Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam 8

1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8

1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc 14

1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong bối cảnh hiện nay 17

1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 21

1.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 21

1.2.2. Những nội dung cơ bản cần được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam trong quá trình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng 24

1.3. Lược sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 27

1.3.1. Giai đoạn trước năm 1990 27

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 6/2007 28

1.3.3. Giai đoạn từ tháng 7/2007 trở đi 29

Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện 31

2.1. Nội dung của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 31

2.1.1. Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành 32

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 36

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 37

2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 38

2.1.5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 40

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 40

2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 41

2.2.2. Những nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 44

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 54

3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 54

3.2. Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56

3.2.1. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 63

KẾT LUẬN 69

Danh mục tài liệu tham khảo 70

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9789 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về vấn đề bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Thông tư số 21 năm 2007). Đặc biệt, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành và phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ, chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 2.1. Nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Như đã đề cập ở chương 1, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là quy trình tổng thể gồm nhiều mối quan hệ đan xen với nhau, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể và chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật trong một quốc gia, của pháp luật các quốc gia có liên quan và pháp luật quốc tế. Do đó, trong phạm vi chuyên đề nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đề cập đến những vấn đề của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật lao động hiện hành. Cụ thể là các vấn đề cơ bản sau đây: i) Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam thừa nhận và thủ tục tiến hành các hình thức đó; ii) Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đủ thẩm quyền đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo luật Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các nghĩa vụ đối với người lao động Việt Nam; iii) Quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên những quyền và nghĩa vụ gắn với quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động do được điều chỉnh chủ yếu bởi pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động nên được đề cập không rõ nét lắm trong quy định của pháp luật Việt Nam (là nước đưa lao động đi làm việc); iv) Vấn đề xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; v) Giải quyết tranh chấp trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Xét một cách toàn diện, các vấn đề đã được pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh trên đây chưa phải là tất cả các vấn đề có liên quan hoặc trực tiếp phát sinh từ hoạt động đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Nhưng do còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước tiếp nhận lao động Việt Nam và các công ước, điều ước quốc tế về lao động nước ngoài (thuật ngữ chung trong các văn bản pháp luật quốc tế gọi là “lao động di trú”) nên sẽ được đề cập cụ thể ở những chuyên đề nghiên cứu khác. Để có căn cứ đánh giá một cách tương đối khách quan về thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục của hệ thống pháp luật hiện hành, trước hết cần phân tích và tìm hiểu về nội dung cơ bản của từng nhóm quy định cụ thể như đã xác định ở phần trên. 2.1.1. Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành Thứ nhất, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng ký kết với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (tạm gọi là bên A). Đây là hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Ở hình thức này có sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ (tạm gọi là bên A) làm trung gian giữa người lao động Việt Nam (tạm gọi là bên B) với bên tiếp nhận lao động của nước ngoài (sau đây chúng tôi tạm gọi là bên C). Để được cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên A phải đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các điều kiện thông thường mà bên B khi thành lập doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi nước ngoài phải có theo quy định của Luật doanh nghiệp, bên A còn phải có thêm một số điều kiện khác như: phải có mức vốn pháp định là 5 tỉ đồng, ký quỹ tại Ngân hàng 1 tỉ đồng; có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, trong đó phải bao gồm cán bộ về lĩnh vực pháp luật, ngoại ngữ… Hoạt động của bên A là hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài, bên A có vai trò trung gian, là cầu nối giữa doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu tiếp nhận lao động (bên C) với người lao động Việt Nam (bên B). Trước hết, bên A ký kết với bên C hợp đồng cung ứng lao động. Hợp đồng cung ứng lao động phải có những nội dung phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và phải đăng ký với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, bên A sẽ tiến hành tìm kiếm người lao động, sau đó ký kết với người lao động hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (là văn bản ký giữa bên A và bên B để đưa bên B ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động ký giữa bên B và bên C). Đây là hai văn bản này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là cơ sở đảm bảo quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên, nhất là bảo vệ quyền lợi của người lao động (bên B) khi xảy ra tranh chấp giữa các bên. Do đó, pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết về các điều khoản bắt buộc trong hai hợp đồng này. Đây cũng được đánh giá là biện pháp hữu hiệu để góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam trước, trong và sau khi họ ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Để có thể ký kết được hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, bên A phải đầu tư tìm kiếm nguồn lao động, đào tạo – giáo dục định hướng nghề nghiệp, trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, pháp luật, phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động. Thực hiện tốt những công việc này trong giai đoạn chuẩn bị tại Việt Nam sẽ góp phần mang lại lợi ích cho các bên khi tham gia quan hệ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Về phía người lao động, khi được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cấn thiết, họ sẽ giảm đi sự bỡ ngỡ, xa lạ khi phải sống và làm việc trong môi trường mới. Phía tiếp nhận lao động cũng có thể nắm được thông tin về người lao động, quản lý dễ dàng hơn, tránh được những tranh chấp có thể xảy ra. Phía doanh nghiệp đưa đi sẽ nâng cao được uy tín của mình, giảm thiểu được những tranh chấp với người lao động và thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cung ứng lao động. Thứ hai, người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chủ thể tham gia trong quan hệ này gồm doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài (gọi chung là doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài) và người lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này. Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bên cạnh việc sử dụng lao động tại chỗ là người nước ngoài còn có nhu cầu sử dụng lao động là người Việt Nam (là các chuyên gia hoặc người lao động có trình độ tay nghề cao theo doanh nghiệp ra nước ngoài làm việc). Họ có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao động tuyển cho mình. Người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ và các tiêu chuẩn, điều kiện khác mà doanh nghiệp sử dụng lao động đưa ra. Như vậy, khác với hình thức trên, ở hình thức này, người sử dụng lao động và người lao động đều mang quốc tịch Việt Nam, chỉ có hợp đồng lao động được thực hiện ở nước ngoài. Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành lao động và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Do vậy, quan hệ lao động tương đối ổn định, ít phát sinh tranh chấp do không có nhiều bất đồng về ngôn ngữ, phong cách và lối sống. Tuy nhiên, do hợp đồng lao động được thực hiện ở nước ngoài ngoài việc tuân thủ pháp luật lao động Việt Nam, các bên còn phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động nước sở tại. Thứ ba, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Thực chất đây là hình thức đưa người lao động đi học nghề ở nước ngoài dưới dạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh hoặc đơn giản là học nghề để nâng cao khả năng làm việc. Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (tạm gọi là bên A) phải ký kết hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài (tạm gọi là bên C) và ký hợp đồng đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài với người lao động (tạm gọi là bên B). Kết thúc giai đoạn học nghề, người lao động có thể làm việc tại chính doanh nghiệp nước ngoài đã dạy nghề cho họ. Việc học nghề có thể có hoặc không có tiền trợ cấp sinh hoạt, nhưng luôn gắn với nghĩa vụ lao động sau quá trình học nghề cho nơi đã bỏ chi phí đào tạo nghề cho người lao động. Bên A phải đảm bảo các điều kiện đưa đi, điều kiện làm việc, sinh hoạt, phải quản lý người lao động và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho người lao động, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với bên C để giải quyết kịp thời các rủi ro cho người lao động trong quá trình thực tập ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay đang được khuyến khích nhằm giúp cho người lao Việt Nam nâng cao trình độ tay nghề, học hỏi kinh nghiệm quản lý của quốc tế, tạo điều kiện để nước ta thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thứ tư, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các tổ chức sự nghiệp của nhà nước. Đây là trường hợp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Đây là hoạt động phi lợi nhuận, mang tính chất hợp tác quốc tế, tương trợ giữa các nước trong lĩnh vực lao động và đào tạo nghề, do vậy chỉ có những tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới được phép thực hiện. Về cơ bản, thủ tục tiến hành đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giống với hình thức thứ nhất. Nhưng điểm khác biệt là điều kiện đối với chủ thể đưa lao động ra nước ngoài (bên A) trong hoạt động này. Thứ năm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng cá nhân giữa bản thân người lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài. Đây là hình thức người lao động trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước ngoài không thông qua các tổ chức trung gian làm dịch vụ. Hợp đồng này được gọi là hợp đồng cá nhân. Để có thể ký kết được hợp đồng cá nhân, người lao động phải tự tìm hiểu về người sử dụng lao động, tự trang bị cho mình để đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng lao động nước ngoài về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ và các kiến thức, kỹ năng cần thiết khác. Việc ký kết hợp đồng cá nhân do hai bên tự thỏa thuận trực tiếp với nhau nên không mất khoản chi phí môi giới, tiền dịch vụ và những khoản tiền khác như chi phí đào tạo, tiền đặt cọc. Sau khi ký kết, người lao động phải tiến hành đăng ký hợp đồng cá nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức này còn khá mới ở Việt Nam vì chỉ những người lao động có trình độ hiểu biết cao, ngoại ngữ tốt, năng động, nhạy bén mới có khả năng tự tìm hiểu và thỏa thuận, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Trong khi đó, đa phần người lao động ở nước ta, trình độ hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hội, pháp luật còn nhiều hạn chế. 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây tạm gọi là bên A) Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án hoặc đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: - Thông báo công khai, cung cấp đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Tổ chức bồi dưỡng những kiến thức cần thiết, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc. - Ký kết hợp đồng với người lao động và các hợp đồng có liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức đưa người lao động đi và về nước - Thanh lý hợp đồng hoặc đơn phương thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật. - Tổ chức quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. - Bồi thường hoặc yêu cầu đối tác nước ngoài bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra hoặc đối tác nước ngoài gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. - Yêu cầu người lao động (hoặc người bảo lãnh) bồi thường những thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. - Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây tạm gọi là bên B) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: - Được cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam và chính sách, pháp luật có liên quan, phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động. - Được cung cấp thông tin về điều kiện tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài. - Được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan va tham gia khóa bồi bưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Ký kết và thực hiện đúng hợp đồng. - Được bảo đảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. - Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động, phát huy tình thần đoàn kết. - Tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động. - Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Đóng góp và hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký. - Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác nhau có thêm các quyền và nghĩa vụ cụ thể quy định tại các điều 46, 47, 48, 49 và 53 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nếu vi phạm các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài . Doanh nghiệp có thể bị xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tối đa cho một hành vi vi phạm là 40.000.000 đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả: i) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 03 tháng đến 12 tháng; ii) Tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 6 tháng; iii) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; iv) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành. Người lao động và các chủ thể có liên quan khác nếu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 144/2007 nói trên với các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng tùy theo tính chất của hành vi vi phạm, buộc về nước, buộc bồi thương thiệt hại và chịu các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm, cấm đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời hạn từ 2 năm đến 5 năm tùy từng hành vi vi phạm. Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, các cá nhân có hành vi tổ chức cho người lao động ở lại nước ngoài trái phép, cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép, người lao động trốn ở lại nước ngoài trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/8/2006 giữa Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân tối cao về hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. 2.1.5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký với bên nước ngoài. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký với bên nước ngoài. 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Từ năm 2007 đến nay, với sự ra của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này, nhà nước Việt Nam đã thực sự tạo ra hành lang pháp lý khá thông thoáng thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phát triển, giải quyết tốt vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nếu trong giai đoan từ 2001 – 2005, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 58.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài thì con số này trong giai đoạn từ 2007 đến nay là hơn 82.000 người, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Hàng năm, số lao động này gửi về nước khoảng 1,6 - 2 tỷ USD. Đến cuối năm 2009 đã có 164 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thứ nhất, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành khi điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã có nhiều quy định phù hợp với thực tiễn. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng thuật ngữ “người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” thay cho thuật ngữ “xuất khẩu lao động”. Sự sửa đổi này thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài – vừa là hoạt động mang tính chất kinh tế lại vừa là hoạt động mang tính chất xã hội. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã thừa nhận và điều chỉnh nhiều hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hơn so với trước đây. Với mỗi hình thức, pháp luật đã quy định cụ thể điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Quy định này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua thông qua sự cạnh tranh của các chủ thể đưa lao động ra nước ngoài làm việc (dưới sự điều tiết và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này). Pháp luật cũng đã quy định tương đối cụ thể về việc thu hồi Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép mà không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy phép. Quy định này buộc các doanh nghiệp sau khi được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải năng động hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh hơn. Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh hoạt động này, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Thứ ba, pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ban hành các quy định tương đối khả thi về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm viêc ở nước ngoài và mức chế tài tương ứng. Đồng thời, các quy định hiện hành cũng đã giảm bớt một số thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Ví dụ như, tại Thông tư số 21 năm 2007 quy định: doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi tuyển lao động ở địa phương không cần phải xin phép (và được sự cho phép) của chính quyền địa phương mà chỉ cần xuất trình giấy phép và thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã, nơi doanh nghiệp tuyển chọn lao động về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động. Quy định này tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động ở địa phương và tránh phải qua nhiều khâu, nhiều cửa mỗi khi tuyển dụng lao động. Thứ tư, pháp luật hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã quy định tương đối cụ thể các điều kiện để tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc theo đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp đó. Cụ thể là, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải có phương án sử dụng và quản lý lao động ở nước ngoài, phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đưa người lao động của mình đi làm việc ở nước ngoài. Quy định mới này đã khắc phục được tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng sau khi người lao động về nước lại không bố trí công việc cho người lao động như trước kia. Nhờ đó đã giúp cho người lao động ổn định cuộc sống và yên tâm khi đi làm việc ở nước ngoài theo dự án đầu tư. Thứ năm, pháp luật hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.DOC
Tài liệu liên quan