL % SL %
1 Tổng số trang trại TT 588 100 118 20,1 268 45,6 202 34,3
2 Tổng vốn SXKD Bình quân 1000đ 148187 100 164734 100 147448 100 139501 100
+ Vốn của chủ trang trại 1000đ 121260 81,8 133564 81 123425 83,7 111198 79,7
+ Vốn Vay 1000đ 19885 13,4 28601 17,4 20977 14,2 13344 9,6
Trong đó vốn vay NH,TD 1000đ 13022 8,9 25415 15,4 9608 6,5 10311 7,3
+ Vốn khác 1000đ 7043 4,8 2568 1,6 3044 2,1 14959 10,7
3 Vốn BQ vùng/ Vốn BQ. Toàn
tỉnh
% 111,2 99,5 94,1
Nguồn số liệu điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
2.2.3.2- Tình hình trang bị tài sản của trang trại năm 2006:
Thông qua (bảng 2.4) tôi thấy việc trang bị tài sản của trang trại thật
khiêm tốn, với mức đầu tư bình quân năm xấp xỉ 30 triệu đồng với hiện tại là
quá thấp so với bất cứ ngành nghề nào khác trong xã hội, điều này cũng dễ
hiểu khi mà tổng vốn của trang trại rất thấp, bởi vậy việc đầu tư mỗi năm
tăng thêm 19.68% so với tổng số vốn hiện có của trang trại cũng là điều rất
cố gắng, điều này theo tôi hiểu với tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh năm
2006 là 10.8%, cùng với chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng 1.2 lần như hiện nay,
tức là trang trại đã bỏ hết tất cả phần thu nhập có được trong năm, kể cả
những thu nhập từ tiền công của chủ trang trại cũng đã phải huy động hết vào
cho việc trang bị tài sản của trang trại.
Tóm lại: thông qua việc trang bị tài sản bình quân của trang trại dưới
đây tôi khẳng định chắc chắn thêm một điều nữa là, kinh tế trang trại của tỉnh
Thái Nguyên đang trong giai đoạn thai nghén, tất cả các chủ trang trại hoàn
toàn không trông chờ được vào ai ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, và tích
cóp từng đồng vốn nhỏ để tăng cường thêm sức mạnh vật chất cho chính
trang trại của mình. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp cho vấn đề này là
cần quan tâm hơn nữa đến việc bổ sung vốn cho trang trại hoạt động nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của tỉnh cũng như tạo tiền đề cho nền công
nghiệp chế biến phát triển.
54
Bảng 2.4 Tình hình trang bị tài sản bình quân của trang trại năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Tổng số
Chia theo loại hình SXKD chính
Trồng
cây
hàng
năm
Trồng
cây lâu
năm
Trồng
cây ăn
quả
Chăn
nuôi
Lâm
nghiệp
NuôI
trồng
thủy
sản
SXKD
tổng
hợp
B 1 2 3 4 5 6 7 8
A. Quy mô vốn đầu tƣ 1000đ 29.166 13.443 12.727 11.917 37.895 13.522 28.478 16.484
1-Vốn đầu tư TSCĐ 1000đ 20.821 5.371 9.468 9.000 26.792 11.762 21.589 10.282
- Vốn đầu tư XDCB 1000đ 12.776 2.229 4.567 4.833 16.270 9.520 13.889 5.692
- Vốn mua sắm TSCĐ không qua XD 1000đ 6.298 3.143 4.215 2.333 8.230 1.903 5.256 2.715
- Vốn đầu tư SCL, nâng cấp TSCĐ 1000đ 1.747 0 686 1.833 2.291 340 2.444 1.875
2-Vốn đầu tư TSLĐ 1000đ 8.345 8.071 3.259 2.917 11.103 1.760 6.889 6.203
B. Cơ cấu vốn đầu tƣ 1000đ 29.166 13.443 12.727 11.917 37.895 13.522 28.478 16.484
1- Vốn của chủ trang trại 1000đ 22.398 12.729 11.302 10.250 28.937 9.214 23.333 12.537
2 -Vốn vay 1000đ 6.058 714 1.197 0 8.162 3.321 4.033 3.763
Trong đó Vốn vay ngân hàng. 1000đ 5.233 714 783 0 7.078 2.889 4.033 3.237
3- Vốn khác 1000đ 710 0 228 1.667 796 988 1.111 184
Nguồn: Số liệu điều tra.
55
2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.5 Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006
STT Địa danh Số Lƣợng
(Trang trại)
Cơ cấu (%)
1 Vùng giữa 268 45,6
2 Vùng cao 202 34,3
3 Vùng thấp 118 20,1
Tổng số 588 100%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Thông qua (Bảng 2.5) ta thấy vùng giữa vẫn chiếm ưu thế về số lượng
trang trại, mặc dù vùng này nguồn đất rất ít xong thuận tiện về việc tiêu thụ sản
phẩm, còn vùng cao nếu xét về mặt tuyệt đối thì xếp hàng thứ hai xong nếu xét
theo thế mạnh về diện tích đất canh tác thì lại là vùng kém phát triển nhất, vùng
này tuy địa hình phức tạp nhưng cây cối quanh năm xanh tốt rất thuận tiện cho
việc phát triển loại hình chăn nuôi đại gia súc, và gia cầm, hơn nữa vùng này
mang tính độc lập rất cao, môi trường rất gần với tự nhiên nên dịch bệnh ít sảy
ra, đó cũng là thế mạnh lớn của vùng. Nhưng nguyên nhân tại sao lại ít trang
trại bởi vì trình độ dân trí vùng này thấp nhất trong các vùng, hơn nữa vốn lại
ít, thiếu thông tin nên việc đầu tư cho trang trại lại hầu như không phải người
bản địa, mà hầu hết là người địa phương khác chuyển đến, hoặc là người vùng
xuôi đi khai hoang. Điều này cho thấy cần phải tăng cường việc đào tạo nguồn
nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của kinh tế trang trại. Đối với
vùng thấp thì số lượng trang trại là ít, qua điều tra thực tế tôi thấy do đất chật
người đông, có gia đình làm nông nghiệp hiện nay bình quân đầu người chỉ có
500 m
2
đất canh tác, lại phân tán manh mún thì hỏi có phát triển nổi kinh tế
trang trại? theo tôi vùng này lại nên phải thành lập các mô hình hợp tác xã kiểu
mới nhằm dồn ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại.
56
2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.6 Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006
ST
T
Loại hình TT Toàn tỉnh Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao
SL % SL % SL % SL %
1 Trồng cây hàng
năm
14 2,38 8 2,985 6 2,97
2 Trồng cây lâu
năm
70 11,9 7 5,9 42 15,67 21 10,4
3 Trồng cây ăn quả 6 1,02 2 0,746 4 1,9
4 Chăn nuôi 370 62,9 84 71,2 205 76,49 79 39,1
5 Lâm Nghiệp 81 13,7 14 11,8 68 33.7
6 Nuôi Trồng thủy
sản
9 1,6 5 4,2 5 2,5
7 SX KD tổng hợp 38 6,5 8 6,8 11 4,109 19 9,4
8 Tổng số 588 100 118 100 268 100 202 100
Nguồn: Số liệu điều tra.
Qua (bảng 2.6) ta thấy loại hình trang trại chăn nuôi phát triển nhất,
trang trại nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm và cây ăn quả là kém
phát triển. Thế mạnh của vùng giữa và vùng thấp là trang trại chăn nuôi,
vùng cao là chăn nuôi kết hợp với trồng rừng. Cần phải định hướng cho
loại hình nuôi trồng thủy sản, vì hiện nay loại hình này kém phát triển mặc
dù nó đem lại kinh tế rất cao, hơn nữa diện tích mặt nước thuận tiện cho
việc nuôi trồng thủy sản ở vùng cao là vô cùng lớn nhưng hiện nay hầu
như chưa khai thác, cụ thể như ở huyện Đại Từ thì chỉ tính riêng Hồ Núi
Cốc, đã có 25 Km2 mặt nước, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, nhưng hiện
nay chưa có một trang trại nuôi trồng thủy sản nào phát triển ở đó, mà chỉ
hoàn toàn là các hộ nuôi cá nhỏ lẻ ven bờ, đây thực sự là vấn đề quan tâm
không chỉ của riêng ai, mà còn phải là sự quan tâm của tất cả các cấp, các
ngành, và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
57
2.3.3-Đất đai sử dụng trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.7 Đất đai của trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006
ST
T
Loại hình TT Toàn tỉnh Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao
SL % SL % SL % SL %
I Diện tích BQ/ TT (ha) 4,89 100 2 40,9 0,96 19,6 11,7 239
1 -Đất trồng cây hàng năm 0,3 0,93 0,27 2,1
2 -Đất trồng cây lâu năm 0,5 1,6 0,34 2,5
3 -Đất lâm nghiệp 4 3,1 0,31 46,7
4 -Đất cho thuỷ sản 0,6 0,16 0,04 1,09
II Tổng diện tích (ha) 2878 245 259 2374
Nguồn số liệu điều tra.
Thông qua (bảng 2.7) ta thấy diện tích dất dùng cho trang trại của vùng
giữa và vùng thấp là tương đương nhau và quỹ đất tương đối hạn chế, chủ yếu
là các trang trại có quy mô dưới 5 ha, chiếm 66%. Loại hình trang trại chủ yếu
trồng cây hàng năm, cây ăn quả, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp. Quy mô từ
6-30 ha chiếm 20 % chủ yếu là các trang trại lâm nghiệp, và nuôi trồng thủy
sản ở vùng cao, địa hình phức tạp chiếm tỷ trọng rất lớn. Nếu tính số chi phí
bỏ ra trên một đơn vị diện tích bình quân (ha) thì ta thấy chi phí cho trang trại
vùng cao là quá thấp so với hai vùng còn lại. Nếu mạnh dạn đầu tư vào kinh
tế trang trại ở vùng này thì đem lại hiệu qủa kinh tế rất lớn.
2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.8 Lao động của trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006
ST
T
Loại hình trang trại Toàn tỉnh Vùng
thấp
Vùng
giữa
Vùng cao
SL % SL % SL % SL %
1 Tổng LĐ Thường xuyên 1812 100 380 100 755 100 677 100
- LĐ của hộ chủ TT 1493 82.4 291 76,6 651 86,2 551 81,3
- LĐ thuê mướn 319 17,6 89 23,4 104 13,8 126 18,7
2 Tổng số trang trại 588 100 118 20,1 268 45,6 202 34,3
3 Lao động bình quân 3,08 3,2 2,8 3,35
Nguồn số liệu điều tra
58
Thông qua (Bảng 2.8) ta thấy số lượng lao động bình quân trên trang trại
ở vùng cao nhiều hơn vùng giữa và vùng thấp, vì thực tế đất sử dụng cho
trang trại ở vùng cao là rất lớn nên cần một lượng người tương đối để phục
vụ. Nhưng nếu như tính số lao động trên 1 ha canh tác thì quả thực vùng núi
cao lại là nơi có mật độ lao động thấp nhất, cụ thể mỗi người phải phụ trách
tới 3.5 ha đất canh tác, đây là một con số quá lớn so với sức lao động của con
người, hơn nữa vùng này địa hình phức tạp việc chăm sóc không hề dễ dàng
như vùng giữa và vùng thấp.
2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
Thông qua (bảng 2.9) ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
vùng thấp là cao nhất, và vùng cao là thấp nhất. Nếu lấy kết quả bình quân của
toàn tỉnh làm căn cứ so sánh thì vùng cao có tổng kết quả sản xuất kinh doanh
bình quân chỉ bằng 56,26%, sản lượng bán ra chỉ bằng 45,83%, thu nhập chỉ
bằng 16,87% mặc dù vùng cao có diện tích đất lớn nhất và lượng lao động bình
quân cao nhất. Nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại tỉnh Thái
Nguyên là ổn định, thu nhập tương đối bằng nhau giữa các vùng, vì lợi thế
riêng có của vùng, chính vì vậy mặc dù xuất đầu tư, chi phí, lao động khác
nhau nhưng vẫn có thu nhập tương đối bằng nhau. Qua đây tôi thấy mô hình
kinh tế trang trại cần được quan tâm đầu tư hơn nữa nhằm phát triển một cách
bền vững và ngày một nhân rộng hơn. Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.pdf