Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU: .1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.4

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH .4

2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụvà nội dung của phân tích hoạt động

kinh doanh .4

2.1.2 các chỉtiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.6

2.1.3 Các chỉtiêu tài chính của doanh nghiệp .8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.10

2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu .10

2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu.10

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢKINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP.14

3.1 GIỚI THIỆU VỀDOANH NGHIỆP .14

3.1.1 Lịch sửhình thành, chức năng, nhiệm vụ.14

3.1.2 Công tác tổchức quản lý của doanh nghiệp .15

3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của doanh nghiệp .17

3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO ỞTHÀNH PHỐCẦN THƠ.18

3.2.1 Khái quát vềtình hình sản xuất lúa gạo.18

3.2.2 thực trạng vềxuất khẩu gạo ởCần Thơ.19

3.2.3 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ởCần Thơ đến doanh nghiệp .21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH

NGHIỆP .23

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP . 23

4.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩmô .23

4.1.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô .26

4.2 THỰC TRẠNG VỀTÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 28

4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu.28

4.2.2 Tình hình chếbiến của doanh nghiệp .30

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU .31

4.3.1 Phân tích chung tình hình doanh thu .31

4.3.2 Đánh giá cụthểtình hình doanh thu của doanh nghiệp .34

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ.37

4.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN .40

4.5.1 Biến động của lợi nhuân qua 3 năm .40

4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .44

4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈTIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHỆP.49

4.6.1 Các tỷsốphản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp .49

4.6.2 Các tỷsốphản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .50

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.52

5.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀDOANH NGHIỆP .52

5.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP.52

5.2.1 Giải pháp trong ngắn hạn.53

5.2.2 Giải pháp trong dài hạn .53

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.56

6.1 KẾT LUẬN .56

6.2 KIẾN NGHỊ.57

6.2.1 Đối với nhà nước .57

6.2.2 Đối với doanh nghiệp .57

TÀI LIỆU THAM KHẢO .59

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành TP trực thuộc Trung Ương, sản xuất lúa của TP đều đạt sản lượng trên 1 triệu tấn. Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006) 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % DT gieo trồng (ha) 229.971 231.951 222.795 1.980 0,86 (9.156) (3,95) Năng suất (tạ/ha) 51,95 53,19 51,75 1,24 2,39 (1,44) (2,71)) Sản lượng (tấn) 1.194.746 1.233.705 1.152.965 38.959 3,26 (80.740) (6,54) (Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ) Nhìn vào bảng 1 thì ta thấy cả 3 chỉ tiêu là diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa tăng trong năm 2005 nhưng lại giảm ở năm 2006, cụ thể: Diện tích gieo trồng năm 2005 tăng 0,86% so với năm 2004, bằng 1.980 ha, năng suất tăng 2,39%, bằng 1,24 tạ/ha, sản lượng tăng 3,26%, bằng 38.959 tấn. Nhưng đến năm 2006 lại giảm so với năm 2005 diện tích giảm 3,95%, bằng 9.156 ha, năng suất giảm 2,71%, tức bằng 1,44 ha, và sản lượng cũng giảm 6,54%, bằng 80.740 tấn. Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định này là ở năm 2005, mặc dù vụ đông xuân, hè thu giảm nhưng do giá ổn định nên nhiều hộ tăng mạnh việc sản xuất lúa thu đông. Thời tiết ổn định, các giống lúa có chất lượng năng suất cao được nông dân sử dụng nhiều, công tác dự báo sâu bệnh tốt. Ở năm 2006 cả ba chỉ tiêu diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng đều giảm là do một số diện tích đã chuyển sang mục đích sử dụng khác như xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thời tiết năm 2006 không thuận lợi, lại thêm các dịch bệnh phát triển mạnh như rầy nâu, vàng lùn xoắn lá. Mặc dù, công tác dự báo thường xuyên nhưng một số diện tích vẫn bị nhiễm bệnh nặng làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. 3.2.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo ở Cần thơ: Là một thành phố trẻ năng động được thành lập và đầu năm 2004 với bộn bề công việc nhưng các hoạt động kinh tế của thành phố không vì vậy mà chững lại. Đặc biệt là xuất khẩu gạo, TP cần thơ là đơn vị xuất khẩu gạo đứng thứ 2 cả nước (sau An giang). Trong đó, phải kể đến ngành công nghiệp xay xát lau bóng gạo là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu. Mặc dù dịch bệnh đã làm giảm năng suất lúa, song điều này không ảnh hưởng lớn đến sản lượng chế biến của các nhà máy xay xát. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của TP Cần Thơ đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt các dây chuyền xay xát đánh bóng, bao gói,... có công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng gạo cao cấp xuất khẩu, góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu của thành phố. Bảng 2: SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006) ĐVT: Tấn 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Sản lượng 404.383 486.162 550.000 81.779 20,22 63.838 13,13 (Nguồn: Cục thống kê thành phố cần thơ) Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng năm 2004 đạt 404.383 tấn, ngoài các thị trường truyền thống ở Châu Á, Châu Phi, Cần Thơ còn cung cấp sang thị trường cao cấp là Châu Âu, một số nước khác của Châu Mỹ, là thị trường đòi hỏi lượng gạo xuất sang phải có chất lượng tốt. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu tăng cao, sản lượng đạt 486.162 tấn tăng 20,22% so với năm 2004, tức bằng 81.799 tấn. Do năm 2005 sản lượng lúa tăng cao qua các vụ, cùng với các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại, nhằm nâng cao hơn chất lượng gạo, ngoài ra trong năm thành phố đã trúng thầu xuất sang 3 thị trường mới là Bỉ, Senegal, Nam phi. Năm 2006, mặc dù sản lượng lúa thu được thấp hơn năm 2005 nhưng xuất khẩu gạo của thành phố vẫn tăng, cụ thể sản lượng xuất khẩu là 550.000 tấn, tức bằng 63.838 tấn, tăng 13,13% so với năm 2005. Nguyên nhân là do Cần Thơ nằm ở khu vực thuận lợi cả về đường bộ, lẫn đường thủy nên ngoài nguồn nguyên liệu ở tại thành phố, các nguồn nguyên liệu còn được thu mua ở các tỉnh khác. Ngoài ra còn cho thấy sản phẩm gạo của ta đang ngày càng được cải tiến cả về sản lượng lẫn chất lượng, ngày càng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của 2 thị trường khó tính Châu Âu và Châu Mỹ. 3.2.3. Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp: Mặc dù, sản lượng ở Cần Thơ chỉ đạt trên 1 triệu tấn/năm và Chính phủ cũng đã có những chỉ thị tạm dừng xuất khẩu gạo, nhưng sản lượng xuất khẩu của TP vẫn tăng lên không ngừng, sản lượng vẫn vượt mức kế hoạch. Điều này là một thuận lợi cho doanh nghiệp. Cũng trong 3 năm qua doanh nghiệp đã có những nổ lực không ngừng, phấn đấu để tăng sản lượng, doanh thu nhằm cải thiện hoạt động của mình. Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGHUYÊN PHÁT QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3 Chi phí 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4 LN gộp 87.802 95.324 99.668 7.522 8,57 4.344 4,56 Thuế 24.584 26.691 27.907 2.106 8,57 1.216 4,56 LN sau thuế 63.217 68.633 71.761 5.416 8,57 3.128 4,56 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Cùng với sự tăng vọt của hoạt động xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ qua các năm, thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu từ sản lượng xay xát và doanh thu từ bán lại các thành phẩm gạo xuất khẩu tăng lên nhiều, giá trị sản lượng lại cao. Doanh nghiệp cũng đã cố gắng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm làm lợi nhuận cũng tăng hơn so với năm trước. Doanh thu của năm 2004 là 3.143.436 ngàn đồng, đến năm 2005 doanh thu tăng vọt lên 3.481.192 ngàn đồng, tốc độ tăng cao hơn so với năm 2004 là 337.756 ngàn đồng. Năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất, đạt 3.770.043 ngàn đồng, tăng 288.851 ngàn đồng so với năm 2005. Doanh thu tăng qua các năm là do sản lượng bán ra của các mặt hàng gạo xuất khẩu tăng cao, đây là khoản doanh thu chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu tăng thì kéo theo chi phí cũng tăng theo, tốc độ tăng của chi phí lại có phần cao hơn tốc dộ tăng của doanh thu. Điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể năm 2005 tốc độ tăng của chi phí là 10,81% trong khi doanh thu chỉ tăng ở mức 10,74%, cao hơn là 0,07%. Năm 2006 tốc dộ tăng của chi phí là 8,4%, còn tốc dộ tăng của doanh thu là 8,3% cao hơn 0,1%. Nguyên nhân của việc chi phí tăng cao là do trong tổng chi phí, chỉ tiêu về chi phí sản xuất tăng cao nên kéo theo tổng chi phí cũng tăng. Mà chỉ tiêu chi phí sản xuất ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của doanh nghiệp, nó là chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, là khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do chi phí tăng nên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp mặc dù năm sau có cao hơn năm trước nhưng mức tăng không đáng kể. Nếu đem so với mức tăng của doanh thu thì mức tăng của lợi nhuận thấp hơn rất nhiều. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở các phần sau. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP 4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Doanh nghiệp không thể là một thực thể cô lập và đóng kín mà nó phải hoạt động trong một môi trường đầy những mâu thuẫn. Môi trường là tập họp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của một chủ thể, người ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tóm lại, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất sinh động và hoàn toàn bất định. Những biến đổi trong môi trường có thể gây ra những bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu phân tích môi trường để có thể dự đoán những khả năng có thể xảy ra, để có biện pháp ứng phó kịp thời. Môi trường kinh doanh chịu ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện rộng lớn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô: 4.1.1.1. Yếu tố kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Gần đây nhất là hội nghị APEC diễn ra ở Hà Nội và sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (viết tắt là WTO) vào ngày 9/11/2006, đã mở ra những cơ hội cũng như những thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Mà ảnh hưởng trước hết là mặt hàng nông sản cơ bản của ta là lúa gạo. Xuất khẩu gạo là một trơng những ngành quan trọng của ta. Hàng năm đem lại một lượng ngoại tệ đáng kể. Thành Phố Cần Thơ có sản lượng xuất khẩu gạo nhất nhì của cả nước, có lợi thế về nhiều mặt, có cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và được xây dựng gần đây nhất là cảng Cái Cui, các bến cảng đang ngày càng được đầu tư, nâng cấp để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thuận tiện hơn. Dự án chợ chuyên doanh lúa gạo xây dựng ở Thốt Nốt đi vào giai đoạn triển khai thi công và đang được đẩy nhanh tiến độ. Nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn TP Cần Thơ nên cung ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt khi doanh nghiệp có yêu cầu. Những điều này tác động manh đến sự phát triển của vùng và của ngành nói riêng, tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. 4.1.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội: Đi lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, người dân trồng lúa vẫn dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là vào kỹ thuật. Nước ta đang từng ngày đổi mới ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, người dân đã dần dần tiếp nhận những cái mới, cái hiện đại của thế giới. Vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu cần thiết mà bất kỳ người Việt Nam mào cũng mong muốn. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội thêm vào đó thì mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao hơn. Việc ăn ngon mặc đẹp trở thành đòi hỏi cần thiết. Người Việt Nam rất tôn trọng những truyền thống của dân tộc nên thực phẩm chính của hầu hết người Việt Nam vẫn là gạo. Hạt gạo khi nấu lên phải trắng, dẻo, thơm, ngon. Đó cũng là lý do mà hiện nay càng có nhiều mặt hàng gạo nội địa có chất lượng cao trên thị trường. Điều đó còn thể hiện văn hóa bản sắc của một dân tộc. 4.1.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật: Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, tạo sự bền vững cho môi trường đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế thông thoáng, khuyến khích đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, chính thức là thành viên của WTO thì mặt hàng nông sản của ta dần dần sẽ không còn được chính phủ trợ giá nữa. Từ đó, cũng mở ra những khó khăn, thách thức mới cho ngành nông nghiệp. Chính sách ưu đãi về tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng quy mô. Ngoài ra, nhà nước còn điều chỉnh mức thuế thu nhập doanh nghiệp và các mức thuế suất khác phù hợp với từng loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo cho nông dân, công nhân, các nhà quản lý những kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu hiện nay. Đối với mặt hàng nông sản, chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp quảng bá thượng hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trong nước và trên thế giới về tiêu chuẩn gạo của Việt Nam. 4.1.1.4. Yếu tố tự nhiên: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nạn sâu rầy đã ảnh hưởng đến sản lượng lúa của vùng, làm giảm đi sản lượng xay xát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để sử dung tiết kiệm lượng dầu chạy máy. Vấn đề ô nhiễm môi trường đặt nhiều áp lực lên doanh nghiệp. Hàng năm lượng trấu và bụi thải ra là một vấn đề nan giải, không chỉ cho doanh nghiệp mà cho toàn bộ các doanh nghiệp gia công, xay xát. Mặc dù trấu cũng là nguồn thu của doanh nghiệp nhưng sản lượng bán ra vẫn ít hơn so với lượng dôi ra từ nhà máy. 4.1.1.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay làm các doanh nghiệp có nguy cơ tụt hậu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh để phù hợp với tiến trình phát triển hiện nay. Cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng, giúp người dân tiếp cận nhanh chóng những thông tin hữu ích từ trong nước và thế giới. Nhà nước hỗ trợ đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào nông nghiệp. Chẳng hạn bình chọn các máy gặt đập liên hợp của nông dân được trình diễn kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng nhằm làm giảm tỷ lệ gãy rụng hạt lúa trong và sau khi thu hoạch. Thế mạnh của TP Cần Thơ là ngành công nghiệp chế biến, mà ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo lại có tốc độ tăng trưởng mạnh. Các thiết bị đánh bóng, đóng gói, dây chuyền xay xát của các đối thủ cạnh tranh ngày càng được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn, điều này là một đe dọa cho doanh nghiệp. 4.1.2. Ảnh hưởng của môi trường vi mô: Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vi mô gồm: 4.1.2.1. Ảnh hưởng của khách hàng: Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bảo vệ tài sản giá trị này để thõa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từ đó, đề ra chiến lược nhằm giữ lại khách hàng hiện có và khai thác thêm khách hàng tiềm năng. (Khách hàng của doanh nghiệp ở đây là các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp và các nông dân, tư thương xay xát gạo). Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất thời vụ. Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động xay xát, chế biến, lau bóng gạo nguyên liệu xuất khẩu, bán lại cho các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp trên địa bàn thành phố. Để thực hiện tốt công việc này thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ cung ứng, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo thời gian sản xuất nhanh, đúng tiến độ, giá cả hợp lý, giao hàng đúng thời gian quy định. 4.1.2.2. Ảnh hưởng của nhà cung ứng: Đối với lĩnh vực sản xuất xay xát, chế biến thì nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm rất được doanh nghiệp chú trọng. Vì sản phẩm tạo ra chất lượng như thế nào thì đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Các nguồn nguyên liệu phải đúng với chất lượng. Đó là các loại lúa, gạo nguyên liệu do doanh nghiệp mua lại của các các tư thương, nên nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào các tư thương. Đó là một trong những yếu điểm của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có thể bị ép giá, hoặc bị pha tạp các loại lúa nguyên liệu, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất ra gạo xuất khẩu. Đây là nguồn nguyên liệu chính chiếm giá trị lớn trong giá trị sản xuất ra giá thành sản phẩm. Các loại nguyên liệu khác như dầu để chạy máy, vật tư, bao bì đóng gói nguyên liệu thì doanh nghiệp mua lại của các nhà cung ứng khác trên thị trường. Những năm gần đây, với sự biến động của giá xăng dầu cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tuy nhiên mức ảnh hưởng không cao. Từ những thực tế trên, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín cao, có mối quan hệ làm việc lâu dài với doanh nghiệp. 4.1.2.3. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh: Thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các nhà máy chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực từ Trà Nóc lên đến Thốt Nốt là nơi gần với nguồn nguyên liệu. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xay xát trên thị trường là rất gay gắt. Những năm gần đây, đặc biệt là ở Quận Thốt Nốt nhiều cơ sở xay xát, lau bóng gạo đã đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại hơn. Các sản phẩm tạo ra giảm được chi phí hao hụt nên làm giá thành cũng giảm theo. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trực tiếp trong tương lai sẽ kết hợp việc thu mua lúa xay xát ra gạo thành phẩm để bán nội địa và dùng để xuất khẩu tạo nên một dây chuyền khép kín. Doanh nghiệp có quá trình sản xuất khá lâu nên có nhiều uy tín trên thị trường, việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối dễ dàng, chất lượng gạo sản xuất ra khá đồng bộ, giao hàng lại đúng thời gian quy định. Trong ba năm qua, mặc dù sản lượng của doanh nghiệp đều tăng, đem lại một khoản doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu đem so với các doanh nghiệp nằm trong khu vực như DNTN Phước Thành, DNTN Quế Bình thì hoạt động của ta vẫn còn thấp. Máy móc thiết bị của ta vẫn chưa được đầu tư đúng mức, các sản phẩm vẫn chưa đa dạng, nguồn nguyên liệu đầu vào tuy tìm dễ nhưng vẫn còn thụ động. Trong ba năm chỉ tập trung xay xát ba loại sản phẩm là gạo 10%, 15%, 25% tấm, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải có những bước cải thiện, đẩu tư công nghệ đúng mức và hợp lý để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn. 4.2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP: 4.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu: Lúa gạo là mặt hàng được nhà nước quan tâm nhiều nhất. Trên phương diện vĩ mô, hàng năm chính phủ vẫn điều tiết sao cho các doanh nghiệp tiêu thụ hết sản lượng lúa của nông dân, nhất là các vùng của vựa lúa ĐBSCL. Hoạt động xuất khẩu rộ lên sôi nổi nhất là vào các mùa vụ nên thường các đơn hàng cũng chủ yếu vào các vụ này. Trong năm bà con nông dân thường sản xuất lúa 3 vụ. Vụ đông xuân là vụ có sản lượng và chất lượng cao nhất trong năm vì sản xuất vào lúc thời tiết thuận lợi, vụ hè thu là vụ cho chất lượng thấp hơn vì được sản suất vào mùa mưa, tỷ lệ hạt gãy, hư cũng cao vì sau thu hoạch bà con nông dân không đủ kỹ thuật để bảo quản. Thu đông là vụ mà các ngành chức năng không khuyến khích sản xuất. Có thể diễn giải tình hình thu mua của doanh nghiệp theo sơ đồ sau: Nông dân Tư thương Doanh nghiệp Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ THU MUA LÚA GẠO CỦA DOANH NGHIỆP Với quy mô nhỏ nên doanh nghiệp không tổ chức công tác thu mua lúa của nông dân mà chủ yếu thông qua các thương lái. Do tập quán của nông dân chỉ bán lúa tại nhà hoặc tại đồng ruộng và do địa bàn khu vưc sông rạch chằng chịt, nên chỉ có lực lượng thương lái đủ phương tiện ghe, xuồng đi vào tận vùng sâu để thu mua lúa của các nông hộ. Tư thương bán lúa lại cho doanh nghiệp nếu kiểm tra thấy lúa đạt tiêu chuẩn thì đưa vào nhập kho để tiến hàng xay xát, chế biến thành gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn trên đơn đặt hàng của khách hàng. Ta có sản lượng thu mua của doanh nghiệp qua từng năm: Bảng 4: TÌNH HÌNH THU MUA LÚA CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006) ĐVT: 1000 đ 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 giá trị % giá trị % SL (kg) 1.200.393 1.272.881 1.322.477 72.488 6,04 49.596 3,90 Giá 2,205 2,415 2,505 - - - - Số tiền 2.646.867 3.073.880 3.312.804 427.013 16,13 238.924 7,77 (Nguồn: Bộ phận kế toán của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung sản lượng lúa thu mua của doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng không đều nhau. Năm 2006 tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2005. Cụ thể: Năm 2005 sản lượng thu mua của doanh nghiệp là 1.272.881 kg tăng 72.488 kg so với năm 2004, tương ứng với một số tương đối là 6,04%. Đến năm 2006 sản lượng tiếp tục tăng, tăng 3,9% bằng một số tuyệt đối là 49.596 kg. Nguyên nhân là do trong ba năm sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng cao. Cũng trong ba năm, do giá phân bón và xăng dầu tăng nên giá cả nguyên liệu cũng biến động không ngừng. Tình hình xuất khẩu của TP đang vào giai đoạn phát triển sản lượng xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, thêm vào đó là do tình hình thời tiết của thế giới có những biến động, các nước xuất khẩu gạo bị mất mùa nên nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới tăng cao. Các khách hàng của doanh nghiệp trúng thầu xuất sang các nước ở Châu Á, Châu Phi với sản lượng lớn. Tuy nhiên vì sản phẩm mang tính chất mùa vụ, giá cả nguyên liệu đầu vào và đầu ra trong nước và trên thế giới biến động liên tục. Tư thương đem lúa đến bán tại doanh nghiệp, là một thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời cũng mang nhiều khó khăn, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đi thu mua, nhưng đôi khi doanh nghiệp bị các tư thương ép giá, vì khi ra vụ mà doanh nghiệp không trữ lúa đủ, khi có đơn đặt hàng lượng lúa trữ không đáp ứng đủ buộc phải mua lúa với giá cao, đó là một điểm yếu của doanh nghiệp, nên việc thu mua của doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều trở ngại. 4.2.2. Tình hình chế biến của doanh nghiệp: Quá trình xay xát Nguyên liệu Quá trình chế biến Thành phẩm Sơ đồ 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI DOANH NGHIỆP ™ Công đoạn 1: Kiểm tra nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, nhập kho, tiến hành sàng tách tạp chất. (Nếu lúa ẩm sấy lúa đảm bảo lúa đạt tiêu chuẩn (14 – 15%)). Quá trình xay xát, lúa được xay ra dạng gạo nguyên liêu để loại bớt lượng trấu và cám thô. ™ Công đoạn 2: Gạo nguyên liệu được đưa và đây chuyền tái chế, lọc tạp chất, bốc tiếp lớp cám, trấu, đảm bảo gạo trắng mà ít bị gãy. Đánh bóng để lau sạch lớp cám mịn bám trên bề mặt hạt gạo, cho hạt gạo sáng và bóng hơn đúng theo tiêu chuẩn sản xuất từng loại gạo. Sàng lọc tạp chất nhằm loại bỏ tạp chất triệt để. ™ Công đoạn 3: Bán thành phẩm được phân loại đưa và các thùng chứa riêng biệt, đưa vào khâu đóng gói cho ra gạo thành phẩm. Ở công đoạn 2, hiện tại có nhiều nhà máy trang bị máy lựa tách hạt khác màu bằng phương pháp cảm quang điện từ để loại trừ hạt ẩm vàng và hạt lúa còn sót lại, nhưng doanh nghiệp chưa trang bị máy lựa tách hạt khác màu. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU: 4.3.1. Phân tích chung tình hình doanh thu: Doanh nghiệp Duy Nguyên Phát hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, lĩnh vực hoạt động là gia công, xay xát cho các bạn hàng, nông dân quanh vùng. Chế biến các loại gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu bán lại cho các tư thương và các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài trên địa bàn TP Cần Thơ. Trong 3 năm qua ngoài những khách hàng truyền thống này doanh nghiệp luôn tích cực chủ động tìm thêm khách hàng mới, nhằm nâng cao sản lượng bán ra và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Cũng trong thời gian này hoạt động xuất khẩu của TP Cần Thơ vẫn đang ngày càng phát triển, xuất khẩu gạo ngày càng thêm thuận lợi hơn, sản lượng xuất ra của thành phố năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này đã mang đến những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp. Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGHUYÊN PHÁT QUA CÁC NĂM (2004-2006) ĐVT: 1000đ 2005/2004 2006/2005 KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 2.889.693 3.267.085 3.515.160 377.392 13,06 248.075 7,59 Doanh thu gia công 224.047 185.557 223.059 (38.491) (17,18) 37.502 20,21 Doanh thu khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47 TỔNG 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3 (Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nếu lấy năm 2004 là năm so sánh thì nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu có chiều hướng tăng cao rõ rệt, doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng từ năm 2004 đến năm 2006. Trong năm 2006 là năm mà doanh nghiệp có số doanh thu cao nhất, nhưng nếu đem so sánh tốc độ tăng của doanh thu giữa các năm với nhau thì thấy tốc dộ tăng doanh thu ở năm 2005 cao hơn năm 2004, là năm có tốc độ tăng doanh thu cao nhất (10,74%). Mặc dù doanh thu từ sản lượng xay xát và khoản doanh thu khác có giảm nhưng lượng giảm lại không đáng kể. Trong năm 2006 doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với năm 2005. Cụ thể, năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu so với năm 2004 theo giá trị tuyệt đối là 337.756 ngàn đồng, tương ứng 10,74%. Đến năm 2006 doanh thu tăng 288.581 ngàn đồng, số tương đối là 8,3%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới và nhu cầu của thị trường nội địa cũng tăng, đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng lên. Lại thêm các bạn hàng tìm đến để mua lại gạo của doanh nghiệp nên đẩy sản lượng của doanh nghiệp qua ba năm tăng cao. Doanh nghiệp thu được một khoản thu đáng kể qua các năm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua các thời kỳ cụ thể của từng khoản mục như sau: Doanh thu từ bán sản phẩm gạo xuất khẩu và tấm là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2005 doanh thu tăng vọt một giá trị tuyệt đối là 377.392 ngàn đồng, tăng 13,06%. Đến năm 2006 doanh thu từ khoản này lại tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng này chậm hơn so với năm 2005, chỉ tăng 7,59%, tương ứng với một giá trị là 248.07

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của dntn duy nguyên phát.pdf
Tài liệu liên quan