Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

PHẦN I 2

CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN. 2

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2

1. Quá trình hình thành. 2

2. Sự phát triển của Công ty sau khi tiến hành cổ phần hóa. 3

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác Lập dự án đầu tư tại Công ty 5

3.1. Các nhân tố khách quan. 5

3.1.1 Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 5

3.1.2 Môi trường pháp lý (Quy định của Nhà nước và của Ngành liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển) 5

3.1.3 Các nhân tố khác. 6

3.2. Các nhân tố chủ quan. 7

3.2.1 Năng lực đội ngũ lao động 7

3.2.2 Năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật 8

3.2.3 Năng lực tài chính và quản lý tài chính 9

3.2.4 Năng lực tổ chức sản xuất 10

II. Công tác lập dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty 11

1. Phân loại dự án đầu tư mạng viễn thông. 11

2 Quan điểm hình thành một dự án đầu tư mạng viễn thông. 11

3 Phương pháp lập một dự án đầu tư nói chung. 12

4 Phương pháp lập một dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty 15

III. Dự án đầu tư " Mạng viễn thông khu kinh tế Dung Quất và thành phỗ Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010" 45

1. Các văn bản pháp lý 46

2. Khái quát chung về KKT Dung Quất và TP Vạn Tường. 46

2.1 .Tổng quan 46

2.2 Vị trí địa lý 47

2.3 Điều kiện tự nhiên 47

2.5. Dân số và các tiện ích xã hội 48

 3. Dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông KKT Dung Quất và Tp Vạng Tường.49

3. 1 Cơ sở dự báo 49

3.2. Dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông. 49

4. Đánh giá mạng viễn thông hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư 50

4.1 Đến tháng 6/2006 50

4.2 Đến 2008 và 2010 52

4.3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư 52

5. Phương án công nghệ 52

6. Kế hoạch và quy mô đầu tư mạng Bưu chính - Viễn thông KKT Dung Quất và TP Vạn Tường đến 2010. 54

6.1 Mục tiêu 54

6.2 Quy mô đầu tư đến 6/2006: 10,8 tỷ đồng 55

6.3 Quy mô đầu tư giai đoạn (2006 - 2008): 119,2 tỷ đồng 56

6.4. Quy mô đầu tư giai đoạn (2009 - 2010): 76,1 tỷ đồng 57

6.5. Hiệu quả đầu tư 57

7. Hình thức tổ chức, quản lý thực hiện dự án 57

7.1. Chủ đầu tư 57

7.2. Hình thức tổ chức thực hiện 58

8. Môi trường và phòng cháy chữa cháy 58

8.1. Môi trường. 58

8.2. Phòng cháy chữa cháy 58

9. Kết luận và kiến nghị 58

9.1. Kết luận 58

9.2. Kiến nghị 59

Đánh giá họat động lập dự án đầu tư " Mạng viễn thông khu kinh tế Dung Quất và TP. Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010" của Công ty 69

PHẦN II 72

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 72

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG VIỄN THÔNG. 72

I. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động lập một dự án đầu tư mạng viễn thông. 72

1. Ưu điểm 72

2. Nhược điểm 73

2.1. Một số dự án phải điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần trước và trong khi đi vào khai thác vận hành 73

2.2 Khâu khảo sát lập dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu 75

2.3. Khâu dự báo còn chưa chính xác. 76

2.4. Một số tồn tại khác 76

II. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty 78

1. Giải pháp từ phía Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu Điện. 78

1.1. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư vấn đầu tư. 78

1.2. Hoàn thiện khâu khảo sát lập dự án đầu tư 81

1.3. Hoàn thiện khâu dự báo 84

1.4. Giải pháp của Công ty nhằm tránh những sai sót trong quá trình lập dự án. 90

1.5. Quá trình tư vấn phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước. 93

1.6. Tăng cường hợp tác, gắn kết với các đơn vị, các ban ngành trong hoạt động tư vấn. 94

2. Phạm vi thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam 94

3. Các giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước 96

3.1 Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách. các văn bản pháp qui trong lĩnh vực đầu tư phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, đảm bảo qui định chính xác, phù hợp, kịp thời và đời sống văn bản dài. 96

3.2 Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch 97

Kết luận 99

Tài liệu tham khảo 100

mục lục 101

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bù, nghiệm thu bàn giao) ‡ Tiến độ triển khai thực hiện dự án. Cũng như các dự án đầu tư khác, dự án mạng viễn thông cũng bao gồm các công việc sau: - Khảo sát và lập dự án đầu tư - Trình duyệt dự án đầu tư - Lập thiết kế dự toán - Thực hiện thầu mua sắm thiết bị - Thực hiện thầu xây lắp thiết bị .... Quá trình lập dự án phải nghiên cứu tính toán triển độ triển khai để đảm bảo dự án hoàn thành đúng với thời gian quy định. Ví dụ: Dự án đầu tư "Mở rộng hệ thống tổng đài EWSD thêm 72.448 số giai đoạn (2006 - 2008) Bưu điện tỉnh An Giang. Công việc T11,12/ 2005 T1,2/ 2006 T3,4/ 2006 T5,6/ 2006 T7,8/ 2006 T9,10/ 2006 T11,12/ 2006 Lập dự án đầu tư Trình duyệt DAĐT KS & lập TKKT & TDT Trình duyệt TKKT - TDT Thực hiện thầu thiết bị Lắp đặt thiết bị Nghiệm thu bàn giao Đưa vào hoạt động (Nguồn tài liệu Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện) ˆ Phân tích tài chính Các phương án để phân tích tài chính dựa trên quy định quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và của Ngành đã ban hành. Trên cơ sở các phương án lựa chọn công nghệ, phương án xây dựng, nguồn vốn đầu tư ... để đưa ra các phương án tài chính phù hợp và lựa chọn phương án tối ưu. Trong các dự án đầu tư nói chung, phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án. Đối với dự án mạng viễn thông thì phân tích tài chính chính là việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội của dự án mạng viễn thông được đặc trưng bởi khả năng đáp ứng bao nhiêu thuê bao và năng lực mạng có khả năng phát triển mạng trong bao nhiêu năm. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, trên cơ sở các chỉ tiêu gồm: Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư; Chi phí của dự án; Cơ cấu nguồn vốn...Công ty tính toán hiệu quả kinh tế thông qua việc tính thời gian hoàn vốn của dự án. a) Tổng mức đầu tư và nguồn vốn. Công ty xác định tổng mức đầu tư cho dự án (nguồn vốn nội tệ, ngoại tệ) và phương án hoàn trả vốn Ví dụ: Dự án đầu tư " Nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang trục Bắc - Nam lên 20Gbit/s" chỉ rõ: * Tổng mức đầu tư chưa có thuế G.T.G.T: 362.672.450.000 VNĐ - Nội tệ: 42.407.581.000 VNĐ - Ngoại tệ: 22.365.413 USD - Thuế G.T.G.T: 33.792.702.000 VNĐ Trong đó: - Xây lắp: 4.442.758.000 VNĐ - 309.546 USD - Thiết bị: 31.315.399.000 VNĐ - 20.022.648 USD - Chi phí khác: 2.794.189.000 VNĐ - Dự phòng: 3.855.235.000 VNĐ - 22.365.413 USD * Kế hoạch hoàn vốn hàng năm: Công ty khuyến nghị chủ đầu tư nên dùng khấu hao cơ bản và lãi sau thuế làm kinh phí hoàn vốn. b) Chi phí của dự án: Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của việc lập dự án đầu tư là xác định các loại chi phí thực hiện dự án nhằm xác định Tổng mức đầu tư của dự án. Các loại chi phí bao gồm (Bảng 4) Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí của dự án STT Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu A CHI PHí XÂY DựNG I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu ồQj x DjVL + CLVL VL 2 Chi phí nhân công ồQj x DjNC (1 + KNC) NC 3 Chi phí máy thi công ồQj x DjM (1 + KM) M 4 Trực tiếp phí khác (1,5% x (VL + NC + M) TT Cộng chi phí trực tiếp T II Chi phí chung P x T C Giá thành dự toán xây dựng T + C Z III Thu nhập chịu thuế tính trước (T + C) x Tỷ lệ qui định TL Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (T+ + C + L) G IV Thuế giá trị gia tăng G x TXDGTGT GXDCPT Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công G x Tỷ lệ qui định x TXDGTGT GXDLT B Chi phí thiết bị 1 Thiết bị nhập khẩu 2 Thiết bị mua trong nước 3 Thuế nhập khẩu 4 Phí nhập khẩu 5 Chi phí vận chuyển thiết bị 6 Bảo hiểm vận chuyển nội địa 7 Chi phí lưu kho bãi 8 Thuế GTGT C Chi phí khác 1 Chi phí khảo sát lập dự án đầu tư 2 Chi phí lập dự án đầu tư 3 Chi phí khảo sát thiết kế 4 Chi phí thiết kế 5 Chi phí quản lý dự án 6 Chi phí Chi phí kiểm toán 7 Chi phí bảo hiểm công trình 8 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 9 Chi phí rà phá bom mìn vật nổ 10 Chi phí khác (nếu có) D Dự phòng Tổng cộng (A + B + C + D) b.1) Chi phí xây dựng, lắp đặt Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công như bảng trên, trong đó: - Qj: Khối lượng công tác xây dựng thứ j. - DjVL, DjNC, DjM: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j. - KNC, KM: Hệ số điều chỉnh nhân công và Máy thi công (nếu có). - P: định mức chi phí chung (%) theo qui định tuỳ thuộc loại dự án. - TL: Thu nhập chịu thuế tính trước theo qui định tuỳ thuộc loại dự án. - G: Giá trị dự toán xây dựng công trình trước thuế. - GXDCPT: Giá trị dự toán xây dựng công trình sau thuế. - CLVL: Chênh lệch vật liệu (nếu có). - TXDGTGT: Thuế suất giá trị gia tăng theo qui định (hiện nay là 10%). - GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ % qui định. - Z: Giá thành dự toán xây dựng. b.2) Chi phí mua sắm thiết bị (TB) Thiết bị của dự án đầu tư gồm Thiết bị ngoại nhập (thiết bị chính và một số thiết bị phụ trợ) và Thiết bị mua trong nước (máy điều hòa, máy nổ phát điện, máy tính, máy in, máy biến thế, máy ổn áp, ác quy) Chi phí để mua các thiết bị này gồm: - Thuế nhập khẩu: Theo qui định của Bộ tài chính. - Phí ủy thác: có phí ủy thác nhập khẩu và phí ủy thác hợp đồng mua thiết bị trong nước. - Chi phí vận chuyển, bốc vác thiết bị. - Chi phí lưu kho bãi, lưu công tơ nơ (chỉ cho thiết bị nhập khẩu) tạm tính bằng 20% Phí ủy thác nhập khẩu. - Chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho: tạm tính bằng 0.1% giá trị thiết bị - Bảo hiểm vận chyển thiết bị: Theo qui định của Bộ tài chính. - Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo qui định của Bộ tài chính. b.3) Chi phí khác (CK): Chi phí khảo sát thiết kế; Chi phí thiết kế; Chi phí khảo sát lập dự án đầu tư; Chi phí đền bù;... theo định mức và có qui định riêng cho từng loại chi phí. Ví dụ: Bảng tổng hợp chi phí của dự án đầu tư "Nâng cấp hệ thống truyền dẫn trục Bắc - Nam lên 20Gbit/s" như sau: Hạng mục thiết bị Hạng mục cáp Tổng cộng Khoản mục 1.000 VNĐ USD 1.000 VNĐ USD 1.000 VNĐ USD A Chi phí xây lắp I Chi phí trực tiếp 1 * Vật liệu 254.380 265.794 54.563 43.752 2 * Vận chuyển 0 0 3 * Chi phí nhân công 1.497.308 743.525 4 * Máy thi công 0 18.512 II Chi phí chung 1.033.143 513.032 III Thu nhập chịu thuế tính trước 153.166 73.130 IV Di chuyển bộ máy thi công 92.000 10.000 V Nhà ở tạm 0 0 Tổng A 3.029.997 265.794 1.412.762 43.752 4.442.759 309.546 B Chi phí thiết bị 1 Thiết bị nhập ngoại 20.022.648 0 2 Thuế nhập khẩu 30.033.972 0 3 Phí ủy thác nhập khẩu 901.019 0 4 Kiểm định thiết bị 20.000 5 Vận chuyển từ cảng 6 Thiết bị phụ trợ 7 Bảm hiểm, vận chuyển thiết bị 360.408 Tổng B 31.315.399 20.022.648 0 0 31.315.399 20.022.648 C Chi phí khác 1 Khảo sát thiết kế 198.775 10.959 2 Chi phí thiết kế 645.301 41.381 3 Khảo sát và lập dự án đầu tư 306.141 8.970 4 Lập HS mời thầu, đánh giá HS dự thầu xây lắp 0 4.682 5 Giám sát tác giả 71.805 6.207 6 Lập HS mời thầu, đánh giá HS dự thầu thiết bị 114.129 0 7 Thẩm định dự án đầu tư 36.883 2.470 8 Thẩm định thiết kế kỹ thuật 56.953 372 9 Thẩm định tổng dự toán 81.265 538 10 Quản lý dự án 187.525 0 26.898 11 Đền bù 0 50.000 12 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất 0 0 13 Bảo hiểm 75.085 517 14 Kiểm toán 34.578 1.500 15 Kiểm định thiết bị 20.000 0 16 Nghiệm thu, bàn giao, khánh thành 46.000 5.000 17 Đào tạo 100.000 0 0 18 Đo kiểm tra QL1A và 500 KV 660.074 0 Tổng C 2.634.514 0 159.675 0 2.794.189 0 Tổng mức hạng mục (chưa có dự phòng) 36.979.910 20.288.442 1.572.437 43.752 38.552.346 20.332.194 D Dự phòng 3.697.991 2.028.844 157.244 4.375 3.855.235 2.033.219 Tổng cộng 42.407.580 22.365.413 Tổng mức quy đổi (1USD = 15.000đ) 377.888.775 Thuế VAT 32.738.000 (Nguồn số liệu Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện) c) Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn thực hiện dự án mạng viễn thông có thể là vốn ngân sách, vốn đi vay, vốn tái đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh...Hiện tại, nguồn vốn chủ yếu cho các dự án mạng viễn thông là nguồn ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy nên việc tính toán hiệu quả kinh tế trong các dự án mạng viễn thông thường đánh giá một cách đơn giản và chung chung. Nếu dự án triển khai thực hiện nhưng việc thu hồi vốn là khó khăn thì Nhà nước lại đứng ra bù lỗ cho dự án. Đây là một trong những vấn đề làm cho công tác lập dự án mạng viễn thông còn mang tính hình thức và thiếu tính thực tế. Ví dụ trong dự án đầu tư "Nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang trục Bắc - Nam lên 20Gbit/s", nguồn vốn thực hiện dự án là vốn đi vay và vốn tái đầu tư của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam d) Tính hiệu quả kinh tế của dự án Ta xem xét hiệu quả dự án đầu tư thông qua các chỉ tiêu như Doanh thu trung bình; Chi phí trung bình; Chi phí hoàn vốn; Thời gian hoàn vốn...Tùy thuộc vào các dự án cụ thể mà các chỉ tiêu này phải đảm bảo ở giá trị là bao nhiêu. Thông thường trong các dự án mạng viễn thông, đánh giá tính khả thi tài chính của dự án thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. Ta có hiệu quả đầu tư giai đoạn (2006 - 2010) của dự án đầu tư mạng viễn thông tại khu kinh tế Dung Quất. - Tổng vốn đầu tư: 206,2 tỷ đồng - Tổng DTTB/năm: 72 tỷ đồng - Tổng CPTB/năm: 55 tỷ đồng - Tổng CPHVTB/năm: 24 tỷ đồng - Thời gian hoàn vốn: 7 năm 1 tháng Thời gian thực hiện dự án là 8 năm. Như vậy có thể thu hồi vốn cho dự án trước khi kết thúc thời gian khai thác dự án. Khẳng định dự án khả thi về mặt tài chính. * DTTB: Doanh thu trung bình. * CPTB: Chi phí trung bình. * CPHVTB: Chi phí hoàn vốn trung bình. Để tính toán hiệu quả đầu tư còn phải tính toán IRR (Internal Return Rate - Tỷ lệ nội hoàn) và NPV (Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng). Đây là những chỉ tiêu quan trọng, khẳng định tính khả thi chắc chắn của dự án tuy nhiên Công ty thường không tính toán các chỉ tiêu này trong dự án của mình. r Kết luận và kiến nghị ề Kết luận - Nêu hiệu quả của dự án: Sau khi dự án thực hiện thì đạt mục đích gì? Có đảm bảo đúng mục tiều đặt ra hay không? - Mạng cáp sau khi thực hiện dự án đầu tư đảm bảo phát triển thuê bao trong bao nhiêu năm? - Các tuyến cống xây dựng đảm bảo cho phát triển mạng được bao nhiêu năm? - Các kết luận cho từng dự án đầu tư cụ thể. ề Kiến nghị - Kính trình lãnh đạo Ngành và các cấp có thẩm quyền - Thẩm tra, xét duyệt hồ sơ dự án để công trình triển khai đúng tiến độ. Trên đây là quá trình tiến hành và thực trạng công tác lập dự án để hình thành một dự án đầu tư mạng viễn thông mà Công ty đã thực hiện. Để hiểu rõ hơn về công tác lập dự án đầu tư của Công ty, chúng ta xem xét một dự án đầu tư mạng viễn thông cụ thể sau: III. Dự án đầu tư " Mạng viễn thông khu kinh tế Dung Quất và thành phỗ Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010" Đây là dự án đầu tư mạng viễn thông có quy mô lớn cả về nguồn vốn đầu tư (206.199 triệu - chưa tính thuế GTGT) và phạm vi đầu tư (khu kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường). Thông thường trước đây, những dự án tương tự, Tổng công ty sẽ tiến hành thuê các tổ chức tư vấn nước ngoài thực hiện. Sau khi xem xét năng lực và kinh nghiệm, Tổng công ty quyết định chọn Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện thực hiện tư lập dự án đầu tư cho dự án này Thuyết minh phương án đầu tư của Công ty Thực tế, dự án được trình bày khá chi tiết, cụ thể với quy mô lớn theo đúng trình tự quy định của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông. Nhưng với khuôn khổ của luận văn này em chỉ xin được nêu lên những điểm nổi bật và một vài hạn chế công tác lập dự án để làm rõ thêm hoạt động lập dự án đầu tư của Công ty 1. Các văn bản pháp lý - Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 Về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/08/2004 Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. 2. Khái quát chung về KKT Dung Quất và TP Vạn Tường. 2.1 .Tổng quan - KKT Dung Quất và TP Vạn Tường nằm ở trung điểm của Việt Nam, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tiếp giáp quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan... - KKT Dung Quất và TP Vạn Tường được chính phủ Việt Nam quy hoạch là KKT tổng hợp. Nơi đây, là khu liên hợp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với tính chất này, Dung Quất là động lực cho chiến lược phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và là khu vực kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam. - Tại Dung Quất và TP Vạn Tường có những lợi thế so sánh hấp dẫn: nằm ở vị trí trung điểm của Việt Nam và khu vực; có sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu kinh tế hiện nay... 2.2 Vị trí địa lý - KKT Dung Quất và Tp Vạn Tường nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây Bắc giáp sân bay Chu Lai, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông và Đông Bắc giáp Biển đông. - Khoảng cách đến TP Hà Nội: 880 km, TP Hồ Chí Minh: 870 km, TP Đà Nẵng: 100 km, Thị xã Quảng Ngãi: 25-40 km - Sân bay Chu Lai: nằm ngay phía Bắc KKT Dung Quất, cách Vạn Tường 23 km, cảng Dung Quất 15 km, KCN nặng 10-15 km, KCN nhẹ 5 km. 2.3 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của khu vực đầu tư được Công ty nêu bật với những đặc trưng về địa hình, điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm. Như địa hình KKT Dung Quất và TP Vạn Tường nằm trong vùng địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ địa hình biến thiên không cao, có xu hướng dốc thoải ra biển Đông. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.... Qua đó ta thấy, tổng quan, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực đầu tư được Công ty trình bày khá rõ ràng và cụ thể. Nêu được những ưu điểm vượt trội của khu vực đầu tư nhưng lại chưa nói rõ những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào (tích cực, tiêu cực) đến công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy không có giải pháp cụ thể để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực. 2.4 Phân khu chức năng. KKT Dung Quất được quy hoạch với các phân khu chức năng như sau: 2.4.1 Khu phía Đông (phía Đông sông Trà Bông) gồm +) Phân KCN phía Đông +) Khu Bảo Thuế +) Cảng Dung Quất 2.4.2 Khu phía Tây (phía Tây sông Trà Bồng) +) Khu công nghiệp phía Tây +) Khu nhà ở công nhân và dân cư 2.4.3 Đô thị Vạn Tường +) Các khu dân cư: - Khu trung tâm (TT) phía Bắc - Khu trung tâm (TT) phía Nam - Khu dân cư phía Nam - Khu ven đô +) Khu trung tâm công cộng +) Các khu khác Việc phân khu chức năng cụ thể (nêu rõ diện tích và chức năng. Ví dụ như Khu công nghiệp phía Tây có tổng diện tích là 2.050 ha, thực hiện chức năng chính là khu công nghiệp nhẹ với các lĩnh vực may mặc, giày da, đồ gỗ, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện, điện tử, thiết bị cơ khí dân dụng...) không những tạo điều cho các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu dự án và định hướng đầu tư mà quá trình đầu tư triển khai thực hiện các phương án xây dựng của dự án cũng dễ dàng, khoa học và tiết kiệm thời gian hơn. 2.5. Dân số và các tiện ích xã hội 2.5.1. Dân số - Tổng dân số khu vực khoảng 100.000 người vào năm 2010 và khoảng 200.000 vào năm 2020 - Thành phần dân cư chủ yếu: cán bộ, chuyên gia, công nhân lao động trong KKT Dung Quất và khoảng 20.000 dân địa phương. 2.5.2 Các tiện ích xã hội KKT Dung Quất gồm nhiều tiện ích xã hội. Khi thuyết minh phương án đầu tư, Công ty chỉ rõ tổng nguồn vốn đầu tư cũng như chức năng của từng khu tiện ích xã hội. Ví dụ như Trường đào tạo nghề Dung Quất là dự án ODA do chính phủ Đan Mạch tài trợ với số vốn đầu tư là 30 triệu USD (trang thiết bị trị giá 5 triệu USD) thực hiện những chức năng chính là đào tạo, cung ứng lao động kỹ thuật có trình độ bậc 3/7; liên kết đào tạo cử nhân quản trị điều hành doanh nghiệp. Hay là Trung tâm phát truyền hình Dung Quất có tổng vốn đầu tư lên tới 26 tỷ đồng với chất lượng, mỹ thuật cao, áp dụng công nghệ kỹ thuật số, thực hiện phát tất cả các kênh truyền hình trong nước đồng thời phát một số kênh nước ngoài bằng cáp quang đến các hộ thuê bao. Ngoài ra còn có nhiều khu tiện ích khác cũng được Công ty nêu rõ trong dự án như: Bệnh viện Dung Quất; Trung tâm văn hóa thể thao; Trung tâm quan trắc giám sát môi trường; Khu du lịch vui chơi giải trí; Khu dân cư - chuyên gia; Trường phổ thông Quốc tế; Trung tâm phòng cháy, chữa cháy...Tuy vậy, Công ty lại chưa làm rõ được mạng viễn thông đóng vai trò gì và sự cần thiết của mạng viễn thông như thế nào trong các khu tiện ích này. 3. Dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông KKT Dung Quất và Tp Vạn Tường 3. 1 Cơ sở dự báo Cán bộ lập dự án căn cứ vào một số cơ sở dự báo điển hình như tình hình đầu tư của các nhà đầu tư (khoảng 10% nhà đầu tư đi vào hoạt động; các nhà đầu tư còn lại chủ yếu trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nên nhu cầu viễn thông chỉ tập trung cho ban điều hành xây dựng, các nhà thi công...); số lượng các thuê bao cố định, di động...hiện tại và mật độ điện thoại (cố định, di động, xDSL..) tham khảo tại các khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai để tiến hành dự báo nhu cầu viễn thông cho dự án. Đây là những cơ sở tin cậy, mang tính thực tế cao giúp cho việc dự báo nhu cầu viễn thông của dự án được chính xác. 3.2. Dự báo nhu cầu dịch vụ viễn thông. Căn cứ vào các giai đoạn đầu tư của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho mạng lưới viễn thông của dự án, phần dự báo sẽ chia thành 3 giai đoạn: +) Giai đoạn đến 6/2006 +) Giai đoạn đến 12/2008 +) Giai đoạn đến 12/2010 3.2.1 Dự báo nhu cầu viễn thông đến 6/2006 Tên phân khu Cố định (máy) Di động (máy) xDSL (thuê bao) Khu phía Đông 740 1.120 85 Khu phía Tây 500 800 45 TP.Vạn Tường 1.900 2.800 108 Cộng 3.140 4.720 238 3.2.2 Dự báo nhu cầu viễn thông đến 12/2008 Tên phân khu Cố định (máy) Di động (máy) xDSL(thuê bao) Khu phía Đông 1.690 2.720 376 Khu phía Tây 1.800 5.200 340 Khu Chuyên gia TP. VT 2.600 4.000 635 Trung tâm phía Bắc TP .VT 1.000 1.000 200 Cộng 7.090 12.920 1.551 3.2.3 Dự báo nhu cầu viễn thông đến 12/2010 Tên phân khu Cố định (máy) Di động (máy) xDSL (thuê bao) Khu phía Đông 3.400 6.100 520 Khu phía Tây 3.700 11.400 510 Khu Chuyên gia TP. VT 3.200 7.100 740 Trung tâm phía Bắc TP. VT 4.000 4.000 700 Cộng 14.300 28.600 2.470 4. Đánh giá mạng viễn thông hiện trạng và sự cần thiết phải đầu tư 4.1 Đến tháng 6/2006 a) Mạng thoại cố định Tên phân khu Nhu cầu điện thoại cố định (máy) Dung lượng tổng đài Tên trạm Khu phía Đông 740 1500 Dung Quất và Bình Thuận Khu phía Tây 500 1000 Bình Chánh, Bình Thạnh TP. Vạn Tường 1.1900 3000 Host Vạn Tường Cộng 3.140 5500 Như vậy, tính đến 6/2006 dung lượng tổng đài vẫn đủ đáp ứng cho mạng thoại cố định. b) Mạng thoại di động Tên phân khu Nhu cầu Di động (máy) Dung lượng trạm BTS Tên trạm Khu phía Đông 1.120 2000 Dốc sỏi và Dung Quất Khu phía Tây 800 TP. Vạn Tường 2.800 Cộng 4.720 Tính đến 6/2006 mạng di động hiện trạng không đủ đáp ứng nhu cầu. c) Mạng xDSL Tên phân khu xDSL (thuê bao) Dung lượng DSLAM Tên trạm Khu phía Đông 85 176 DSLAM Dung Quất DSLAM Bình Thuận Khu phía Tây 45 TP. Vạn Tường 108 96 DSLAM Host Vạn Tường Cộng 238 272 Tính đến 6/2006 mạng xDSL hiện trạng không đáp ứng đủ nhu cầu. Chỉ có khu phía Đông đủ dung lưọng nhưng vị trí trạm Dung Quất không thuận lợi cho phục vụ vì cự ly xa. Bên cạnh đó khu phía Tây chưa có trạm phục vụ. d) Mạng truyền dẫn Tên phân khu Nhu cầu trung kế (E1) Dung lượng (E1) Tên trạm Khu phía Đông - Vạn Tường 7 126 Dung Quất, Bình Thuận Khu phía Tây - Vạn Tường 5 126 Bình Thạnh, Bình Chánh Toàn khu vực ra ngoài 16 252 Hast Vạn Tường Cộng 28 Tính đến 6/2006 dung lượng truyền dẫn hiện trạng đáp ứng đủ nhu cầu 4.2 Đến 2008 và 2010 Tính đến năm 2008 và 2010 thì nhu cầu khu vực KKT Dung Quất và TP Vạn Tường tăng rất lớn. Mạng hiện trạng bộc lộ nhiều bất cập: - Dung lượng mạng viễn thông hiện trạng chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ không đáng kể, nhất là mạng di động và mạng truyền dữ liệu xDSL. - Cự ly kéo cáp đồng quá ca (nhiều nơi cự ly 7-8 km) nên hạn chế cung cấp dịch vụ băng rộng như xDSL. - Vùng phủ sóng di động quá nhỏ, số trạm phát sóng quá ít không đáp ứng được phủ sóng toàn khu vực, nhất là phủ sóng trong nhà. 4.3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư Căn cứ vào quy hoạch tổng thể KKT Dung Quất và TP.Vạn tường, tình hình hiện trạng mạng Viễn thông, nhu cầu dịch vụ Viễn thông trong khu vực KKT Dung Quất và TP Vạn Tường đến năm 2010, việc đầu tư mạng Bưu Chính - Viễn Thông hiện đại, đủ năng lực là rất cần thiết. Vì nhu cầu thông tin không thể thiếu cho hoạt động và sinh hoạt của doanh nghiệp và các khu dân cư, nhất là với một Khu kinh tế và Thành phố hiện đại như vậy. 5. Phương án công nghệ 5.1. Phương án công nghệ mạng truy nhập - Giai đoạn đến 2008 mạng truy nhập vẫn dùng cáp đồng kết hợp với công nghệ xDSL; tăng số nút truy nhập; đồng thời triển khai phương án mạng truy nhập quang đến cụm thuê bao. - Giai đoạn đến 2010, triển khai mạnh phương án mạng truy nhập quang đến cụm thuê bao và mạng truy nhập quang đến từng nhà máy, doanh nghiệp, nhà khách hàng. Có thể tóm tắt phương án công nghệ qua mô hình sau: Nút chính Cáp đồng Khu vực thuê bao phân tán Cáp đồng Thuê bao Nút trung tâm Truy nhập đa dịch vụ Thuê bao Cáp quang Cáp quang Cáp quang Cáp quang Thuê bao Truy nhập đa dịch vụ Mô hình mạng truy nhập lựa chọn đến năm 2010 5.2.2. Phương án cấu trúc mạng xDSL Thiết lập mạng truyền số liệu DDN trong nước dựa trên nền mạng xDSL với giải pháp bổ sung thêm thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ Multi-Service Switch (MSS) trong cấu trúc mạng truy nhập xDSL Tính toán năng lực chuyển mạch: Theo cấu hình mạng viễn thông giai đoạn 2006-2010 Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi dự báo số thuê bao đến 12/2010 (không kể phần KKT Dung Quất và TP. Vạn Tường) sẽ là 5.500 thuê bao Mega-VNN và 500 thuê bao DDN. Nếu tính cả KKT Dung Quất và TP. Vạn Tường thì số thuê bao sẽ là 7.500 thuê bao Mega-VNN và 1000 thuê bao DDN. Như vậy lưu lượng chuyển mạch của MSS cần phải đáp ứng là 1.178.100 Kb/s, trong đó +) Thuê bao Mega-VNN: 5.500 x 90KB/s + 2000 x 128 KB/s = 751.000 Kb/s +) Thuê bao DDN : 500 x 256 Kb/s + 500 x 384 Kb/s = 320.000 Kb/s +) Dự phòng cho các dịch vụ khác 10%: 170.000 Kb/s Trong khi đó dự án xDSL giai đoạn 2006-2008 Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi đã được đầu tư tổng đài MSS có năng lực chuyển mạch 2Gb/s. Do vậy đủ năng lực cho toàn mạng (kể cả KKT Dung Quất và TP. Vạn Tường) đến hết năm 2010. 6. Kế hoạch và quy mô đầu tư mạng Bưu chính - Viễn thông KKT Dung Quất và TP Vạn Tường đến 2010. 6.1 Mục tiêu - Mạng Viễn thông KKT Dung Quất và TP. Vạn Tường là một phần của mạng Viễn thông thông tin tỉnh Quảng Ngãi và quốc gia của VNPT, có đường kết nối với mạng Viễn thông nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. - Dung lượng mạng, công nghệ mạng, công nghệ truy nhập phải đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ Viễn thông của KKT Dung Quất và TP. Vạn Tường theo từng giai đoạn phát triển của khu vực nói riêng và của VNPT nói chung làm cơ sở thay thế mạng lõi bằng mạng thế hệ mới (NGN) - Mạng di động nâng cấp dần lên mạng thế hệ 3(3G) và thế hệ 4(4G). Tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng của mạng di động, nhất là phủ sóng trong nhà. - Tăng cường sử dụng cáp quang nội hạt kết hợp thiết bị truy nhập đa dịch vụ lắp đặt tại điểm sử dụng của khách hàng có nhu cầu lớn. 6.2 Quy mô đầu tư đến 6/2006: 10,8 tỷ đồng a) Mạng điện thoại cố định - Dung lượng tổng đài: Sau khi đưa vào khai thác dự án ODA-10MT, dung lượng tổng đài vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy không cần phải đầu tư. - Mạng cống bể, cáp ngầm với dung lượng cáp chính và cống bể đã phủ kín 70% các khu đang xây dựng. Chỉ đầu tư mở rộng mạng cống bể nhánh và cáp nhánh theo tốc độ đầu tư tại các khu phía Đông, khu phía Tây, khu Chuyên gia TP. Vạn Tường gồm: 20 km cống bể từ 1-2 ống F110 và 35 km cáp cống từ 30x2-100x2 với tổng số tiền là 5.000 triệu đồng. b) Mạng điện thoại di động - Dung lượng mạng: đầu tư các trạm BTS đáp ứng đủ nhu cầu 4800 thuê bao. - Vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng cần đầu tư các trạm BTS và cột anten tại các địa điểm sau: Khu vực Trạm BTS Dung lượng (thuê bao) Cột anten Khu Chuyên gia TP. Vạn Tường (Host VT) 1 2800 1 cột đứng 30m Khu phía Đông (trạm Bình Thuận) 1 1200 1 cột đứng 30m Ngoài ra khu phía Tây đã có trạm Dốc Sỏi, khu nhà máy Lọc dầu đã có trạm Dung Quất đáp ứng đủ - Mức đầu tư gồm: cột anten là 1.000 triệu và phần thiết bị trạm và phụ trợ là 4.500 triệu đồng c) Mạng xDSL - Dung lượng mạng đầu tư thêm 2 tạm DSLAM và mở rộng thêm 112 cổng bể để đáp ứng cho nhu cầu 238 thuê bao - Số lượng thiết bị: Tên trạm Hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32437.doc
Tài liệu liên quan