Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng xúc tiến đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

Những vấn đề lý luận chung về công tác XTĐT nhằm phát triển các khu công nghiệp

I, Khái niệm, đặc điểm và phân loại KCN

1. Khái niệm KCN :

2. Phân loại KCN :

3. Vai trò của các KCN với phát triển nền kinh tế:

3.1 Vai trò của KCN đối với nền kinh tế Việt Nam:

3.2 KCN góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.3 Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia

3.4 Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa

II, Vấn đề lý luận cơ bản về XTĐT phát triển các KCN

1. Khái niệm XTĐT :

2. Vai trò của hoạt động XTĐT

3. Vai trò của cơ quan XTĐT đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư

4. Các cơ quan tham gia XTĐT

5. Nội dung và công cụ của hoạt dộng XTĐT

5.1Công tác XTĐT của cơ quan trung ương và tổ chức tham gia XTĐT

5.1.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT

5.1.2 Xây dựng hình ảnh

5.1.3 Xây dựng quan hệ

5.1.4 Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư

5.1.5Cung cấp dịch vụ và hỡ trợ cho các nhà đầu

5.1.6 Đánh giá và giám sát công tác XTĐT

5.2 Hoạt động của doanh nghiệp

5.2.1 Đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng

A1. Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng –chủ đầu tư là đơn vị có vốn nhà nước

A2. Doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng là cơ sở có vốn đầu tư trong nước & đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân:

5.2.2 Đối với doanh nghiệp vệ tinh

5.3 Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT :

NHỮNG CÔNG CỤ CHÍNH ĐỂ XTĐT

CHƯƠNG II Thực trạng XTĐT vào các KCN ở Việt Nam

I, Tình hình phát triển KCN trong thời gian qua

1. Tình hình thành lập KCN, KKT

2. Tình hình thu hút đầu tư

3 Tình hình sản xuất kinh doanh

4. KCN nam châm thu hút FDI

II, Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN

1. Những thành tựu đạt được trong XTĐT

2. Những hạn chế cần khắc phục

2.1 Về hoạt động XTĐT nhằm xây dựng hình ảnh

2.2 Hoạt đông XTĐT nhằm phát sinh và hình thành đầu tư

2.3 Về hoạt động XTĐT nhằm cung cấp các dịch vụ đầu tư

2.4 Về nguồn tài chính cho hoạt động XTĐT ở Việt Nam

 

 

 

CHƯƠNG III

Giải pháp tăng cường XTĐT vào các KCN và định hướng trong thời gian tới

I, Giải pháp cho công tác XTĐT vào KCN Việt Nam

1. Một số giải pháp nhằm đẩy thu hút đầu tư vào các KCN

1.1 Đối với thu hút đầu tư nước ngoài:

1.2 Đối với thu hút đầu tư trong nước

 

2. Giải pháp cụ thể tăng cường hoạt động XTĐT

2.1 Xây dụng thông điệp XTĐT và quảng bá hình ảnh của Việt Nam

2.2 Phát triển các công cụ XTĐT có chất lượng cao

2.3 Tích cực đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam

II, Định hướng phát triển KCN trong thời gian tới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng xúc tiến đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch 3. Nhóm các biện pháp xây dựng hình ảnh về môi trường đầu tư Gồm các biện pháp : 3.1Quang cáo trên các phương tiện truyền thông chung 3.2 Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư. 3.3 Quảng cáo trên các phương tiện tuyên truyền riêng của ngành hoặc khu vực. 3.4 các doàn khảo sát tới các nước có nguồn đầu tư và từ các nước đầu tư tới nước sở tại 3.5 Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư Ngân sách phân bổ, cơ quan thực hiện , cơ quan phối hợp , thời gian thực hiện, mẫu đánh giá Kết quả 4. Nhóm các biện pháp tạo nguồn đầu tư Các biện pháp : 4.1 Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thư tín trực tiếp 4.2 Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nước đầu tuwsang nước sở tại và ngược lại 4.3 Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể. 4.4 Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể. Ngân sách phân bổ, cơ quan phối hợp , thời gian thực hiện, mẫu đánh giá kết quả . 5.Nhóm các biện pháp dịch vụ đầu tư Các biện pháp : 5.1 Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư . 5.2 Xem xét và giải quyết các dơn xin đầu tư và giấy phép đầu tư. 5.3 Cung cấp các dịch vụ sau đầu tư. Đặc biệt chú trọng các nhà đầu tư dã có mặt tại Việt Nam: tọa đàm chính sách , trao đổi thông tin hai chiều giữa các nhà quản lý và doanh nghiệp. Phần 3. Phối hợp và hợp tác 6. Các cơ quan thường trú nước ngoài Tên cơ quan, chức năng, trưởng đại diện, người trực tiếp làm việc với thành phố, ban quản lý KCN , phối hợp hiện tại, đề xuất phối hợp 7. Các cơ quan Việt Nam tại nước ngoài Tên cơ quan, chức năng, trưởng đại diện, người trực tiếp làm việc với trhanhf phố, ban quản lý KCN , phối hợp hiện tại, đề xuất phối hợp Phần 4. Đánh giá định kỳ việc thực hiện Kế hoạch XTĐT 8. Đánh giá theo nhóm biện pháp thực hiện Nhóm biện pháp ở trên. Tiêu chí đánh giá, Kết quả thực hiện, nguyên nhân thành công và thất bại, tiếp tục hay không tiêp tục hợp tác, các yếu tố mới xuất hiện, các điều kiện và hỗ trợ trong thời gian tiếp theo 9. Đánh giá theo cơ quan thực hiện biện pháp Các cơ trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố và Sở KH&ĐT; đơn vị bên ngoài được giao thực hiện một số biện pháp; cơ quan phối hợp bên ngoài: Tiêu chí đánh giá, Kết quả thực hiện, nguyên nhân thành công và thất bại, tiếp tục hay không tiêp tục hợp tác, các yếu tố mới xuất hiện, hình thức giao việc trong thời gian tới, điều kiện thực hiện. Nguồn : giáo trình “ Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” Bảng 1. NỘi dung của chương trình hành động XTĐT CHƯƠNG II Thực trạng XTĐT vào các KCN ở Việt Nam I, Tình hình phát triển KCN trong thời gian qua 1. Tình hình thành lập KCN, KKT Trong 7 tháng đầu năm 2007, cả nước có 6 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập các KCN Thạnh Đức, tỉnh Long An (256 ha); KCN Minh Hưng, tỉnh Bình Phước (194 ha); KCN Việt Hoà - Kenmark (46 ha); KCN Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (54 ha) và mở rộng KCN Việt Hương II, tỉnh Bình Dương (140 ha); KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (146 ha). Tổng diện tích KCN thành lập mới và mở rộng đạt 836 ha. Tính đến cuối tháng 7/2007, cả nước đã có 148 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.120 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 21.224 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 90 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 19.790 ha và 58 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN phân bố ở 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc với tổng số 110 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 25.900 ha, chiếm trên 80% tổng diện tích các KCN cả nước. Trong 7 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung một số KCN vào Quy hoạch, trong đó có một số KCN, dịch vụ, đô thị (ở Bắc Ninh, Tiền Giang). Ngoại trừ một số KCN có trong Quyết định số 1107/QĐ-TTg đã được thành lập, từ nay đến năm 2015, dự kiến có 113 KCN được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch 29.257 ha và 27 KCN mở rộng với tổng diện tích mở rộng 6.014 ha. 2. Tình hình thu hút đầu tư Trong 7 tháng đầu năm 2007, các KCN đã thu hút được 253 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2.022 triệu USD, chiếm trên 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài thu hút được với tổng vốn đầu tư trên 626 triệu USD, trong đó có dự án nhà máy thép cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm (Công ty CP thép ESSAR Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 527,3 triệu USD; tiếp theo là Bình Dương (trên 414 triệu USD); Đồng Nai (gần 158 triệu USD). Về tình hình tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm 2007 có 197 lượt dự án đầu tư tăng vốn. Tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 888 triệu USD, chiếm khoảng 45% số vốn tăng thêm của cả nước và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2007, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN, KCX đạt 2.891 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước, tăng hơn 2 lần so với 7 tháng đầu năm ngoái. Tính đến nay, các KCN cả nước đã thu hút được gần 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 24,2 tỷ USD và trên 2.700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 136 nghìn tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD và trên 41 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt 53,5%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70%. 3 Tình hình sản xuất kinh doanh Hiện nay, có trên 3.500 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và 80 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN 7 tháng đầu năm ước đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoài; nộp Ngân sách đạt gần 750 triệu USD. Các doanh nghiệp KCN hiện giải quyết việc làm cho trên 900 nghìn lao động trực tiếp. 4. KCN nam châm thu hút FDI Phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã chảy vào vùng trũng là các khu công nghiệp trên cả nước. Dự báo, với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu công nghiệp sẽ là tâm điểm hút nguồn vốn FDI, dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD/năm. Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký. Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006 phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD. Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7 tỷ USD. Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Phùng Xá (Hà Tây), đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này. Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng 150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) tăng 66,4triệuUSD,… Như vậy, tính từ trước đến nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 2.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD. Đối với các chuyên gia, kết quả nổi bật về thu hút FDI của các khu công nghiệp trong năm 2006 không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Theo họ, đó chính là sự nối tiếp thành quả của những năm trước, và điều này càng thêm khẳng định một dự báo trước đó rằng các khu công nghiệp sẽ là viên nam châm "hút" nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam. Cộng với quyết định của Thủ tướng phê quyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, viên nam châm này sẽ được tiếp thêm một năng lượng lớn. Nhiều ý kiến cũng cho rằng với việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ có nhiều cơ hội hơn được tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó các khu công nghiệp càng trở nên hấp dẫn hơn, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh cả về nguồn vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quảnlý. Không chỉ thu hút vốn trực tiếp, sắp tới, với việc lên sàn giao dịch chứng khoán, các khu công nghiệp còn có thế mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp phía Nam của các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.HCM, và Đồng Nai vẫn là những đơn vị thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất của cả nước, với 205 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,9 tỷ USD, chiếm 73% số dự án và 76% số vốn thu hút mới trong các khu công nghiệp trên cả nước (tính trong 11 tháng đầu năm). Những tỉnh, thành phố này cũng thuộc diện danh sách các địa phương thu hút trên 100 triệu USD trong năm 2006 II, Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN Những thành tựu đạt được trong XTĐT  Trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng Danh mục dự án gọi vốn đầu tư làm cơ sở để tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư trên địa bàn lãnh thổ, các Ban quản lý KCN các địa phương đã xây dựng được mô hình xúc tiến đầu tư có hiệu quả thông qua việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư với chức năng như một cơ quan “một cửa, một đầu mối” nhằm hỗ trợ nhà đầu tư toàn bộ các khâu từ hình thành đến triển khai dự án, đồng thời chủ động tổ chức các chương trình vận động đầu tư ở trong và ngoài nước. Ở cấp Trung ương, thời gian qua công tác XTĐT trực tiếp nước ngoài, quảng bá hình ảnh Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn đã có những bước chuyển bến mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 2001 trở lại đây. Việc vận động XTĐT được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đa dạng. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã thành lập ba trung tâm XTĐT ở khu vực Bắc, Trung , Nam để cung cấp các thông tin mới nhất liên quan đến đầu tư và tổ chức các hoạt động quảng cáo, vận động, XTĐT. Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động vận động, XTĐT tập trung vào các nước có tiềm lực tài chính mạnh và có trình độ công nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản và một số nước ở châu Âu. Các cược hội thảo XTĐT trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng như các cuộc hội thảo do Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với cơ quan trong và ngoài nước tổ chức đã góp phần quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với Việt Nam nói chung và bộ phận các KCN riêng. Kết quả đã thu hút được một số lượng lượng lớn tập đoàn, doanh nghiệp có danh tiếng từ nhiều nước và vừng lãnh thổ trên thế giới.(Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…) vào Việt Nam tìm cơ hội đầu tư; và số lượng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã gia tăng mạnh mẽ ở một số địa bàn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng( Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh,…) và các tỉnh Đông Nam Bộ ( Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu) Ở cấp địa phương, các sở Kế hoạch & Đầu tư và ban quản lý KCN các tỉnh cũng dã tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động XTĐT nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh của một số địa phương. Một số Sở KH & ĐT các tỉnh đã tích cực tham gia vào các chuyến làm việc và các hội thảo XTĐT .Người quảng bá hình ảnh cho địa phương hiệu quả nhất đáng tin cậy nhất không ai khác chính là những nhà đầu tư hiện đang đầu tư kinh doanh thành công tại KCN đó. Đây cũng là hiện tượng đồng thanh tương ứng trong đầu tư, nghĩa là các nhà đầu tư tiềm năng khi nghiên cứu các cơ hội đầu tư và quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư thường quan tâm tới các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã đầu tư thành công tại KCN này Tất cả các cơ quan XTĐT ở Trung Ương và địa phương đề công nhận tầm quan trọng của dịch vụ đầu tư và đồng ý với quan điểm cho rằng “làm hài lòng các nhà đầu tư chính là công cụ XTĐT tốt nhất”. Nhiều tiến bộ đã được ghi nhận trong việc cung cấp các dịch vụ trước khi cấp giấy phép đầu tư. Chẳng hạn như việc cung cấp một đầu mối liên hệ cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ có ý định đầu tư vào KCN hoặc rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư cho các dự án ĐTNN thông thường xuống còn từ 2 đến 3 ngày, những dự án phức tạp thì được xem xét giải quyết trong vòng 7 ngày, hay việc công bố rõ ràng, minh bạch công khai cho tất cả các nhà đầu tư biết về các quy hoạch công nghiệp, dịch vụ ở KCN, tạo quỹ đất thuận lợi, kết cấu hạ tầng trọng yếu như đường giao thông, điện nước… được đáp ứng tốt, thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư được tinh giản tới mức tối đa. Cụ thể có thể thấy hoạt động XTĐT đang diễn ra với xu hướng tốt: Năm Chương trình XTĐT 2005 Những ngày việt nam tại Mỹ , Đức và Singapore 2006 Những ngày Việt Nam tại Bỉ-Luxemboug và Anh 2007( tháng 10) Những ngày Việt Nam tại Hàn Quốc và Pháp Một số kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư: thời gian qua chúng ta quan tâm và chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn 2001 - 2006,chúng ta đã tận dụng nhiều cơ hội để tiếp xúc, làm việc với các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế như trong dịp các lễ hội văn hoá - du lịch, các hội nghị quốc tế, các hội thảo đầu tư trong và ngoài nước và đặc biệt là việc quảng bá thành công hình ảnh của Việt Nam thông qua hội nghị APEC Các nhà Lãnh đạo APEC và bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về vai trò chủ nhà, chủ tịch Hội nghị của Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo cho biết họ khâm phục sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian gần đây, ấn tượng sâu sắc với vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, với lòng mến khách và nụ cười thân thiện của mỗi người dân Việt Nam, với tà áo dài quyến rũ, với các món ăn truyền thống và với bản sắc văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam... ‘’Ngay cả đến Tổng thống Mỹ Bush có nói rằng trước khi đến Việt Nam ông còn nhiều băn khoăn không biết sẽ nhận được sự đối xử như thế nào. Nhưng khi đặt chân tới Việt Nam, ông đã thực sự bất ngờ vì sự thân thiện của người Việt Nam. Ông còn nói khi về Mỹ sẽ kể lại điều này, để người dân Mỹ hiểu hơn về Việt Nam, để bớt đi những mặc cảm hay ấn tượng sai về Việt Nam’’, thông qua việc tổ chức thành công APEC 2006, nhờ tạo được hình ảnh mới thân thiệt và hài lòng các nhà lãnh đạo cấp cao cũng như các du khách mà Việt Nam đã thuyết phục được giới đầu tư rằng, đất nước này chính là điểm đến, điểm chọn lựa an toàn và hiệu quả của các nhà đầu tư Nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các hoạt động như: giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư các tỉnh, (ii) thu hút đầu tư ; (iii) hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư. Các đơn vị chức năng xúc tiến đầu tư của các tỉnh đã tập trung thu thập thông tin, biên soạn, ấn hành các tờ gấp, brochure, đĩa CD và thông qua một số lễ hội văn hoá - du lịch, Hội nghị SOM III và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC; đặc biệt là qua một số hội thảo đầu tư trong và ngoài nước, …để giới thiệu Việt Nam là 1 điểm đến an toàn và tiềm năng. Với nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng phát triển thuỷ điện, nhiều sản vật quý hiếm và nhiều khu kinh tế, khu chế xuất như Khu kinh tế mở Chu Lai,khu công nghệ cao Tp HCM, Láng Hoà Lạc.. đặc biệt là sự thân thiện,năng động của các tỉnh đã chiếm được cảm tình, tin tưởng, yên tâm của các nhà đầu tư. Trong thời gian qua,chúng ta đã tiến hành tổ chức được nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhiều nước và lãnh thổ như Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ… bằng kinh phí xúc tiến đầu tư của các tỉnh và theo lời mời của nhà đầu tư. Cùng với việc giới thiệu, mời gọi nhà đầu tư, các cơ quan chức năng của các tỉnh thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, xác định nhà đầu tư tiềm năng theo từng lĩnh vực, ngành nghề, dự án cụ thể để tập trung hỗ trợ và hướng dẫn cho nhà đầu tư nghiên cứu, thực hiện dự án đầu tư. Các cơ quan chức năng luôn nhận thức rằng, xúc tiến đầu tư là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, hình thành và thực hiện dự án đầu tư, nên đã tích cực hỗ trợ cho nhà đầu tư như tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư; các vấn đề về đất đai, thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, xây dựng và hoạt động của dự án đầu tư… Nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư tích cực trong thời gian qua mà chỉ trong 10 tháng đầu năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 6,48 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ sau năm 1997 đến nay. Như vậy, sau 10 tháng, về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu về thu hút ĐTNN đề ra cho cả năm 2006 (6,5 tỷ USD), đưa tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại nước ta lên 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD. Điểm mới đáng chú ý là trong 10 tháng qua đã xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, như dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư đăng ký 605 triệu USD (nay đã tăng lên 1 tỷ USD); dự án sản xuất thép của Tập đoàn Tycoons với tổng số vốn đăng ký 556 triệu USD; dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD; Cảng container tại Thành phố Hồ Chí Minh có vốn đầu tư 249 triệu USD; Công ty Panasonic Communication vốn đầu tư 76,36 triệu USD. Phù hợp với xu hướng nói trên, cơ cấu ĐTNN xét về đối tác cũng đã có sự thay đổi tích cực theo hướng gia tăng nguồn vốn đầu tư từ các trung tâm kinh tế lớn của thế giới nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Riêng Hoa Kỳ, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, trong đó có dự án Intel, đã trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2006. Dự án lắp ráp ô tô của Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải, Dự án sản xuất gạch men của Công ty gạch Đồng Tâm, Dự án khu du lịch The Nam Hải của Tập đoàn Indochina Capital (Hoa Kỳ), Dự án khu du lịch Palm Garden, Khu du lịch Golden Sand, Dự án giày da của Công ty Rieker (Đức), vv…; các dự án hoạt động có hiệu quả và đang xin tăng vốn đầu tư, mở rộng đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có hoạt động XTĐT rất mạnh, một phần vì đây là một trong những địa phương đầu tiên có trung tâm XTĐT, lại được hỗ trợ kinh phí rất mạnh từ UBND thành phố. Một số tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai hoạt động xúc tiến cũng khá sôi nổi. Gần đây, mấy tỉnh phía Bắc làm khá mạnh, như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang… Miền Trung cũng đang khởi sắc với hàng loạt hoạt động XTĐT của Đà Nẵng, Quảng Bình. Đặc biệt, Khu Kinh tế Dung Quất đang là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc tự mình kêu gọi đầu tư. Những địa phương chưa có điều kiện “mang chuông đi đánh xứ người” như Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long cũng đều có các hoạt động xúc tiến trong nước. Điển hình là Hội nghị xúc tiến của ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng thời gian trước. Những hạn chế cần khắc phục: Tuy đã đạt được các bước tiến đáng kể nhưng hoạt động XTĐT trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế. 2.1 Về hoạt động XTĐT nhằm xây dựng hình ảnh Tuy đã đạt được những thành công nhất định, song các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh của các cơ quan XTĐT Việt Nam thời gian qua nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nội dung cũng như phương thức tổ chức vận động, quảng bá hình ảnh còn quá đơn giản. Tài liệu tuyên truyền giới thiệu về cơ hội đầu tư, các ấn phẩm hướng dẫn đầu tư,các bản tin XTĐT v.v..chưa đầy đủ, hoặc thiết kê chưa hợp lý, nội dung không cập nhật, hình thức thiếu hấp dẫn. Các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước chưa được sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ cho hoạt động vận động đầu tư, xây dựng hình ảnh. Phần lớn các cơ quan XTĐT của Việt Nam chưa tận dụng được ưu thế của hình thức vận động đầu tư gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sự hợp tác của cơ quan xúc tiến đầu tư với các cơ quan, các hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước còn thiếu chặt chẽ nên tần suất đưa tin quảng cáo về môi trường và cơ hội đầu tư không nhiều, hiệu quả thấp. Kết quả của các hội thảo và hội nghị về XTĐT ở trong và ngoài nước, cũng như tính hiệu quả của các chuyến tham gia triển lãm đầu tư ở nước ngoài và các chuyến công tác của phái đoàn đầu tư thường chưa cao. Hầu hết cơ quan XTĐT của Việt Nam đều thiếu các kỹ năng cần thiết để tổ chức các cuộc hội thảo vận động và XTĐT có chất lượng cao. 2.2 Hoạt đông XTĐT nhằm phát sinh và hình thành đầu tư Mặc dù một số tỉnh đã quan tâm tới việc xây dựng website riêng để quảng bá về tiềm năng và lợi thế của địa phương mình, tuy nhiên vẫn càn nhiều tỉnh chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động XTĐT . Các website nhằm quảng bá vận động XTĐT thường không cập nhật và chưa thuận tiện cho người sử dụng. Do thiếu đầu mối quản lý chung nên ngoài một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó lồng ghép thêm nội dung giới thiệu và vận động hình thành đầu tư do một số bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, còn lại thì phần lớn các hoạt động XTĐT nhằm phát sinh và hình thành đầu tư được tiến hành gần như tự phát ở từng địa phương.. Công tác xây dựng quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã bước đầu được quan tâm, nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm và chất lượng thấp.một số quy hoạch và dự án trong danh mục chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của nhà đầu tư, đồng thời không dự báo diễn biến tình hình nên chưa trở thành công cụ định hướng vận động hình thành đầu tư có hiệu quả (quy hoạch KCN ). Quy hoạch các KCN còn thiếu cơ sở khoa học, chưa tính đến những những điều kiện cần thiết những căn cứ làm cơ sở dể quy hoạch nên không thể tránh khỏi sai lầm rất khó khắc phục. Quy hoạch các KCN còn không dựa trên định hướng phát triển ngành công nghiệp nhằm mục tiêu CNH_HĐH cả những năm trước mắt đến năm 2010 và lâu dài tới năm 2020. hơn nữa quy hoạch các KCN chưa giải quyết các vấn dề cụ thể: Vị trí xây dựng KCN , bảo vệ môi trường, ngành nghề, quy mô…Giải quyết các mối quan hệ kinh tế -xã hội . Tình trạng hiện nay một số KCN phải điều chỉnh lại quy hoạch, đặc biệt là thiếu các dịch vụ cần thiết cho người lao động. Ngoài ra là tình trạng các tỉnh thi nhau xây dựng các KCN để “lót ổ”, “trải chiếu” cho các nhà đầu tư. Nhưng hiệu quả quá kém gây lãng phí lớn. Quan hệ giữa quy hoạch - Kế hoạch và thị trường, dẫn tới không cân đối được khả năng cung cầu, có trường hợp chạy theo thị trường theo kiểu “mỳ ăn liền” hoặc lại theo cơ chế Kế hoạch hóa tập trung… .(danh mục kêu gọi đầu tư) Có thể nói công việc cập nhật danh mục kêu gọi dự đầu tư là tốn rất nhiều công sức và thời gian của các bộ phận vận động đầu tư. Thông tin này được cung cấp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật trên tờ rơi và đĩa CD. Các tài liệu này thường được thiết kế tương đối đẹp mắt và được cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng. Chẳng hạn, 170 dự án đã được liệt kê trong “danh mục các dự án đã kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Hà Nội” (Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội). Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ. Thành phố cung cấp danh mục đầu tư này cho một công ty tư vấn để công ty này sử dụng tại các buổi hội thảo XTĐT . Nhà đầu tu mục tiêu là các công ty Hoa Kỳ . Như dã bàn ở trên , cấc nhà đầu tư nước ngoài quyết định địa điểm đầu tư vài những lợi ích thực tế mà họ nhận được từ môi trường đầu tư của quốc gia sở tại. Cách hiểu này chưa thực sự đưa vào thực tiễn xây dựng chính sách.. Các tài liệu XTĐT cần được xây dựng trên cơ sỏ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứ không chỉ dựa trên mong muốn của người làm chính sách . Trong trường hợp của Hà Nội, danh mục dự án đầu tư không thực sự hữu ích cho kêu gọi đầu tư và các dự án trong danh mục không đáp ứng nhu cầu thông tin từ các công ty Hoa Kỳ . Nội dung cũng như phương thức tổ chức vận động XTĐT còn quá đơn giản, nặng về tuyên truyền về luật pháp, chính sách chưa tập trung vào chương trình vận động thu hút đầu tư theo từng đối tác, từng lĩnh vực hoặc dự án cụ thể. Hơn nữa, do thiếu thông tin về nhà đầu tư, các phái đoàn Việt Nam thường có xu hướng trình bày nhiều thông tin không hữu ích và cung cấp ít các thông tin thực sự có ích cho các nhà đầu tư . Chẳng hạn một trình bày kêu gọi đầu tư diển hình thường bao gồm các số liệu về kinh tế, các thống kê về FDI, ODA, thương mại và du lịch. Thông tin về quan hệ song phương giữa Việt Nam với quốc gia đang ghé thăm cũng được trình bày như hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25808.DOC
Tài liệu liên quan