Mục lục.
Trang
Lời nói đầu . 1
Chương I
Thị trường Mỹ và cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản việt nam
I. Khái quát về nước Mỹ và thị trường nông sản Mỹ. . 3
II. Nhu cầu nhập hàng nông sản vào thị trường Mỹ và định hướng chiến lược
của các doanh nghiệp Việt Nam. 4
1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam . 4
2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 6
3. Nhu cầu nhập hàng nông sản vào thị trường Mỹ. 7
4. Định hướng chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam . 9
III.Những thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
vào thị trường Mỹ . 10
Chương ii:
Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vào
thị trường Mỹ
I.Tình hình hoạt động kinh doanh nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ . 13
1.Kim ngạch một số mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 13
2.Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ . 15
II. Đánh giá chung thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt
Nam trên thị trường Mỹ . 18
1.Thành tựu. 18
2. Tồn tại. 19
Chương iiI:
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp việt nam
I. Về phía doanh nghiệp . 20
II. Biện pháp củaNhà nước . 28
Kết luận . 31
Tài liệu tham khảo
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị
143.455 110.910 108.208 142.600 100.100 155.300 151.600
3. Ngũ cốc 5 5.845 20.995 5.300 5.472 6.421 6.956
4. Chế phẩm
từ ngũ cốc,
bột mỳ
412 1.150 1.828 1.890 2.005 2.200 2.305
5. Chế phẩm
từ rau
195 1.987 2.917 3.152 3.428 3.076 4.784
6. Cao su và
sản phẩm từ
cao su
1.572 564 3.031 2.900 3.500 2.400 4.781
Nguồn : Hải quan Mỹ và cơ sở dữ liệu của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa
Kỳ (USITC).
Cà phê:
Cà phê là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất. Hàng năm, nước ta xuất
khẩu với kim ngạch đều trên 100 triệu USD ( số lượng khoảng 40000 tấn/năm).
14
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê Robusta vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu
tiên đã đạt 32 triệu USD. Sau khi suy giảm vào các năm 1997, 1998 (nguyên nhân
là do giá cà phê trên thị trường thế giới có biến động) kim ngạch đã tăng trở lại vào
năm 1999 đạt 142,6 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 7 về giá
trị trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Mỹ (theo số liệu thống kê của Hải Quan
Mỹ).
Mặt hàng chè:
Năm 1998 Việt Nam xuất sang Mỹ 842 ngàn USD đừng hàng thứ 15 trong
số các nước xuất khẩu chè vào thị trường Mỹ. Năm 2001 xuất khẩu chè đã đạt kim
ngạch trên 1 triệu USD. Do thuế nhập khẩu chè đen là 0% cho cả MFN và non-
MFN nên chè đen của ta có khả năng tăng kim ngạch trung bình 20% năm trên thị
trường Mỹ trong thời gian tới.
Hạt tiêu:
Mặt hàng này có mặt tại thị trường Mỹ sau mặt hàng cà phê, năm 2000 đạt
kim ngạch 3,8 triệu USD. Năm 2002 tăng lên 4,2 triệu USD đứng thứ 7 trong số
các nước xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ. Hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu
là loại hạt tiêu đen, loại chưa xay chưa nghiền. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ
tăng kim ngạch, vượt qua Trung Quốc và Tây Ban Nha để trở thành 1 trong 5 nước
xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào thị trường Mỹ.
Quế:
Đây là sản phẩm có mức thuế non-MFN là 0% nên mặt hàng này năm 1996
xuất khẩu sang Mỹ đã đạt 878 ngàn USD. Năm 1998 giảm xuống còn 596 ngàn
USD nhưng vẫn đứng hàng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu quế vào Mỹ. Năm
2002 kim ngạch đã lên tới 984 ngàn USD. Dự kiến đến năm 2005 Việt Nam sẽ xuất
khẩu sang Mỹ khoảng 2 triệu USD chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu quế của Việt
Nam.
Cao su:
Doanh số xuất khẩu ở mặt hàng cao su còn nhỏ. Năm 1998 cả hai nhóm mặt
hàng cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ đạt
giá trị kim ngạch 3 triệu USD. Tuy có giá trị kim ngạch tăng trong những năm tiếp
theo đến năm 2002 đạt 4,781 triệu USD nhưng so với kim ngạch của các nước
Đông Nam á
15
như Malaysia, Indonesia, Thái Lan thì còn rất nhỏ. Năm 2001, kim ngạch xuất
khẩu cao su thiên nhiên của Thái Lan là 247 triệu USD, sản phẩm cao su là 546
triệu USD.
Rau và chế phẩm từ rau:
Một số mặt hàng như quả hạt ăn được, rau quả chế biến và thực phẩm chế
biến cũng được xuất sang Mỹ. Trong đó thực phẩm chế biến đạt kim ngạch 17,8
triệu USD vào năm 2001. Trong sản phẩm quả và hạt ăn được thì hạt điều là sản
phẩm chủ yếu. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt 7,6 triệu USD tới
năm 2002 đạt 32 triệu USD. Hiện nay, hạt điều có thị trường khá ổn định với hai thị
trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.
2. Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường Mỹ.
Sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam so với các nước cùng xuất
khẩu mặt hàng này chủ yếu là về hai khía cạnh: giá cả và chất lượng.
Về mặt hàng cà phê, Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn, các doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá cả với các
nước xuất khẩu cà phê khác, đặc biệt là từ những nước bạn hàng quen thuộc của
Mỹ như Brazil, Colombia, Mêhicô… Trên thực tế, Việt Nam chủ yếu trồng cà phê
Robusta (khoảng 95% diện tích) trong khi thị trường Mỹ lại chuộng giống cà phê
Arabica hơn mặc dù giá mua bán loại cà phê này trên thế giới thường cao hơn gấp
1,5 lần cà phê Robusta. Riêng với cà phê Robusta, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ
chủ yếu là loại II, chiếm đến 80%. Giá cà phê loại II thường rất thấp (giá tháng
12/2001 chỉ có 430 USD/tấn) do chất lượng không cao, có đến 5% hạt bể, nên kim
ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam thu được thấp hơn các nước khác. Bên cạnh đó
Mỹ là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, nếu Việt Nam không cố gắng
nâng cao chất lượng cà phê, thực hiện xuất khẩu cà phê loại I chiếm tỷ trọng cao
hơn thì sẽ rất khó đứng vững trên thị trường này, cũng như khó có thể duy trì được
mức kim ngạch hiện nay.Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì
trong vài năm sắp tới, tình hình cung ứng cà phê sẽ vượt cầu trên thế giới nói chung
và ở Mỹ cũng không tránh khỏi xu hướng đó, cho nên giá xuất khẩu cà phê sẽ còn
giảm nữa và đặc biệt là giá cà phê Robusta của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất
lớn.
Mặt hàng chè của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có kim ngạch tăng theo từng
năm. Thị trường Mỹ hàng năm tiêu thụ rất lớn chè túi và chè hộp, sản phẩm chè của
16
Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ lại chủ yếu là chè đen và chè xanh. Chất lượng
chè của Việt Nam còn thấp hơn các nước như Băngladet, Srilanca…
Hạt tiêu và quế là hai sản phẩm có kim ngạch lớn xuất khẩu vào Mỹ. Chất
lượng của các mặt hàng này không thua kém nhiều so với các nước sản xuất hạt
tiêu lớn nhất thế giới nhưng khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của cây tiêu là
thị trường tiêu thụ. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phần nhiều là loại hạt tiêu thô,
chưa qua chế biến nên giá cả còn thấp.
Xuất khẩu cao su sang Mỹ Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là cao su tự
nhiên giá cả và chất lượng còn thấp so với các nước cạnh tranh là Thái Lan,
Indonexia.
Hạt điều hiện nay Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ
đứng thứ ba sau ấn Độ và Brazil. Chất lượng điều của Việt Nam không thua kém so
với đối thủ cạnh tranh. Nhưng kim ngạch còn thấp hơn so với các nước trên nên các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ và có những giải pháp
để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.
Về sản phẩm hoa quả tươi hiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa đưa được
sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Nếu muốn nhập khẩu hoa qua tươi vào Mỹ phải
được sự cho phép của cơ quan Giám định Động Thực vật Hoa Kỳ (APHIS). Hiện cơ
quan này vẫn chưa chính thức cho phép nhập các sản phẩm rau, quả tươi từ Việt
Nam, vì họ vẫn chưa có thông tin và nghiên cứu đầy đủ về các loại sâu bọ có trên
những sản phẩm rau, quả tươi đến từ Việt Nam. Cơ quan APHIS chỉ cho phép nhập
khẩu các sản phẩm rau, quả tươi từ Việt Nam sau khi họ nhận được những thông tin
chính thức từ phía Việt Nam và sau khi nghiên cứu xác định được rằng các sản
phẩm đó có thể được nhập khẩu vào Mỹ mà không du nhập các loại sâu bọ có hại.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức cạnh tranh một số mặt hàng nông
sản Việt Nam vào thị trường Mỹ còn thấp có thể kể đến một số nguyên nhân chủ
yếu sau đây:
Cà phê, do khoảng cách địa lý giữa Mỹ và Việt Nam khá xa, nên chi phí vận
chuyển từ Việt Nam sang Mỹ còn rất cao. Nước Mỹ lại nằm sát trung tâm cà phê
hàng đầu của thế giới: Brazil, Colombia, Mehico, El Sanvado… với chi phí vận tải
thấp hơn. Thị trường Mỹ đã quen tiêu thụ cà phê Arabica, nên chưa mặn mà với cà
phê Robusta của Việt Nam, trong khi Việt Nam sản xuất chủ yếu là cà phê Robusta
(95% diện tích) làm cho sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam bị hạn chế trên thị
trường Mỹ. Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam hầu như
17
chưa tiếp cận trực tiếp với thị trường Mỹ, mà chủ yếu thông qua các nhà thương
mại Mỹ như Cargill, Mercon… có trụ sở đóng tại Việt Nam. Điều này đã làm hạn
chế khả năng tìm kiếm đối tác, mở rộng khả năng tiêu thụ và phân phối cà phê qua
các đại lý.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cao su sang Mỹ chưa cao vì công nghiệp
chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam chưa phát triển, chất lượng sản phẩm chưa
cao. Chất lượng mủ cao su của Việt Nam chưa tốt so với các nước trong khu vực,
còn nhiều tạp chất, chất lượng không đồng đều. Sản phẩm cao su Việt Nam còn
thiếu thương hiệu nổi tiếng. Giá sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam còn cao
hơn so với các nước cạnh tranh.
Mặt hàng rau quả tươi và chế biến còn bị hạn chế do: Nước Mỹ ở quá xa nên
thời gian vận chuyển dài, cước phí vận tải cao, trong khi kỹ thuật bảo quản chế biến
sau thu hoạch đối với rau quả và trái cây của Việt Nam bị hạn chế, cho nên rất khó
đưa sản phẩm mang tính cạnh tranh cao vào Mỹ. Thị trường Mỹ yêu cầu rất khắt
khe đối với chất lượng rau quả nhập khẩu, phải qua các khâu xin phép, giám định
sâu bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm rất chặt chẽ, đây được xem là rào cản kỹ thuật
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng rau,
củ, quả có xuất xứ từ Việt Nam cũng là những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hoá ở nhóm này trên thị trường Mỹ.
Công nghệ sau thu hoạch đối với các mặt hàng nông sản: rau, củ, quả… còn
kém phát triển, tổ chức thu hoạch thực hiện thủ công lạc hậu, công nghệ xử lý bảo
quản đóng gói còn yếu …
Ngoài các nguyên nhân kể trên phải kể đến sự am hiểu về thị trường Mỹ
chưa nhiều, trình độ tiếp thị thấp là nhân tố quan trọng hạn chế khả năng tiếp cận
với thị trường Mỹ. Nguyên nhân này là do thị trường Mỹ quá rộng lớn, hệ thống
luật pháp của Mỹ qúa phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị
trường Mỹ, sự hiểu biết về thị trường, kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa
nhiều.
Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao, nhiều nước trên thế giới có lợi thế
tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt
động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các nhà doanh nghiệp của các nước này đều
quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần trên thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường Mỹ chậm hơn các đối tác,
khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bán, thói quen sở thích sản phẩm
18
thì đây cũng là một khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh
tranh giành thị phần.
Sản phẩm nông sản của Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ đa số là những sản
phẩm dưới dạng thô, ít qua chế biến, hiệu quả thấp, giá cả rất bấp bênh, trị giá xuất
khẩu không ổn định.
Qua các nguyên nhân trên ta thấy, tính cạnh tranh sản phẩm nông sản Việt
Nam còn thấp trên cả hai khía cạnh giá cả và chất lượng so với sản phẩm cùng loại
của các nước cạnh tranh.
II. Đánh giá chung thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt
Nam trên thị trường Mỹ.
1.Thành tựu:
Sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, tài chính thế giới trong thời gian
qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của
các doanh nghiệp Việt Nam. Vượt lên những khó khăn trong thời gian qua, hoạt
động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình hoạt
động vẫn còn rất nhiều tồn tại mà các doanh nghiệp cần giải quyết.
Trong những năm gần đây, mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các
nước có cùng mặt hàng nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phát
triển trong một thị trường có sức cạnh tranh cao như Mỹ, các doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản vẫn Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu tăng trưởng.
Chủng loại xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng
như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, quế, rau quả chế biến… kim ngạch các mặt
hàng này đều tăng qua các năm.
Chất lượng các mặt hàng của các doanh nghiệp đã được nâng cao. Từ chỗ
mặt hàng nông sản chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ đến nay mặt hàng này
đã có mặt và có được chỗ đứng trên thị trường này.
Công tác thu mua tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu và xúc tiến tiêu thụ
đang từng bước được hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh mới và
đầy sự cạnh tranh như Mỹ.
Đội ngũ nhân viên, cán bộ thu mua của các doanh nghiệp đã được chọn lọc
và đào tạo rất năng động và nhạy bén trong công việc. Cơ chế kinh doanh của các
doanh nghiệp đã mềm dẻo, linh hoạt nhậy bén, thích nghi với sự vận động và phát
triển của thị trường.
19
Bản thân nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên đáng kể
sau 10 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập. Trình độ máy móc, trang
thiết bị của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản đã được nâng lên
đáng kể, các sản phẩm đã có được chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường
Mỹ.
2.Tồn tại:
Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam mới xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc mới sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu
chưa cao, giá cả rất bấp bênh.
Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thấp
hơn so với các nước cạnh tranh như Braxin, Thai Lan, Indonexia… Khả năng đáp
ứng xuất khẩu khối lượng hàng lớn còn gặp khó khăn do các doanh nghiệp chủ yếu
có qui mô nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ còn bị hạn
chế khả năng cạnh tranh do giá cả còn cao, chất lượng thấp và thiếu ổn định, mẫu
mã bao bì chưa phù hợp và đẹp, công nghệ chế biến còn thấp hơn so với các sản
phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Các sản phẩm nông sản chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao đưa vào thị
trường Mỹ kim ngạch thấp về giá trị. Sản phẩm rau quả tươi chưa thâm nhập được
vào thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chưa hiểu biết sâu về thị
trường Mỹ, khả năng tiếp thị yếu làm giảm khả năng thâm nhập với thị trường Mỹ.
Công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp
hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn thiếu thương hiệu nổi
tiếng, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ còn
chưa được thiết lập chặt chẽ.
20
Chương III
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt nam
I.Về phía doanh nghiệp.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực sẽ tạo ra môi trường
kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị
trường Mỹ, nhưng hạn chế lớn nhất của sản phẩm Việt Nam khi thâm nhập thị
trường Mỹ là tính cạnh tranh còn thấp so với các nước có cùng loại sản phẩm. Để
sản phẩm nông sản Việt Nam có thể nâng cao được sức cạnh tranh, thâm nhập được
sâu hơn vào thị trường Mỹ thì cần phải có các giải pháp đúng đắn từ phía các doanh
nghiệp và cần có cả những biện pháp của nhà nước.
Về mặt chiến lược cạnh tranh:
Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp Việt Nam cần có hệ thống chiến lược
kinh doanh tổng hợp thích nghi với điều kiện của doanh nghiệp và với thị trường
Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản cũng như hàng khác cần cần có
chiến lược và kiên trì thực hiện gồm:
A. Cạnh tranh về giá cả:
Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ không được ưu đãi bằng các
nước thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) do hệ thống giá ưu đãi
của mình vẫn dành ưu tiên hơn cho các nước thuộc Châu Mỹ , khối Bắc Mỹ và các
nước đã là thành viên WTO như Trung Quốc, Thái Lan …
Tuy nhiên, với mức ưu đãi sau khi Hiệp Định Thương Mại Việt Nam- Hoa
Kỳ có hiệu lực ngày 11/12/2001 mức ưu đãi để bắt đầu có thuận lợi thuận lợi hơn
trước kia. Ngay lúc chưa có ưu đãi hàng Việt Nam vẫn vào được thị trường Mỹ.
Ngày nay tuy thuận lợi hơn nhưng doanh nghiệp Việt Nam cần phấn đấu giá thành
giảm sản xuất bằng nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và kinh doanh , giảm các
khâu thừa … Có được giá thấp thì mới cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và
Thái Lan giá vẫn thấp hơn hàng Việt Nam từ lâu nay.
21
B. Cạnh tranh bằng chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường
Mỹ
Chất lượng hàng xuất khẩu có vị trí quan trọng, bảo đảm cho doanh nghiệp
tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu
vào Mỹ là mặt yếu của hàng Việt Nam so với hàng cùng loại của Trung Quốc, Thái
Lan, Indonexia, Brazil…Do chất lượng yếu nên hàng của ta giá thấp hơn các nước.
Ngoài ra còn bị đe doạ vị trí của ta ở thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần áp
dụng mọi biện pháp để tăng chất lượng bảo đảm cạnh tranh ở thị trường và tăng
được giá xuất khẩu bằng mọi biện pháp áp dụng công nghệ sản xuất, bảo quản chế
biến( hạt tiêu, cà phê giảm xuất khẩu thô, chuyển sang chế biến tinh…) có thương
hiệu đầy đủ và làm mọi thủ tục cần thiết phù hợp luật pháp Mỹ.
Ngày nay, khái niệm chất lượng rộng hơn ngoài chất lượng giá trị sử dụng
của hàng hoá còn có nhiều yêu cầu khác, nhất là ở thị trường Mỹ như áp dụng các
chỉ tiêu hàng thực phẩm lương thực theo chế độ HACCP, ISO cũng như tuân thủ chỉ
tiêu xã hội SA8000( không dùng lao động trẻ em, người tàn tật chỗ sản xuất bảo
đảm tiêu chuẩn lao động, vệ sinh, chế độ làm việc).
C. Cạnh tranh bằng dịch vụ
Thị trường Mỹ là thị trường phát triển dịch vụ nhất trên thế giới. Các dịch vụ
bán hàng qua trung gian, nhờ luật sư “tìm đường” hợp lý, dịch vụ của người Việt
Nam định cư tại Mỹ … đều là cần thiết. Dịch vụ trước và sau bán hàng nông sản
đều cần cho doanh nghiệp xuất khẩu: chi ra ít nhưng thu lợi nhuận nhiều hơn.
D. Cạnh tranh bằng quan hệ với khách hàng và thị trường
Giữ uy tín, tín nhiệm với thị trường và khác hàng, bảo đảm tăng tín nhiệm
lúc khó khăn vẫn bán được hàng.
E. Cạnh tranh bằng xúc tiến thương mại , quảng cáo
Ngày nay, có thể thực hiện qua mạng Internet, vận dụng qua thương mại
điện tử Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam chua dùng mạnh nên
cần tăng cường khâu này.
Về các mặt hàng cụ thể.
Mặt hàng cà phê là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong số các mặt hàng
nông sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Để khắc phục được những khó
khăn và tồn tại các doanh nghiệp cần có những giải pháp về mặt hàng này:
22
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây có thể xem là vấn đề hàng đầu trong
chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ đối với ngành hàng cà phê, bởi lẽ chất lượng
sản phẩm sẽ quyết định mọi yếu tố cạnh tranh khác nhằm giúp Việt Nam trở thành
bạn hàng lớn nhất của Mỹ. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các khâu từ chọn giống, gieo trồng, thu hoạch và chế biến thành
phẩm để cuối cùng có được chất lượng sản phẩm ổn định và tạo được niềm tin nơi
người tiêu dùng.
Chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường và nắm bắt thông tin: thông
qua các hình thức như thành lập ngân hàng dữ liệu, thông tin, thực hiện chương
trình môi giới thương mại, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài
muốn tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh cà phê… mục đích cuối cùng là
giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thu thập và trao đổi đầy đủ các
thông tin về tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê trên thế giới nói chung và ở
Mỹ nói riêng.
Vì Mỹ là thị trường mới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt
Nam, nên việc am hiểu pháp luật và thông lệ buôn bán của người Mỹ vẫn còn hạn
chế đối với các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải
tìm hiểu và nắm bắt cho được các luật lệ có liên quan đéen việc kinh doanh xuất
nhập khẩu cà phê với Mỹ, thậm chí cả các trường hợp xảy ra tranh chấp, vì một sự
hiểu biết như vậy không bao giờ là thừa.
Cải tiến công tác xuất nhập khẩu đối với ngành hàng cà phê: Hiệp hội cà phê
ca cao Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để có khả năng tổ chức quản lý và tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập tốt thị trường Mỹ, không còn tình trạng tranh
mua tranh bán để tránh bị ép giá.
Trang thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng chế biến, đáp
ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường này.
Mở rộng qui mô hoạt động và thực hiện liên kết với Việt Kiều ở Mỹ để đẩy
mạnh sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê vào Mỹ.
Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng trái cây, rau, củ, quả vào thị trường Mỹ thì
các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nâng cao tính cạnh tranh về chất
lượng và giá đối với sản phẩm của mình.
23
Nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm:
Đầu tư phát triển giống trái cây cho chất lượng tốt, song song với quá trình
này thực hiện nhập khẩu giống dưới sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền
Nhà nước từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Philippines, Đài Loan.
Xây dựng qui trình công nghệ chăm sóc thu hoạch và bảo quản cây, trái, củ
và phổ biến rộng rãi đến người sản xuất, việc làm này đảm bảo sản phẩm có chất
lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh cây trái, củ, rau như: hệ thống
kho, xử lý trước bảo quản, kỹ thuật bao bì…
Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng các tiêu chẩn GMP, ISO… trong sản xuất
và chế biến cây, trái, củ.
Ưu tiên khuyến khích đầu tư toàn diện, phát triển xuất khẩu sang thị trường
Mỹ các sản phẩm Việt Nam có lợi thế: Dứa, thanh long, hạt tiêu, hạt điều, tỏi… Các
doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
đa dạng của người Mỹ (đa dạng về chủng tộc).
Quan tâm đầu tư cho công nghệ chế biến rau, củ, quả, nước trái cây, mứt, đồ
hộp, đồ khô… vừa tăng giá trị sản phẩm, vừa kéo dài thời hạn bảo quản cây trái.
Nâng cao tính cạnh tranh về giá:
- Chú ý về giống và kỹ thuật canh tác sẽ đảm bảo năng xuất và chất lượng cao,
đây là nhân tố quan trọng để giảm giá thành sản phẩm cây, trái, củ.
- Giảm hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản (ước tính 20-30% sản
lượng) góp phần giảm giá thành.
- Phát triển công nghệ chế biến để: sản phẩm tốt xuất khẩu dưới dạng tươi
sống; sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn mẫu mã thì chế biến, phế liệu của công
nghiệp chế biến làm thức ăn gia súc, làm phân bón… với cách này góp phần
giảm giá thành sản phẩm.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nhận thức
rằng: Các doanh nghiệp đã có được cơ hội thuận lợi sau khi Hiệp Định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ đã được phê chuẩn. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tích
cực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh,
thâm nhập thị trường Mỹ so với các doanh nghiệp của nước khác trên thị trường
24
Mỹ. Các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường
Mỹ cần phải có những biện pháp cụ thể như:
Nâng cao những đặc tính nổi trội cho sản phẩm
Đặc tính nổi trội là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản
phẩm. Tính chất là một công cụ cạnh tranh để tạo ra đặc điểm khác biệt cho sản
phẩm của công ty. Người đầu tiên đưa ra những tính chất mới cho sản phẩm của họ
là người cạnh tranh có hiệu quả nhất. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể phát
hiện ra và lựa chọn tính chất mới cho sản phẩm của mình ? Điều đó sẽ được phản
ánh sau mỗi lần kinh doanh với khách hàng họ sẽ có những đề nghị đối với sản
phẩm của công ty để tiếp tục kinh doanh .
Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho hàng nông sản .
Người Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là
càng mua sắm nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền
kinh tế cũng phát triển. Ngày nay, tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến riêng nền
kinh tế Mỹ mà còn tác động sâu rộng đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới.
Hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng dù chất lượng cao hay vừa đều có
thể bán được trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư này đều tiêu thụ hàng hoá(
do tính đa dạng của thị trường và kênh marketing xuất khẩu hàng nông sản của
Mỹ). Chính vì vậy , hàng nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ
có thể áp dụng chính sách giá phân biệt( đưa ra các mức giá khác nhau cho các
đoạn thị trường ) là hợp lý và hiệu quả, nhằm khai thác triệt để nhu cầu của thị
trường này, đạt tới mục đích tối đa hoá lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến người mua ở
các mức độ khác nhau. Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của hàng nông sản
Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, các doanh nghiệp cần tận dụng đến mức tối đa các
nguyên liệu sản xuất nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất đến mức thấp nhất
có thể. Các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường
Mỹ, hạn chế xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc làm hàng gi công cho các
doanh nghiệp Mỹ.
Muốn có công nghệ tiên tiến đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một số vốn để
có thể đầu tư mở rộng cho việc kinh doanh của mình. Ngoài những nguồn vốn đầu
tư trong nước, thu hút và tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) hoặc là vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng nông sản xuất
25
khẩu, đặc biệt là các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra những sản
phẩm có chất lượng tốt và đồng đều, có sức cạnh tranh trên thị trường. Liên doanh
đầu tư với nước ngoài để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường
Mỹ.
Cùng với những giải pháp về vốn, không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm cũng là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu
hàng nông sản trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp nhất thiết phải áp dụng
phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý qui trình sản xuất,
chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và các qui định của các cơ quan
kiểm soát chất lượng của Mỹ đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp tham gia
kinh doanh.
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu cũng cần được cải thiện nếu các doanh
nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh mặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản việt nam vào thị trường mỹ.pdf