Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 3

I. Khái niệm, chức năng và vai trò của nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân 3

1. Khái niệm nhập khẩu 3

2. Chức năng của nhập khẩu 4

3. Vai trò của nhập khẩu 5

II. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu 9

1. Hình thức nhập khẩu trực tiếp ( nhập khẩu tự doanh) 9

2. Nhập khẩu uỷ thác 10

3. Hình thức nhập khẩu liên doanh 12

4. Hình thức nhập khẩu đổi hàng 13

5. Hình thức nhập khẩu tái xuất 14

6. Hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng 15

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng nhập khẩu hàng hoá 15

1. Các nhân tố vĩ mô 15

2. Các nhân tố vi mô 17

IV. Nội dung của hoạt động nhập khẩu 18

1. Nghiên cứu thị trường 18

2.Xây dựng phương án kinh doanh 26

3. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 27

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI 36

I. Quá trình hình thành phát triển của Công ty thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội 36

1. Quá trình hình thành và phát triển 36

2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 38

3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 43

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội 47

1.Kim ngạch nhập khẩu 47

2.Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 48

3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 50

4. Cơ cấu hình thức nhập khẩu 53

5. Các hoạt động trong quá trình nhập khẩu 54

III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty 60

1. Những mặt đạt được 60

2. Những mặt tồn tại của công ty cần hoàn thiện 61

3. Nguyên nhân của các tồn tại 62

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI 65

I. Phương hướng hoạt động nhập khẩu của Công ty 65

1. Phương hướng của Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu 65

2. Phương hướng đối với hoạt động nhập khẩu của công ty 68

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội 70

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 71

2. Hoàn thiện công tác xây dựng phương án nhập khẩu 75

3. Hoàn thiện công tác giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng 76

4. Hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng 78

5. Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu 80

6 . Đa dạng hoá thị trường nhập khẩu 82

7. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu 82

8. Một số giải pháp khác 82

III. Kiến nghị đối với Nhà nước 83

1. Hoàn thiện hệ thống thuế 83

2. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính 84

3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 84

4. Hỗ trợ về vốn 84

5. Hỗ trợ về thông tin 85

6 Kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm minh 85

KẾT LUẬN 86

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng của thị trường nội địa là chính. Cho nên chức năng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian này chủ yếu là các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân như cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo và kinh doanh đồ dùng gia đình, hàng nông sản (gạo, lạc, chè…) Với tổ chức bộ máy gồm có: + Chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm + Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, các cửa hàng... Trong những năm đầu hoạt động công ty chủ yếu kinh doanh ở địa bàn nhỏ hẹp, số lượng bạn hàng ít, kinh doanh nội địa là chính, phục vụ nhu cầu nhân dân trong quận và thủ đô Hà Nội, các hợp đồng kinh tế đối ngoại hầu như không có. - Sau khi Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã nhất trí và thông qua đường lối đổi mới kinh tế của quốc gia là dân chủ hoá đời sống kinh tế, chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng nền kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá các hình thức để hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Để phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và nhà nước công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng XNK Hai Bà Trưng theo quyết định số 2687/QĐ-UB ngày 4/11/1992của UBND thành phố Hà Nội, với chức năng và nhiệm vụ được bổ sung như sau: + Tổ chức sản xuất, thu mua gia công hàng XK và bao bì đóng gói. + Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện Nghị định 388/HĐ-BTngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước và theo quyết định số 316/QD-UB ngày 19/1/1993. Theo quyết định số 540/QD-UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội, Công ty chính chức mang tên Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Trụ sở tại: 53 Lạc Trung Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: hai ba trung Import Export company Tên viết tắt: HABAMEXCO Tel: 6360229 Fax: 6360227 Tài khoản tiền Việt Nam: 36110158 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Tài khoản ngoại tệ: 361111370425 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vốn điều lệ: 2240711400đ Vốn cố định: 189000000đ Vốn lưu động: 2016211000 đ Phạm vi kinh doanh: + Xuất khẩu: Hàng may mặc, thêu ren, thủ công mỹ nghệ, vải sợi, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm và thực phẩm chế biến… + Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, các mặt hàng XK nói trên, hàng điện máy, xe đạp, xe máy, hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất… - Để phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao, công ty đã được UBND quận Hai Bà Trưng giao lại cho UBND thành phố Hà Nội do Sở thương mại Hà Nội trực tiếp quản lý với tên gọi mới là Công ty thương mại XNK Hà Nội theo quyết định số 2894/QĐ-UB ngày 23/5/2001. Trụ sở tại: 142 Phố Huế Tên giao dịch quốc tế: Trade Import and Export Ha Noi Company Tên viết tắt: HACIMEX 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý của công ty a. Chức năng và nhiệm vụ Từ một công ty chỉ kinh doanh nội địa và các dịch vụ nhỏ khi mới thành lập, đến nay với sự nỗ lực của mình, công ty đã phát triển thành một công ty thương mại xuất nhập khẩu tổng hợp với chức năng và nhiệm vụ được mở rộng như sau: * Về chức năng: Với một lịch sử gần 20 năm, trải qua nhiều thăng trầm hiện công ty thương mại XNK Hà Nội đã hình thành cho mình một chức năng hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều mặt hàng, dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau cụ thể là: + Sản xuất, thu mua hàng thêu ren, may mặc thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. + Sản xuất chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, dược liệu, nông lâm thuỷ hải sản và các mặt hàng khác. + Kinh doanh hàng điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. + Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải. + Kinh doanh xuất nhập khẩu một số loại hoá chất phục vụ sản xuất tiêu dùng và phân bón. + Kinh doanh làm đại lý kí gửi và xuất nhập khẩu ô tô, phụ tùng ô tô. + Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ. + Làm đại lý hàng hoá cho các đơn vị kinh tế trong nước và đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không Pacific Airlines. * Về nhiệm vụ: Để thực hiện tốt chức năng của mình, công ty phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ, kinh doanh khách sạn, du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước theo đúng luật pháp hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của sở thương mại. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, sản xuất một cách có hiệu quả căn cứ theo kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty. + Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã kí với các công ty và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. + Chấp hành pháp luật của nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực. + Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ và nghiêm túc. b. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội . Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Công ty đã không ngừng bổ xung, điều chỉnh cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất. Là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh thuộc Sở thương mại Hà Nội Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội quản lý theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Trong đó các phòng ban có chức năng nhiệm vụ như sau: * Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc - Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do Sở thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm (trước đây do UBND thành phố Hà Nội). Giám đốc công ty tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước Sở thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. - Giúp việc cho giám đốc là 02 phó giám đốc, một phụ trách về kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách các cửa hàng. Các phó giám đốc do Giám đốc lựa chọn và đề nghị Sở thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các phó giám đốc thay mặt giám đốc quản lý điều hành giải quyết công việc trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giám đốc phân quyền hay uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao, cụ thể là: + Phó giám đốc thứ nhất phụ trách các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, có trách nhiệm về việc điều hành và lãnh đạo các phòng xuất nhập khẩu theo đúng kế hoạch kinh doanh và phát triển của Công ty. Đồng thời đề xuất kiến nghị, lập phương án kinh doanh mới phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế trình lên ban giám đốc phê duyệt. Báo cáo định kỳ đầy đủ và chính xác kết quả kinh doanh của các phòng kinh doanh. + Phó giám đốc thứ hai phụ trách các cửa hàng kinh doanh của công ty trong việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu. * Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ như một phòng Marketing có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, đối tác và đưa ra định hướng phát triển của Công ty trong năm và 5 năm tiếp theo * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp giám đốc về công tác như tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo cán bộ công nhân viên. Quản lý tiền lương, tiền thưởng, và các chế độ chính sách như BHXH, BH y tế. Một số công tác hành chính khác như công việc bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh…. * Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán như: thu thập và xử lý thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ giúp giám đốc ra quyết định đúng đắn. Thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hoạch toán kế toán, đảm bảo về vốn cho các hoạt động tài chính khác, xây dựng các kế hoạch tài chính. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ theo dõi tài sản hàng hoá, chi phí, xác định lãi lỗ phân phối cho từng người của từng đơn vị. * Ban quản lý dự án: Được thành lập để quản lý dự án xây dưng nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 60 tấn một ngày tại thôn Xóm Cháy xã Liên Vũ huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình với số vốn khoảng gần 35 tỷ đồng. * Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác kinh doanh của Công ty. Hoạt động theo phương thức chủ động, tự tìm thị trường tự tìm đối tác, tự tìm mặt hàng và chịu mọi trách nhiệm về quá trình kinh doanh của mình. Báo cáo đầy đủ theo định kỳ mọi kết quả kinh doanh của mình và tự bảo toàn vốn (phương thức khoán đến kết quả cuối cùng). Đứng đầu các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là trưởng phòng, được quan hệ giao dịch, đàm phán, và kí kết các hợp đồng kinh doanh theo quyền hạn chức năng do giám đốc quy định. *Các cửa hàng kinh doanh: Là bộ phận trực tiếp tiêu thụ hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng của Công ty. Qua đó ta thấy bộ máy của Công ty khá gọn nhẹ, phương pháp quản lý trực tiếp theo kiểu cơ cấu chức năng. Trong đó giám đốc lãnh đạo, quản lý, điều hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các cửa hàng. Hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện thông qua các cửa hàng và các phòng kinh doanh. Các phòng kinh doanh các cửa hàng chịu trách nhiệm đối với từng lĩnh vực kinh doanh riêng với giám đốc. Ngoài ra, tại mỗi phòng kinh doanh, trách nhiệm kinh doanh từng mặt hàng sẽ được giao cho từng người trong phòng và những người này sẽ chịu trách nhiệm với trưởng phòng về kinh doanh mặt hàng đã được giao. Cơ cấu quản lý này có ưu điểm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, thích hợp với lĩnh vực cá nhân được đào tạo. Điều đó sẽ làm cho cá nhân hăng say với công việc, không trốn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó nhân viên thấy rõ vai trò của chính cá nhân mình và của từng đơn vị, có điều kiện học hỏi, kiến thức, kinh nghiệm của người khác trong cùng phòng ban. Tuy nhiên, qua sơ đồ ta thấy những hạn chế của cơ cấu này đó là: Thứ nhất: Giám đốc công ty là người quyết định mọi vấn đề, hai phó giám đốc không có mối liên hệ trực tiếp với các phòng kế hoạch thị trường, phòng kế toán, hành chính... Dẫn đến khi có vấn đề phát sinh phải đi đường vòng qua giám đốc rồi đến các phòng ban liên quan, đôi khi làm mất cơ hội và thời gian. Thứ hai: Cơ chế hoạt động dành cho các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là tự tìm đối tác, nguồn hàng, đàm phán rồi trình nên giám đốc phê duyệt đồng thời phòng kế hoạch thị trường cũng có nhiệm vụ nghiên cứu trị trường, khách hàng, nhu cầu.. rồi lập phương án kinh doanh trình nên giám đốc phê duyệt. Nếu phương án kinh doanh được phê duyệt lại đưa đến các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện. Điều này dẫn tới hoạt động của các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch thị trường đôi khi trùng lặp nhau không có hiệu quả. ( Xem phụ lục 1: Hình 3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty) 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty a. Tình hình lao động của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 1998-2002. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số CBNV (người) 65 71 76 103 107 Nam (người) 20 23 29 38 39 Nữ (người) 45 48 47 65 68 Đại học +Trung cấp (người) 16 29 34 36 38 Lao động kinh doanh trực tiếp (người) 50 57 63 68 70 Lao động kinh doanh gián tiếp (người) 15 14 13 35 37 Nam Tổng số cán bộ công nhân viên 33,77 32,39 38,16 36,89 36,45 Nữ Tổng số cán bộ công nhân viên 69,23 67,61 61,84 63,11 63,55 Lao động kinh doanh trực tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên 76,92 80,28 82,89 66,02 65,42 Lao động kinh doanh gián tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên 23,08 19,72 17,11 33,98 34,58 Đại học +trung cấp Tổng số cán bộ công nhân viên 24,26 40,85 44,74 34,95 35,51 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của công ty một số năm như sau: - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tăng trung bình 8,4%/năm - Tỷ lệ giữa lao động nam và lao động nữ của công ty có sự chênh lệch lớn. Nữ chiếm trung bình 65%/Tổng số cán bộ công nhân viên - Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, trung cấp của công ty chiếm trung bình 36%/Tổng số cán bộ công nhân viên - Lao động kinh doanh trực tiếp của Công ty chiếm chủ yếu trung bình chiếm 74%/tổng số cán bộ công nhân viên và tỷ lệ này vẫn có xu hướng tăng lên. Ta thấy năm 2001, số cán bộ công nhân viên tăng lên nhiều nhất trong 5 năm (1998-2002) nguyên nhân số cán bộ công nhân viên tăng lên nhiều như vậy là do: + Ngày 10/10/2001 công ty chính thức đưa vào sử dụng trung tâm thương mại 142 Phố Huế (4 tầng) với diện tích 500m2 và mặt tiền khoảng 25m. Trung tâm nằm trên phố lớn, thuận lợi cho giao dịch buôn bán. Vì vậy Công ty quyết định để tầng1, tầng 2 cho thuê. Tầng 3 là trung tâm chăm sóc sức khoẻ Thẩm Quyến do Công ty thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2001 đã giải quyết gần 30 lao động mới cho Công ty và trung tâm này đã kinh doanh có hiệu quả. + Công ty thành lập thêm phòng kế hoạch thị trường. + Công ty dự kiến xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Hoà Bình nên đã thành lập ban quản lý dự án. b. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội Bảng 2: Thu nhập của nhân viên Công ty giai đoạn 1998-2002. Đơn vị: 1000đ Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Thunhập bình quân 650 700 850 1110 1300 Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán các năm 1998-2002 Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập bình quân của nhân viên công ty tăng hàng năm trung bình 21,4475%. Với mức thu nhập hiện tại như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhân viên công ty đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác. c. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty từ 1998-2002 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 1998-2002 Năm Chỉ tiêu 1988 1999 2000 2001 2002 Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Vốn ngân sách cấp 1812,138 8 2535 9,5 3500 10,9 3700 6,7 4000 6 Vốn tự bổ sung 500 2 700 2,6 750 2,1 750 1,4 750 1 Vốn vay 20197 90 23500 87,9 30700 87 50458 91,9 60000 93 Tổng vốn 22509,138 100 26735 100 34950 100 54948 100 64750 100 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán tài chính của công ty các năm 1998-2002. Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn vay của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh (Trung bình chiếm khoảng 90%/Tổng số vốn). Hàng năm vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp rất ít. Vốn do nhà nước cấp chiếm trung bình 8,22%/Tổng số vốn kinh doanh/năm. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận công ty chiếm rất nhỏ khoảng 1,82%/tổng số vốn kinh doanh/năm. Như vậy, tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng Công ty phải chủ động về vốn, tự tìm cho mình số vốn kinh doanh. Đây chính là một đặc trưng không chỉ của các doanh nghiệp tư nhân mà của cả doanh nghiệp Nhà nước. d. Tình hình công nghệ và thiết bị của Công ty. Bảng 4: Tình hình thiết bị công nghệ của công ty năm 2002. Máy vi tính Máy in Fax Máy photo Điện thoại 18 10 10 3 20 Nguồn: Báo cáo thiết bị công nghệ năm 2002. II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. 1. Kim ngạch nhập khẩu. Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999-2002. Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu/ Năm 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu 46332 56609 58825 71358 0 20000 40000 60000 80000 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu Năm Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 1999-2002. Nguồn: Phòng kế toán của công ty . Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngach nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2000 tăng 22,18% so với năm1999, Năm 2001 tăng 0,39%, Năm 2002 tăng 21,31%. Trung bình hàng năm kim ngạch nhập khẩu tăng 14,65. Qua đó ta thấy tình hình nhập khẩu của công ty đang phát triển tốt. 2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty những năm 1999-2002. Đơn vị:1000USD Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Điện tử gia dụng 20.858 45 25.756 45,49 22687 38,57 18950 26,55 23,5 -11,92 -16,475 Máy móc thiết bị 11471 25,75 14458 25,54 15453 26,26 20567 28,82 26,04 6,88 33,09 Hoá chất 2434 5,25 3674 6,49 6724 14,43 10698 15 50,94 83,02 59,1 Vật tư sản xuất 8254 17,81 10562 18,66 9565 16,26 12678 17,76 27,96 -9,43 32,55 Mặt hàng khác 3315 7,19 2159 3,82 4396 7,48 8465 11,87 34,87 92,56 92,56 Tổng kim ngạch 46332 100 56609 100 58825 100 71358 100 22,18 3,91 21,31 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 1999 –2002. Qua bảng 6 ta thấy Công ty đã xây dựng được một cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tương đối phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, đó là tỷ trọng máy móc thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất chiếm tỷ trọng cao (khoảng 62% tổng kim ngạch nhập khẩu). Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng này của công ty cũng đang có xu hướng tăng rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước ta về nhập khẩu. Có thể thấy mặt hàng nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng và phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng sau: - Hàng điện tử gia dụng: Công ty thường nhập nồi cơm điện, chảo điện, phích nước điện, máy xay sinh tố, máy đánh trứng, bàn là… - Hoá chất : Nhựa PPC, hạt nhựa, bột nhựa, dầu hoá dẻo- - Vật tư sản xuất: Sắt, thép ống, thép inox, thép tây, thép thỏi… - Máy móc thiết bị: Máy ủi, máy xúc, cần cẩu, ô tô, xe lu.. Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2002 đạt 71 356 triệu đồng tăng 21,31% so với năm 2001, trong đó: + Hàng điện tử gia dụng có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Năm 1999 chiếm 45% đến năm 2002 còn 26,55% giảm 9,1% so vớ năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do ban đầu công ty nhập khẩu những của các hãng có chất lượng cao và uy tín lớn (của Nhật Bản, Thái Lan …) nên việc tiêu thụ chúng rất tốt. Những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt do hàng Trung Quốc và các hàng lắp rắp trong nước, các công ty khác cùng nhập hàng điện tử nhiều và giống nhau, dẫn đến tổng doanh thu và tỷ trọng giảm dần. + Nhóm hàng máy móc thiết bị có xu hưóng tăng lên đáng kể. Năm 2002 tăng 23,095 so với năm2001 chiếm 28,82% tổng kim nghạch nhập khẩu. Nguyên nhân do công ty thường nhập máy móc từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật, Pháp.. và bán trực tiếp cho các công ty như Tổng công ty than Việt Nam , công ty xây dựng số 4. Các công ty này từng là khách hàng lâu năm của công ty và thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn. + Nhóm hàng hoá chất năm 2002 đạt 10 698 triệu đồng tăng 42,63% so với năm 2001. Tỷ lệ này tăng lên khá cao thể hiện công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, uy tín và thị trường nhập khẩu thích hợp. + Mặt hàng vật tư sản xuất có tỷ trọng chững lại, chiếm trung bình 17% tổng kim nghạch nhập khẩu. Công ty cần có biện pháp thích hợp để điều chỉnh kịp thời. 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu. Xét về thị trường hiện tại Công ty đang giao dịch chủ yếu với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… Công ty nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, hoá chất thường do khách hàng trong nước đặt hàng trước sau đó công ty mới nhập khẩu về và cung cấp luôn cho khách hàng của mình. Vì vậy chi phí cho lưu kho, thuê bãi rất ít, không đáng kể. Mặt hàng điện tử gia dụng công ty chủ yếu nhập về bán lẻ ở các cửa hàng, một số ít cũng bán buôn cho các nhà kinh doanh khác xong không muốn tạo thêm cho mình đối thủ cạnh tranh nên số lượng bán buôn ít. Hầu hết các nguồn hàng của công ty đều được nhập khẩu về cảng Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Hàng nhập về cảng Thành phố Hồ Chí Minh đều bán luôn cho các đối tác không chuyên chở về Hà Nội. Hàng nhập về cảng Hải Phòng thường bán buôn, bán lại cho các công ty khác và cung cấp cho các cửa hàng của công ty ở Hà Nội. Sau đây là sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu. Hình 4: Sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu 1) Nguồn NK từ Hàn Quốc Nguồn NK từ Trung Quốc Nguồn NK từ Nhật Bản Nguồn NK từ nước khác Nguồn NK từ EU Nguồn NK từ Malayxia - Điện tử gia dụng - Hoá chất - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị Điện tử gia dụng - Hoá chất - Vật tư sản xuất -Điện tử gia dụng - Hoá chất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Hoá chất - Điện tử gia dụng - Vật tư sản xuất Cảng Hải Phòng Hồ Chí Minh Bán buôn Hà Nội Hà Nội Bán buôn Cửa hàng Bán buôn 3 1 4 1 2 1 1 3 2 1 Sau đây là kim ngạch nhập khẩus của công ty từ một số thị trường trọng điểm Bảng 7: Thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999-2002. Đơn vị: 1000USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 15444 18034 18528 20835 Hàn quốc 10347 8710 13724 Nhật bản 12624 16869 15023 15000 EU 5312 7213 4312 Thái lan 7225 5906 2701 Thị trường khác 2605 14481 6432 14786 TổngKN 46332 56609 58825 713558 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty . Qua bảng số liệu ta thấy: Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất và tăng tương đối đồng đều qua các năm. Cụ thể như sau: * Thị trường Trung Quốc: Năm 1999 chiếm 33,3% trên tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2000 là 29%, năm 2001 là 315 và năm 2002 chiếm 29,2%. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như vậy là do: Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, rất thuận lợi cho giao dịch buôn bán về cả đường biển, biên giới.. Công ty thường nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường biên giới là chủ yếu. Hàng Trung Quốc có đặc điểm là giá cả rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú phù hợp với thu nhập hiện tại của người Việt Nam. * Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường đứng thứ hai về tỷ trọng nhập khẩu. Năm 1999 chiếm 27,3%, năm 2000 chiếm 30%, năm 2001 chiếm 25,5% và năm 2002 chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy trung bình hàng năm công ty nhập khẩu từ thị trương Nhật Bản chiếm khoảng 25,8%. Hàng hoá của thị trường Nhật Bản tốt và bền nhưng giá cả tương đối cao. Công ty nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị từ thị trường này. * Các thị trường khác như EU, Đài Loan, Thái Lan.. công ty đều có giao dịch xong còn mang tính chất không đều do phụ thuộc vào các đơn hàng là chủ yếu. 4. Cơ cấu hình thức nhập khẩu. Bảng 8: Những hình thức nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999 -2002 Hình thức nhập khẩu 1999 2000 2001 2002 1.000 $ % 1.000 $ % 1.000 $ % 1.000 $ % Nhập khẩu trực tiếp 20858 45 26917 48 34083 41 24415 34 Nhập khẩu theo đơn đặt hàng 25374 55 29694 52 37742 59 46943 66 Tổng 46332 100 56609 100 58825 100 71358 100 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 1999 –2002 Qua bảng 8 ta thấy: Năm 1999 hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng chiếm 55% trên tổng các hình thức nhập khẩu. Đến năm 2002 tăng lên 66%. Điều đó thể hiện công ty luôn giữ được uy tín đối với các bạn hàng đặt hàng truyền thống và đã tạo lập được thêm số khách hàng mới. Đây là một trong những thành quả đáng ghi nhận của Công ty. Bên cạnh đó hình thức nhập khẩu trực tiếp lại có xu hướng giảm, năm 1999 hình thức này chiếm 45% đến năm 2002 chỉ còn chiếm 34% (giảm 11%). Điều này thể hiện hoạt động bán hàng ở các cửa hàng của công ty chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa thể hiện được sự năng động, sáng tạo, sự kết hợp hài hoà giữa các bộ phận nhập khẩu trực tiếp và tiêu thụ. Nhìn tổng thể cả giai đoạn ta thấy có sự biến động không đồng đều trong từng hình thức. Đối với hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng thì xu hướng biến động qua các năm tăng, giảm bất thường. Năm 1999 là 55%, năm 2000 tỷ trọng giảm xuống còn 52%, đến năm 2001 tăng lên đến 59% và năm 2002 tỷ trọng này chiếm tới 66%. Đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp cũng có sự biến động không đều như vậy. Qua đó ta thấy hoạt động nhập khẩu của công ty chủ yếu phụ thuộc vào các đơn đặt hàng , hoạt động nhập khẩu trực tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ thể hiện tính chủ động trong hoạt động nhập khẩu có xu hướng giảm đi. Trong tất cả các mặt hàng nhập khẩu thì mặt hàng điện tử gia dụng được nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu, các mặt hàng máy móc thiết bị, hoá chất, vật tư sản xuất thường được nhập khẩu theo đơn đặt hàng. 5. Các hoạt động trong quá trình nhập khẩu. Hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, công tác nghiên cứu thị trường do các phòng sau đảm nhiệm: * Phòng kế hoạch thị trường. Được thành lập năm 2000 có chức năng như một phòng Marketing nhằm mục đích thực hiện tốt hơn cho việc nghiên cứu thị trường. Phòng kế hoạch thị trường có 4 nhân viên trong đó đứng đầu là trưởng phòng và mỗi thành viên đều phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Trưởng phòng: Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch, phương hướng phát triển của Công ty đề ra qua từng giai đoạn sẽ thông báo cho các nhân viên trong phòng để tiến hành nghiên cứu thị trường theo đúng hướng phát triển. Đồng thời trưởng phòng cũng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các thành viên. + Các nhân viên: Có chức năng là nghiên cứu thị trường, báo cáo kịp thời với trưởng phòng và đưa ra ý k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100850.doc
Tài liệu liên quan