MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 3
5. Bố cục luận văn . 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã. . 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và
hợp tác xã trên Thế giới và ở Việt Nam. 18
1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 36
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết. 36
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu. . 36
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. 39
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN.40
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. . 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 43
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 47
2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên. 47
2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác. 56
2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. 57
2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN. 71
2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp. 71
2.3.2. Về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. 72
2.3.3. Một số hạn chế. 75
2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế. 76
2.3.5. Bài học kinh nghiệm. 77
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 2010-2015. 79
3.1. ĐỊNH HưỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN. 79
3.1.1. Cơ sở của những định hướng. 79
3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp
tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. 81
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015. 85
3.2.1. Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ. 85
3.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hợp tác xã. 86
3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. 92
3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp. 93
3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã. . 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 99
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trung khoảng 87% vào mùa mưa , trong đó riêng tháng
8 lượng mưa chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm , vì vậy thường gây ra
những trận lũ lớn . Vào mùa khô (đặc biệt là tháng 12), lượng mưa trong tháng
chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm .
2.1.1.4. Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên đất:
+ Đất núi: chiếm 48,4% diện tích tự nhiên , nằm ở độ cao trên 200 m so
với mực nước biển , hình thành do sự phong hóa trên đá mácma , đá biến chất
và đá trầm tích . Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồng rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ , rừng kinh doanh và trồng các cây đặc s ản, cây ăn quả,
cây lương thực phục vụ nhân dân vùng cao .
+ Đất đồi: chiếm 31,4% diện tích tự nhiên , chủ yếu hình thành trên cát
kết, bột kết , phiến sét và một phần phù sa cổ . Đất đồi tại một số vùng như :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Đại Từ, Phú Lương,... nằm ở độ cao 150 - 200 m, độ dốc 5 - 200, phù hợp cho
sự sinh trưởng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm [13].
+ Đất ruộng: chiếm 12,4% diện tích tự nhiên , đây là loại đất có sự phân
hoá phức tạp . Một phần phân bố dọc theo các con suối , rải rác không tập
trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn
hán,...), khó khăn cho việc canh tác .
Điều đáng lưu ý , diện tích đất chưa sử dụng ở Thái Nguyên khá lớn,
chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên[13]. Diện tích đất này có khả năng phát
triển lâm nghiệp , nhất là mô hình trang trại vườn rừng . Đây là tiềm năng ,
đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn đặt ra cho tỉnh trong việc khai thá c, sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên này .
- Tài nguyên rừng
Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152 nghìn ha (chiếm 43%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong khai thác và phát
triển kinh tế rừng.
- Tài nguyên khoáng sản
Trong lòng đất Thái Nguyên chứa đựng những nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú , đa dạng và phân bố tập trung tại các huyện Đại Từ ,
Phú Lương , Đồng Hỷ và Võ Nhai .
Khoáng sản nhiên liệu: sau Quảng Ninh , Thái Nguyên được đánh giá là
tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện.
Khoáng sản kim loại : Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyê n kim loại đen ,
kim loại màu , kim loại quý hiếm . Đến năm 2004, toàn tỉnh đã đăng ký 39 mỏ
và điểm quặng sắt , với tổng trữ lượng trên 50 triệu tấn , trong đó nhiều mỏ có
trữ lượng 1 - 5 triệu tấn[13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Kim loại màu cũng khá phong phú với các chủng loại : chì kẽm , thiếc,
vonfram. Trong đó , chì kẽm có 19 mỏ và điểm quặng , tập trung ở 2 khu vực :
vùng Lang Hít (Đồng Hỷ) trữ lượng trên 130 nghìn tấn ; vùng nam Đại Từ, trữ
lượng trên 23 nghìn tấn . Đặc biệt , vùng Hà Thượng (Núi Pháo - Đại Từ ) đã
phát hiện thấy mỏ đa kim với trữ lượng thăm dò khoảng 110 triệu tấn , trong
đó có nhiều loại như : WO3, CaF2, Au, Cu, Bi,... Mỏ đa kim này được đánh giá
là một trong các mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới[13].
Kim loại quý hiếm có vàng với 20 mỏ và điểm quặng , trong đó có 10
điểm quặng vàng gốc .
Khoáng sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khoáng sản phi kim phục
vụ cho công nghiệp xây dựng như: đá vôi trữ lượng thăm dò gần 200 triệu tấn, dự
tính còn hàng trăm triệu tấn chưa được thăm dò. Sét cao lanh có ở nhiều nơi, trữ
lượng đã thăm dò 356.937 tấn, trong đó có một mỏ sét (cao lanh) trữ lượng lớn,
chất lượng cao được phát hiện ở Đại Từ, dự đoán trữ lượng trên 20 triệu tấn[13].
Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng cát, cuội, sỏi khá lớn, phân bố chủ yếu
trên sông Cầu và sông Công.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số - lao động
Dân số: Thái Nguyên có 1,150 triệu dân, gồm 8 dân tộc, chủ yếu là người
Kinh (chiếm khoảng 75%)[13]. Mật độ dân số khoảng 325 người/ km2, cao nhất
trong các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, vùng cao
và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư
rất dày đặc . Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phố Thái Nguyên (1.366
người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Võ Nhai (78 người/km2).
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Thái Nguyên đẩy mạnh
giao lưu kinh tế , văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong vùng và cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
nước. Hệ thống đường bộ của tỉnh có t ổng chiều dài 2.753 km[13]. Quốc lộ 3
từ Hà Nội đi Bắc Kạn , Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên , chạy qua thành
phố Thái Nguyên - cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội , các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh , thành phố trong cả nước . Các quốc lộ 37, 1B,
279 cùng với hệ thống tỉnh lộ , huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối
Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng . Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều
là đầu mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công
nghiệp Sông Công , Khu gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên .
Hệ thống đường thuỷ có 2 tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai (Quảng
Ninh), rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàn g hoá từ Thái Nguyên đến hai
cảng lớn Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh ).
Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc , Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn
hoá của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc , đầu mối hoạt động văn hoá ,
giáo dục của cả vùng núi phía Bắc . Với 7 trường đại học thuộc Đại học Thái
Nguyên và trên 20 trường cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ,
Thái Nguyên là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn thứ ba cả nước
(sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ). Đó là những tiền đề , những tiềm
năng quan trọng đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị , kinh tế , văn
hoá của Việt Bắc và vùng núi Đông Bắc trong hiện tại và tương lai .
2.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội qua 3 năm ổn định phát triển, năm 2008 tổng sản phẩm
trong tỉnh (GDP) năm 2008 (theo giá so sánh 1994) đạt 5.234,783 tỷ đồng,
tăng 11,47% so với năm 2007. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản
1.252,769 tỷ đồng, tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng 2.203,684 tỷ
đồng, tăng 14,04%; khu vực dịch vụ 1.778,330 tỷ đồng, tăng 12,2%; riêng các
ngành dịch vụ có tính chất kinh doanh 1.023,5 tỷ đồng, tăng 13,8% so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (theo giá cố định năm
1994) 8.600 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2007, đạt 93,57% kế hoạch[19].
Trong năm 2008, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã và đang
nghiên cứu đầu tư vào Thái Nguyên, như: Tập đoàn ô tô Vinaxuki, Tập đoàn
Lệ Trạch - Đài Loan và các nhà đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc Trung Quốc,
Singapore, Malaixia, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước như An Phú Long,
Lạc Việt, tập đoàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương... đến hợp tác, đầu tư
vào Thái Nguyên; đồng thời Thái Nguyên cũng chủ động tăng cường xúc tiến
thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư
tại tỉnh Gyeongsangbuk - Hàn Quốc, tổ chức giao lưu đêm doanh nhân gặp
gỡ, trao đổi và hợp tác trong sản xuất, kinh doanh.
Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp được Trung ương, các cấp chính
quyền và các nhà đầu tư quan tâm, lập và điều chỉnh quy hoạch, đẩy nhanh tiến
độ đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả của các
khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Có 327 doanh nghiệp thành lập mới làm tăng
thêm năng lực sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm
thu hút nhiều lao động của địa phương. Tổng vốn đầu tư thuộc nhà nước quản lý
đạt 4.002,93 tỷ đồng, tăng 7,53%, giá trị sản xuất xây dựng cơ bản trên địa bàn
thực hiện đạt 3.170 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm trước[19].
Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.200 tỷ đồng, trong đó thu trong
cân đối đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, đạt trên 140% so với dự toán đầu năm,
hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, về trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội
tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, nhìn chung các khoản thu đều cao so với cùng kỳ
và so với dự toán. Chi ngân sách địa phương, cơ bản đáp ứng được các yêu
cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu
cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
thu dịch vụ xã hội năm 2008 đạt trên 6.300 tỷ đồng, tăng 25,8% so với năm
trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2008 tăng 19,45% so với tháng 12/2007.
Giá trị xuất khẩu trong năm đạt khoảng 121 triệu USD đạt giá trị vượt trội so
với kế hoạch bằng 178% kế hoạch; giá trị nhập khẩu trên 140 triệu USD, bằng
72% so với cùng kỳ năm trước[19].
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng dần
và chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng chăn nuôi cả nước (cả nước gần 25%), lĩnh
vực dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được các nhu cầu phục vụ và thúc đẩy sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 417,2
nghìn tấn, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm trước; giá trị sản xuất
trong ngành chăn nuôi vẫn tăng 9,88%, trong đó gia súc tăng 11,86%, gia cầm
tăng 4,05% so với năm trước[19].
Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến. Các chỉ tiêu về giáo
dục, tạo việc làm đạt kế hoạch đề ra, kết thúc năm học 2007 - 2008 chất lượng
giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục mầm non phát triển tốt các
loại hình; công tác quản lý giáo dục - đào tạo từng bước được đổi mới, tăng
cường. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp THPT qua 2 kỳ thi có số học sinh đỗ tốt
nghiệp đạt 88,4%[19], tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia tăng so với năm 2007.
Về y tế, các cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi giảm dần trong thời gian qua; năm 2008 đạt 20,6%, giảm 1,5%
so với năm 2007, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.
Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả tốt. Số hộ thoát
nghèo trong 10 tháng đầu năm là 6.904 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,87%, giảm
2,82% tổng số hộ nghèo; ước cả năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
tỉnh còn 17,8%, vượt kế hoạch chỉ tiêu giảm nghèo[19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Công tác dân số và gia đình đã được các cấp, các ngành và các địa
phương tăng cường quan tâm; tỷ suất sinh thô năm 2008, ước thực hiện là
0,17%o và không hoàn thành kế hoạch 0,2%o.
Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện các
chương trình, nhiệm vụ vẫn tồn tại một số khó khăn như: các cơ quan, đơn vị
có đề án, chương trình đăng ký nhưng triển khai thực hiện chậm, nội dung do
thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên chất lượng chưa cao. Công tác kiểm tra thi hành
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng, lập
hồ sơ thu hồi đất, giao đất cho các chủ đầu tư dự án, chất lượng tư vấn, tiến độ
chuẩn bị các dự án đầu tư còn hạn chế, tiến độ các công trình trọng điểm, các
chương trình mục tiêu Quốc gia giải ngân còn chậm và để dồn vào những tháng
cuối năm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do nội lực hạn chế và
huy động vốn vay với lãi suất cao cùng với sự cạnh tranh của nền kinh tế đã
làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn trước Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị 05/4/1958
Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đã trải qua các
cuộc vận động đoàn kết tốt, sản xuất tốt, xây dựng HTX tốt, chấp hành chính
sách tốt. Năm 1961 - 1962, cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật
năm 1963, cuộc vận động thi hành Điều lệ HTX bậc cao 1966-1970, cuộc vận
động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở gắn với xây dựng theo tinh
thần Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị và Quyết định số 61/CP (1974-1980). Qua
các cuộc vận động, phong trào HTX đã có những kết quả nhất định, đóng góp
sức người và của cải vật chất vào việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cả
nước, đồng thời cũng xuất hiện những tồn tại mới[10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý sản xuất nông nghiệp từ
thực tiễn tổng kết rút ra, Ban Bí thứ Trung ương đảng đã ra Chỉ thị số 100
ngày 13/01/1981 khẳng định chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và người
lao động trong một thời gian ngắn, nông dân tỉnh Bắc Thái (nay là Thái
Nguyên) đã đón nhận và tiếp thu tinh thần của Chỉ thị 100. Trong nông thôn
đã khôi dậy sinh khí mới và sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành
tích mới. Tuy nhiên Chỉ thị 100 cũng có những hạn chế và trong nông thôn lại
nảy sinh các mâu thuẫn và tồn tại mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tháng
4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 "Về đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiêp" với các nội dung cốt yếu.
Trước tình hình đó Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Thái đã ra Nghị quyết
05 và UBND tỉnh ra Quyết định số 151 thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế HTX nông nghiệp trong tỉnh. Tuy Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ ra trước Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị một tháng nhưng về cơ bản nội
dung phù hợp với Nghị quyết 10, vì vậy việc triển khai thực hiện ở tỉnh đã có
những thuận lợi và từ đó nông thôn đã có những thay đổi to lớn. Năm 1988 là
năm phong trào HTX ở tỉnh phát triển cao nhất, có 1.008 HTX các loại, bao
gồm 605 HTX nông nghiệp, 72 HTX tiểu thủ công nghiệp (xây dựng, giao
thông vận tải), 173 HTX mua bán và 158 HTX tín dụng[20].
Giai đoạn từ Nghị quyết 10 đến khi có chủ trương chuyển đổi hợp tác
xã nông nghiệp:
Bên cạnh những kết quả đạt được khi thực hiện Nghị quyết 10 , còn
không ít những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại là về nhận thức,
công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn phải quan tâm. Đến năm 1991, toàn tỉnh còn
832 HTX nông nghiệp, trong đó có 44 HTX quy mô toàn xã, 15 HTX xã
đạt khá ( chiếm 1,9%), 512 HTX trung bình (61,1%) và 305 HTX yếu kém
(37%)[20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Để khắc phục những khó khăn và bất cập, UBND tỉnh Bắc Thái đã ra
Quyết định số 427/QĐ-UB ngày 20/11/1991 về đổi mới HTX nông nghiệp và sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn để thực hiện Quyết định này.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 427 của UBND tỉnh: toàn tỉnh có
437 HTX (giảm 48% so với năm 1990), thực hiện đổi mới HTX nông nghiệp
xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trò của Ban quản trị cũng được
thay đổi: Chỉ tập trung vào làm dịch vụ trước và sau sản xuất, giải quyết
những việc từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Ban quản
trị được tinh giảm gọn nhẹ, bình quân chỉ có 3 cán bộ /HTX, đã thực hiện làm
môi trường cho kinh tế hộ phát triển. Qua kết quả điều tra số HTX chuyển đổi
được nhiều khâu có hiệu quả chiếm 9%, số HTX chỉ chuyển đổi được 1-2
khâu chiếm 39%, số HTX không chuyển đổi được chiếm 52%. Các loại hình
hợp tác đa dạng của nông dân đã thay thế dần hình thức hợp tác kiểu cũ mà
nội dung chủ yếu dựa vào quản lý điều hành tập trung về tư liệu sản xuất, lao
động và phân phối sản phẩm[20].
Giai đoạn này chức năng chủ yếu của HTX là chuyển sang tập trung làm
các khâu dịch vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất của các hộ trước, trong
và sau sản xuất, điểm chuyển đổi cơ bản nhất trong nội dung hoạt động của các
HTX nông nghiệp và được chia theo 3 hình thức:
+ Chuyển đổi có hiệu quả, tổ chức đảm nhiệm được nhiều khâu dịch vụ
tốt cho sản xuất của hộ.
+ Tổ chức dịch vụ được một vài khâu, vài việc nhưng hiệu quả thấp.
+ Tự nguyện lập ra với các quy mô khác nhau theo hướng đa dạng thay
thế hẳn HTX kiểu cũ.
Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, kinh tế hợp tác của tỉnh đã bộc lộ nhiều nhược
điểm: vừa nóng vội, vừa áp đặt cơ chế triệt để hoá tư liệu sản xuất, vừa áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
mô hình kinh tế cứng nhắc... Do vậy đến năm 1997 tổng số HTX chỉ còn lại 245
HTX, trong đó có 224 HTX nông nghiệp và 21 HTX phi nông nghiệp[21].
Trước tình hình trên, Ban kinh tế Tỉnh uỷ đã đặt vấn đề nghiên cứu
đánh giá lại thực trạng các loại hình HTX đang tồn tại, qua đó có những chủ
trương, chính sách cụ thể để từng bước củng cố quan hệ sản xuất mới tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế trong các loại hình HTX phát triển theo định hướng của
Đảng, Nhà nước và đặc biệt qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng sẽ giúp
cho việc chuyển đổi thực hiện theo chủ trương, Luật HTX mới ban hành của
Đảng và Nhà nước đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thời kỳ chuyển đổi theo Luật hợp tác xã đến nay
Căn cứ Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Luật HTX và Nghị định số 16/CP của Chính phủ về việc
chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái
Nguyên đã có Chỉ thị số 06/CT-TU ngày 29/4/1997 về việc triển khai thực
hiện Luật HTX và UBND tỉnh có Kế hoạch số 24/KH-UB ngày 06/6/1997 về
triển khai thực hiện Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chủ trương của tỉnh xác định rõ: "HTX thuộc phạm trù về quan hệ sản
xuất, do đó phải được phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ
đơn ngành đến nhiều ngành, nhiều chức năng củng cố quan hệ sản xuất, đổi mới
HTX là yêu cầu bức xúc, nhưng trong quá trình tiến hành phải thận trọng, phải
có phương án cụ thể, có kế hoạch đồng bộ và bước đi thích hợp”. "Khi thực hiện
phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, hiệu quả gắn được sản
xuất với tiêu dùng, gắn sản xuất với giải quyết các vấn đề xã hội, đúng Luật, tuỳ
theo năng lực và đòi hỏi thực tế ở từng nơi mà chọn hình thức kinh tế hợp tác -
hợp tác xã trên lĩnh vực chuyên sâu, hoặc làm trên lĩnh vực tổng hợp"[22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ rõ: "Tập trung chỉ đạo thực hiện
triển khai với trọng tâm nhanh chóng chuyển đổi và kiện toàn các HTX có
đủ điều kiện sang loại hình HTX kiểu mới phù hợp với các loại hình HTX
theo các Nghị định của Chính phủ. Tiến hành tổ chức thành lập các HTX
ở tại những địa bàn mà ở đó thực sự có nguyện vọng đủ điều kiện. Đồng
thời tiến hành tổ chức thí điểm thành lập HTX theo Luật, tổ chức đánh giá
rút kinh nghiệm để đề ra phương hướng tổ chức, xây dựng các HTX trên
diện rộng thời kỳ 1998-2000. Trong quá trình thực hiện phải có phương
pháp thích hợp, không cầu toàn, nóng vội gò ép, đồng thời tổ chức tuyên
truyền, quán triệt nội dung Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ cho
các đối tượng, các cấp, các ngành và các hộ nông dân, các thành viên
HTX hiểu và thấy rõ vai trò của HTX trong nền kinh tế hiện nay và sự cần
thiết phải chuyển đổi, kiện toàn các HTX cho phù hợp với sự phát triển
của xã hội"[22].
Hướng hoạt động cho các HTX. cụ thể là:
+ Tiếp tục đổi mới các HTX đã thành lập trước đây: Chỉ đạo chuyển
đổi các HTX đã đổi mới bước đầu có hiệu quả theo Luật HTX. Đăng ký và
quyết định thành lập, theo 2 loại: loại HTX dịch vụ tổng hợp và loại HTX
dịch vụ chuyên khâu.
+ Đối với các HTX còn hoạt động có hiệu quả tốt, có tư cách pháp
nhân, còn vốn quỹ, tài sản rõ ràng, hoạch toán từng năm, có ban quản trị, cán
bộ quản lý năng lực, nội bộ thống nhất, nông dân đồng tình thì chính quyền
huyện, xã hướng dẫn giúp đỡ HTX làm thủ tục đăng ký lại và xây dựng Điều
lệ HTX cho phù hợp với Điều lệ mẫu và Luật HTX.
+ Về quy mô HTX: Cơ bản giữ nguyên quy mô của HTX nông nghiệp
hiện nay, trường hợp đặc biệt có thể tách hoặc sát nhập cho phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
+ Về loại hình HTX: Thực hiện hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ
theo mô hình HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ theo hướng cổ phần hoá đa sở
hữu về vốn và tư liệu sản xuất.
+ Về nội dung hoạt động của HTX: Hoạt động theo đúng Luật HTX và Điều
lệ HTX ban hành. Thiết lập quan hệ sản xuất mới, tạo động lực mới trong nông
nghiệp. Bảo đảm nguyên tắc tự nguyện gia nhập, quản lý dân chủ và bình đẳng, bảo
đảm HTX và xã viên cùng có lợi. Vốn quỹ HTX phải bảo toàn và sinh lời.
+ Về xác định cổ phần vốn: Khi xã viên quyết định chuyển đổi HTX và
đăng ký kinh doanh theo Luật HTX, Đại hội thông qua phương án xử lý tồn
đọng vốn quỹ, tài sản HTX và thông qua Quy chế Điều lệ HTX[22].
Kết quả thực hiện chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp:
Bước vào thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Phong trào HTX của tỉnh Thái
Nguyên bắt đầu giảm sút vì các cơ chế quản lý điều hành của đa số các HTX
cơ bản không phù hợp với nền kinh tế.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên ban hành Chỉ thị số 06
ngày 29/4/1997 về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật HTX thì đến tháng
5/1997 Ban Chỉ đạo phong trào HTX tỉnh Thái Nguyên được thành lập do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Giám đốc sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh
làm Phó Ban thường trực. Tiếp theo đến tháng 6/1997 Ban chỉ đạo phong trào
HTX tỉnh ban hành Kế hoạch số 24 về việc triển khai thực hiện Luật HTX ở
các huyện, trên cơ sở đó sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cương vị
là Phó Ban đã chỉ đạo đôn đốc các huyện và các xã thành lập được Ban chỉ
đạo phong trào HTX. Để việc thực hiện từng bước được chắc chắn và có kết
quả sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi thống nhất với Huyện uỷ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
UBND huyện Đồng Hỷ đã chọn huyện Đồng Hỷ làm điểm thực hiện Luật
HTX đồng thời sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với
huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên chọn và chỉ đạo 03 điểm HTX là Cù
Vân, huyện Đại Từ; Cam Giá, Đại Đồng, thành phố Thái Nguyên. Qua việc
chỉ đạo thực hiện Luật HTX ở các điểm chỉ đạo trên đã rút ra nhiều bài học bổ
ích và đã phổ biến kinh nghiệm cho các huyện, các cơ sở xã, HTX nắm được
các bước chuyển đổi thành lập mới theo Luật HTX và tổ chức triển khai thực
hiện được thuận lợi dễ dàng và có kết quả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành văn bản số 596 vào tháng 7/1997 về việc hướng dẫn quy
trình chuyển đổi, nội dung chuyển đổi và thành lập mới HTX. Phối hợp với
Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy trình
chuyển đổi HTX thực hiện theo Luật HTX, tuyền truyền Luật cho hàng ngàn
lượt người ở các huyện và cơ sở xã, HTX. Đã soạn thảo, biên tập và ban hành
500 cuốn tài liệu giúp cho việc tuyên truyền Luật HTX, việc thực hiện các
bước chuyển đổi thành lập mới HTX ở các huyện, xã và các HTX[10].
Ngày 20/5/1998 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp với cán bộ chủ chốt
của các ngành và các huyện, thành phố, thị xã để đánh giá tình hình sau một
năm thực hiện Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá
VII), Luật HTX và Chỉ thị số 06/CT-TW về phát triển kinh kinh tế tập thể và
HTX trong các lĩnh vực kinh tế. Trong báo cáo của Ban chỉ đạo và ý kiến
tham gia của các địa phương, đơn vị đã có Nghị quyết, chuyên đề thành lập
Ban chỉ đạo, ra kế hoạch triển khai và chọn điểm chỉ đạo. Nhiều huyện, thành
thị đã phổ biến tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Kết quả đã có một số
HTX kiểu cũ được chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX, một số ít được
thành lập mới còn lại chủ yếu là Ban quản trị của các HTX nông nghiệp chỉ
hoạt động làm dịch vụ cho hội xã viên ở một số khâu nhưng chưa được
chuyển đổi theo Luật HTX[10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ
năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.
Sau 2 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả: số lượng tổ hợp tác, HTX
thành lập mới tăng; các HTX kiểu cũ cơ bản được chuyển đổi; HTX phát triển
đa dạng cả về ngành nghề, quy mô và trình độ; tình trạng yếu kém của khu
vực kinh tế tập thể từng bước được khắc phục. Một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.pdf