Công nghiệp của Tỉnh tập trung tại 4 khu Công nghiệp là: Khu Công nghiệp Lam Sơn-Mục Sơn; khu Công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn; khu Công nghiệp Tỉnh Gia - Nghi Sơn; khu Công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành. Giá trị sản xuất của Công nghiệp quốc doanh tăng thấp, chỉ tăng bình quân hàng năm 6,2%, Công nghiệp địa phương quản lý tăng 16,64% năm, trong đó ngoài quốc doanh tăng 30,31% năm. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ chỗ chưa có năm 1996 đến năm 2000 đã chiếm tỷ trọng 19,31% giá trị sản xuất toàn ngành. Vì vậy cơ cấu Công nghiệp theo các thành phần đã có sự thay đổi đáng kể.
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lợi cho phát triển Lâm nghiệp. Chương trình 327 chủ trương giao đất Lâm nghiệp, giao rừng đến các hộ gia đình và hiện nay đang thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng của cả nước đến năm 2010. Lâm nghiệp Thanh Hoá đã có bước phát triển mới, chuyển hẳn từ Lâm nghiệp Nhà nước sang phát triển theo hướng Lâm nghiệp xã hội, trồng rừng nhân dân. Do vậy rừng đã có chủ thực sự, nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn lậu gỗ lâm sản trái phép đã hạn chế, rừng đang được bảo tồn và phát triển theo hướng lấy trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng là chính. Cơ cấu cây trồng được đổi mới theo hướng kết hợp giữa mục đích phòng hộ môi trường và mục đích kinh tế, đã khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng hàng năm từ 70000 - 10.000 ha. Tổng vốn đầu tư cho Lâm nghiệp từ năm 1993 - 2000 đạt trên 100 tỷ đồng (dự án 327: 70 tỷ; dự án 661: 28 tỷ…) do vậy độ che phủ rừng từ 27 % năm 1990 đến nay đã tăng lên 35%. Song tỷ trọng Lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị Nông nghiệp vẫn nhỏ bé và ngày càng có xu hướng giảm: Năm 1991 là 11,1%, năm 1999 còn 7,4%. Đầu tư phát triển vốn rừng chẳng những góp phần chuyển dịch cơ cấu Lâm nghiệp theo hướng tích cực, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển Nông nghiệp và nhiều mặt của đời sống xã hội.
Về công nghiệp: Xây dựng và Công nghiệp ở Thanh Hoá có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của Tỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tiềm năng dồi dào về tài nguyên, lao động, Công nghiệp Thanh Hoá đã có những đổi mới đáng phấn khởi. Thực tế cho ta thấy, từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay, cơ cấu nội bộ ngành Công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp 60 - 65% ngân sách của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1996 - 2000 đạt 13,5% cao hơn thời kỳ 1991 - 1995 (9,9%), trong thời gian 5 năm 1996 - 2000 là thời kỳ đầu tư theo quy hoạch vào Công nghiệp nhiều chưa từng có đã làm thay đổi cơ cấu theo hướng khai thác thế mạnh của địa phương đó là chế biến cây Công nghiệp và vật liệu xây dựng, đồng thời tạo được cơ sở vật chất đáng kể cho bước phát triển tiếp theo tăng nhanh một số sản phẩm lớn như xi măng, đường, quạt điện, bao bì, giấy xuất khẩu… Tuy nhiên, sản phẩm huy động trong thời kỳ còn ít do khó về thị trường tiêu thụ, chậm về tiến độ đầu tư và thi công. Đầu tư vào Công nghiệp chế biến chiếm đa số với tỷ trọng đầu tư bình quân thời kỳ 1996 - 2000 tới 94,5% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy trong cơ cấu giá trị Công nghiệp có xu hướng phát triển Công nghiệp chế biến theo sản phẩm, sản xuất vật liệu Xây dựng và Công nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Trong đó Công nghiệp chế biến hàng thực phẩm và sản xuất vật liệu Xây dựng đang từng bước hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Công nghiệp của Tỉnh tập trung tại 4 khu Công nghiệp là: Khu Công nghiệp Lam Sơn-Mục Sơn; khu Công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn; khu Công nghiệp Tỉnh Gia - Nghi Sơn; khu Công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành. Giá trị sản xuất của Công nghiệp quốc doanh tăng thấp, chỉ tăng bình quân hàng năm 6,2%, Công nghiệp địa phương quản lý tăng 16,64% năm, trong đó ngoài quốc doanh tăng 30,31% năm. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ chỗ chưa có năm 1996 đến năm 2000 đã chiếm tỷ trọng 19,31% giá trị sản xuất toàn ngành. Vì vậy cơ cấu Công nghiệp theo các thành phần đã có sự thay đổi đáng kể.
Nhìn một cách tổng thể, chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp đã theo hướng tích cực, bước đầu khai thác lợi thế so sánh, tạo ra một số sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng tăng dần… Tuy nhiên cơ cấu cấu sản phẩm còn đơn điệu, chậm đôỉ mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động như may, dệt, giầy da… chưa được sản xuất nhiều trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội tỉnh. Công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý có công nghệ lạc hậu, yếu kém về tài chính, tổ chức lao động do đó hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp mới đầu tư công suất còn thấp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy đã có bước phát triển khá hơn trước nhưng chưa mạnh, chưa phát huy hết nội lực trong nhân dân, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và chưa được quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Hiện tại Thanh Hoá có 2 nhà máy Xi măng lớn là Bỉm Sơn và Nghi Sơn với công suất 4,1 triệu tấn/năm và 3 nhà máy đường: Lam Sơn, Việt - Đài, và Nông Cống với tổng công suất 14.000 tấn mía/ ngày, lớn nhất cả nước.
Các hoạt động Dịch vụ thương mại phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tiền tệ, du lịch và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng sản phẩm GDP toàn ngành thương mại, khách sạn nhà hàng bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 8,8%; thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%. Tỷ trọng GDP của khối ngành Dịch vụ tăng từ 31% năm 1990 lên 33,6% năm 2000. Mặc dù hoạt động thương mại dịch vụ đã có bước phát triển đáng kể, cơ cấu nội bộ nhóm ngành Dịch vụ cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bảng 2.5 Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Tỉnh Thanh Hoá
qua các năm
Đơn vị tính: 1000USD
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
8159
6784
9773
20234
14336
13509
26566
28356
25879
34500
Bq USD/ng
2,59
2,12
3,00
6,14
4,29
4,00
7,75
8,17
7,35
9,95
Nhập khẩu
12754
17131
25688
21405
28951
18751
36643
20000
28000
30000
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001- 2010
Thương mại đã được xây dựng và phát triển thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ thị trường xã hội đạt 4000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 7,5%. Diện mạo thị trường có nhiều khởi sắc, hàng hoá phong phú, cung ứng đầy đủ nhu cầu vật tư, hàng hoá cho sản xuất và đời sống. Song hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực còn nhiều yếu kém, trì trệ chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Tỉnh. Xuất khẩu đạt 16% so với mục tiêu đề ra là do các mặt hàng lượng thực, xi măng, đường, hải sản, nông sản… không có xuất hoặc rất thấp. Ngành thương mại bước đầu biết gắn kết với sản xuất Nông nghiệp bằng việc đầu tư vốn, vật tư, giống và kỹ thuật để mua và chế biến hàng xuất khẩu cho người sản xuất. Giá trị xuất khẩu chính ngạch năm 2000 mới đạt 34.500.000 USD, bình quân đầu người của Tỉnh mới đạt 9,95USD/người/năm thấp xa so với bình quân chung của cả nước (180USD). Đây là một thách thức lớn đặt ra đối với Tỉnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi qua các thời kỳ, trong giai đoạn 1991 - 1995 là lạc vỏ, cà phê, chè, dầu tinh quế, xi măng, hải sản đông lạnh… những năm gần đây còn có thêm các mặt hàng như đá ốp lát, thịt, hàng thủ công mỹ nghệ… Giá trị nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991 - 1995 đạt 21,18 triệu USD/năm, tăng gấp 4 lần giai đoạn trước, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, xe máy, xăng, phân đạm… Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, Tỉnh đã giành 82,5% để nhập khẩu tư liệu sản xuất.
Cùng với nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Qua bảng 2.1 ta thấy sự phát triển thương mại - dịch vụ và cơ cấu ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh đã thể hiện rõ mức tăng trưởng khá và việc chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh theo hướng phát huy và sử dụng tốt khả năng theo hướng tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển thương mại dịch vụ nói riêng.
Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ qua các năm.
Đơn vị: %
Thời kỳ
1986 - 1990
1991 - 1995
1996 - 2000
-Thương mại-khách sạn-nhà hàng
8,0
9,5
5,6
-Vận tải-bưu điện
2,8
3,3
8
Nguồn: - Cục thống kê Thanh Hoá
- Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 1990-1998, 1996-2000
2.2.3.2- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo vùng kinh tế.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng kinh tế, đó là: Vùng đồng bằng, vùng ven biển, và vùng trung du miền núi. Tuy nhiên việc phân chia thành 3 vùng kinh tế ở đây cũng chỉ mang tính chất tương đối làm cơ sở cho việc phân tích quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh nói chung và trong từng vùng kinh tế nói riêng nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của từng vùng.
Trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng về các điều kiện tài nguyên, lao động vị trí địa lý kinh tế, phát triển kinh tế có hiệu quả nhất, hỗ trợ thúc đẩy các vùng kinh tế phát triển, vùng nào có thuận lợi thì Đầu tư trước, chú ý đầu tư cho các vùng khó khăn, ít thuận lợi, đảm bảo phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế giữa các vùng thời gian qua chưa có sự biến động lớn, chưa có những chuyển biến rõ nét giữa các vùng so với việc thay đổi cơ cấu vốn đầu tư.
Bảng 2.8 cơ cấu GDP phân vùng kinh tế qua các năm từ 1990-2000
(Giá hiện hành)
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Đồng bằng
55,35
55,46
56,55
57,57
58,12
58,31
58,56
58,66
58,9
59,4
59,76
Miềnnúi
19,59
19,35
18,65
17,91
17,9
17,78
18,56
18,12
18,04
17,6
17,28
Ven biển
25,06
25,19
24,8
24,52
23,98
23,91
22,88
23,22
23,06
23
22,96
Nguồn: - Cục thống kê Thanh Hoá
- Niên giám thống kê 1990-2000 tỉnh Thanh Hoá
Qua số liệu trên, có thể thấy, măc dù cơ cấu đầu tư có sự tăng mạnh về vùng ven biển nhưng tỷ trọng GDP vùng ven biển trong toàn tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó vùng đồng bằng đã có sự đi lên nhưng còn chậm, chủ yếu là sự tăng lên GDP từ hai khu công nghiệp là thành phố Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Cụ thể:
Vùng Đồng Bằng: Trong những năm qua mức đầu tư toàn xã hội chiếm 34,8%m đóng góp bình quân vào GDP giai đoạn 1996 - 2000 là 57,88%, cao nhất trong cả 3 vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét trong tỷ trọng GDP của tỉnh. Nông lâm ngư nghiệp chiếm 46,2% và công nghiệp chiếm 64,4%. Sản phẩm chủ yếu là chế biến lương thực sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ phát triển mạnh.
Vùng Ven Biển: Có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, được sự ưu ái quan tâm giúp đỡ của nhà nước và của tỉnh. Lượng vốn đầu tư dành cho vùng ven biển đã tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng lớn (48,8%) trong cơ cấu đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên kết quả đạt được trong thời gian qua thực sự chưa phản ánh đúng tiềm năng của vùng. Đây là vùng có ưu thế phát triển mạnh về thuỷ sản với diện tích mặt biển 1,7 vạn km2 với nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản như tôm sú, tôm he, cua và rong câu. Trong cơ cấu GDP của tỉnh chiếm tỷ trọng 22,96%. Nông lâm ngư nghiệp chiếm 31% so với nông lâm ngư nghiệp của tỉnh, chủ yếu vẫn là đóng góp từ nông nghiệp thuần tuý là chính, ngư nghiệp chưa có được tỷ trọng đáng kể trong GDP của tỉnh. Đáng chú ý là phát triển công nghiệp của vùng thưòi gian qua đã có sự tăng trưởng khá, từ 16,8% năm 1996 lên 27,5% năm 2000 trong GDP của tỉnh, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm xuất khẩu tươi sống, chế biến từ biển như tôm, mực, cua, trai...
Vùng trung du, miền núi: Với lợi thế đất đỏ, rất phù hợp cho phát triển cây trồng công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, do vậy các loại cây này đã được phát triển mạnh so với trước đây, các ngành công nghiệp chế biến đi kèm cũng đã được chú trọng đầu tư xây dựng. Mặc dù trong thời gian qua, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm tỷ trọng rất thấp 16,4%, nhưng nhờ sự nỗ lực của chính mình, vùng đã có những bước đi tích cực trong phát triển kinh tế. Tỷ trọng trong GDP của tỉnh chiếm 18,25%, nông lâm ngư chiếm 23,3% so với nông lâm ngư của cả tỉnh, song do tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của vùng còn thấp (5,4%) so với bình quân của tỉnh, do vậy tỷ trọng giảm từ 19,59% năm 1990 xuống còn 17,28% năm 2000. Tuy nhiên trong tương lai, đây là vùng có ưu thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu là mía đường phục vụ cho chế biến đường và các sản phẩm sau đường: 30.000ha), cây công nghiệp dài ngày (luồng: trên 30.000ha phục vụ xây dựng và chế biến giấy; 1000 ha cà phê; 2400 ha cao su...).
Bảng: 2.7 cơ cấu vốn Đầu tư phát triển trên địa bàn phân theo
vùng kinh tế
Đơn vị:%
Năm
Vùng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1996-2000
Miền núi
13
33,8
17,6
10,1
10,2
10,5
16,4
Ven biển
30,1
23,0
39,8
62
62,1
57,1
48,8
Vùng khác
56,9
43,2
42,2
27,9
27,7
32,4
34,8
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2010
Mặc dù cơ cấu kinh tế vùng chưa có sự chuyển biến rõ nét, nhưng bước đầy cũng đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, đó là kinh tế đô thị tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, điều đó thể hiện xu hướng đô thị hoá phát triển. Các vùng khác tuy không tăng và giảm về tỷ trọng, song số tuyệt đối của các vùng trong GDP đều tăng, làm cho tổng GDP của cả tỉnh tăng lên. Có thể đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ở Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới mà chủ yếu là từ năm 1991 đến nay trên các hướng sau:
Thứ nhất: Mặc dù lượng vốn đầu tư giữa ba vùng đã tăng lên đáng kể và khu vực đồng bằng đã giảm tỷ trọng, khu vực ven biển tăng tỷ trọng nhưng cơ cấu giữa các vùng chưa có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên cơ cấu trong nội bộ từng vùng đã có sự chuyển biến tích cực. Bước đầu đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá và ngày càng có hiệu quả hơn, từng bước khai thác được tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Vùng trung du miền núi tập trung đi vào trồng rừng, trồng cây công nghiệp kết hợp với nuôi, từng bước hình thành và phát triển kinh tế theo hướng kinh tế hàng hoá, kinh tế trang trại. Hàng năm trồng mới được trên 10.000 ha rừng tập trung, đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: Vùng mía gần 30.000 ha cung cấp cho 3 nhà máy đường với tổng công suất 14000 tấn mía/ ngày, vùng cao su, vùng chè, vùng cà phê... Vùng ven biển tập trung đầu tư phát triển đa dạng cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Từ chỗ diện tích nuôi trồng thuỷ sản không đáng kể, đến nay đã có gần 14.000 ha, trong đó gần 6.000 ha nuôi ngọt và 8.000 ha nuôi lợ mặn. Từ chỗ không có tàu công suất lớn để đánh bắt cá xa bờ, đến nay qua 5 năm đầu tư đã có 150 đôi tàu có công suất từ 90-250CV để đi đánh bắt xa bờ, góp phần tăng đáng kể giá trị và sản lượng ngành thuỷ sản. Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm lúa) đã tập trung đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng lúa, góp phần đảm bảo ổn định lương thực, bước đầu có một phần lương thực hàng hoá và đang từng bước vươn lên xuất khẩu lương thực.
Thứ hai: Cùng với việc hình thành một số vùng sản xuất tập trung là việc hình thành 4 khu công nghiệp tập trung, gắn với các vùng kinh tế động lực đó là thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn; Bỉm Sơn - Thạch Thành; Lam Sơn - Mục Sơn; Nghi Sơn - Tỉnh Gia nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền trong tỉnh với cả nước. Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung gắn với các vùng kinh tế trọng điểm giúp hình thành bước đầu định hướng phát triển cơ cấu vùng, để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng, tạo hướng chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực và ngày càng có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây nguồn thu ngân sách trên địa bàn do các khu công nghiệp tập trung của tỉnh mang lại chiếm gần 80% tổng thu ngân sách của địa phương, hy vọng trong tương lai gần, các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp này hình thành, đi vào hoạt động sẽ tạo đà chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế vùng của Thanh Hoá.
Thứ ba: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã được tỉnh phối hợp với các bộ ngành Trung ương xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó thực sự là điểm tựa quan trọng cho việc định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực và khai thác lợi thế so sánh của địa phương vào phát triển kinh tế từng vùng miền trong tỉnh như nuôi trồng thuỷ sản ở vùng biển và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc...) và cây công nghiệp daì ngày (cà phê, cao su...) góp phần đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Tuy vậy, đến nay qua một thời gian phát triển tình hình đã có nhiều thay đổi, những thời cơ và thách thức mới trong tiến trình mở cửa và hội nhập đã và đang đặt ra đối với từng ngành, từng địa phương, vùng trong tỉnh đòi hỏi phải điều chỉnh các quy hoạch đã thiết lập cho phù hợp với các thay đổi, xu thế mở cửa và hội nhập.
2.2.3.3- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .
Cùng với phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cũng được thể hiện khá rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP và cùng với việc giảm tỷ trọng tương ứng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, nền kinh tế của tỉnh đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp mới ra đời. Do đó, đã làm dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế với sự tăng nhịp độ tương đối nhanh nhờ các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần như Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty ( tháng 12/1990), Quyết định 90/TTg, 91/TTg ngày 07/03/1994 và gần đây nhất là Luật doanh nghiệp (1/1/2000)...
Có thể đánh giá động thái chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trên các hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Kinh tế nhà nước (bao gồm cả trung ương và địa phương) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh. Kinh tế nhà nước trung ương từ 13,4% bình quân năm thời kỳ 1991 - 1995 lên 15,8% năm 1999. Kinh tế địa phương từ 14,5% lên 15,7% và vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp gần 80% nguồn thu cho ngân sách địa phương và là điều kiện và cơ sở đảm bảo cho những cân đối lớn chủ yếu của kinh tế địa phương. Vai trò này thể hiện ở chỗ gần như toàn bộ kinh tế quốc doanh nằm trong ngành công nghiệp nặng (điện lực, khai thác...). Như vậy sự đóng góp lớn của kinh tế quốc doanh vào ngân sách của tỉnh không chỉ do tỷ trọng kinh tế quốc doanh lớn mà còn do kinh tế quốc doanh thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước nghiêm chỉnh hơn hẳn các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra trách nhiệm xã hội cuả kinh tế quốc doanh còn thể hiện ở các mặt khác như tạo công ăn việc làm cho người lao động, phân phối lại thu nhập quốc dân, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, giảm bớt sự mất cân đối giữa các vùng dân tộc, vùng núi, miền ngược và miền xuôi, nông thôn và thành thị. Trong ngành nông nghiệp vai trò của kinh tế nhà nước còn rất hạn chế và giảm tương đối so với khu vực ngoài quốc doanh.
Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian qua được thể hiện qua biển sau.
Bảng 2.9 Cơ cấu GDP chia theo thành phần kinh tế qua các năm từ
1991-1999 (theo giá hiện hành) Đơn vị: %
Năm
Khu vực
1991-1995
1996
1997
1998
1999
Kinh tế nhà nước
- TW
- ĐP
27,9
13,4
14,5
30,9
15,7
15,2
30,5
15,7
14,8
29,2
15,2
14
31,5
15,8
15,7
Kinh tế ngoài QD
70,77
67,9
68,1
69,25
66,97
Khu vực có vốn ĐTNN
0
0
0,17
0,38
0,37
Thuế nhập khẩu HH&DV
1,13
1,2
1,23
1,17
1,16
Nguồn: - Cục thống kê Thanh Hoá
- Niên giám thống kê 1990-2000 tỉnh Thanh Hoá
Thứ hai: Những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh về giá trị sản xuất, các loại hình công nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện tiếp xúc với thị trường bên ngoài, với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mô hình tổ chức và phương pháp quản lý mới, hiện đại thì mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, chất lượng hàng hoá ngày càng cao, các loại hình dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng tiêu dùng, do sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân, cá thể không ngừng phát huy ngành nghề truyền thống, đã cạnh tranh rất mạnh với các doanh nghiệp quốc doanh do đó các mặt hàng ngày càng phong phú, uy tín và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Từ chỗ chỉ có 2 loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế (trước đổi mới 1986), đến nay đã có hàng trăm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các loại hình: Công ty, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp làm cho hoạt động kinh doanh trở nên sôi động và hiệu quả hơn, gắn chặt với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng miền trong tỉnh, Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển không chỉ thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, mà còn thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và chuyển dịch các thành phần kinh tế theo hướng đa thành phần. Sự hiện diện của thành phần kinh tế này như một tất yếu khách quan mà Nhà nước không phải chỉ thừa nhận mà còn phải biết khuyến khích sử dụng mặt tích cực làm cho dân giàu, nước mạnh. Tuy nhiên sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng có thể phát triển của thành phần này. Vì vậy đòi hỏi nhà nướ cần có các chủ trương, chính sách sát thực hơn nữa để khuyến khích thúc đẩy các loại hình kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đúng hướng, đúng quỹ đạo trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Thứ ba: Thời gian qua, cả nước nói chung và Thanh Hoá nói riêng đã và đang thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cơ sở định hướng cho sự phát triển nói chung và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhờ vào đầu tư nước ngoài. Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế đã giúp khắc phục các yếu kém, khai thác các tiềm năng và huy động các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu tốt hơn, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập vững chắc hơn. Một tỉnh có nền kinh tế phát triển phải dựa vào rất nhiều yếu tố: ổn định xã hội , anh ninh quốc phòng, xuất nhập khẩu, các nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài... trong đó đầu tư nước ngoài là nguồn vốn vô cùng quan trọng, nó không phải là yếu tố quyết định phát triển kinh tế đất nước nói chung và của Thanh Hoá nói riêng nhưng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, tạo động lực cho việc thu hút vốn, đẩy mạnh sự tiếp cận công nghệ tiên tiến, thông tin và các kỹ năng kinh nghiệm quản lý. Doanh thu từ khu vực này năm1997 là 13,4 tỷ đồng thì năm 1999 đã lên 34,6 tỷ đồng, tăng 158,2% và đóng góp vào GDP của tỉnh từ 0% năm 1995 lên 0,37% năm 1999. Hiện nay tại Thanh Hoá đang có 2 cơ sở liên doanh lớn vơí nước ngoài, đó là: Nhà máy đường Việt Đài công suất 6.000 tấn mía / ngày, tổng vốn đầu tư 66 triệu USD và nhà máy xi măng Nghi Sơn, công suất 2,3 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 344 triệu USD đã đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm. Sản phẩm của các nhà máy này sản xuất ra chủ yếu là dành cho xuất khẩu. Mặt khác, sự xuất hiện và phát triển của khu vực kinh tế này có ý nghiã quan trọng đối với việc phát triển và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư: Việc nhà nước phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư cho đầu tư phát triển. Chuyển đổi cơ chế, thực hiện cơ chế mới vai trò cuả kinh tế hộ ngày càng được củng cố và phát triển đến giai đoạn cao hơn đã làm xuất hiện kinh tế trang trại theo kiểu hợp tác, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển. Nó thực sự tạo ra động lực góp phần quan trọng đẩy nhanh sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần vào tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
2.2.3.4- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo kỹ thuật công nghệ và quy mô sản xuất.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức. Sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến sự phân chia các ngành thành nhiều ngành nhỏ hơn, xuất hiện nhiều ngành nhiều lĩnh vực kinh tế mới từ đó làm thay đổi cơ cấu, vị trí giữa các ngành hay là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
ở Thanh Hoá, trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1986 đến nay) việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ được xem là điều kiện quan trọng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song trong cả một thời gian dài, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100556.doc