i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG .v
DANH MỤC HÌNH VẼ. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 .4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP.4
1.1 Khái niệm về định giá doanh nghiệp .4
1.2 Tầm quan trọng của việc định giá doanh nghiệp .5
1.3 Các phương pháp định giá doanh nghiệp.6
1.3.1 Phương pháp định giá doanh nghiệp .6
1.3.1.1 Phương pháp định giá theo bội số.6
1.3.1.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức.7
1.3.1.3 Phương pháp sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán: .8
1.3.2 Phương pháp định giá doanh nghiệp thường được sử dụng tại Việt Nam .9
1.3.2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần.9
1.3.2.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền.9
1.4 Nội dung công việc và trình tự tiến hành định giá doanh nghiệp tại Việt Nam.13
1.5. Các quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp tại Việt Nam .15
1.6. Kinh nghiệm về định giá doanh nghiệp .17
1.6.1. Kinh nghiệm định giá doanh nghiệp tại một số quốc gia .17
1.6.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .28
CHƯƠNG 2 .29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY PTS SÀI GÒN.29
104 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác định giá tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Rịa - Vũng Tàu, Daknong, Lâm Đồng, Sông Bé, Đồng Nai
Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ
2.1.4. Nguồn nhân lực và bộ máy quản lý của Công ty PTS Sài Gòn
34
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty PTS Sài Gòn.
Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, tổng số lao động của Doanh nghiệp là 164 người.
Cơ cấu trình độ cán bộ của PTS Sài Gòn được thể hiện như sau:
Bảng 1: Trình độ cán bộ công nhân viên Công ty PTS Sài Gòn
Trình độ Số lượng ( người) Tỷ lệ ( %)
Phân theo trình độ chuyên môn:
-Đại học
-Trung cấp
-Sơ cấp
-CNKT
-Chưa qua đào tạo
23
4
6
125
5
14,11
2,45
3,68
91,91
3,06
163 100,0%
(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn cung cấp)
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty PTS Sài Gòn (2012-2013)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PTS Sài Gòn trong hai năm 2012 đến 2013 được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2013
Giá trị (đồng) % tăng giảm
(2013 so với
2012)
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2013
35
Tổng giá trị tài sản (đồng) 114.128.084.084 139.479.590.198 +22,21
Doanh thu thuần (đồng) 750.226.273.566 798.337.857.100 +6,41
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh (đồng)
10.169.537.722 10.156.788.707 -0,13
Lợi nhuận khác (đồng) 1.425.463.663 1.844.688.862 +29,41
Lợi nhuận trước thuế (đồng) 11.595.001.385 12.001.477.569 +3,51
Lợi nhuận sau thuế (đồng) 9.903.761.420 10.283.867.046 +3,84
Tỷ lệ trả cổ tức (%) 20 18 -2,00
(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn cung cấp)
Năm 2013 là năm có nhiều khó khăn do kinh tế suy thoái nên nhiều doanh nghiệp sản xuất
bị đình trệ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Vì vậy nhiều nhà máy, công trình phải tạm đóng
cửa hoặc sản xuất cầm chừng, qua đó cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu, các
sản phẩm hóa dầu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
Bên cạnh đó, vật giá tiêu dùng cũng tăng cao, như giá xăng dầu, xăm lốp và phụ tùng ô tô đều tăng
khoảng 15% so với năm 2012 làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty đã tìm cách khắc phục và hạn chế những khó khăn, tận dụng tất cả các cơ
hội thuận lợi, ưu thế sẵn có của doanh nghiệp và đạt được một số kết quả sau:
Bảng 03: Bảng so sánh kết quả hoạt động năm 2013 với năm 2012 và kế hoạch đề ra của năm
2013
Năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện
Năm 2012
Kế hoạch
Thực hiện
% so
với
KH
2013
% so
với
TH
2012
1 Sản lượng
36
- Bán buôn m3 tấn 67.975 64.600 69.284 107,2 101,9
- Bán lẻ m3 tấn 4.068 5.200 5.390 103,6 132,5
- Vận tải m3 km 33.610.192 34.400.000 32.500.000 94,5 96,7
- Bán gas tấn 2.890 3.000 2.455 81,8 84,9
2 Doanh thu bán hàng tr.đồng 750.226 626.518 798.330 127,4 106,4
3 Chi phí kinh doanh tr.đồng 740.322 617.141 786.329 128,1 106,7
4 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 11.595 9.377 12.001 128,0 103,5
5 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 9.904 7.033 10.283 146,2 103,8
6 Chia cổ tức dự kiến % 20 18 18 100,0 90,0
7 Lao động Người 168 165 164 99,4 102,5
8 Thu nhập bình quân Tháng 5.672.000 5.600.000 5.900.000 105,4 104,0
9 Nộp ngân sách tr.đồng 5.081 5.000 4.007 80,1 78,8
10 Lãi cơ bản trên cp đ/cp 5.926 5.142 86,8
(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn cung cấp)
Qua các số liệu trên cho thấy Công ty đã phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm
2013 của Đại hội đồng cổ đông giao cho, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt được 12 tỉ đồng tương
đương 60% vốn điều lệ và gần bằng 32% vốn chủ sở hữu.
Tuy kết quả đạt được không vượt mức nhiều so với kế hoạch đã đề ra nhưng cũng đáng khích
lệ đối với Công ty do thời điểm năm 2013 là năm rất khó khăn, song Công ty vẫn trụ được vững
trên thương trường và kinh doanh có lãi. Kết quả này có được cũng đã phản ánh được phần nào
năng lực, khả năng tổ chức và quản lý điều hành của Công ty. Đó là sự cố gắng, dốc sức của toàn
thể cán bộ công nhân viên và Ban điều hành của Công ty trong năm vừa qua.
37
2.3. Yêu cầu cấp thiết phải tiến hành định giá Công ty PTS Sài Gòn
Đến năm 2014, nền kinh tế trên đà hồi phục trở lại, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước và vì thế nhu cầu về văn phòng làm việc sẽ tăng mạnh. Dự kiến sẽ dẫn đến sự thiếu hụt thị
trường văn phòng làm việc. Nhà nước đang có chủ trương kêu gọi tăng cường đầu tư, trong đó
TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên sẽ là trung tâm thu hút vì vậy nhu cầu về văn
phòng làm việc đối với các nhà đầu tư và nhân viên từ các công ty trong và ngoài nước tại TPHCM
và các tỉnh lân cận sẽ tăng nhanh dẫn đến khâu tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều thuận lợi. Do đó Hội
nghị cổ đông thường niên đã thông qua kế hoạch xây dựng cao ốc văn phòng làm việc và cho thuê
10 tầng tại 118 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM với vốn đầu tư dự kiến
70 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư là phát hành cổ phiếu tăng vốn thêm 28 tỷ đồng, còn lại là sử dụng
nguồn vốn vay và tự có với mục tiêu:
− Cung ứng dịch vụ cho thuê phòng làm việc nhằm phục vụ người Việt Nam và người nước ngoài
sang đầu tư, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh;
− Đóng góp vào tổng thu nhập xã hội;
− Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Với việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn đầu tư, xây dựng cao ốc văn phòng mà
Hội Nghị cổ đông đã thông qua thì PTS Sài Gòn cần phải thực hiện công tác định giá giúp cho các
nhà đầu tư có một cái nhìn sâu sắc về chiến lược cũng như kết quả mà doanh nghiệp sẽ đạt được
trong tương lai để thu hút dòng vốn đầu tư.
2.4. Công tác chuẩn bị tiến hành định giá Công ty PTS Sài Gòn
- Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, những chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của doanh nghiệp
trong tương lai.
- Đánh giá thị trường kinh tế Việt Nam và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
- Thu thập số liệu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 5 năm 2009-2013
- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp
- Căn cứ vào kết quả hoạt động cùa doanh nghiệp kết hợp với những nhận định về sự phát triển cùa
doanh nghiệp trong tương lai đưa ra những dự báo kết quả kinh doanh.
38
2.5. Thực trạng công tác định giá tại Công ty PTS Sài Gòn
2.5.1. Các phân tích cần thiết để tiến hành định giá Công ty PTS Sài Gòn
2.5.1.1. Phân tích thị trường kinh tế trong và ngoài nước năm 2013- 2014
Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, việc
phân tích này nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển của kinh tế xã hội và sự ảnh
hưởng, tác động của nó đến doanh nghiệp.
Kết thúc năm 2012 kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tăng trưởng tại một số quốc gia sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp luôn cao. Khủng hoảng nợ công
ngày càng nghiêm trọng đã tác động đến tất cả các nước trong khu vực EU, lan sang cả khu vực
ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Kinh tế thế giới bước
vào năm 2013 lại tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn. Mặc dù kinh tế toàn cầu trở nên bớt u
ám hơn thể hiện ở sự phục hồi đôi chút tại các nền kinh tế đầu tàu. Tuy nhiên, sự phục hồi này
không bền vững trước những diễn biến bất lợi tiếp theo của kinh tế thế giới. Báo cáo tình hình và
triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2014 của Liên hợp quốc công bố trong những tuần cuối năm, dự
báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,7%.
Với những diễn biến của nền kinh tế thế giới như trên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng.Năm 2013 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô
đến khó khăn của DN và các hộ gia đình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, cụ thể tốc độ tăng GDP 6
tháng đầu năm 2013 chỉ đạt hơn 4,9% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999.
39
Hình 2: Tỷ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2007-
2013
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
Năm 2013 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2012 nhưng vẫn tăng thấp hơn
so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm
2012 chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2011. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững
lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ
hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng
này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, năm 2013 cũng đã xuất hiện những
chuyển động tích cực hỗ trợ và thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuẩn bị thế và lực cho giai đoạn
phát triển tiếp theo, cao hơn, bền vững và hiệu quả hơn. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 vẫn
giữ được đà tăng ấn tượng 18.3%, bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. Điều này
cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến tương đối tích cực.
Hình 3: Tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2013
40
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Theo Nghị quyết số 31/2013/QH13 về kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2014 thì các chỉ tiêu chủ
yếu của năm 2014 như sau:
-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5% so với năm 2013. Trong đó: Giá trị tăng thêm
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
khoảng 5,7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 6,5%.
- Kim ngạch XK tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch XK ở mức khoảng 8%.
-Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP không quá 4,8%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP.
Với hàng loạt các đề án tái cơ cấu và các gói “giải cứu” được dự kiến sớm tung ra trong thời
gian tới, nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội để dần phục hồi trong năm 2014.
41
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước
tăng 5.8% so với năm 2013. Trong 5,8% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,72%, đóng góp 0,45 điểm % vào mức tăng trưởng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm %;...Một điểm đáng lưu ý được Tổng
cục Thống kê chia sẻ là đóng góp của hoạt động xuất khẩu dầu thô trong tăng trưởng GDP của cả
nước. Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, khai thác dầu thô trong năm 2013 đã tăng 9,8%. Cùng
với việc đây là mặt hàng có giá trị cao, hàng năm đóng góp tới 30% GDP thì mức tăng trưởng trên
chính là một trong những yếu tố then chốt góp phần quan trọng đưa GDP năm 2014 ước đạt 5,8%.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình hình giá xăng dầu trong nước diễn biến
quá phức tạp và khó dự đoán. Chỉ trong vòng 9 năm từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2013 thì giá xăng
dầu đã thay đổi tổng cộng là 11 lần, với 6 lần giảm và 5 lần tăng nhưng giá xăng hiện nay đang cao
hơn 1.060 đồng lít so với thời điểm đầu năm.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu tại Việt cũng bị ảnh hưởng
bởi sự khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của khách hàng giảm.
Bên cạnh đó thì dòng ngoại hối và tỷ giá hối đoái giảm cũng làm ảnh hưởng đến khả năng nhập
khẩu xăng dầu. Sự chênh lệch và rủi ro về tỷ giá USD và VNĐ làm cho các ngân hàng không thể
cho các đơn vị nhập khẩu xăng dầu vay dài hạn nhiều như trước.
Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận 1 điều là xăng dầu đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng
trong đời sống vì hầu như tất cả các ngành nghề đều cần đến, do đó Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại
VN dự tính của năm 2015 và 2020 lần lượt là 23,95 triệu tấn và 35,2 triệu tấn, tương ứng mức tăng
khoảng 8%/năm kể từ 2011.Tiềm năng phát triển của ngành xăng dầu ở VN là rất lớn.
Hiện tại, nguồn cung chủ yếu vẫn là từ nhập khẩu (Chẳng hạn, năm 2011, nhập khẩu 11,6
triệu tấn trong tổng 16,3 triệu tấn xăng tiêu thụ) nhưng về dài hạn, thị trường đang được điều chỉnh
theo hướng tăng sử dụng nguồn cung trong nước.
Cung từ trong nước: Nhà máy lọc dầu Dung Quất đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu năm
2011 với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm và có thể nâng lên 10 triệu tấn/năm. Dự kiến đến
khoảng 2025 VN sẽ có ít nhất 3 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, trong đó năm 2013 sẽ đưa vào
hoạt động nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa (nhà máy lọc dầu số 2) với công suất 10 triệu
42
tấn/năm. Các dự án lọc dầu còn lại như Long Sơn (Vũng Tàu), Cần Thơ, Nam Vân Phong đang
được triển khai
Cung từ nhập khẩu: theo thống kê hiện có 14 đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại VN, đứng
đầu là Petrolimex. Danh sách bao gồm:
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
2. Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil)
3. Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec)
4. Công ty Hóa dầu Quân Đội(Mipec)
5. Công ty TNHH MTV dầu khí Tp HCM (SaigonPetro)
6. Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)
7. Tổng công ty xăng dầu Quân đội
8. Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam
9. Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ
10. Công ty THNN điện lực Hiệp Phước
11. Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco)
12. Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex.
13.Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà
14.Công ty Lọc Hóa Dầu Nam Việt(Nam Việt Oil)
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay, Quỹ Bình ổn giá ( BOG) đang được thực hiện trích lập,
sử dụng, quản lý theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9-12-2009 của Bộ Tài
43
chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy
định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, thì giá
xăng dầu trong nước sẽ được ổn định hơn, vì thế mức sản lượng tiêu thụ xăng dầu của các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng sẽ dần ổn định hơn.
Như vậy, tình hình kinh tế khó khăn của cả thế giới trong năm 2013 cũng đã có tác động, ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 nói chung và các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực cung ứng xăng dầu nói riêng trong đó có PTS Sài Gòn, mức tiêu thụ sản phẩm
không nhiều dẫn đến kết quả hoạt động không tốt như mong muốn. Dự kiến từ năm 2014, nền kinh
tế thế giới sẽ dần phục hồi, điều này sẽ làm cho kinh tế Việt Nam cũng dần tăng trưởng trở lại. Từ
đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều
hơn trong đó có PTS Sài Gòn. Hơn thế nữa, với chính sách ổn định giá xăng dầu trong nước của
Chính Phủ kết hợp với việc mở rộng đầu tư thì doanh thu, lợi nhuận của PTS Sài Gòn hứa hẹn sẽ
tăng trưởng tốt hơn so với những năm trước.
2.5.1.2 Phân tích các rủi ro của ngành phân phối và vận tải xăng dầu
Việc phân tích rủi ro của ngành phân phối và vận tải xăng dầu sẽ giúp chính bản thân doanh
nghiệp cũng như các nhà đầu tư một lần nữa nhìn nhận lại những thuận lợi và khó khăn sẽ ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro về kinh tế
Cả năm 2013, nền kinh tế lại xuất hiện nhiều rủi ro. Đây là hệ quả của các chính sách kích
thích kinh tế thời khủng hoảng, cùng với những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế chưa
được khắc phục.
Bên cạnh nhân tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế như khả năng tăng trưởng kinh tế thì các nhân
tố thị trường, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái v.v hiện nay vẫn đang được Nhà nước cải thiện
dần dần. Nếu có sự biến động của các nhân tố trên theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng không tốt
đến nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp nói chung, các công ty niêm yết nói riêng.
Thế nhưng, với chủ trương tiếp tục duy trì ưu thế, đầu tư hiệu quả và nâng cao trình độ quản lý,
PTS Sài Gòn hoàn toàn tự tin hiện nay PTS Sài Gòn vẫn là doanh nghiệp có sức cạnh tranh nhất và
đó cũng là cơ sở để PTS Sài Gòn tự tin rằng đợt chào bán ra công chúng sẽ diễn ra như lộ trình và
thành công tốt đẹp.
Rủi ro về luật pháp
44
Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Sài Gòn là một công ty đã đăng ký giao
dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật
Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các Nghị định, thông tư liên quan. Hiện nay, hệ thống văn bản
pháp luật của Việt Nam đang từng bước hoàn thiện nên thường có một số thay đổi trong quá trình
thực hiện. Đối với lĩnh vực chứng khoán thì chỉ cần một sự thay đổi hay một quy định mới sẽ làm
ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán.
Rủi ro đặc thù
a. Rủi ro thị trường
Như đã đề cập ở phần rủi ro kinh tế, năm 2013 mặc dù kinh tế trong nước và thế giới đang có
những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ song lại tồn tại nhiều rủi ro. Nguy cơ về một đợt suy thoái tiếp
theo vẫn còn hiện diện. Do vậy, năm 2014 cũng không phải là một năm dễ dàng đối với hoạt động
của các doanh nghiệp.
Một rủi ro khác trên thị trường chứng khoán không thể không nhắc đến là rủi ro từ các chính
sách. Trước những sự biến động khó lường của nền kinh tế, các chính sách cũng trở nên rất khó dự
đoán. Năm 2014 được dự báo là một năm có nhiều biến động của nền kinh tế nên các rủi ro về
chính sách có thể lại tiếp diễn như năm 2013.
Mặt khác, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu, vận tải xăng dầu
là những mặt hàng chịu sự quản lý giá, nên toàn bộ giá cước vận tải xăng dầu cũng như mức chiết
khấu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn của Công ty phụ thuộc rất lớn vào cơ chế
quản lý, điều hành và chính sách của Nhà nước cũng như của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Vì
vậy, những thay đổi về chính sách nói chung và đặc biệt là những quyết định điều chỉnh giá về cước
vận tải, giá xăng dầu nói riêng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, trên thực tế thì không có nhiều doanh nghiệp được tham gia vào lĩnh vực cung cấp
và vận chuyển xăng dầu và giá xăng dầu trong cả nước phải bằng nhau không kể của doanh nghiệp
nào cung cấp theo cơ chế của Chính phủ, do đó khách hàng hầu như sẽ ít thay đổi. PTS Sài Gòn
hiện đang có một lượng khách hàng thân thiết tương đối lớn. Rất nhiều hợp đồng cung cấp xăng
dầu dài hạn được ký kết bởi vì khách hàng rất tin tưởng vào chất lượng cũng như uy tin của doanh
nghiệp.
45
b. Rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đầu vào
Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận tải và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu
nên rủi ro về biến động giá cả là rủi ro lớn nhất mà Công ty phải đối mặt. Với một công ty hoạt
động trong lĩnh vực vận tải thì chi phí cho nhiên liệu (xăng, dầu mỡ nhờn) chiếm tỷ trọng lớn nhất
và thường xuyên biến đổi do giá cả của những mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào giá nhập khẩu.
c. Rủi ro cạnh tranh
Trong điều kiện nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường (WTO) như hiện nay, ngoài việc
giá cả hàng hóa luôn biến đổi gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, Công ty cũng phải đối mặt
với tình trạng cạnh tranh gay gắt của rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực
mà Công ty đang kinh doanh như lĩnh vực về dịch vụ vận tải xăng dầu, kinh doanh xăng dầu
Tuy nhiên, với phương châm hoạt động UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH
TRANH – PHONG CÁCH PHỤC VỤ, Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
luôn gắn liền với thời cuộc để hòa nhập và khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Với tiêu
chí đó, PTS Sài Gòn luôn tự tin là một đối tác đáng tin cậy của Quý khách hàng. Hơn thế nữa,
thương hiệu Petrolimex cũng là một thương hiệu mạnh, chiếm khoảng hơn 50% thị trường xăng
dầu của Việt Nam, đã tạo dựng được một niềm tin mạnh mẽ trong nhận thức và suy nghĩ của người
tiêu dùng Việt Nam,
Rủi ro tài chính
Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, như nhiều đơn vị kinh doanh khác, để phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh, Công ty còn vay Ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác. Do đó, Công ty sẽ
luôn phải chịu một áp lực về thanh toán lãi vay cũng như vốn gốc. Tuy nhiên, Công ty luôn cải tiến
để tiết giảm chi phí nhằm bù đắp phần nào khoản trả lãi vay.
Với những phân tích trên, lĩnh vực cung cấp và vận chuyển xăng dẩu cũng chứa nhiều rủi ro
nhưng nó cũng có nhiều lợi thế là sản phẩm cung cấp là loại sản phẩm mà hầu như tất cả các ngành
nghề đều cần đến, do đó mặc dù thị trường giá cả có sự dao động lớn nhưng lượng khách hàng hầu
như sẽ ổn định. Một điểm thuận lợi của PTS Sải Gòn là thương hiệu Petrolimex là một thương hiệu
mạnh, đã tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng do đó hoạt động của PTS Sài Gòn phát triển
bền vững trong suốt thời gian qua. Bằng chính năng lực của mình, PTS Sài Gòn đã tạo ra những
46
chiến lược nhằng nâng cao hình ảnh, mối quan hệ với khách hàng và mở rộng thị trường trong
tương lai.
Vậy, hoà chung với sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam thì các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực phân phối và vận tải xăng dầu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với đặc thù của ngành
thì rủi ro cũng gặp rất nhiều nhưng PTS Sài Gòn cũng tự tin với lượng khách hàng lâu năm cộng
với uy tín của doanh nghiệp tạo ra sẽ vững vàng vượt ra những rủi ro, thách thức để hoạt động kinh
doanh ngày càng hiệu quả và thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đợt chào bán cổ phiếu của
doanh nghiệp.
2.5.1.3 Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty PTS Sài Gòn
Việc phân tích chiến lược kinh doanh của PTS Sài Gòn là một bước đánh giá khá quan trọng
tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư có cái
nhìn sâu sắc về các quyết định mà công ty đưa ra, các dự án đầu tư có khả quan hay không. Việc
đưa ra các chiến lược, các mục tiêu kinh doanh trong tương lai này sẽ làm cho doanh thu, chi phí và
lợi nhuận tăng hay giảm như thế nào.
Công ty PTS Sài Gòn đã đề ra mục tiêu là luôn luôn phải biết tận dụng ưu thế sẵn có để phát
triển thành một công ty lớn, hàng đầu trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ dầu khí, từng bước mở rộng
quan hệ thương mại với các tỉnh lân cận trong nước cũng như các nước trong khu vực. Đảm bảo sử
dụng hiệu quả nhất ưu thế có sẵn từ cổ đông lớn là Công ty Petrolimex Việt Nam. Ngoài ra, công ty
sẽ luôn mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng
phát triển ngành dịch vụ mà công ty đang có ưu thế như vận tải xăng dầu, Gas. Bên cạnh đó tiếp tục
xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ xăng dầu tại các khu vực tiềm năng.
Trong vòng 3 năm qua, số lượng trạm xăng dầu của doanh nghiệp đã từng bước tăng lên trong
khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt tăng nhiều ở các vùng lân cận như Đồng Nai và Bình
Dương. Vẫn tiếp tục với chiến lược mở rộng thị trường, tập trung vào các vùng ngoại thành và các
tỉnh lân cận, PTS Sài Gòn dự kiến sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ đồng trong 2 năm tiếp theo để xây dựng
các trạm cung cấp xăng dầu. Việc đầu tư này hứa hẹn sẽ tăng doanh thu cho doanh nghiệp trong
những năm tiếp theo.
Để nâng cao năng lực vận chuyển xăng dầu, trong vòng 5 năm, PTS Sài Gòn sẽ đầu tư thêm
10 xe tải bồn với chi phí khoảng 10 tỷ đồng. Công ty đang cố gắng tận dụng những ưu thế cũng như
thế mạnh sẵn có của mình như lao động nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là đội ngũ lái xe: trẻ, khoẻ và
nhiệt huyết với công việc, nhiệt tình với khách hàng. Ưu thế thứ hai của doanh nghiệp là PTS Sài
47
Gòn được Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố HCM cho phép đội xe của doanh nghiệp hoạt động 24/24
trong khu vực nội thành kể cả những giờ cao điểm vì thế doanh nghiệp có khả năng nâng cao sản
lượng cung ứng, đáp ứng đúng giờ giấc, tăng mức độ uy tín cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Với những ưu thế trên, doanh nghiệp đã có một lượng khách hàng lớn tương đối ổn định khoảng 60
đơn vị bán lẻ và nhà sản xuất. Hơn thế nữa, khi PTS Sài Gòn mở rộng thị trường sang các vùng lân
cận thì hứa hẹn lượng sẽ làm tăng lượng khách hàng mua sỉ cũng như khách hàng cần sử dụng dịch
vụ vận chuyển.
Với hai chiến lược tăng cường xây dựng trạm cung ứng xăng dầu và đầu tư thêm xe bồn, PTS
Sài Gòn không chỉ đang cố gắng giữ những khách hàng sẵn có của mình mà đang cố gắng thu hút
thêm nhiều khách hàng mới ở những khu vực khác nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận trong những
năm tiếp theo.
Hơn thế nữa, trong lĩnh vực phân phối xăng dầu, PTS Sài Gòn đã kết nối các mối quan hệ
vững chắc, đảm bảo sự ổn định với các nhà cấp lớn như : Công ty Cổ Phần dich Vụ Dầu khí Sài
Gòn, Công ty Cung ứng Xăng dầu Đồng Nai, Công ty TM và DV Petechim... Việc này giúp cho
doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu trữ hàng hoá trong kho và làm tăng hệ số vòng quay hàng tồn
kho vì những nhà cung ứng này luôn luôn đảm bảo lượng xăng dầu có sẵn cho PTS Sài Gòn. Ngoài
ra, trong lúc khó khăn của nền kinh tế như hiện nay thì công ty cũng đang cố gắng tiết kiệm chi phí
càng nhiều càng tốt và thắt chặt mức nợ phải thu của khách hàng để tăng lợi nhuận và thanh khoản.
Trong năm 2013, PTS Sài Gòn đã đạt được kết quả tốt trong việc giảm chi phí và tăng thanh
khoản, trong tương lai công ty cũng sẽ duy trì chính sách này vì vậy chi phí của công ty dự đoán sẽ
giảm và vòng quay khoản phải thu của khách hàng sẽ tăng lên.
Công ty cũng lên chính sách tiếp tục đầu tư tài chính ngắn và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273128_165_1951334.pdf