Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Việt Nam

MỤC LỤC

 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Trang

 LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN FDI TRONG NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

I/ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM.1

1. Sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.1

1.1. Quá trình ra đời và phát triển.1

1.2. Những thành tựu đã đạt được của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.2

1.2.1. Mạng lưới viễn thông quốc tế.3

1.2.2. Mạng lưới viễn thông trong nước.3

1.2.3. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông.5

2. Đặc điểm kinh doanh phục vụ của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.6

 2.1. Đặc điểm kinh tế của sản phẩm Bưu chính Viễn thông.6

 2.1.1. Tính vô hình của sản phẩm.6

 2.1.2. Quá trình sản xuất Bưu chính Viễn thông mang tính dây chuyền.7

 2.1.3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ.7

 2.1.4. Tải trọng Bưu chính Viễn thông không đồng đều theo không gian và thời gian.8

 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành.9

3. Vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đời sống kinh tế xã hội.10

3.1. Vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông trong nền kinh tế quốc dân.10

3.2. Vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông trong đời sống xã hội.11

4. Hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.13

5. 4.1. Các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.13

4.2. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Doanh nghiệp chủ đạo trong ngành.14

II/ SỰ CẦN THIẾT CỦA VỐN FDI ĐỐI VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM .15

1. Các nguồn vốn cho sự phát triển ở Việt Nam.15

1.1 . Ngân sách Nhà nước.16

1.2. Tín dụng thương mại.17

1.3. Tái đầu tư phát triển.17

1.4. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA.17

1.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .18

2. Tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

I/ QUAN ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.22

1. Quan điểm.22

1.1. Quan điểm định hướng hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài.22

1.2. Quan điểm về điều kiện tối thiểu cho một lĩnh vực có thể hợp tác đầu tư với nước ngoài.23

2. Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.25

II/ TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.26

1. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của ngành.26

1.1. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư.27

1.1.1. Qui mô nguồn vốn FDI.27

1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI.28

1.2. Tình hình thực hiện Giấy phép đầu tư.29

2. Kết quả hoạt động.31

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Liên doanh.31

2.2. Kết quả thực hiện các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh.34

2.2.1. Kết quả hợp tác các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS.35

2.2.2. Kết quả triển khai các dự án BCC nội hạt.36

2.2.3. Kết quả các dự án BCC qui mô nhỏ.37

 3. Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.37

3.1. Hiệu quả tài chính.39

3.1.1. Đánh giá hiệu quả tài chính của các Liên doanh.39

3.1.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án BCC .43

 3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội .46

4. Những hạn chế trong việc quản lí và sử dụng nguồn vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.49

4.1. Hạn chế chung.50

4.2. Hạn chế về phía doanh nghiệp .51

4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên.52

4.3.1. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lí Nhà nước.52

4.3.2. Nguyên nhân về môi trường pháp lí.53

4.3.3. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp.54

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

I/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.56

1. Xu hướng phát triển của viễn thông thế giới.56

1.1. Xu hướng toàn cầu hoá.56

1.2. Xu hướng phát triển công nghệ Bưu chính Viễn thông.57

1.3. Xu hướng phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông.57

1.3.1. Dịch vụ bưu chính.57

1.3.2. Dịch vụ viễn thông .58

2. Định hướng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.58

II/ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.61

1. Giải pháp vĩ mô.61

1.1. Thống nhất xây dựng kế hoạch và chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.61

1.1.1. Khẳng định chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài của ngành Bưu chính Viễn thông .61

1.1.2. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và tổng thể của ngành.62

1.1.3. Xây dựng chiến lược tạo vốn và sử dụng vốn.63

1.2. Cải thiện môi trường pháp lí và đầu tư.64

1.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.64

1.2.2. Mở rộng hình thức và lĩnh vực thu hút vốn FDI cho ngành Bưu chính Viễn thông.65

1.2.3. Cải thiện môi trường kinh doanh trên thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam.67

1.3. Hoàn thiện cơ chế quản lí dự án đầu tư nước ngoài.67

1.3.1. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản và cơ chế chính sách về quản lí dự án FDI trong Bưu chính Viễn thông.68

1.3.2. Xây dựng cơ chế quản lí các hoạt động về Đầu tư, Kinh doanh, Chuyển giao công nghệ.68

1.3.3. Tăng cường công tác quản lí dự án FDI.69

1.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát.69

1.4. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành Bưu chính Viễn thông – Nền tảng cho sự phát triển lâu dài.70

1.5. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực.71

1.6. Tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt chú trọng tới các đối tác đầu tư lớn.72

2. Giải pháp vi mô .73

2.1 . Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong các Liên doanh.74

2.1.1. Giải pháp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh.74

2.1.2. Giải pháp cho hiệu quả quản lí.75

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI của các dự án BCC.76

2.2.1. Giải pháp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh.76

 2.2.2. Giải pháp cho hiệu quả quản lí.77

 KẾT LUẬN

 PHỤ LỤC

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, dẫn đến giá thành cao trong khi tiêu thụ trong nước không tăng. Đến năm 1998, các Liên doanh dần đi vào ổn định, mức tổng lợi nhuận đã đạt 2,3 triệu USD. Năm 1999, cũng có hai Liên doanh VFT và VINECO mới thành lập đi vào hoạt động có lợi nhuận âm (âm 1,1 triệu USD) nên tổng lợi nhuận của các liên doanh có giảm sút, đạt 1,5 triệu USD. Mức tổng lợi nhuận đến hết năm 2000 là hơn 3,6 triệu USD. Về tiêu thụ sản phẩm: Trong những năm từ 1993 đến 1996, các Liên doanh sản xuất tổng đài và cáp đồng tiêu thụ các sản phẩm tốt do có nhiều dự án đầu tư trên mạng được duyệt. Các Liên doanh sản xuất cáp quang tiêu thụ sản phẩm có khó khăn hơn do nhu cầu cáp trên mạng lưới còn chưa nhiều. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các Liên doanh hiện nay có hai vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất, do một số dự án đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục đầu tư và hợp đồng thương mại; mặt khác do các Liên doanh chưa có kinh nghiệm trong đấu thầu và giá còn cao hơn so với các tập đoàn nước ngoài khác gây nên khó khăn cho các Liên doanh trong tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, hầu hết các sản phẩm của các Liên doanh đều tiêu thụ trên mạng lưới của Tổng Công ty (trên 95%), vì vậy mức lợi nhuận cao của các Liên doanh không phải là một chỉ tiêu tốt đối với ngành. Nếu các Liên doanh có lãi nhiều, như Liên doanh Vina Daesung từ năm 1993 đến nay lãi gần 13 triệu USD, phản ánh thực trạng là giá bán sản phẩm còn cao. Như vậy, các Liên doanh còn có biện pháp giá bán sản phẩm và thu lợi nhuận ở mức hợp lý, tránh thiệt hại cho Tổng Công ty, đồng thời cũng khuyến khích công nghiệp viễn thông trong nước phát triển. Về đào tạo và chuyển giao công nghệ: Về phần cứng, các Liên doanh hầu như đã tự sản xuất trên 30% các thiết bị sản phẩm. Về phần mềm, các đối tác nước ngoài cũng đều tích cực trong việc chuyển giao công nghệ. Cho đến nay, phía Việt Nam đã tương đối làm chủ được các công nghệ sản xuất của nước ngoài. Các Liên doanh cũng đã cử cán bộ và công nhân đi đào tạo trong nước và nước ngoài để nắm được quy trình và công nghệ sản xuất, dần làm chủ quá trình sản xuất tại các Liên doanh. Một số Liên doanh đã đi vào hoạt động từ khoảng 9 đến 10 năm nên thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất đã khấu hao gần hết. Vì vậy lãnh đạo của các Liên doanh cần lưu ý quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn khấu hao này để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Về tình hình xuất khẩu: Cho đến nay đã có 5 Liên doanh xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước trong khu vực với tổng trị giá là 10.641.126 USD, bao gồm Vina Daesung, ANSV, VINA GSC, VKX, FOCAL. Một số Công ty đã có những hoạt động tìm hiểu thị trường và giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả công tác xuất khẩu còn yếu so với mức độ các dự án đã đề ra. Mặc dù trong các dự án Liên doanh đều có những thoả thuận xuất khẩu song phía đối tác nước ngoài hầu như không cố gắng thực hiện; Vì vậy chỉ tiêu xuất khẩu mà các dự án Liên doanh đặt ra phần nhiều là mang tính hình thức. Đây là điều cần phải rút kinh nghiệm khi xây dựng các dự án trong tương lai. 2.2. Kết quả thực hiện các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh Với 6 dự án BCC, Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thu hút 1.881 triệu USD, chiếm 96% vốn FDI của toàn ngành. Dự án BCC đầu tiên là giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam với Telstra - Australia (tên cũ là OTC) về phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế (BCC VTI) được coi là khâu đột phá của viễn thông Việt Nam trong liên lạc quốc tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách kinh tế mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với các hãng Kinevik Comvik -Thuỵ Điển, Korea Telecom - Hàn Quốc, France Telecom - Pháp, NTT-Nhật Bản, SLD Telecom - Singapore đã thực sự là những điểm khởi đầu có định hướng cho việc phát triển mạng viễn thông nội địa bằng phát triển các dịch vụ gia tăng giá trị, từng bước nâng cao trình độ quản lí kĩ thuật và kinh doanh theo qui hoạch phát triển chung của ngành. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại thẻ, trang vàng hiện thời đã đạt mức phát triển ở cấp khu vực, và ở một số điểm trên phương diện khoa học công nghệ ứng dụng đã đạt trình độ tiên tiến quốc tế (Phụ lục 4). 2.2.1. Kết quả hợp tác các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS - Kết quả thực hiện dự án (tính đến hết 31/12/2001): tốc độ giải ngân bình quân của giai đoạn 1999-2001 thấp hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể như sau: Bảng 3: Kết quả các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS Đơn vị : triệu USD Dự án Tổng vốn ĐT cam kết Giải ngân BQ 1990-1998 Tốc độ giải ngân Vốn ĐT còn lại đầu năm 2002 1999 2000 2001 BQ BCC Quốc tế VTI (ĐT từ 10/1990) 327,15 19,56 6,46 10,07 24 13,64 39,74 BCC Di động VMS (ĐT từ 7/1995) 127,8 21 18,5 10 15,2 14,5 36,1 Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002 Dự án Vốn thực hiện Tổng nộp NSNN Tổng doanh thu dự án BCC VTI 310,91 1.483,00 27,06 BCC VMS 87,24 97,14 15,15 - Hiệu quả kinh tế tài chính(đến tháng 12/2001): Bảng 4: Đơn vị: triệu USD Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002 Nhìn chung đây là các dự án mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tạo doanh thu lớn, mức sinh lợi đồng vốn cao, cho phép Tổng công ty hỗ trợ cho các sản phẩm còn mang tính phục vụ như bưu chính hay nội hạt, đồng thời tạo điều kiện cho Tổng công ty đi vay và hoàn trả các khoản vay, duy trì qui mô đầu tư của Tổng công ty ở mức cao liên tục nhiều năm. - Chuyển giao công nghệ: công nghệ đầu tư là những công nghệ hiện đại trên thế giới (thông tin vệ tinh, cáp quang biển, mạng di động công nghệ GMS). Đội ngũ cán bộ được đào tạo, cập nhật các kiến thức về công nghệ và kĩ thuật viễn thông mới nhất, đủ sức tiếp nhận mạng lưới và tổ chức khai thác. - Sản phẩm thị trường: các sản phẩm (dịch vụ) là các sản phẩm mới mà Tổng công ty chưa khai thác trước đó. Thị trường mở rộng, kích thích được nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt tạo hỗ trợ chéo về thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ khác cùng phát triển. - Vốn và tài sản: Tổng công ty đã và đang chuẩn bị tiếp quản một mạng lưới hiện đại có giá trị cao. 2.2.2. Kết quả triển khai các dự án BCC nội hạt - Tình hình thực hiện dự án: tính đến hết 31/12/2001, 3 dự án BCC với KT-Hàn Quốc, NTT-Nhật Bản, FCR - Pháp giải ngân được khoảng 120 triệu USD (Bảng 5). - Kết quả kinh doanh và tài chính của dự án: lượng vốn không có khả năng thực hiện khoảng 461 triệu USD/761 triệu USD cam kết. Tuy nhiên, hiệu quả của phía đối tác thường thấp hơn mục tiêu dù các đối tác đều có nguồn tài chính dồi dào. Các dự án BCC nội hạt đã đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các đơn vị. Bảng 5: Tình hình thực hiện các dự án BCC nội hạt Đơn vị: triệu USD Dự án Vốn cam kết Vốn đã giải ngân Còn lại năm 2002 Tổng DT đến 12/2001 KT 53,23 53,23 0 7,78 NTTV 332,0 48,23 283,77 8,72 FCRV 615,0 66,88 548,12 12,28 Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002 - Đào tạo: cam kết vốn đào tạo lớn (27,92 triệu USD), giá trị đã giải ngân là 1,98 triệu USD; đào tạo với qui mô rộng, chất lượng cao. Các dự án qua quá trình triển khai và hoạt động đã có ảnh hưởng ít nhiều tới việc hoàn thiện qui trình quản lí, nâng cao chất lượng lập dự án, chấm thầu, giám sát thi công. 2.2.3. Kết quả các dự án BCC qui mô nhỏ Ngoài ra, còn có các dự án BCC qui mô nhỏ, khai thác các dịch vụ di động Callink, điện thoại thẻ, nhắn tin, trang vàng, niên giám,.. với tổng vốn đầu tư đăng kí là 250 triệu USD. Các dự án này đều đã kết thúc đầu tư và đã thanh lí hợp đồng. 3. Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong Bưu chính Viễn thông Việt Nam Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện trên hai mặt: hiệu quả tài chính (hiệu quả trực tiếp) và hiệu quả kinh tế xã hội (hiệu quả gián tiếp). Hiệu quả tài chính mang lại lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư theo các dự án cụ thể. Hiệu quả kinh tế xã hội là xét trên phạm vi chung của nền kinh tế, hoặc của một vùng, hoặc của một khu vực lãnh thổ. Đứng về lợi ích riêng của nhà đầu tư nước ngoài thì hiệu quả cao nhất là hiệu quả tài chính. Còn đứng về lợi ích của nước nhận đầu tư, tiêu chuẩn cao nhất là hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, với các nước đang phát triển, việc khuyến khích đầu tư cần kết hợp giữa hiệu quả tài chính của xí nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Quan điểm lợi ích ở đây là cả hai bên cùng có lợi trong sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Bưu chính Viễn thông là một ngành vừa sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Do đó các hoạt động phải mang lại hiệu quả trực tiếp cho ngành, và sản xuất kinh doanh phải có lãi để đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, bù cho các hoạt động lỗ như đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa,..; và nâng cao thu nhập cho người lao động. Mặt khác, hiệu quả mà ngành thông tin liên lạc mang lại cho nền kinh tế không phải chỉ đánh giá qua tỉ trọng đóng góp vật chất của ngành nào đó cho nền kinh tế quốc dân mà được đánh giá trên tác động đòn bẩy của nó. Thực tế cho thấy trong hiệu quả của các ngành kinh tế quốc dân đều có một phần không nhỏ giá trị vật chất của ngành Bưu chính Viễn thông đem lợi. Theo thống kê đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), nếu thông tin liên lạc được đảm bảo tốt sẽ góp phần tăng thu nhập lên tới 40%, và nếu tăng đầu tư cho Bưu chính Viễn thông thêm 1% từ GNP sẽ góp phần tăng năng suất từ 1,5-1,8%. Có thể nói, trong mọi hoạt động của nền kinh tế, từ công tác quản lí vĩ mô đến vi mô, từ việc điều hành quản lí nhà nước dến việc sản xuất ở các đơn vị dù nhỏ nhất đều phải sử dụng công cụ thông tin liên lạc. Hiệu quả, năng suất lao động của các cơ quan khi sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đều tăng lên rất nhiều so với khi chưa được trang bị các công cụ thông tin liên lạc. Dù trực tiếp hay gián tiếp, thông tin liên lạc luôn là một phần quan trọng cần phát triển đi trước, làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. 3.1. Hiệu quả tài chính Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vào sự thành công của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam qua các năm với kết quả phát triển mạng lưới khả quan. Mạng lưới viễn thông được phát triển hiện đại, đồng bộ, rộng khắp với công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (ITU đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh thứ hai thế giới), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 8 quốc gia đứng đầu về tốc độ phát triển, mức độ hiện đại và tính phổ cập dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Phục vụ tốt công tác quốc phòng, góp phần ổn định an ninh, chính trị, bảo vệ chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và tích cực phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách của ngành tăng cao qua các năm, tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều đó thể hiện hiệu quả tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành với sự tác động không nhỏ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.1.1. Đánh giá hiệu quả tài chính của các Liên doanh Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn FDI trong Bưu chính Viễn thông, ta xem xét khả năng sinh lợi hàng năm của các dự án có vốn FDI qua việc phân tích hai chỉ tiêu: Tỉ suất Lợi nhuận/Doanh thu và tỉ suất Lợi nhuận/Vốn đầu tư. Hai chỉ tiêu này được áp dụng cho việc đánh giá hiệu quả tài chính của các Liên doanh. ã Tỉ suất doanh lợi doanh thu: là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sinh lời của dự án, được xác định bằng tỉ số giữa Lợi nhuận và Doanh thu. Trong đó Lợi nhuận là Lợi nhuận thu được trong kì Doanh thu là Doanh thu (doanh thu thuần) trong kì Nội dung kinh tế: phản ánh trong 1 đồng doanh thu thu về sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ã Tỉ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn): là quan hệ tỉ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kì. Nội dung kinh tế: phản ánh 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì. Với cách tính toán như trên, ta có bảng số liệu : Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính các dự án FDI trong ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Ts DLDT Ngành 0,224 0,235 0,243 0,242 0,223 Ts DLDT KV FDI 0,157 0,186 0,289 0,334 0,391 Ts DLDT Liên doanh 0,118 - 0,006 0,043 0,032 0,102 Ts LN/VĐT Ngành 0,326 0,425 0,535 0,521 0,508 Ts LN/VĐT KV FDI 0,440 0,733 1,146 1,325 1,561 Ts LN/VĐT Liên doanh 0,281 - 0,017 0,141 0,092 0,224 Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2001 Khả năng sinh lợi của toàn ngành Bưu chính Viễn thông nói chung là rất lớn. Mức sinh lời hàng năm tăng đều đặn. Với 1 tỉ đồng vốn kinh doanh một năm, lợi nhuận thu được là 0,32 tỉ đồng (1996), trên 0,5 tỉ đồng (các năm 1998-2000). Có thể nói đây là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Tuy nhiên khả năng sinh lợi của các Liên doanh công nghiệp còn thấp xa so với chỉ tiêu chung của ngành. Nguyên nhân chính là do các Liên doanh chưa sử dụng hết công suất thiết bị đã được đầu tư. Đánh giá cụ thể các Liên doanh theo các chỉ tiêu như sau: Bảng 7: Liên doanh Tỉ suất doanh lợi doanh thu (%) 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vina - Daesung 5,2 8,33 24,98 16,6 17,66 18 18,6 19,2 ANSV - 19,74 4,03 4,5 1,71 - 3,6 10,5 17,5 12 Vina – GSC - 26,03 3,27 - 6,88 14,37 10,66 14,7 16 VKX 5,03 2,12 1,17 1,48 5,6 8,7 12,4 FOCAL - 57,91 - 0,06 4,7 7,5 8,7 TELEQ - 10,08 - 0,14 5,7 7,87 9,6 Liên doanh Tỉ suất lợi nhuận vốn (%) 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vina - Daesung 7,92 31,88 75,33 27,01 25,68 26,79 28,6 29,2 ANSV - 3,61 14,33 14,09 2,91 - 7,17 8,96 5,9 20,9 Vina – GSC - 2,43 1,64 - 1,92 8,77 9,88 14,56 10,6 VKX 11,8 3,62 - 22,91 1,9 9,78 14,8 15,9 FOCAL - 22,91 - 0,08 10,32 8,97 17,9 TELEQ - 27,54 - 0,58 15,7 13,76 8,99 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn FDI ở các Liên doanh đã có những bước tăng trưởng tích cực trong thời gian gần đây. Từ số liệu ở bảng 6 ta có một số nhận xét sau: đ Qua chỉ tiêu Tỉ suất Doanh lợi doanh thu (Ts DLDT) và Tỉ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (Ts LN/VCSH) có thể thấy Vina - Daesung là Liên doanh hoạt động hiệu quả nhất, ngay từ khi mới thành lập đã có lãi, lợi nhuận tăng ổn định qua các năm. Ts LN/VCSH các năm gần đây luôn đạt trên 25%, Ts DLDT luôn đạt trên 15%. Nếu so sánh với các Liên doanh khác thì các tỉ suất này là cao. Điều này chứng tỏ một mặt Liên doanh đã có nhiều cố gắng trong hợp lí hoá sản xuất, giảm chi phí; mặt khác cũng chứng tỏ giá bán sản phẩm của Liên doanh còn cao. Hai Liên doanh FOCAL và TELEQ là hai Liên doanh hoạt động kém hiệu quả nhất so với chỉ tiêu chung của toàn khu vực Liên doanh. Ts DLDT và Ts LN/VCSH không ổn định, có năm âm, có năm lại khá cao. Hai công ty VFT và VINECO đều mới đi vào hoạt động từ cuối năm 1998 đầu năm 1999 nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Liên doanh này cần chấp hành chế độ báo cáo tài chính, kiểm toán theo đúng qui định của Nhà nước. đ Ts DLDT và Ts LN/VCSH thường thấp ở giai đoạn đầu, thậm chí hầu hết các Liên doanh đều đạt mức âm (trừ Liên doanh Vina - Daesung). Nguyên nhân chính là do khi mới đi vào hoạt động, chi phí cao, doanh thu lại thấp không đủ bù đắp chi phí nên các Liên doanh đều bị lỗ. Điển hình như FOCAL và TELEQ mới đi vào hoạt động từ năm 1997 đã bị lỗ hơn 1 triệu USD mỗi Liên doanh, dẫn đến Ts DLDT và Ts LN/VCSH âm. đ Trong giai đoạn 1997-1998 hiệu quả hoạt động hầu hết các Liên doanh đều giảm sút đáng kể thể hiện qua mức giảm chỉ tiêu Ts DLDT và Ts LN/VCSH. Thấp nhất là Liên doanh FOCAL với Ts LN/VCSH năm 1997 âm 57,91%. Nguyên nhân là do giai đoạn này Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Giá thành các nguyên vật liệu tăng mạnh nhưng giá bán lại không có biến động. Sản phẩm khó tiêu thụ, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu dẫn đến các Liên doanh bị lỗ. đ Trong giai đoạn những năm 1998-2001, hoạt động cuả các Liên doanh đã có dấu hiệu ổn định và tăng trưởng trở lại. Tuy không có Liên doanh nào đạt Ts DLDT và Ts LN/VCSH đạt mức kỉ lục như các năm trước nhưng nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Liên doanh đã đồng đều hơn. Tất cả đều đang trong giai đoạn tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước xâm nhập thị trường quốc tế. Ts DLDT và Ts LN/VCSH bình quân giai đoạn này đạt 19,5% và 10,5%; đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các Liên doanh đã áp dụng các giải pháp, kế hoạch phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn vốn đầu tư. 3.1.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án BCC Đối với các dự án Hợp đồng Hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, hiệu quả tài chính của các dự án được đánh giá qua chỉ tiêu Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Tỉ suất doanh lợi nội bộ, Suất nội hoàn - IRR) là một lãi suất mà với mức lãi suất đó thì giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Tỉ suất IRR cũng là một tỉ lệ chiết khấu mà với tỉ lệ này thì giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư bằng không. IRR được tính toán trong suốt giai đoạn chia doanh thu, có xét đến doanh thu, số tiền đầu tư và các khoản chi phí khác trong kế hoạch kinh doanh. Nếu tỉ suất hoàn vốn nội bộ thực tế của dự án lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất đặt ra trong kế hoạch có nghĩa là dự án đã mang lại lợi nhuận và có thể tiếp tục kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra. Dùng chỉ tiêu IRR này để đánh giá mức sinh lời của dự án thường giúp các bên có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thực hiện dự án, nhanh chóng đưa ra quyết định nên hay không nên điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tài chính cho phù hợp. Theo đánh giá của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về tình hình hoạt động của các dự án BCC giai đoạn 1998-2001 thì : hiệu quả tài chính của các dự án BCC khá cao, tỉ suất doanh lợi nội bộ đều đạt ở mức chấp nhận được. Bảng 8: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính IRR của các dự án BCC Dự án IRR (giai đoạn 1998-2001) Kế hoạch Thực hiện BCC Quốc tế, VMS 18% 21,2% BCC Nội hạt 17,8% 12,8% Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002 a. Các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS Chỉ tiêu IRR đặt ra trong kế hoạch là 18% nhưng thực tế giai đoạn vừa qua các dự án này đều đạt và vượt mức suất nội hoàn đặt ra. Đây là các dự án mang lai hiệu quả kinh tế tốt, tạo doanh thu lớn, mức sinh lời của vốn đầu tư cao. Sở dĩ các dự án này đạt thành công lớn là do bên Việt Nam đã lựa chọn đúng đối tác có năng lực, kinh nghiệm và thiện chí kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Các lĩnh vực dịch vụ hợp tác đều là những lĩnh vực dịch vụ mới và có tiềm năng phát triển cao. Một yếu tố cũng rất quan trọng là các dự án đã được triển khai vào thời điểm kinh doanh thuận lợi: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh và đầu tư sôi động. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần xem xét. Đó là tiến độ triển khai đầu tư trong giai đoạn cuối của dự án còn chậm do đối tác cố tình trì hoãn nhằm đòi hỏi thêm về điều kiện kinh doanh, doanh thu. Mặt khác, thủ tục đầu tư và đấu thầu theo qui định của chính phủ và được áp dụng tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vẫn chưa thoáng với các dự án dùng vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của dự án. b. Các dự án BCC nội hạt IRR kế hoạch là từ 12-18% nhưng thực tế hiệu quả tài chính của các dự án này thu được đều thấp hơn mục tiêu đề ra: + BCC KT: 10% + BCC FCRV: 11% + BCC NTTV: 10% Nguyên nhân là do giai đoạn 1998-2001 có nhiều thay đổi lớn cả về môi trường đầu tư và trong nội bộ dự án (do đơn giá đầu tư giảm) nên tỉ suất nội hoàn của phía đối tác giảm. Tuy nhiên, các đối tác KT, FCR, NTT đều chấp nhận mức IRR này và chưa đề nghị điều chỉnh lại dự án. Bên cạnh các thành tựu đạt được của các dự án BCC vẫn còn một số tồn tại . Tiến độ triển khai dự án còn nhiều hạn chế, tính đồng bộ mạng lưới còn thấp. Một số khu vực trong vùng dự án vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Chất lượng nội dung các khoá học đào tạo cho dự án còn chưa tương xứng với kinh nghiệm tích luỹ được của đơn vị. Chưa phát triển tối đa năng lực kinh doanh sản phẩm, thị trường mới. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị, giữa các phòng ban còn phức tạp và trách nhiệm không rõ ràng. Chưa tận dụng được sự hỗ trợ của đối tác trong việc hoàn thiện quản lí, kinh doanh dự án, tăng năng lực cạnh tranh. Có thể nêu ra một số nguyên nhân của các tồn tại trên như sau: ỉ Do hình thức BCC là hình thức hợp tác “lỏng”, các bên không ràng buộc nhau về trách nhiệm như giải ngân đầu tư thực hiện các cam kết và hiệu quả kinh doanh dự án. Vị trí và vai trò của đối tác còn rất hạn chế, chủ yếu là thu xếp vốn đầu tư nên ảnh hưởng của đối tác trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản lí dự án không nhiều.. ỉ Giai đoạn 1997-2000 các nước trong khu vực rơi vào khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và lòng tin của đối tác đầu tư. ỉ Về tổ chức triển khai dự án : các phòng ban tham gia triển khai và quản lí theo chức năng, do đó không có đơn vị điều hành chịu trách nhiệm chính và cụ thể về tiến độ và hiệu quả cả dự án. ỉ Đội ngũ cán bộ tham gia triển khai dự án của Tổng công ty và đơn vị còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm đàm phán và triển khai thực tế các dự án quốc tế. 3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Kể từ khi nhận được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên (BCC về viễn thông quốc tế Telstra - Australia) đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đó là những hiệu quả kinh tế xã hội như sau: v Phát triển mạng viễn thông quốc tế. Trước năm 1980, cả nước có hai trung tâm liên lạc viễn thông quốc tế là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều dùng thông tin vô tuyến sóng ngắn. Các hướng liên lạc điện thoại, điện báo chỉ bó hẹp trong khối các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước lân cận như Hồng Kông, Singapore,...Với mạng viễn thông quốc tế ấy chỉ cung cấp được các dịch vụ như điện thoại nhân công và điện báo. Từ năm 1990, dự án BCC với Telstra -Australia xây dựng 2 đài mặt đất tiêu chuẩn A liên lạc qua vệ tinh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ các dịch vụ viễn thông quốc tế và nâng cấp, mở rộng mạng viễn thông đã làm thay đổi căn bản mạng viễn thông Việt Nam. Đến giữa năm 1995, Việt Nam đã mở được 1.647 kênh thoại quốc tế, và tính đến đầu năm 2002 đã tăng lên hơn 5.000 kênh, cho phép thực hiện hàng chục ngàn cuộc gọi điện thoại một lúc, kết nối dễ dàng với các dịch vụ viễn thông khác của các nước trên thế giới. v Mở rộng diện phục vụ của dịch vụ Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Từ các loại hình dịch vụ truyền thống: bưu kiện, bưu phẩm các loại, phát hành báo chí, điện thoại nội hạt, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, điện báo, telex,...đến các dịch vụ mới như: điện hoa, chuyển phát nhanh (EMS, DHL,...), chuyển tiền nhanh, thông tin di động, điện thoại thẻ, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ tiết kiệm bưu điện,... và đến các dịch vụ cao cấp: dịch vụ datapost, thư điện tử, điện thoại truyền hình, TSL tốc độ cao, hội nghị truyền hình, dịch vụ mua hàng qua bưu điện, bưu chính ảo,...nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu trao đổi thông tin ở các dạng khác nhau của mỗi đối tượng khách hàng theo cơ chế thị trường. v Hình thành và phát triển công nghiệp viễn thông. Trong thời gian qua, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới: mạng kĩ thuật số phát triển mạnh, mạng Analog được thay thế, nhờ đó ngành Bưu chính Viễn thông năm sau được phát triển nhanh hơn năm trước về mọi mặt. Trong quá trình hiện đại hoá mạng lưới, công nghiệp Bưu chính Viễn thông đóng một vai trò quan trọng, bởi phát triển công nghiệp viễn thông là một chủ trương chiến lược của ngành. Nó không chỉ tăng cường tính tự chủ, nâng cao năng lực nội sinh, phát triển nhanh đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề của người lao động, mở ra hướng làm ăn mới, có thể sản xuất các thiết bị một cách chủ động và mở hướng kinh doanh với bên ngoài. Việc thu hút các công ty nước ngoài liên kết với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam để chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp viễn thông đã là cơ sở cho Bưu chính Viễn thông Việt Nam bước ra thi trường viễn thông quốc tế. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp viễn thông đã giúp chúng ta tiết kiệm được ngoại tệ, chủ động và tự chủ trong sản xuất, tiến dần tới tự trang bị để phát triển với tốc độ cao. v Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cơ cấu kinh tế ngành Bưu chính Viễn thông từ chỗ chỉ phục vụ thông tin hành chính - an ninh - quốc phòng là chủ yếu đã từng bước chuyển sang cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanVan.doc
  • docbia LV.doc
  • docmucluc.doc
  • docphu luc LV.doc
Tài liệu liên quan