Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục các chữ viết tắt . vi

Danh mục các bảng . vii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị . viii

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

4. Đóng góp mới của Luận văn . 4

5. Bố cục của Luận văn . 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ

PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1. Doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp . 5

1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp . 6

1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền

kinh tế của tỉnh . 7

1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp . 10

1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp . 13

1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin . 13

1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin . 14

1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . 16

1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . 19

1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới . 22

1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

trên thế giới . 22

1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ . 22

1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản . 25

1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore . 25

1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 27

1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam . 28

1.4.1. Thực trạng 28

1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30

1.5. Phương pháp nghiên cứu . 33

1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu . 33

1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu . 33

1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích . 34

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG

LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 37

2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái

Nguyên . 37

2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh . 38

2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động . 38

2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động . 41

2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp

nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên . 42

2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh

nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên . 47

2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin . 47

2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh

nghiệp . 50

2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất . 53

2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại . 53

2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 54

2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng

đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông

lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

57

2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp

tỉnh Thái Nguyên

58

2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn

hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái

Nguyên

60

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.

62

3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp. 62

3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông

tin trong doanh nghiệp

3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin . 64

3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin . 65

3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông

tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66

3.3.1. Các giải pháp của tỉnh . 67

3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp

tỉnh Thái Nguyên . 70

3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp

công nghệ thông tin . 79

KẾT LUẬN . 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83

 

pdf107 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian, theo loại hình doanh nghiệp, theo mức độ đầu tư … để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng nghiên cứu. * Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào như: quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ thông tin … thông qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như trong thực tế trong việc ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. * Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông, lâm nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thày, cô giáo đã và đang giảng dạy tại các trường đại học. Phương pháp chuyên gia giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 TÓM TẮT CHƢƠNG I Trong chương này đã trình một cách vắn tắt về doanh nghiệp, công nghệ thông tin đồng thời trình bày được các ứng dụng và ích lợi của CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong chương này tác giả đã trình bày kinh nghiệm phong phú của các nước trong việc triển khai ứng dụng CNTT bao gồm các nước: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Mỗi nước này có một chiến lược, bước đi khác nhau trong việc ứng dụng CNTT nhưng đều thành công và đều để lại những bài học quý báu cho cả doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam học tập. Tuy mỗi nước có một bước đi khác nhau, nhưng tất cả các nước này đều có chung điểm giống nhau là: Nhà nước là người dẫn dắt, đi đầu đầu, cổ vũ, tạo mọi thuận lợi, tạo ra môi trường, tạo ra hành lang pháp lý, tạo ra con đường cho việc triển khai ứng dụng CNTT và các doanh nghiệp của họ rất nhanh nhạy, nhận thấy ngay những thuận lợi, những ích lợi và sự cần thiết phải ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhanh chóng chớp ngay lấy cơ hội này, đi ngay trên con đường CNTT mà Nhà nước vừa tạo dựng nên. Trong những năm 90, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua nhau trang bị máy tính đắt tiền, nhưng chỉ sử dụng chủ yếu vào soạn thảo văn bản, chưa phát huy được công suất của máy tính thì máy tính đó đã trở nên lạc hậu, do đó chi phí đầu tư bị khấu hao vô hình hết mà không đem lại kết quả là bao nhiêu. Bước sang thế kỷ XXI, việc đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp có định hướng tốt hơn nhưng vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, trình độ ứng dụng CNTT hiện nay của chúng ta còn thấp, kém xa các nước trong khu vực. Ứng dụng Công nghệ thông tin cho doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đang được mọi người, mọi ngành rất quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Chƣơng II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và dân số hơn 1 triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên cú 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương).. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là Trung tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc. Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân 7 - 9%. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 5 trường Đại học, 16 trường Cao đẳng, Trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực. Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Thái Nguyên có di tích lịch sử An toàn khu (ATK) ở huyện Định Hoá, có di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai, có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều khu thiên nhiên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình như khu du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà… Các cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã được hoàn thiện dần, hệ thống đường giao thông quốc lộ đã được nâng cấp tốt hơn. Hiện nay dự án đường tránh qua thành phố Thái Nguyên đang được triển khai, cầu Quán Triều và đoạn nối quốc lộ 1B với quốc lộ 3 đã được khởi công xây dựng, đường cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 tốc tuyến Thái Nguyên - Hà Nội dự kiến xây dựng vào năm 2006 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên đã được Chính quyết định nâng lên thành phố loại II theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống cấp nước của trung tâm thành phố Thái Nguyên đó được đầu tư hoàn chỉnh. Nhà máy nước đang được nâng cấp tại thị xã Sông Công và các thị trấn, thị tứ. Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Pháp. Hệ thống bưu chính viễn thông đã được phủ kín gần hết toàn tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang trở thành nguồn sống của con người, song có nhiều tiềm năng hiện vẫn còn là những cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư khai thác. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Để đưa ra được giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển doanh nghiệp nông lâm nghiệp, cần phải đánh giá được thực trạng hiện tại của các doanh nghiệp trên nhiều góc độ như về lao động, thu nhập và trình độ người lao động, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước... từ đó mới có thể đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phù hợp và có cơ sở. 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ người lao động Thực trạng lao động và trình độ của người lao động tại các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp thể hiện qua bảng 2.1 Ta thấy số lao động có trình độ sau đại học rất thấp, có 07 người trên tổng số 3.342 lao động chiếm 0,2%, và chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và chế biến nông lâm sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng số 2.1 Thực trạng trình độ ngƣời lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp năm 2006 Đơn vị tính: Người TT Loại hình doanh nghiệp Tổng số lao động Trình độ đào tạo Sau đại học Đại học Cao đẳng, Trung cấp Lao động phổ thông Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 DN Sản xuất sản phẩm NLN 625 0 0,00 54 8,64 98 15,68 473 75,68 2 DN Chế biến nông lâm sản 1852 2 0,10 213 11,5 302 16,3 1335 72,08 3 DN KD thương mại, dịch vụ NLN 752 5 0,68 139 18,40 167 22,22 441 59,51 4 DN NLN khác (XDCB) 113 0 0,00 23 20,35 27 23,89 63 55,75 Cộng: 3 342 7 0,20 429 12,8 594 17,77 2.312 69,1 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số lao động có trình độ đại học có 429 người, chiếm 12,8%, có tỷ lệ cao ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và doanh nghiệp khác. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có 594 người, chiếm 17,77%, chủ yếu ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và doanh nghiệp khác. Số lao động là lao động phổ thông lớn nhất có 2.312 người, chiếm 69,1%, chủ yếu ở doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến nông lâm sản . Đánh giá chung ta thấy lao động ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh nghiệp khác (XDCB) có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến Nông Lâm nghiệp chủ yếu sử dụng là lao động chưa qua đào tạo, hoặc ở trình độ thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 2.2: Số lƣợng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2006 Đơn vị tính: Người TT Tên Doanh nghiệp Số lao động Tổng số Trong đó: LĐ quản lý 1 Nông trường Phú Lương 35 12 2 Công ty Chè Sông Cầu 375 33 3 Cty CP SX phân bón TN 111 15 4 Cty Ván dăm TN 102 12 5 Công ty CP Xuất nhập khẩu TN 126 14 6 Công ty CP XNK Chè Tín Đạt 71 7 7 Công ty CP Chè Quân Chu 142 13 8 Công ty CP Chè Hà Thái 93 8 9 Công ty CP Chế biến lâm Sản 45 6 10 Công ty CP Chè Hà Nội 42 4 11 Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh 25 3 12 Công ty TNHH Trà Phú Lương 49 3 13 Cty TNHH Chè Đồng Hỷ 21 2 14 Cty TNHH chế biến n.sản chè TN 34 3 15 Cty Chè Thái Nguyên 161 16 16 Cty TNHH Hoàng Bình 152 12 17 Cty CP Lương thực Hà Tuyên Thái 83 9 18 Cty Giấy Hoàng Văn Thụ 515 41 19 Cty CP Giấy xuất khẩu TN 321 29 20 Cty TNHH XNK Trung Nguyên 84 8 21 Công ty Lâm nghiệp Đại Từ 85 12 22 Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai 51 53 23 DNTN Bảo quản NLS Hà Bắc 14 4 24 Cty TNHH Quản lý k.thác c.trình t.lợi 155 15 25 Cty CP Vật t nông nghiệp TN 245 21 29 Cty CP Vật tư bảo vệ thực vật TN 17 4 27 Cty CP TV XDCS Hạ tầng TN 55 6 28 Cty TNHH P.triển nông sản Phú Thái 18 2 29 Cty CP XDNN và PTNT 115 11 Cộng 3.342 747 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động Con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, ngoài vấn đề về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, việc trả công lao động là một sẽ là động lực để thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Ta thấy thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay là thấp, đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ và doanh nghiệp xây dựng cơ bản trong nông nghiệp có khá hơn so với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, thu nhập bình quân người lao động năm 2004 khoảng 740 ngàn đồng/người/tháng, năm 2005 khoảng 840 ngàn đồng/người/tháng, năm 2006 khoảng 1.000 ngàn đồng đồng/người/tháng, tốc độ tăng về thu nhập bình quân hàng năm từ 12% đến 19% . Bảng 2.3 Thực trạng thu nhập bình quân của ngƣời lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ĐVT: 1.000đ/người/tháng Stt Loại hình Năm So sánh doanh nghiệp 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 DN Sản xuất sản phẩm NLN 659 764 871 105 115,93 107 114,01 2 DN Chế biến nông lâm sản 757 771 935 14 101,85 164 121,27 3 DN KD thương mại, dịch vụ NLN 795 952 1.138 157 119,75 186 119,54 4 DN NLN khác (XDCB) 759 857 1.050 98 112,91 193 122,52 Thu nhập bình quân 742 836 999 94 112,67 163 119,50 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp Thu được lợi nhuận được coi là mục tiêu chính của các doanh nghiệp, nếu không thu được lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Lợi nhuận là điều kiện để đáp ứng lợi ích của chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu hút vốn để tổ chức và mở rộng quá trình kinh doanh, tái sản xuất mở rộng nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Có 04 doanh nghiệp, gồm 03 doanh nghiệp nhà nước, và 01 doanh nghiệp tư nhân sản xuất phân bón phục vụ ngành nông nghiệp trên địa bàn, trong đó Nông trường Phú Lương là địa phương quản lý. Bảng 2.4 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2 005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 128.973 128.840 128.840 76 100,06 0 100 2 Tổng doanh thu 46.266 40.221 41.576 - 6.045 86,93 1.355 103,36 3 Tổng chi phí 46.999 41.984 42.738 - 5.015 89,33 754 102 4 Tổng lợi nhuận trước thuế -733 -1.763 -1.162 -1030 -240 601 65 5 Tổng số nộp ngân sách 2.584 2.458 2.497 -126 95,12 39 101,58 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Từ bảng 2.4 có thể đánh giá chung là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp không có hiệu quả, năm 2004, 2005 và 2006 sản xuất kinh doanh thua lỗ. Tổng doanh thu giảm dần qua các năm, năm 2005 bằng 96,73% so với năm 2004, đến năm 2006 chỉ bằng 86,93% so với năm 2005. Các khoản nộp ngân sách hàng năm cũng giảm, năm 2005 bằng 90% so với năm 2004, đến năm 2006 bằng 95,12% so với năm 2005. 2.2.3.2 Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Gồm có 16 doanh nghiệp; Năm 2006 có 01 doanh nghiệp lỗ và 15 doanh nghiệp lãi, trong đó có 01 doanh nghiệp lỗ 03 năm liên tục là công ty Giấy Hoàng Văn Thụ. Bảng 2.5 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông lâm sản ĐVT: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 49.914 56.850 55.730 6.936 113,90 -1120 -1.97 2 Tổng doanh thu 580.481 680.903 611.120 100.422 117,30 -69.783 -10,2 3 Tổng chi phí 589.340 679.564 608.248 90.224 115,31 -71.316 -10,5 4 Tổng lợi nhuận tr- ước thuế -8 859 1 339 2 872 10.198 -15,11 1533 215 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 374,9 804,16 375 429 215 6 Lợi nhuận sau thuế 964,1 2067,84 964 1104 214,5 7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ĐKKD 0,66 3,71 0,66 3,05 9 Tổng số nộp ngân sách 6.375 12.108 15.215 5.733 189,93 3.107 125,66 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản trong năm 2004, 2005 sản xuất kinh doanh lỗ, năm 2006 sản xuất kinh doanh lãi. Nguyên nhân chính dẫn đến kinh doanh lỗ. + Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ năm 2002 được ngân sách nhà nước cải tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất nên những năm đầu sản xuất kinh doanh bị lỗ do chi phí lãi vay, chi phí khấu hao tài sản cố định lớn, đến năm 2006 công ty sản xuất kinh doanh hoà vốn, dự kiến năm 2007 sẽ có lãi. Còn lại là các doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác, có quy mô nhỏ, lao động ít, chủ yếu là thuê lao động ngắn hạn khi vào mùa vụ sản xuất. Do bộ máy quản lý gọn nhẹ nên các doanh nghiệp này năng động trong sản xuất, hàng năm đều kinh doanh có lãi, tuy nhiên mức lãi thấp. 2.2.3.3 Doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: gồm có 08 doanh nghiệp, hàng năm đều có 03 doanh nghiệp lỗ và 05 doanh nghiệp lãi; trong đó Công ty L âm Nghiệp Võ Nhai lỗ 03 năm liên tục, C ông ty Lâm nghiệp Đại Từ lỗ 02 năm liên tục. Hiện nay ngoài các hoạt động trồng rừng sản xuất, liên doanh trồng rừng với các hộ nông dân, các lâm trường là nơi tiếp nhận và làm dịch vụ triển khai các dự án trồng rừng 327 và 661. Các Công ty lâm nghiệp được chuyển đổi từ các lâm trường Quốc doanh trước đây. Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, mặc dù các doanh nghiệp này đã trăn trở tìm lối ra, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp quốc doanh phát triển. Đến nay tuy đã có nhiều đổi mới phương thức quản lý, phương thức kinh doanh nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn chưa được cải thiện, hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ mất vốn, thu nhập của người lao động thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 2.6 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2 004 2 005 2 006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 26.583 27.900 28.451 1.317 105.0 551 102.0 2 Tổng doanh thu 151.493 166.700 17.853 15.207 110.0 -148.847 10.7 3 Tổng chi phí 150.641 166.278 16.720 15.637 110.4 -149.558 10.1 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 852 422 1.133 -430 49.5 711 268.5 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 238.6 118.8 238.6 -119.8 49.8 6 Lợi nhuận sau thuế 613.4 303.8 613 -309.6 49.5 7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ĐKKD (%) 3.21 1.51 3,21 -1.7 47.0 8 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0.56 0.25 0,56 -0.31 44.6 9 Tổng số nộp ngân sách 1282 1149 1359 -133 89.6 210 118.3 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. 2.2.3.4 Loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp xây dựng cơ bản các công trình phục vụ trong nông lâm nghiệp, đây là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước từ năm 2001. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Là doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hoá doanh nghiệp đã sắp xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất và kinh doanh ngày càng hiệu quả, tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngân hàng, ngành nghề bị cạnh tranh gay gắt, các công trình cây dựng cơ bản Nhà nước chậm được thanh toán vốn, dẫn đến lãi phải trả ngân hàng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến năm 2006 không có hiệu quả. Năm 2004 và năm 2005 bị lỗ, đến năm 2006 có lãi nhưng thấp. Bảng 2.7 Hiệu quả kinh tế loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác ĐVT: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 3.753 3.950 4.105 197,0 105,2 155 103,9 2 Tổng doanh thu 13.797 7.419 17.853 -6.378,0 53,8 10.434 240,6 3 Tổng chi phí 13.117 7.164 16.720 -5.953,0 54,6 9.556 233,4 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 680 255 1.133 -425,0 37,5 878 444,3 5 Thuế TNDN 190 71 317 -119,0 37,5 246 444,3 6 Lợi nhuận sau thuế 490 184 816 -306,0 37,5 632 444,3 7 TSLN trên vốn ĐKKD (%) 13,0 3,2 1,5 -9,8 24,6 -2 47,0 8 TSLNtrên doanh thu (%) 0,6 0,3 0,6 0 44,6 9 Tổng số nộp ngân sách 1282 1149 1359 -133,0 89,6 210 118,3 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay 90% các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng không biết thực hiện từ đâu và như thế nào cho đỡ tốn kém mà vẫn hiệu quả. Mới chỉ có 50% các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh. Các ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp chủ yếu mới dừng lại ở công tác văn phòng, kế toán và chỉ một số ít trong sản xuất. Dưới đây là các số liệu khảo sát điều tra cụ thể về từng mặt liên quan đến ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.3.1. Cơ sở vật chất về CNTT Đa số các doanh nghiệp được trang bị các thiết bị CNTT chủ yếu như điện thoại, Fax, máy vi tính, máy in. Tuy nhiên máy vi tính ở các doanh nghiệp còn thiếu thốn, lạc hậu, tốc độ chậm, chỉ một số ít các doanh nghiệp có trang thiết bị CNTT hiện đại. So với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh thì các doanh nghiệp nông lâm nghiệp còn yếu, máy móc thiếu thốn, chắp vá, lạc hậu, tốc độ xử lý chậm, các ứng dụng CNTT hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tài chính của các doanh nghiệp hạn chế; đội ngũ cán bộ có nhận thức, trình độ sử dụng, làm chủ CNTT yếu kém, mơ hồ, chưa được đào tạo chuyên sâu về CNTT, chưa khai thác tối đa, hiệu quả các máy móc thiết bị đã có. Kết quả khảo sát 29 doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh về cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT cho thấy có 80% doanh nghiệp trang bị máy vi tính: Doanh nghiệp có trang bị máy vi tính ít nhất là 1 máy và nhiều nhất là 20 máy. 55% số người được phỏng vấn cho rằng doanh nghiệp mình còn thiếu máy vi tính trong hoạt động; 45% người được phỏng vấn cho rằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 máy vi tính được trang bị trong cơ quan là đủ sử dụng. Tuy nhiên dựa vào số liệu điều tra về số người và số máy có trong doanh nghiệp, chỉ 10% doanh nghiệp có đủ máy vi tính làm việc theo đúng nghĩa ( mỗi người một máy). Theo số liệu điều tra, thành phố Thái Nguyên có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trên địa bàn với tổng số 12 doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho 2.092 lao động. Loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có 03 doanh nghiệp; 02 doanh nghiệp chế biến nông lâm sản; 02 doanh nghiệp xây dựng cơ bản và 05 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại dịch vụ. Trong đó 100% doanh nghiệp đều trang bị điện thoại, máy vi tính và Fax. Bảng 2.8 Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp (Năm 2006) Đơn vị tính: Chiếc TT Địa bàn Số lượng doanh nghiệp Số lượng máy vi tính 1 TP Thái Nguyên 12 58 2 Phổ Yên 1 2 3 TX Sông Công 1 2 4 Phú Lương 3 7 5 Đại Từ 6 20 6 Định Hoá 0 0 7 Đồng Hỷ 5 12 8 Võ Nhai 1 1 Cộng 29 101 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Đa số các máy tính, máy điện thoại, máy fax chỉ dành cho cán bộ quản lý, kế toán dùng trong giao dịch và tổng hợp tính toán số liệu kế toán thống kê, chưa có doanh nghiệp sử dụng vào trong sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 lượng máy tính còn hạn chế, nhiều máy tính còn lạc hậu, tốc độ xử lý chậm, khó đáp ứng nhu cầu công việc. Đơn vị địa bàn có số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai là huyện Đại Từ với 6 doanh nghiệp (chiếm 20,6% tổng số doanh nghiệp) và số lượng lao động là 501 người. Trong đó 100% doanh nghiệp được trang bị đầy đủ cả máy điện thoại và máy Fax; 95% doanh nghiệp có máy vi tính nhưng trong tình trạng thiếu, không đủ sử dụng. Tỷ lệ máy tính đạt 25 người /máy, thấp hơn so thành phố Thái Nguyên do sự chênh lệch về trình độ, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Huyện Đồng Hỷ có 05 doanh nghiệp nông lâm nghiệp hoạt động trên địa bàn với 497 lao động. Các doanh nghiệp này được trang bị 100% máy điện thoại và máy Fax nhưng tổng số máy vi tính chỉ có 12 chiếc, đạt tỷ lệ 41,4 người/máy, thấp nhất so với các huyện, thành thị trong tỉnh. Phần lớn các máy vi tính được trang bị đã lạc hậu, chỉ sử dụng để soạn thảo và lưu trữ văn bản, chưa được khai thác triệt để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các huyện còn lại có số lượng doanh nghiệp thấp từ 1-3 doanh nghiệp mỗi huyện. Cơ sở vật chất công nghệ thông tin nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu do khả năng về tài chính chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ. Kết quả khảo sát cơ sở vật chất hạ tầng của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy đầu tư của doanh nghiệp cho CNTT cơ bản tập trung vào trang thiết bị phần cứng và phục vụ công tác văn phòng. Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực, các giải pháp ứng dụng và phần mềm ứng dụng còn hạn chế… Các doanh nghiệp sử dụng CNTT hỗ trợ thương mại điện tử còn quá ít và gặp nhiều bất cập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 2.9 Tình hình đầu tƣ hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Nội dung Loại hình DN Có mạng LAN Có kết nối Internet Có Website Có giao dịch Email DN sản xuất sản phẩm 1 1 0 1 DN kinh doanh thương mại 2 1 0 1 DN chế biến nông lâm sản 8 4 0 3 DN khác (Xây dựng cơ bản) 1 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Nhận thức và khả năng được tiếp cận, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt là những thách thức với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ứng dụng CNTT và đó cũng là nguyên nhân cản trở việc đầu tư ứng dụng CNTT của doanh nghiệp. 2.3.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp. Kết quả điều tra, khảo sát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan