MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN 8
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 8
I.1. Giới thiệu khái quát về ADB 8
I.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 8
I.1.2. Mục tiêu và cơ cấu tổ chức 8
I.1.3. Phương thức hoạt động của ADB 9
I.2. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam 12
I.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam 12
I.2.2. Nhu cầu về vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hóa 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 25
II.1. Quá trình Việt Nam gia nhập ADB 25
II.2. Quan hệ Việt Nam – ADB 25
II.2.1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc 34
II.2.2. Dự án Phát triển Du lịch Mê Kông 39
II.2.4. Đánh giá hợp tác Việt Nam – ADB 44
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 52
III.1. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ADB 52
III.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ 53
III.2.1. Nâng cao uy tín quốc gia 53
III.2.2. Hoàn thiện thể chế 54
III.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước 55
III.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân 56
III.2.5. Xây dựng và hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 57
PHẦN KẾT LUẬN 58
DANH MỤC THAM KHẢO 60
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hơn 170.000 doanh nghiệp đăng ký trong năm 2008 và con số này tăng lên gấp đôi trong năm 2010. Trong năm 2008, chỉ số xuất khẩu đối với tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã vượt quá mục tiêu của năm 2010 là 72%. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 8, ngày truy cập 15/04/2011
Thách thức đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề phát triển năng lực để thực hiện, theo dõi và thi hành những thủ tục quản trị doanh nghiệp cho các công ty cổ phần ngày càng tăng về số lượng và phức tạp hơn về mặt tài chính và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ hỗ trợ, gồm cả tài chính và hậu cần. Những sáng kiến gần đây của Chính phủ hỗ trợ cho việc phát triển khu vực tư nhân gồm có: thông qua Kế hoạch tổng thể về đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2007 (Đề án 30) nhằm đơn giản hóa các thủ tục và giảm chi phí, nỗ lực ưu tiên đang được Bộ Tài chính triển khai nhằm hiện đại hóa thủ tục hải quan để áp dụng thủ tục hải quan một cửa vào năm 2012, cũng như những thủ tục hải quan điện tử và việc phát triển một hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc cho phép truy cập những dữ liệu đăng ký kinh doanh công trên phạm vi cả nước và cải thiện việc đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa hiện nay.
Mặc dù những nỗ lực của Việt Nam về cải cách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh có thể cải thiện đáng kể nhưng vẫn xếp khá xa sau nền kinh tế của các nước Đông Nam Á. Những thách thức còn lại bao gồm: những hạn chế về việc cấp vốn trong nước, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn luồng vốn còn chậm; các thủ tục hành chính không rõ ràng và phức tạp làm tăng chi phí kinh doanh; quản trị doanh nghiệp và việc thực thi các điều lệ còn yếu kém; việc giải quyết những vướng mắc chính trong cơ sở hạ tầng còn chậm trễ, cụ thể là điện lực và cầu cảng; yếu kém vẫn còn tồn tại trong hậu cần doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác; tăng chi phí do thoái hóa môi trường; cần thiết phải nâng cao kỹ năng lao động và quản lý và những khó khăn trong việc tiếp cận. Thách thức đối với các hoạt động của ADB là làm thế nào để phản ánh những mối lo ngại này vào trong các hoạt động thực tế của Phát triển khu vực tư nhân.
(d) Tài chính
ADB đã trợ giúp phát triển cơ sở hạ tầng và các thể chế cần thiết cho một hệ thống tài chính thị trường đa dạng, một hệ thống vẫn dành được sự ưu tiên của Chính phủ. Ví dụ, mục tiêu chỉ số kết quả năm 2010 của CPS 2007 - 2011 yêu cầu phải tăng thêm 20% trong tổng số tài sản cho thuê đã đạt được trong năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế hiện tại, không thể chắc chắn sẽ đạt mục tiêu cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và lấy lại được vốn đã cho vay. Ở khu vực nông thôn và khu vực tài chính vi mô, ADB đang giúp giảm dần sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào việc cung cấp dịch vụ, tạo ra môi trường chính sách khả thi, những khuôn khổ điều tiết và giám sát các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô trên thị trường. Điều này giúp đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông thôn và tạo việc làm để giảm bớt những tác động của cuộc khủng hoảng lên tình trạng nghèo đói ở nông thôn.
(e) Cải cách hành chính công và doanh nghiệp nhà nước
Những cải cách thủ tục hành chính chủ yếu bao gồm việc thực hiện Đề án 30. Hơn thế nữa, do hầu hết các vấn đề về chính sách của chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của các hội đồng nhân dân tỉnh hiện thời nên để tổ chức lại hệ thống chính trị và nâng cao hiệu quả, Quốc hội đã phê chuẩn việc bãi bỏ hội đồng nhân dân cấp huyện và phường vào tháng 11năm 2008. Trong khi đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển cơ cấu pháp lý và chính sách, nước ta vẫn cần củng cố hơn nữa hệ thống hành chính công như đã phản ánh tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam tháng 12 năm 2008 theo đó đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam, bao gồm cả việc kém hiệu quả của các dịch vụ hành chính là chưa thỏa đáng. Cũng có thể nhận ra một lỗ hổng lớn giữa các chính sách, qui định pháp lý và việc thực hiện những qui định này. Cải tổ các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề then chốt nhằm giảm tình trạng sản xuất không hiệu quả, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên vào cuối năm 2007, chỉ có 4.979 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi so với mục tiêu đề ra là 5.466 doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đặt kế hoạch đổi thêm 1.535 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2010, trong đó 948 doanh nghiệp được đề nghị cổ phần hóa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này mới chỉ tiến hành chủ yếu với các doanh nghiệp nhà nước nhỏ hơn và việc cải tổ những tập đoàn lớn đang bị đình trệ. Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã không như mong đợi. Đến tận cuối năm 2007 mới chỉ hoàn thành 76% chỉ tiêu. Hơn nữa, cổ phần hóa chỉ là một bước duy nhất cho quá trình chuyển đổi thành công các doanh nghiệp nhà nước và cần được bổ sung thêm hay thậm chí tiến hành trước bằng một loạt các bước khác, bao gồm cơ cấu lại công ty, chuẩn bị chiến lược kinh doanh tái tập trung, cơ cấu lại các khoản nợ và củng cố tài chính, bao gồm thanh toán nợ, loại bỏ những hoạt động kinh doanh không cốt lõi. Dự án Chương trình cải tổ doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi trong quản trị doanh nghiệp được đề xuất của ADB là nhằm đạt được mục tiêu đó.
(f) Giáo dục
Việt Nam đang tăng đều các khoản chi cho giáo dục công và hỗ trợ hợp lý cho những vùng khó khăn. Những thay đổi trong ưu tiên gồm: từ đào tạo kỹ thuật đến giáo dục phổ thông, từ giáo dục tiểu học đến giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông và từ những vùng tương đối giàu có đến vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chỉ tiêu tuyển sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở đã đạt được, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 48 tỉnh trong tổng số 63 tỉnh. Phần chi tiêu của nhà nước cho giáo dục tăng từ 17% lên 19.8%, với chỉ tiêu đạt được là 20%. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 9, ngày truy cập 15/04/2011
Cân bằng về giới tính trong giáo dục cơ bản đã tăng nhẹ. Thành công trong việc cải thiện chất lượng giáo dục được phản ảnh trong Chỉ số phát triển Con người của Việt Nam tăng từ 0,704 lên 0,733 vượt chỉ tiêu năm 2010 là 0,725. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 10, ngày truy cập 15/04/2011
(g) Hợp tác khu vực
Hợp tác và hòa nhập khu vực vùng là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam. Hợp tác và hòa nhập khu vực, bao gồm cả việc tham gia vào các hành lang kinh tế của Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, được hy vọng sẽ cải thiện thương mại và đầu tư và thúc đẩy sự phát triển ở những tỉnh và huyện biên giới, một trong những vùng nghèo nhất đất nước. Việt Nam tiếp tục hợp tác và hòa nhập khu vực bằng những khuôn khổ tự do thương mại và những sáng kiến hội nhập thị trường. Đã có sự gia tăng đáng kể trong giao dịch xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, giao dịch buôn bán đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2006 và 2007. Một chỉ tiêu quan trọng là giảm thời gian làm thủ tục qua biên giới nhưng hiện tại chưa có sự so sánh và dữ liệu để đánh giá mục tiêu này.
(h) Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Kể từ năm 2005, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ khả quan trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, bao gồm việc giới thiệu Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008 (được xây dựng để thúc đẩy những nỗ lực nhằm thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai) và Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 (được xây dựng để giảm bớt hiệu ứng nhà kính). Việt Nam là nước ký kết hầu hết các thỏa thuận đa phương lớn về môi trường như Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), Nghị định thư Kyoto, Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc, Công ước về đa dạng sinh học và đạt được tiến bộ trong việc giới thiệu những cải cách pháp lý trong nước. Chính phủ cũng đạt được tiến bộ trong việc củng cố khung quản lý môi trường. Tuy nhiên, năng lực thể chế để kết hợp quản lý môi trường với việc lập kế hoạch và triển khai vẫn chưa đủ. Vẫn tồn tại những yếu kém trong việc áp dụng cơ chế bảo vệ môi trường vào các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Công tác chuyên ngành của ADB về biến đổi khí hậu ở những thành phố dọc bờ biển được bắt đầu vào năm 2010. Cơ sở hạ tầng sẽ cần đến những yêu cầu chống chịu với thời tiết đi kèm. Trọng tâm của ADB bao gồm áp dụng những hướng dẫn về môi trường trong tất cả các hoạt động của ADB và đảm bảo rằng vấn đề biến đổi khí hậu được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực đầu tư dự kiến đến cuối năm 2010, nhằm bao quát vấn đề biến đổi khí hậu và giảm khí bụi đến mức độ có thể. Hiện các hoạt động về biến rác thải thành năng lượng nhằm tập trung vào quản lý chất thải rắn từ năm 2010 và về sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm ở khu vực thành thị nhằm thúc đẩy quản lý ánh sáng đô thị đang được triển khai.
(i)Cấp nước, hệ thống vệ sinh và phát triển đô thị
Mục tiêu cải thiện khả năng được sử dụng nước sạch, hệ thống thoát nước và tưới tiêu đã được đáp ứng ở cả hai vùng thành thị và nông thôn. Tuy nhiên Nhà nước vẫn cần đầu tư hơn nữa ở mức độ bao quát và để duy trì. Bên cạnh đó, các dịch vụ thoát nước và tưới tiêu cần được dự phòng vượt ra ngoài giới hạn của cơ sở hạ tầng đơn giản. Quản lý nước thải cũng cần được chú ý hơn.
(j) Phát triển nông nghiệp và nông thôn
73% dân số Việt Nam tập trung ở nông thôn. Tốc độ phát triển nhanh chóng của toàn bộ nền kinh tế đất nước đang làm biến đổi kinh tế nông thôn. Nông nghiệp nông thôn đang dần chuyển sang một nền nông nghiệp mang tính thương mại hơn và tăng thêm sự phụ thuộc vào thu nhập phi nông nghiệp. Về cơ bản, nghèo đói đã giảm ở nhiều vùng nông thôn. Với hỗ trợ phát triển và đầu tư công còn hạn chế, Việt Nam vẫn trở thành nhà xuất khẩu lớn về gạo, cà phê, điều, hạt tiêu, thủy - hải sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm hơn 20% nền kinh tế, so với chỉ tiêu 15,5%, là kết quả của sự tăng trưởng lớn hơn ở các ngành khác. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ vượt chút ít so với chỉ tiêu đề ra ở mức hơn 5%/năm, cùng với sản xuất gạo vẫn duy trì ở mức hơn 40 triệu tấn nhưng lại thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 44 triệu tấn. Sản lượng gạo chỉ tăng ở mức chỉ tiêu thấp nhất khoảng từ 5-6 tấn/ha. Giá trị xuất khẩu trong nông nghiệp tăng đáng kể trong năm 2008, vượt 20% chỉ tiêu. ADB, Đánh giá giữa kỳ Chiến lược và Chương trình quốc gia 2007- 2011, www.adb.org/.../VietNamese/csp/.../CSP-Midterm-Review-2007-2010-vn.pdf, trang 11, ngày truy cập 15/04/2011
Điều này phản ánh giá hàng hóa cao và cây trồng xuất khẩu có giá trị cao hơn.
II.2.1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Sau khi thực hiện thành công dự án cơ sở hạ tầng nông thôn khu vực, Chính phủ Việt Nam đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật (TA) để chuẩn bị dự án đầu tư cho phát triển bền vững cơ sở hạ tầng nông thôn trong 15 tỉnh của khu vực miền núi phía Bắc. Các dự án đầu tư theo kế hoạch sẽ nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo giữa các cộng đồng thiểu số gặp nhiều bất lợi dân tộc trong khu vực mục tiêu thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, để truy cập được cải thiện cho thị trường, dịch vụ, tiện nghi xã hội, và y tế và giáo dục. Sustainable Rural Infrastructure Development Project in the North Provinces: Viet Nam, Soc Rep of,
ngày truy cập 01/05/2011
Nó cũng sẽ góp phần tăng năng suất nông nghiệp, thu nhập tăng, đa dạng hoá các cơ hội việc làm thông qua tăng đầu tư tư nhân tại các khu vực bị cô lập, cũng như việc đến trường của trẻ em và giảm khối lượng công việc của phụ nữ và trẻ em gái. Xóa đói giảm nghèo của người dân tộc thiểu số ở các tỉnh đạt được thông qua tiếp cận tốt hơn với thị trường, tiếp cận với các dịch vụ cải thiện xã hội, gia tăng kết nối đến tiểu khu vực trung tâm thương mại và quản lý xã hội cũng như cải thiện môi trường. Cải thiện đời sống và phát triển con người thông qua hướng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có những hạn chế do sự thiếu năng lực của tỉnh, huyện và xã để áp dụng kế hoạch từ dưới lên và thực hiện bằng cách sử dụng định hướng phát triển cộng đồng. Cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia khó khăn do hạn chế về ngôn ngữ, đặc biệt là ở phụ nữ.
Về vấn đề cơ sở hạ tầng
Các tiểu dự án thuộc dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc (SRIDP) sẽ bao gồm phục hồi cơ sở hạ tầng nông thôn và giải quyết tình trạng đói nghèo ở khu vực phía Bắc. Chúng được thực hiện bằng cách sử dụng kinh phí của Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành. Việc xác định các tiểu dự án sử dụng phương pháp tiếp cận áp dụng các tiêu chí mà tập trung vào tác động quan trọng của đói nghèo cũng như các tiêu chuẩn môi trường và tái định cư. Tiểu dự án sẽ bao gồm các công trình dân dụng đầu tư vào đường xá nông thôn và phục hồi thị trường, tiến hành công tác thuỷ lợi và cải tạo bờ sông, thành lập và phục hồi chức năng của các nguồn cung cấp nước nông thôn, thành lập thị trường nông thôn. Chức năng tư vấn quốc gia của Chính phủ nghiên cứu tính khả thi và biện pháp bảo vệ các đánh giá của các tiểu dự án. Tư vấn quản lý dự án bao gồm các chuyên gia môi trường quốc tế và quốc gia được tuyển dụng để xem xét nội dung của các phân tích cho 45 tiểu dự án theo ước tính. Ngoài ra, các tiểu dự án cũng cần đảm bảo người nghèo tham gia bình đẳng hưởng lợi ích từ các khoản đầu tư. Đây có thể bao gồm hỗ trợ cho nhóm người sử dụng nước, khuyến nông ở các tiểu dự án thủy lợi, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng ở các tiểu dự án tiếp thị, nâng cao nhận thức về an toàn đường bộ dọc theo sự sắp xếp, phục hồi…
Ngoài các tiểu dự án cơ sở hạ tầng, SRIDP có hai thành phần thêm: nâng cao năng lực của cán bộ cơ quan và quản lý thực hiện dự án hỗ trợ. Các thành phần xây dựng năng lực chủ yếu để giải quyết nhu cầu năng lực địa phương về kỹ thuật lập kế hoạch để xác định tiểu dự án và quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ xã hội và môi trường, nâng cao nhận thức thay đổi khí hậu. Hoạt động xây dựng năng lực sẽ được thực hiện bằng cách hướng dẫn các nhân viên tham gia trực tiếp với thực hiện tiểu dự án và gửi đến các nhân viên có liên quan từ tất cả các cơ quan bao gồm cả các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thực hiện dự án hỗ trợ quản lý sẽ được hướng vào các cơ cấu quản lý trong các tỉnh tham gia cũng như quốc gia. Theo thành phần này, chi phí nhân viên tăng, xe thiết bị và chi phí điều hành văn phòng sẽ được đáp ứng và các dịch vụ tư vấn thực hoạt động để duy trì các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng và hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của mình.
- Đường giao thông nông thôn: SRIDP sẽ tài trợ phục hồi chức năng của tuyến đường xã đến huyện và liên xã để cải thiện mối quan hệ giữa cấp độ cao hơn (các tuyến đường tỉnh và quốc gia) và cấp dưới xã đến các thôn, đường liên thôn. Các công trình có thể bao gồm cải thiện bề mặt, cải tiến hệ thống thoát nước và cải thiện sự ổn định. Ngoài ra, việc thực hiện các công trình còn cần tính đến sự biến đổi khí hậu và thay đổi địa chất cùng với các chi phí bảo dưỡng đi kèm.
- Thủy lợi, thoát nước và ổn định bờ sông: Các tiểu dự án sẽ bao gồm phục hồi chức năng của hệ thống thủy lợi và ổn định công trình bờ sông mà thực hiện theo các tiêu chuẩn. Đầu tư đủ điều kiện bao gồm phục hồi chức năng của công trình đầu, dọc theo các kênh mương thủy lợi tiểu học và trung học, việc xây dựng cơ cấu quản lý nước, phục hồi chức năng của thành hồ chứa, và thiết lập và kè sông phục hồi đề án thuỷ lợi mới không được coi là tiểu dự án đủ điều kiện.
- Cấp nước nông thôn: Những tiểu dự án sẽ bao gồm việc thành lập và phục hồi chức năng cấp nước quy mô vừa hoặc các hồ chứa, trạm bơm, mạng lưới cung cấp nước dựa trên nhu cầu cộng đồng.
- Thị trường nông thôn: Việc thành lập mới, hoặc phục hồi của thị trường cấp xã bao gồm các điều chỉnh để bố trí thị trường, sàn bê tông, xây dựng các khu mái cho các quầy hàng ở chợ, hệ thống thoát nước cải thiện và các cơ sở quản lý chất thải và bãi đỗ xe cải tiến để giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả và điều kiện cho thương mại.
Trong tổng chi phí cho cơ sở hạ tầng nông thôn 70% các khoản vay của ADB trong dự án này được phân bổ cho giao thông nông thôn, 20% cho tưới tiêu, 5% để ổn định bờ sông, còn lại 5% cho các tiểu dự án cung cấp nước sạch nông thôn. Các tiểu dự án mà có thể dẫn đến một số tác động môi trường bất lợi được sàng lọc ra là không đủ điều kiện.
Về vấn đề giới tính
Phân tích về vấn đề giới cho thấy trong các tỉnh phía Bắc, nhiều phụ nữ sống trong nghèo đói hơn nam giới. Nhìn chung, 45% phụ nữ nghèo, so với 38% của nam giới, trong khi 58% phụ nữ làm chủ hộ gia đình nghèo.ADB, Sustainable Rural Infrastructure Development Project in Northern Moutain Provinces - Gender Action Plans, ngày truy cập 02/05/2011
Đại đa số phụ nữ là nông dân nhưng ngoài hoạt động kinh tế này, phụ nữ chịu trách nhiệm phần lớn công việc nội trợ. Phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới từ 10 đến 12 giờ một tuần. Phụ nữ khó tham gia vào hoạt động cộng đồng vì thời gian rảnh rỗi ít ỏi và chịu ảnh hưởng của định kiến cũ. Vì thế, phụ nữ ở các tỉnh phía Bắc hiểu biết ít về các tiểu dự án và không thể tham gia vào công tác quản lý. Ở các dân tộc thiểu số, phụ nữ phải đối mặt với thành kiến, tình trạng bị cô lập và thường xuyên phải đối mặt với các rào cản văn hóa cao khiến họ bị hạn chế đưa ra những quyết định. Gần như tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của người chồng. Điều này giới hạn thu nhập của phụ nữ do không có vốn đảm bảo cho làm ăn. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam giới. Cứ 100.000 người thì có 232,9 phụ nữ ở phía Đông Bắc nhiễm HIV trong năm 2007 và tăng nhanh trong các nhóm nguy cơ cao. ADB, Sustainable Rural Infrastructure Development Project in Northern Moutain Provinces - Gender Action Plans, ngày truy cập 02/05/2011
Mặc dù hoạt động của dự án đặt ra một nguy cơ tối thiểu tăng tỷ lệ nhiễm HIV, các phân tích về giới cho thấy kiến thức về HIV/AIDS là rất thấp trong khu vực dự án và phụ nữ biết ít về phòng chống HIV hơn nam giới. Các vấn đề về giới trong phát triển giao thông nông thôn bao gồm sự cần thiết để đảm bảo việc làm và thu nhập phát sinh các hoạt động nâng cao, cả trong quá trình xây dựng tiểu dự án và sau đó cũng giành cho cả nữ giới và nam giới. Các biện pháp được đưa ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của tình dục, buôn bán người và cho phép phụ nữ tối đa hóa các cơ hội mới mang lại bởi các kết nối giao thông. Phụ nữ cần được ra quyết định vấn đề nước tưới cho nông nghiệp để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và để đảm bảo rằng sản xuất cây trồng không thêm những gánh nặng lao phụ nữ trong thời kỳ chuẩn bị đất và thu hoạch. Vấn đề chủ yếu trong việc cung cấp nước sinh hoạt bao gồm đảm bảo rằng các hộ gia đình phụ nữ làm chủ có thể đủ khả năng tiếp cận với nguồn cung cấp nước tăng cường và sự cần thiết phải cung cấp thông tin và đào tạo về việc xử lý nước thải và phòng bệnh.
Các hoạt động giúp phụ nữ đối mặt với những khó khăn trên bao gồm:
- Đánh giá tác động xã hội bao gồm: phân tích giới tính dẫn đến kế hoạch hành động về giới cho mỗi tiểu dự án.
- Một chuyên gia về giới sẽ được đưa vào đội tư vấn cho vay để giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến giới tính.
- Mỗi dự án sẽ có một chuyên gia bảo vệ đảm bảo việc thu thập và phân tích theo giới tính.
- Có một đại diện của Hội Phụ nữ xã trong Hội đồng giám sát.
- 50% thành viên trong các nhóm người dùng nước tiểu dự án địa phương và ban quản lý thị trường.
- Hướng dẫn cho phụ nữ để họ tham gia trong việc quyết định dự án.
- Dự án đảm bảo rằng dịch vụ khuyến nông được thiết kế đặc biệt cung cấp cho phụ nữ.
- Các Hội đồng giám sát sẽ giám sát các nhà thầu cung cấp lương bình đẳng cho nam giới và nữ giới, cho công việc của các loại bằng nhau, điều kiện làm việc an toàn cho cả nam và nữ công nhân và các nhà thầu không sử dụng lao động trẻ em.
- Hỗ trợ nâng cao nhận thức HIV/AIDS trong các lĩnh vực tiểu dự án bằng cách phối hợp với các sáng kiến liên tục.
II.2.2. Dự án Phát triển Du lịch Mê Kông
Dự án nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế và việc làm, thúc đẩy việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa. Mục tiêu cụ thể của dự án là thúc đẩy du lịch bền vững tại các lưu vực sông Cửu Long thông qua những cải thiện cơ sở hạ tầng với sự tham gia của khu vực tư nhân và hợp tác tiểu vùng. Dự án sẽ bao gồm bốn phần:
- Phần A: cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch liên quan.
- Phần B: hỗ trợ người nghèo, cộng đồng phát triển du lịch.
- Phần C: tiểu khu vực hợp tác về du lịch bền vững.
- Phần D: thực hiện hỗ trợ và tăng cường thể chế.
Dự án can thiệp vào vấn đề đói nghèo theo tiêu chí phân loại địa lý. Lợi ích đáng kể sẽ tích luỹ cho người nghèo và các cơ hội để giảm nghèo được tạo ra bởi dự án thông qua cơ hội việc làm tăng và tăng trưởng kinh tế. 39,8% dân số trong khu vực dự án là người nghèo, bao gồm 42,8% ở Lào, 38,5% ở Campuchia, và 34,5% ở Việt Nam. GMS: Mekong Tourism Development Project : Viet Nam,Soc Rep of,
ngày truy cập 03/05/2011
Việc cải thiện điều kiện môi trường ở các khu đô thị của Siem Reap ở Campuchia và núi Sam và Tiền Giang ở Việt Nam sẽ củng cố ngành du lịch tại những khu vực, tăng cơ hội việc làm cho người nghèo ở những khu vực và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho các đô thị nghèo. Các nghiên cứu trong tháng 10/2001 chứng minh rằng, ở cấp làng, khoảng 42% thu nhập của tất cả là từ du lịch sinh thái. Các khoản thu nhập đó được bắt nguồn bao gồm bán rừng sản xuất, chế biến thực phẩm, bán hàng thủ công mỹ nghệ, và các dịch vụ cho khách du lịch bao gồm hướng dẫn và mát xa truyền thống. Theo kết quả của sự gia tăng trong thu nhập hộ gia đình, cá nhân cũng như các quỹ thôn đã cải thiện tổng thể an ninh lương thực của các khu vực dự án. Quỹ làng sẽ cho phép việc tạo ra của các ngân hàng gạo mà từ đó các hộ nghèo có thể vay và trả lại trong thời gian tốt hơn. Quỹ làng có thể được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng làng như các trường học. Cá nhân hộ gia đình sẽ được hưởng lợi bằng cách cải thiện chi tiêu của họ để mua quần áo, chăn mền, thuốc men, đầu tư thiết bị nông nghiệp và tiết kiệm hộ gia đình. Ngành công nghiệp du lịch đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong các nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch khác là cao hơn trong các dự án khác, đặc biệt sẽ có lợi cho phụ nữ thông qua các cơ hội việc làm tăng lên trong lĩnh vực du lịch. Sự tham gia của phụ nữ vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là quan trọng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng việc thực hiện và phát triển về giới có hiệu quả và được lồng ghép trong các vấn đề phát triển du lịch. Ở cấp tỉnh, một kế hoạch hành động về giới được chuẩn bị với sự giúp đỡ của các cố vấn xã hội và các cố vấn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các kế hoạch này sẽ được phù hợp với chính sách của ADB về phát triển giới. Chúng sẽ phản ánh tất cả các hoạt động liên quan đến việc thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong phát triển du lịch và lợi ích. Dự án được phân loại là môi trường thể loại B. Một số tiểu dự án cơ sở hạ tầng được đề xuất có thể có một số tác động môi trường tiêu cực phát sinh từ việc xây dựng và hoạt động. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực được giảm thiểu tới mức chấp nhận thông qua thiết kế thích hợp và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ bao gồm trong các tiểu dự án phù hợp với yêu cầu môi trường của ADB và những áp dụng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
- Lợi ích kinh tế
Dự án sẽ mang lại lợi ích kinh tế như là khuyến khích phát triển du lịch bền vững ở các nước vùng hạ lưu sông Cửu Long. Mạng lưới du lịch trong khu vực dự án sẽ tăng do số lượng gia tăng của du khách, ở lại lâu hơn và chi tiêu du lịch tăng lên trong 10 năm đầu tiên sau khi hoàn thành dự án dự kiến sẽ thu được 129 triệu USD. Mekong Tourism Development Project - Social Impact Assessment, ngày truy cập 02/05/2011
Du lịch tăng trưởng bền vững sẽ tăng thu nhập ngoại hối,hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, và tạo cơ hội việc làm mới.
- Lợi ích tài chính
Việc thành lập các cơ chế phục hồi và cải cách thể chế sẽ làm tăng doanh thu tài chính từ sân bay, hệ thống thoát nước, cầu cảng sông và đường nhỏ tới các điểm đến du lịch. Một phần đáng kể trong những lợi ích tài chính sẽ đến từ các khách du lịch đến thăm các khu vực dự án. Điều này sẽ đảm bảo tính bền vững và tăng chất lượng dịch vụ, thiết lập cơ sở cho việc cải thiện hơn nữa khả năng tiếp cận và hấp dẫn của điểm đến du lịch.
- Lợi ích môi trường
Dự án sẽ góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở một số khu vực đô thị, mở rộng hệ thống thoát nước và mở rộng phạm vi bãi thải. Ở nông thôn, dự án sẽ tạo điều kiện cho việc bảo tồn môi trường tự nhiên của tiểu vùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận ngoại giao- Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quan hệ việt nam - adb.doc