Luận văn Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 4

1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản 4

1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960 4

1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980 4

1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay 5

1.2. Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân 7

1.2.1. Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. 7

1.2.2. Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. 8

1.2.3. Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân 9

1.2.4. Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất nước 10

1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. 11

1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuất khẩu thủy sản 11

1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi 11

1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh 11

1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào 12

1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam 13

1.4.1. Đối tượng của hoạt động sản xuất- kinh doanh thủy sản là những cá thể sống dưới nước 13

1.4.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế 13

1.4.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. 14

1.4.4. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. 15

1.4.5. Quy trình sản xuất đơn giản 15

1.5. Các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 15

1.5.1. Nhân tố tác động thuận lợi 15

1.5.2. Nhân tố tác động bất lợi 16

1.6. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015 18

1.6.1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: 18

1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ 19

1.6.3 Triển vọng về sản lượng 19

1.6.3 Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 22

2.1. Phân tích thực trạng hoat động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây 22

2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản 22

2.1.2. Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 24

2.1.2.1. Mặt hàng Tôm: 25

2.1.2.2 Nhóm mặt hàng cá 29

2.1.2.3. Mặt hàng thủy sản khác. 39

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của việt Nam 42

2.2.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế 51

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan 51

2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 52

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 55

3.1. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam khi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 55

3.1.1. Cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam 55

3.1.2. Thách thức với ngành thủy sản Việt Nam 58

3.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 của Đảng và Nhà Nước 60

3.2.1. Mục tiêu 60

3.2.2. Định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020 61

3.2.2.1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực 61

3.2.2.2. Định hướng phát triển theo vùng 65

3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 69

3.3.1. Giải pháp từ phia Nhà Nước 69

3.3.1.1. Tổ chức lại sản xuất 69

3.3.1.2. Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại 70

3.3.1.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 70

3.3.1.4. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư 71

3.3.1.5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản 72

3.3.1 6. Về cơ chế chính sách 72

3.3.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước 73

3.3.1.8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế 74

3.3.2. Giải pháp từ phía DN 74

3.3.2.1. Chủ động đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu 74

3.3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường 75

3.3.2.3. Nâng cao sức cạnh Tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản 75

3.3.2.4. Tạo sự chủ động về nguồn nguyên liệu 76

3.3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các DN nước ngoài 76

3.3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 76

3.3.2.7. Tổ chức các khóa đào tạo, các khóa học thực tế nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến 77

3.3.3. Giải pháp của VASEP (Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản) 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 69,860 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam sang Mỹ tăng đều mỗi năm. Năm 2010 mặc dù nền kinh tế phục hồi chậm và đồng USD bất ổn so với các loại tiền tệ lớn khác nhưng không vì thế mà thị trường cá ngừ Mỹ trở nên ảm đạm. Mỹ đã nhập khẩu trên 27 nghìn tấn cá Ngừ từ Việt Nam với kim ngạch trên 130 triệu USD, tăng 54,6% về khối lượng và 94,6% về giá trị so với năm 2009, chiếm 44,4% tỷ trọng trong tồng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xu hướng cho thấy người Mỹ ngày càng mê cá Ngừ của Việt Nam chứng tỏ chất lượng và khả năng cạnh Tranh cao của cá Ngừ Việt Nam trên thị này. Đứng thứ 2 là thị trường EU, đây là một thị trường lớn, đa dạng và có nhiều triển vọng cho cá ngừ Việt Nam. Trung bình mỗi năm EU nhập khẩu 54,127 triệu USD cá ngừ của Việt Nam, năm 2009 các nước khối EU rơi vào suy thoái nên kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào khối này giảm 9,1%. Sang năm 2010 nhu cầu nhập khẩu cá Ngừ của các nước khối EU tăng, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam sang thị trường này tăng 12% đạt 65,879 triệu USD chiếm tỷ trọng 22,5%. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của cá Ngừ Việt Nam, đây là thị trường tiêu thụ cá Ngừ hàng đầu thế giới, nhưng lượng cá Ngừ nhập từ Việt Nam vẫn ở mức thấp với giá trị trung bình 18,451 triệu USD mỗi năm. Năm 2010 Nhật Bản nhập khẩu 4,5 nghìn tấn cá Ngừ của Việt Nam trị giá 22,103 triệu USD tăng 29,5% so với năm 2009, chiếm 7,5% kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam. Biểu đồ 2.9: Thị trường xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam năm 2010 (Nguồn VASEP) Giá xuất khẩu cá Ngừ trung bình giai đoạn này có nhiều biến động do nguồn cung bị hạn chế mà nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường đều tăng. Nhìn chung giá xuất khẩu cá Ngừ trung bình của Việt Nam sang các thị trường chính đều tăng trong giai đoạn này. Đáng chú ý là thị trường Nhật Bản với mức tăng mạnh 96% từ 3,59USD/kg năm 2007 lên tới 7,07USD/kg năm 2010. Tiếp đó là thị trường EU từ 3,31USD/kg – 3,52USD/kg, và Mỹ từ 2,86USD/kg – 4,7USD/kg. Biểu đồ 2.10: Giá xuất khẩu cá ngừ trung bình tháng 12/2007-12/2010 Mặc dù Nhật Bản không phải là thị trường số 1 nhập khẩu cá Ngừ của Việt Nam nhưng giá xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản luôn ở mức cao nhất đạt 5,07USD/kg, còn giá xuất khẩu sang EU lại mức thấp nhất là 3,4USD/kg, giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ ở mức vừa phải đạt 4,1 USD/kg. Dự báo năm 2011, sản lượng cá Ngừ trên thế giới sẽ giảm mạnh do nhiều tổ chức quốc tế đã cắt giảm hạn ngạch khai thác cá Ngừ trên các vùng biển. Cụ thể như vào tháng 11/2010, Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương (ICCAT) đã thống nhất giảm từ 13.500 tấn xuống còn 6.000 tấn vào năm 2011 (khoảng 40%). Một số nước thành viên trong ICCAT cũng đề xuất giảm hạn ngạch khai thác cá Ngừ tại vùng này trong năm 2011 từ 11,810 nghìn tấn xuống còn 9,449 nghìn tấn (khoảng 20%). Đây là cơ hội lớn để các DN đẩy mạnh XK và mở rộng thêm thị trường mới cho cá Ngừ Việt Nam.Theo dự đoán của VASEP, XK cá Ngừ của Việt Nam trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt giá trị khoảng 300 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2011 - Bên cạnh cá da trơn, cá Ngừ các sản phẩm cá khác như cá rô, cá trôi, cá vược, cá bống… cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất khẩu các loại cá này tăng mạnh gấp 5 lần từ 113,28 triệu USD năm 2006 lên tới 603,96 triệu USD năm 2010, các thị trường xuất khẩu các loại cá này ngày càng đựơc mở rộng với mức giá cao, đóng góp tỷ lệ đáng kể khoảng 12% mỗi năm vào tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.1.2.3. Mặt hàng thủy sản khác. Ngoài các mặt hàng chủ lực thì các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam như: nhuyễn thể (bao gồm các sản phẩm như mực, ngao, sò, nghêu, bạch tuộc…), hàng thủy sản khô, giáp xác…cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua, góp phần làm đa dạng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhuyễn thể: + Nhuyễn thể chân đầu gồm mực, bạch tuộc: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng trưởng ổn định gần như tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam đạt trên 81 nghìn tấn, trị giá 282 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tới năm 2008 nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc ở các thị trường tăng mạnh nên xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường đạt 86,704 nghìn tấn, và 318,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 12,7% về mặt giá trị...tới năm 2009 do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính nên xuất nhuyễn thể của Việt Nam bị giảm 16,4% về mặt giá trị, đạt 388 triệu USD và giảm 12,1% về mặt khối lượng so với năm 2008. Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất gồm mực cắt khoanh, mực nang sashimi, mực cắt quả thông, bạch tuộc xếp hoa. + Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Ở Việt Nam, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất khẩu phát triển mạnh từ năm 1999. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do sản lượng còn nhỏ bé, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, thị trường xuất khẩu còn hạn chế, việc chế biến sản phẩm giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 112 nghìn tấn nhuyễn thể (chân đầu và hai mảnh vỏ), đạt giá trị 437 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm nay, thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam cũng đã được mở rộng, với trên 80 thị trường, tăng 7 thị trường so với năm 2009. Trong đó, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là 3 thị trường chính của nhuyễn thể Việt Nam với thị phần lần lươt là 30,8%, 25,8%, 23,3% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam Biểu đồ 2.11: Thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam năm 2010 (Nguồn VASEP) Dự báo năm 2011, ngành xuất khẩu nhuyễn thể có nhiều cơ hội tăng trưởng, bởi năm nay, nhuyễn thể sẽ tiếp tục là thành phần làm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, như chỉ đạo của Bộ NN&PTN. Tuy nhiên, để đảm bảo được mức tăng trưởng như hiện nay, ngành xuất khẩu nhuyễn thể Việt Nam còn phải vượt qua nhiều khó khăn như: ngoài những yêu cầu về việc áp dụng các tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 vào quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến, thì thị trường EU còn yêu cầu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC). Bên cạnh đó các DN xuất khẩu phải thực hiện tốt việc chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Mặt khác, tình trạng thiếu nguyên liệu cũng là khó khăn lớn cho các nhà máy chế biến. Đặc biệt trong năm 2010, tình trạng nghêu chết hàng loạt tại các các tỉnh ĐBSCL đã khiến các DN Việt Nam lao đao tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để hoàn thành các hợp đồng đã ký. Trong khi đó, nhập nguyên liệu để chế biến lại gặp khó bởi những yêu cầu và quy định kiểm dịch nghiêm ngặt. Biểu đồ 2.12: Giá XK nhuyễn thể trung bình hàng tháng 12/2009-12/2010 (Nguồn Vasep) Giá xuất khẩu nhuyễn thể trung bình của Việt Nam ở mực khá cao dao động từ 3 USD/kg-7USD/kg. Giá xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nhật Bản ở mức cao nhất trên 6 USD/kg trong khi giá xuất sang EU lại ở mức thấp chỉ đạt 3,2USD/kg. Hàng thủy sản khô là một mặt hàng mới được khai thác trong vài năm gần đây nhưng đã có những đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả ngành thủy sản và sẽ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thủy sản Việt Nam trong những năm tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 35,47 nghìn tấn thủy sản khô trị giá 142,2 triệu USD, tới năm 2007 dù khối lượng xuất khẩu tương đương nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng 2,9% đạt 146,9 triệu USD. Năm 2008 do tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 0,8% về mặt giá trị và 7,6% về mặt khối lượng. Tới năm 2009 nền kinh tế thế giới suy thoái nhưng xuất khẩu thủy sản khô lại hầu như không chịu tác động mạnh của cuộc suy thoái này, bởi nền kinh tế của các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản khô của Việt Nam là Asean, Hàn quốc chỉ suy thoái nhẹ, vì vậy xuất khẩu thủy sản khô năm 2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị trên 160 triệu USD, tăng 31,2% về lượng và 9,9% về  giá trị so với năm 2008, với giá trung bình đạt 3,49 USD/kg. Thủy sản khô của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới. Hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng rất khả quan, ở mức từ 2- 3 con số. Mặc dù nhiều tiềm năng như vậy, nhưng trên thực tế, người sản xuất cũng như DN còn ít quan tâm đến mảng xuất khẩu này. Nhiều địa phương, DN còn chưa chú trọng tới việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu 2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của việt Nam Từ năm 2000 cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự thay đổi rõ nét. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 163 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng trên 60% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006-2010…Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 theo giá trị Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % EU 723,5 21,6 908,04 25,7 1144,5 25,4 1096,3 25,8 1181,4 23,5 Mỹ 664,3 19,8 720,5 20,4 744,6 16,5 713,36 16,8 971,56 19,3 Nhật Bản 842,6 25,1 745,9 21,1 828,35 18,4 757,91 17,8 896,98 17,8 Hàn Quốc 210,3 6,2 273,5 7,8 300,75 6,7 307,80 7,2 386,19 7,7 Trung Quốc 145,6 4,3 152,7 4,3 157,14 3,5 201,72 4,7 247,25 4,9 Asean 150,9 4,5 178,2 5,1 195,01 4,3 205,84 4,8 215,65 4,3 ÔxTraylia 126,5 3,7 120,9 3,2 135,51 3 131,74 3,1 151,89 3,0 Nga 126,4 3,8 119,1 3,4 271,77 4,8 84,58 2 89,68 1,8 Tổng 3348,3 100 3762,7 100 4509 100 4250 100 5033 100 (Nguồn: Vasep) Thị trường thủy sản EU: Đối với mặt hàng thủy sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 26,3 kg/ năm và tăng dần hàng năm. Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là thị trường có mức sống cao nhưng cũng rất khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU không Ngừng tăng cả về mặt số lượng và giá trị, từ 723 triệu USD (năm 2006) lên tới 1181,4 triệu USD năm 2010. EU liên tiếp là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU đã tăng lên rất đáng kể, từ mức 21,6% năm 2006 lên 25,8% năm 2009, đến năm 2010 là 23,5%. Trong 4 năm lại đây với thị phần chiếm trung bình 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã trở thành thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam liên tục trong 4 năm trở lại đây. Năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nước khối EU đều bị ảnh hưởng nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đạt mức cao ở thị trường này. Đây là một thành công lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 1144 triệu USD tăng 31% so với năm 2007. Sang năm 2009, là một năm không sáng sủa với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung khi lần đầu tiên có mức tăng trưởng âm, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn không sụt giảm đáng kể đat 1096 triệu USD, giảm 4,1% về mặt gía trị so với năm 2008. Năm 2010 mặt hàng thủy sản Viêt Nam có mặt trên hầu hết các nước nội khối EU, trong đó các thị trường Pháp, Đức,Tây Ban Nha, Ý…là những thị trường ổn định và nhập khẩu lớn hàng thủy sản của ta. Tuy nhiên năm 2010 thị trường EU lai một lần nữa gây thêm khó khăn cho thủy sản Việt Nam khi họ áp dụng quy định EC 2005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Mặt khác việc 6 nước nội khối EU đưa cá Tra việt Nam vào danh sách đỏ đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu thủy sản của nước ta trong năm này, tuy nhiều khó khăn nhưng các DN xuất khẩu vẫn nỗ lực cố gắng gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này đạt 1181 triệu USD tăng 9,6 % so với năm 2009. EU luôn được xác định là thị trường chiến lược và quan trọng của thủy sản Việt Nam. Biểu đồ 2.13: Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010 (Nguồn Vasep) - Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm, mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người cao nhất thế giới 67 kg/người/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm. Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu nước ta. Hiện Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, với thị phần trung bình chiếm 20% giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, lâu nay các DN Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vào thị trường này, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật là 842,6 triệu USD đưa Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhât của Việt Nam, chiếm 25% thị phần (về giá trị). Nhưng sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này đạt 745,95 triệu USD, giảm 11,5% về mặt giá trị so với năm 2006, nguyên nhân là do các mặt hàng thủy sản của Việt Nam phải đối phó với nhiều cản trở và sự cố vệ sinh ATTP cùng các biện pháp quản lý mới. Trước những khó khăn đó Nhật Bản đã tụt xuống là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2007 sau EU và liên tục giữ vị trí này trong 2 năm liên tiếp 2008 và 2009. Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu trên 134 ngàn tấn thủy sản sang Nhật, với giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng  và 11% về giá trị so với năm 2007. Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757,92 triệu tấn giảm 8,5% về giá trị so với năm 2008. Sự sụt giảm này là do cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 gây ra dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Nhật giảm sút. Sang năm 2010 nền kinh tế Nhật Bản đang trên đà phục hồi, nhu cầu thủy sản của người Nhật tiếp tục tăng đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tăng 18,3% so với năm 2009 đạt 896 triệu USD. Tuy nhiên năm 2010 Nhật Bản lại tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các thị trường lớn xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước. Muốn thâm nhập thành công thị trường Nhật, các DN phải luôn biết làm mới sản phẩm của mình và phải chú ý tới các rào cản kỹ thuật từ phía thị trường này. Đã có những lô hàng Việt Nam vi phạm các tiêu chí dư lượng thuốc kháng sinh trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, chính vì vậy nhiều lô hàng đã bị tách lại trước khi xuất khẩu. Để thâm nhập thành công vào thị trường này không chỉ cần sự nỗ lực của riêng các nhà chế biến mà cần phải có sự phối hợp tốt của các nhà cung cấp nguyên liệu - Thị trường Mỹ : Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã  trở  thành  một  trong  ba  thị trường  tiêu  thụ nhiều nhất  thủy sản  của  Việt  Nam. Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam và không quá khắt khe về chất lượng như thị trường EU, Nhật Bản. Tuy nhiên điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu thủy sản vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ như cá Tra, cá basa, Tôm. Đối với mặt hàng cá Tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các DN Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Dù hàng thủy sản của ta đã phải trải qua hai vụ kiện “chống bán phá giá” (CBPG) đối với Tôm và philê cá Tra đông lạnh, lại gặp phải khó khăn trong việc dán nhãn do người nuôi cá ở Mỹ ngăn cản cá Tra Việt Nam được đóng nhãn cá da trơn, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa nói riêng và thủy sản của Việt Nam nói chung vào thị trường này vẫn tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2007, Mỹ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thuỷ sản của Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Sang năm 2008 Mỹ được coi là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ảnh hưởng của khủng khoảng chưa tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng 3,3% so với năm 2007, đạt trên 744 triệu USD. Khủng khoảng năm 2008 tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ năm 2009, dù Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2009 giảm không đáng kể, Việt  Nam vẫn  xuất gần 123 nghìn tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, với giá trị trên 713  triệu USD, tăng 14,6%  về  khối  lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 đầy khó khăn. Sự giảm sút này không đáng kể là do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn. Bước sang năm 2010 nền kinh tế Mỹ phục hồi và ổn định hơn, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng 45,3% về mặt giá trị đạt 971 triệu USD, và 30,5% về mặt sản lượng đạt 156,9 nghìn tấn so với năm 2009. sự tăng trưởng cao cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của việt Nam , chiếm 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ là một thị trường rất có tiềm năng và nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thuỷ sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Các nhà nhập khẩu thuỷ sản Hoa kỳ cho biết, tiêu thụ thuỷ sản Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng mạnh, trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Đây là cơ hội cho các DN thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Hoa Kỳ trong năm 2011. Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng nhất là cá Ngừ, Tôm và các Tra, cá basa. - Thị trường Hàn Quốc được coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7,300 nghìn tấn Tôm mỗi năm. Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm trung bình 7,1% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng đều qua các năm cả về khối lượng và giá trị. Đây được coi là thị trường đơn lẻ nhập khẩu ổn định nhất trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 386 triệu USD, tăng 83% về mặt giá trị so với năm 2006. Năm 2009 khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường đều giảm thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này lại tăng 2,36% so với năm 2009, đạt 307 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản phục vụ cho tiêu dùng của Hàn Quốc tiếp tục gia tăng. Loại thuỷ sản được ưa thích ở Hàn Quốc là Tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyển thể hai mảnh vỏ và cá Tra, Basa, đặc biệt là các sản phẩm từ cua, cá thu, mực… nhưng rất thiếu nguồn cung trong nước. Đây là những cơ hội tốt để các DN Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu. - Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Nga, Asean, ÔxTraylia… là những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam, chiếm một tỷ lệ đáng kể khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Thị trường Trung Quốc với dân số đông trên 1,3 tỷ dân, là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng chỉ chiếm trung bình khoảng 4% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhừng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tăng đều qua các năm. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 48,47 nghìn tấn thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 145,5 triệu USD, tới năm 2010 khối lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã tăng lên 62,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 247,2 triệu USD tăng 8,3% về mặt khối lượng và 69,8% về mặt giá trị. Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường có mức tăng trưởng dương trong năm 2009 đạt 201,72 triệu USD tăng 28,3% so với năm 2008. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường này tiếp tục tăng trong những năm tới, vì vậy Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường rộng lớn này. Thị trường thủy sản Nga là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với ngành thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga lại bị giảm sút thậm chí đợt bị tạm ngưng do vừa qua chủ trương của chính phủ nước này muốn giảm sản lượng nhập khẩu nhằm bảo hộ việc đánh bắt thủy sản trong nước. Năm 2008, Nga từng cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam do liên quan đến vấn đề chất lượng. Năm 2006 Nga chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, tới năm 2010 thị phần này đã giảm xuống còn 1,8%. Lợi thế của hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga hiện nay do người Nga rất yêu chuộng thủy hải sản, đặc biệt là cá Tra, Basa. Tuy nhiên, so với một thị trường đông dân như Nga, hiện tại các DN xuất khẩu thủy sản trong nước chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ cho thị trường Nga. Thị trường thủy sản Asean trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh, chiếm trung bình 4,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean tăng đều qua các năm từ 150,9 triệu USD năm 2006 lên 215,6 triệu USD năm 2010. 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1 Kết quả đạt được Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Sau 4 năm hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đứng trong tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều năm gần đây.Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng 1,5 lần từ 3348,29 triệu USD năm 2006 lên tới 5033 triệu USD năm 2010, khối lượng xuất khẩu tăng từ 811 nghìn tấn (năm 2006) lên 1406 nghìn tấn (năm 2010). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bình quân năm 2001-2005 là 10,5%/năm thì tới năm 2006-1010 là 13,1%/năm, đóng góp khoảng 4% GDP, chiếm 8% trong số danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Sản lượng thủy sản xuất khẩu trong giai đoạn này cũng không ngừng tăng đạt bình quân 17,35%. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam (sau dầu thô, dệt may và giày dép), đồng thời khẳng định thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội. Bảng 2.7: Tốc độ tăng liên hoàn của ngành thủy sản năm 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 3348,29 3762,66 4509 4250 5033 Tốc độ tăng trưởng 100% 112,3% 134,6% 126,9% 150,3% Thị trường xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112634.doc
Tài liệu liên quan