MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANHMỤC BẢNG, SƠĐỒ, BIỂUĐỒ, PHỤLỤC
DANHMỤC CHỮVIẾTTẮT
MỞĐẦU
Trang
CHƯƠNG1. MỞĐẦU. 1
1.1. Lý do chọnđềtài. 1
1.2. Mụctiêunghiêncứu. 1
1.3. Phương phápnghiêncứu. 1
1.4. Phạm vinghiêncứu. 2
CHƯƠNG2. SỰ CẦNTHIẾT KHÁCHQUANPHÁT TRIỂNMÔHÌNHKINHTẾ
HỢPTÁCXÃ. 3
2.1. CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIẾN. 3
2.1.1. CƠSỞLÝLUẬN. 3
2.1.1.1. Quan điểmcủaC.Mac, V.I.Lenin vàChủ Tịch Hồ ChíMinh vềKinh tế
hợp tácvàhợp tácxã. 4
2.1.1.2. Quan điểmcủaĐảng tavềpháttriển HTX.4
2.1.1.3. Vaitrò củanhànướcđốivớisự rađờicủaHTX. 4
2.1.2. CƠSỞTHỰCTIỄN. 8
2.1.2.1. Tình hình pháttriển mô hình kinh tếhợp tácởcácnướctrên thếgiới. 8
2.1.2.2. Tình hình pháttriển mô hình kinh tếhợp tácởViệtNam. 10
2.1.2.3. Vịtrívaitrò Hợp TácXãNông nghiệp ởAn Giang. 12
CHƯƠNG3. THỰCTRẠNGPHÁT TRIỂNCÁCHỢPTÁCXÃNÔNGNGHIỆP
HUYỆNCHỢMỚI. 19
3.1. TIỀNNĂNGTHIÊNNHIÊNVÀKINHTẾ XÃHỘICHOSỰ PHÁT TRIỂN
HTX.NN HUYỆNCHỢMỚI. 19
3.1.1. Tiềm năng thiênnhiên. 19
3.1.1.1. Vịtrí- diện tích. 19
3.1.1.2. Thổ nhưỡng - nguồn nước. 19
3.1.1.3. Khíhậu thuỷ văn. 19
3.1.2. Kinhtế- Xã hội. 20
3.1.2.1. Kinh tế.20
3.1.2.2. Xãhội. 20
3.2. THỰCTRẠNGHOẠT ĐỘNGCỦACÁCHỢPTÁCXÃNÔNGNGHIỆP
HUYỆNCHỢMỚI. 21
3.2.1. Kháiquát thựctrạng vềHTX.NNởChợMới. 21
3.2.1.1. Điều kiện thành lập củacáchợp tácxãởHuyện ChợMới. 22
3.2.1.2. Bộ máy quản lý HTX. 26
3.2.1.3. Nguồn vốn hoạtđộng củaHTX. 28
3.2.1.4. Quimô vànộidung hoạtđộng.33
3.2.1.5. Hiệu quảhoạtđộng. 37
3.2.1.6. Phân loạihoạtđộng.39
3.2.2. Những nhậnxét đánhgiá vềthựctrạng phát triểnHTX.NNHuyệnChợ
Mới. 42
3.2.2.1. Thành tựu đạtđượcvànguyên nhân. 42
3.2.2.2. Những mặtcòn tồn tại.44
3.2.2.3. Mộtsố nhận xéttừ sự pháttriển kinh tếhợp tácởHuyện ChợMới. 45
CHƯƠNG4. PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPPHÁT TRIỂNCÁCHTX.NN
HUYỆNCHỢMỚIĐẾNNĂM2010. 46
4.1. Mụctiêu . 46
4.2. Địnhhướng phát triển. 46
4.3. Yêucầunhiệm vụ. 47
4.4. Cácgiảiphápchủyếu. 48
4.4.1. Công táctuyên truyền vận động. 49
4.4.2. Giảipháp củng cố, pháttriển Hợp TácXã. 49
4.4.3. Giảipháp đào tạo cán bộ . 51
4.4.4. Giảipháp vềđấtđai. 51
4.4.5. Giảipháp vềvốn, tín dụng.52
4.4.6. Mộtsố giảipháp khác. 52
CHƯƠNG5. KẾT LUẬNVÀKIẾNNGHỊ. 54
5.1. KẾTLUẬN. 54
5.2. KIẾNNGHỊ. 54
TÀILIỆUTHAMKHẢO
97 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX NN huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh An Giang đến năm 2010
3.2.1.2 Bộ máy quản lý HTX
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5, khoá IX về kinh tế tập thể, trọng tâm là ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn, đưa kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thực hiện Chỉ Thị số 10 – CT/TU ngày
02/08/2002 của Tỉnh uỷ An Giang về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kế
hoạch 03/KH.HU ngày 12/9/1996 và Nghị quyết 02/NQ.HU của Ban thường vụ Huyện uỷ
Chợ Mới thực hiện theo chương trình hành động Tỉnh Uỷ An Giang về việc phát triển và nâng
cao hoạt động của kinh tế tập thể trong những năm qua, nhiều hợp tác xã Huyện Chợ Mới
không ngừng được củng cố, với tinh thần đoàn kết nội bộ được Đảng và chính quyền ủng hộ,
tạo thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh. Cán bộ chủ chốt của hợp tác xã
liên tục tham gia các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ do tỉnh và Huyện tổ chức . Từ đó, họ mạnh
dạn, dám nghĩ, dám làm, nắm bắt cơ hội trong sản xuất kinh doanh, do vậy làm ăn hiệu quả.
Qua khảo sát thực tế và từ các số liệu báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện Chợ
Mới, nhìn chung hầu hết các HTX có cơ cấu “vừa quản lý vừa điều hành”, đủ cả Ban quản trị,
Ban kiểm Soát, kế toán và thủ quỷ. Tuy nhiên, trình độ của phần lớn các cán bộ HTX còn hạn
chế.
Trong tổng số 111 cán bộ HTX hiện tại, thì chỉ có 41 người có trình độ học vấn cấp III
(chiếm 37%), trong khi số còn lại trình độ học vấn cấp II là 48 người (chiếm 43%), cấp I là 22
người (chiếm 20%). Về trình độ chuyên môn chỉ có 1 người có trình độ đại học (chiếm 0,9%),
22 người (kế toán) có trình độ sơ cấp (chiếm 19,82%) . Về lý luận chính trị thì có 29 người có
trình độ sơ cấp.
Bảng 3.3 : TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI
Chức danh Sốlượng
Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị
Số lượt người
được tập huấn
CB HTX năm
2005
Cấp
I
Cấp
II
Cấp
III
Sơ
cấp
Trung
cấp
CĐ,
ĐH
Sơ
cấp
Trung
cấp
CĐ,
ĐH Tỉnh
Các
trường
TW
Chủ nhiệm 22 0 8 14 1 12 17 1
Phó chủ nhiệm 37 11 24 2 8 2
Ban kiểm soát 30 11 16 3 16
Kế toán 22 0 0 22 22 9 33
Tổng 111 22 48 41 22 0 1 29 68 1
Nguồn: kết quả khảo sát và báo cáo Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới năm 2005
Như vậy so với mức bình quân chung của cả tỉnh thì trình độ văn hóa của cán bộ
quản lý HTX.NN của Huyện Chợ Mới thấp hơn cụ thể là: Trình độ học vấn cấp III là 219
người (chiếm 53,16%), cấp II: 174 người (42,23%), còn lại cấp I. Điều này cho thấy trình độ
học vấn chung của cán bộ quản lý HTX.NN của Huyện tương đối thấp: tỷ lệ cán bộ có trình
độ cấp III còn thấp trong khi cấp II và cấp I còn quá cao . Còn về chuyên môn trong 111 cán
bộ chủ chốt của HTX thì chỉ có 1 chủ nhiệm có trình độ đại học, 22 kế toán có trình độ sơ cấp
trong khi tỉnh có 11 (4,4%) cán bộ có trình độ đại học, trung cấp 17 (6,5%) người, 28
(10,7%) sơ cấp; Về kế toán HTX trong tỉnh có 10 người có trình độ cao đẳng, đại học, 26
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 26
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
trung cấp, 46 sơ cấp và cũng còn 26 kế toán không có chuyên môn. Đây là một khó khăn, hạn
chế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của các HTX trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Bảng 3.4: Chỉ tiêu về trình độ của cán bộ quản lý HTX
Chỉ tiêu Sốlượng
Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn
Cấp I Cấp II Cấp III Sơ cấp
Trung
cấp
Đại
Học
CB HTX tỉnh 412 19 174 219 55 38 13
Tỷ lệ 100% 4,6% 42,2% 53,2% 13,4% 9,2% 3,2%
CB HTX Huyện 111 22 48 241 22 1
Tỷ lệ 100% 19,8% 43,3% 36,9% 19,8% 0,9%
(Nguồn: kết quả phỏng vấn 4/2006, Báo cáo kết quả thực hiện đề án phát triển HTX.NN
và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh An Giang)
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy
+ 5/12 chủ nhiệm cho rằng trình độ của cán bộ HTX hiện tại đủ đáp ứng quản lý
hoạt động của HTX (chiếm 41,6%)
+ Còn lại 7/12 chủ nhiệm HTX cho rằng chưa đủ (chiếm 58,4%)
+ 100% chủ nhiệm các HTX.NN đều cho rằng: trong thời gian tới để HTX phát triển
thì cần nâng cao trình độ và bổ sung thêm cán bộ quản lý cho HTX.
+ 80% người dân và các xã viên của HTX cho rằng chính trình độ quản lý và điều
hành hoạt động của HTX còn hạn chế, chưa đủ khả năng quản lý, điều hành cũng như có
những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến
kết quả động của các HTX.NN trong Huyện.
Chính trình độ còn hạn chế hiện nay là nguyên nhân làm cho một số HTX hoạt động
kém hiệu quả. Điều này thể hiện rõ nhất là kết quả hoạt động yếu, kém của HTX Tân Long,
HTX Phước Thạnh.
Để góp phần nâng cao nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý kinh tế, quản trị
kinh doanh, và nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ HTX. Trong những
năm qua, ngoài tự lực của chính các HTX thì chính quyền địa phương, Liên minh HTX, Chi
cục HTX tỉnh, Sở NN & PTKD, trường Đại học An Giang và Trường chính trị Tôn Đức
Thắng mở các lớp đào tạo ngắn hạn: chính sách đối với HTX, khởi sự doanh nghiệp, nghiệp
vụ kế toán tài chính, tin học - internet, quản trị kinh doanh, kỹ thuật,cho cán bộ. Từ đó, phát
huy năng lực, đảm đương được công việc của HTX, điều hành đúng luật, một số HTX thực
hiện hạch toán kế toán kép và sử dụng được máy vi tính như HTX Phú Quới, HTX Trung
Phú, HTX Hoà Thuận,..trong công tác chuyên môn (chèn hình: HTX Trung Phú), kinh doanh
ngày càng có hiệu quả hơn. Trong năm 2005, có 68 lượt người trong Ban quản lý HTX được
tập huấn ngắn ngày ở tỉnh với gồm 17 chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm, 16 kiểm soát và nhiều
nhất là kế toán: 33 lượt người. Qua khảo sát hiện nay, 80% cán bộ HTX hưởng tiền lương
theo lương tháng cố định, số còn lại hưởng lương theo mùa vụ. Lao động thường xuyên (đội
chuyên, tổ trưởng đường nước) thì 45.6% hưởng lương theo mùa vụ còn lại được trả lương
theo tháng. Lao động làm việc không thường xuyên được mướn và trả lương theo ngày hoặc
công việc. Để động viên, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ngoài
tiền lương cơ bản các bộ phận kế toán, kiểm soát, thủ quỹ được hưởng thêm từ 0,5 –
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 27
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
2%/doanh thu thu được chiếm 70% các HTX. Tuy nhiên, nhìn chung thì lương vẫn còn thấp.
Theo kết quả điều tra bình quân thu nhập của cán bộ HTX hiện nay là 450.000 đồng/tháng.
Điều này đã làm cho một bộ phận cán bộ HTX có năng lực muốn chuyển sang hoạt động ở
chính quyền hoặc đơn vị khác để có thu nhập cao hơn, một số cán bộ làm không hết mình vì
lợi ích chung và từ thực tế như vậy thì để thu thêm nguồn nhân lực có trình độ về làm ở HTX
là một khó khăn lớn hiện nay.
Ngoài việc tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ đương nhiệm, để khuyến
khích sinh viên trường Đại Học An Giang ra trường về công tác ở các HTX và trang trại,
UBND tỉnh An Giang ra công văn số 400/CV-CV/UB ngày 26/2/2003 về “Miễn học phí cho
sinh viên đăng ký làm việc cho HTX, trang trại trong tỉnh”. Ở Chợ Mới, năm 2004 có 06 sinh
viên ra trường, nhưng chỉ có 02 sinh viên đến làm việc HTX Định Thuận và Long Bình. Do
môi trường HTX không đủ điều kiện cho các sinh viên phát huy tài năng, không có việc để
phân công, đồng thời trả lương quá thấp nên các sinh viên làm một thời gian rồi bỏ việc. Năm
2005, có 08 sinh viên ra trường về làm cho HTX, nhưng chỉ có HTX Long Bình, HTX Trung
Thành và HTX Hiệp Hoà bố trí công việc, số còn lại không đến HTX. Có thể thấy, các sinh
viên mới ra trường này là nguồn tài sản quý để giúp HTX đứng vững, phát triển và cạnh tranh
được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm
này thì chỉ có 2/14 sinh viên làm ở các HTX, một con số quá ít so với nhu cầu. Qua trao đổi
với 3 sinh viên hiện đang công tác tại 3 HTX: Trung Thành, Hiệp Hoà, Long Bình thì hầu như
các sinh viên này chỉ làm công việc đi thăm đồng, thu tiền nước.
Nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong thời gian qua có nhiều
tiến bộ, khả năng quản lý, kinh doanh , nhạy bén với thị trường ngày càng được nâng lên. Tuy
nhiên, bên cạnh những HTX mạnh dạn mở rộng các dịch vụ, lĩnh vực hoạt động đem lại nhiều
lợi ích cho xã viên, thì vẫn còn những HTX còn rụt rè, ngại khó, ngại va chạm trong kinh
doanh trong khi “ thương trường là chiến trường”. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến hạn chế này là trình độ cán bộ còn chưa xứng tầm.
3.2.1.3 Nguồn vốn hoạt động của HTX
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của HTX. Trong đó, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu
Theo báo cáo của phòng nông nghiệp huyện, thì tổng số vốn điều lệ khi thành lập của
các HTX là 2.234,6 triệu đồng, vốn thực tế huy động được là 1.752,93 triệu đồng, đạt 78,45%
so với vốn điều lệ. Trong khi tỷ lệ huy động chung cả tỉnh là 89,67%. Như vậy, mặc dầu số
HTX trong Huyện cao hơn mức trung bình của tỉnh rất nhiều 10,5 HTX (mức HTX trung bình
là 9,5 HTX/Huyện), tuy nhiên tỷ lệ huy động vốn cổ phần lại thấp hơn mức trung bình của
tỉnh. Đây chính là hạn chế, yếu kém lớn làm hạn chế các HTX phát triển. Tổng số cổ phần
huy động được là 5.822 cổ phần. Mệnh giá cao nhất là 400.000 đồng/cổ phần, thấp nhất là
200.000 đồng/cổ phần. (Xem bảng 3.5)
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 28
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
Bảng 3.5 : Tình hình huy động vốn điều lệ thực tế so với vốn điều lệ khi thành lập
của các HTX Chợ Mới
ĐVT: 1.000 đồng
STT Tên HTX.NN
Vốn điều
lệ khi thành
lập
Số vốn
huy động
được
%vốn huy
động/vốn
điều lệ
Mệnh giá
cổ phần
Tổng số
cổ phần đã
huy động
1 LONG HÒA 60.000 87.000 145,00 400 218
2 LONG BÌNH 150.000 91.277 60,85 300 250
3 HÒA THUẬN 74.400 74.400 100,00 300 248
4 PHÚ QUỚI 150.000 95.853 63,90 300 249
5 ĐỊNH THUẬN 99.000 113.250 114,39 300 378
6 LONG THẠNH 150.000 73.500 49,00 300 245
7 ĐÔNG CHÂU 60.000 60.000 100,00 300 174
8 THUẬN QUỚI 117.000 120.000 102,56 300 403
9 MỶ THUẬN 50.000 55.000 110,00 200 275
10 PHƯỚC THẠNH 90.000 70.350 78,17 300 235
11 PHÚ THƯỢNG 60.000 61.500 102,50 300 205
12 NHƠN NGÃI 60.000 22.200 37,00 300 74
13 BÌNH PHÚ 120.000 76.500 63,75 300 255
14 TÂN LONG 60.000 43.800 73,00 300 146
15 TÂN QƯỚI 105.000 107.700 102,57 300 359
16 TRUNG THÀNH 103.000 103.800 100,78 300 346
17 THÀNH CÔNG 64.800 64.800 100,00 300 324
18 MƯỜI HỒNG 90.000 41.400 46,00 300 138
19 HIỆP HÒA 195.000 130.500 66,92 300 435
20 AN HỒNG 75.000 53.700 71,60 300 179
21 TRUNG PHÚ 240.000 178.500 74,38 300 595
22 THẠNH PHÚ 60.000 27.300 45,50 300 91
Tổng cộng 2.233.200 1.752.330 78,45 5822
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ huy động vốn của các HTX không đều, có HTX thì
huy động được vốn điều lệ rất cao có HTX huy động không đủ thậm chí rất thấp. HTX có vốn
điều lệ cao là HTX Trung Phú 240 triệu; HTX Hiệp Hoà 195 triệu; Long Bình, Phú Quới,
Long Thạnh 150 triệu đồng. Các HTX có vốn điều lệ thấp nhất là HTX Mỹ Thuận. Tỷ lệ huy
động vốn cổ phần cao nhất là HTX Long Hoà 145%, HTX Định Thuận 114,39%, HTX Mỹ
thuận 110%; HTX Nhơn Ngãi chỉ huy động được 37% vốn điều lệ, HTX Thạnh Phú 45,5%.
Từ thực tế cho thấy, việc huy động được vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các
HTX. Những HTX huy động được vốn nhiều, tỷ lệ huy động vốn cao sẽ có lợi thế lớn, có vốn
để đầu tư đúng mức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: HTX Hoà Thuận, HTX
Thuận Quới, HTX Định Thuận, .v.v.Ngược lại, thì rất bất lợi như Thạnh Phú, HTX Tân
Long,
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 29
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
Qua số liệu bảng 3.5 trên, có thể phân loại HTX theo qui mô vốn góp như sau:
Bảng 3.6: Phân loại HTX theo qui mô vốn góp
Chỉ tiêu Tổng sốHTX.NN
Quy mô hoạt động theo vốn góp cổ phần (Triệu đồng )
Dưới 100 100 - 500 500 - 1000 Trên 1000
Vốn góp của các
HTX.NN Tỉnh An Giang 103 42 46 9 6
Tỷ lệ (%) 100 40,78 44,66 8,74 5,83
Vốn góp của các
HTX.NN Huyện Chợ Mới 22 16 6 0 0
Tỷ lệ (%) 100 72,73 27,27 0 0
(Nguồn: Báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện Chợ Mới, của sở NN & PTNT An Giang)
Có thể thấy qui mô vốn góp của các HTX Chợ Mới còn thấp so với qui mô vốn góp của
tỉnh, có đến 72,73% có mức vốn góp dưới 100 triệu trong khi cả tỉnh có 40,78%; còn lại
27,27% có mức vốn góp từ 100 – 500 triệu, mà thực tế HTX có mức vốn góp cao nhất chỉ đạt
178,500 triệu (HTX Trung Phú), trong khi đó ở mức này tỉnh có 44,66%. Với qui mô vốn góp
như hiện nay thì đây là một hạn chế rất lớn đối với các HTX trong quá trình hoạt động, cụ thể
là không đủ vốn để tăng thêm hoặc mở rộng dịch vụ, trang bị thêm tư liệu sản xuất, đầu tư
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả khác.
Theo kết quả khảo sát có 7/12 HTX (chiếm 58,3%) thiếu vốn để mở thêm dịch vụ
(HTX.NN Hoà Thuận mở dịch vụ sơ chế rau an toàn; HTX.NN Thuận quới, HTX Tân Quới,
HTX Long Bình: mua máy cày, máy gặt đập liên hợp;40% còn lại thì cho rằng với số vốn
hiện tại thì đủ do không có nhu cầu mở thêm dịch vụ mà chỉ có cung cấp một dịch vụ duy
nhất: bơm tưới.
Cùng với vốn huy động của xã viên, trong quá trình hoạt động của mình, một bộ phận
không nhỏ HTX đã khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn khác để tăng qui mô vốn sản xuất kinh doanh của HTX như: vốn công trợ,
vốn vay, vốn tích luỹ và các quỹ của HTX
Theo số liệu báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện Chợ Mới, tính đến cuối tháng
6/2002 tổng vốn hoạt động của 25 HTX là: 8.176,71 triệu đồng, bình quân 327,15 triệu
đồng/HTX. Trong đó vốn cố định 5.040,72 triệu đồng (chiếm 62,85%), vốn lưu động
3.051,37 triệu đồng (chiếm 37,15%). Vốn cố định bình quân 201,63 triệu đồng/HTX, vốn lưu
động bình quân 121,52 triệu đồng/HTX.
Đến tháng 6/2005 tổng vốn hoạt động của 20 HTX là: 6.803,12 triệu đồng, bình quân
340,16 triệu đồng/HTX. Nếu so với năm 2002, các chỉ số tổng vốn hoạt động, vốn cố định,
vốn lưu động của các HTX Huyện Chợ Mới đều giảm. Trong khi các chỉ số này lại tăng cao
đối với HTX toàn tỉnh An Giang. Nguyên nhân chính là do số lượng HTX giảm (giảm 3
HTX và có 2 HTX trong những tháng cuối năm 2005 không báo cáo), khấu hao tài sản cố
định. Tuy nhiên, các tỷ số bình quân vẫn tăng: tổng vốn BQ/HTX tăng 0,04 lần (13 triệu
đồng), Vốn cố định bình quân/HTX tăng 0,07 (13,11 triệu đồng), vốn lưu động BQ/HTX tăng
0,03 lần (3,9 triệu). Nhìn chung thì mức độ tăng của các chỉ số trên chưa cao, so với mức
trung bình của cả tỉnh thì mức độ tăng này không đáng kể.
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 30
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
Bảng 3.7: Vốn hoạt động của các HTX Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn 2002 – 2005
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Tháng1/2002 Tháng 1/2005 So sánh 2005/2002
HTX
Huyện
Chợ Mới
HTX Tỉnh
An Giang
HTX Huyện
Chợ Mới
HTX Tỉnh
An Giang
HTX Huyện
Chợ Mới
HTX Tỉnh
An Giang
Tổng vốn hoạt động 8.178,71 11.915 6.803,12 46.001 (1.375,59) 34.086
Vốn cố định 5.040,72 9.056 4.294,79 36.810 (745,93) 27.754
Vốn lưu động 3038 2.859 2.508,33 9.190 (529,67) 6.331
Tổng vốn BQ/HTX 327,15 172,7 340,16 410,7 13,01 238
Vốn cố định BQ/HTX 201,63 131,2 214,74 328,6 13,11 197,4
Vốn lưu động BQ/HTX 121,52 41,1 125,42 82 3,9 40,9
(Nguồn: Báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện Chợ Mới, của sở NN-PTNN An Giang năm 2002, 2005)
Xét về nguồn gốc vốn hoạt động của các HTX năm 2005 gồm có: vốn điều lệ huy động
được 1.752,930 triệu đồng (chiếm 25,77%), vốn vay 3.349,93 triệu đồng (chiếm 49,24%), vốn
tích luỹ 772,757 triệu đồng (chiếm 11,36%), các quỹ 422,908 triệu đồng (chiếm 6,22%), nợ
phải trả cho các đối tượng 504,592 triệu đồng (chiếm 7,42%).
Qua phân tích trên cho thấy, số lượng HTX giảm dần qua các năm. Tốc độ tăng nguồn
vốn hoạt động mặc dầu có nhưng không cao. Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động thì vốn vay
của các HTX còn chiếm tỷ lệ lớn (49,24%).
Qua điều tra, đa số nguồn vốn vay của HTX là vốn của Uỷ ban Huyện mua máy
móc, thiết bị cho các HTX khi mới thành lập, sau khi hoạt động thì các HTX dần
hoàn trả lại cho Uỷ ban. Đến nay, số tiền thiếu còn lại Uỷ ban chuyển qua cho
ngân hàng quản lý tiếp tục thu hồi vốn và lãi. Theo kết quả điều tra thì có tới 56%
cho rằng, hàng năm phải trả một khoản nợ vay này là một gánh nặng không nhỏ
của các HTX.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các HTX đều lệ thuộc vào vốn vay, có rất nhiều
HTX sử dụng nguồn vốn hoạt động một cách linh hoạt mang lại hiệu quả, hàng năm làm tăng
thêm vốn tích lũy cho HTX, từ đó sử dụng để mở rộng dịch vụ, mua sắm tài sản, điều tiết
thêm phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong HTX, qua đó đã kết hợp chặt chẽ giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài như: HTX Hoà Thuận,
HTX Long Bình, HTX Định Thuận, HTX Thuận Quới,.v.v. Nhìn chung thì các HTX hiện nay
rất cần có thêm vốn để mở rộng sản xuất, dịch vụ, tăng thêm dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh
mới.
Qua kết quả khảo sát thì:
+ 7/12HTX (chiếm 60%) thiếu vốn hoạt động, chủ yếu là để mở rộng dịch vụ,
tăng thêm dịch vụ mới, trang bị thêm những tài sản cần thiết để phát triển HTX cụ thể: HTX
Thuận Quới cần thêm vốn để mua máy gặt đập liên hợp, máy xới, HTX Hoà Thuận cần thêm
150 triệu để mở nhà máy sơ chế rau an toàn, HTX Trung Thành cần thêm vốn để đặt thêm
trạm bơm điện phục vụ bơm tiêu hiệu quả hơn, HTX Long Thạnh cần vốn để mua máy
xới,.v.v.
+ 5/12 HTX (chiếm 41,7%) cho rằng với số vốn hoạt động như vậy là đủ chủ yếu
các HTX này chỉ hoạt động một dịch vụ bơm tưới, không có ý định mở thêm hoạt động sản
xuất kinh doanh khác.
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 31
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
+ Để hoạt động có hiệu quả cao, bền vững thì việc huy động và sử dụng có hiệu
quả vốn cổ phần đóng vai trò quyết định. Song, vốn vay ngân hàng đóng vai trò quan trọng,
cần thiết đối với hoạt động của HTX.
Nhưng thực tế hiện nay, vốn hoạt động của các HTX.NN chủ yếu là vốn góp cổ
phần, vốn vay ngân hàng rất hạn chế, thậm chí trong thời gian qua các HTX.NN ở Huyện Chợ
Mới không được vay vốn từ ngân hàng, chỉ có HTX.NN Phú Thượng được vay vốn ưu đãi từ
Chi Cục HTX để làm dịch vụ nuôi bò. Mặc dầu nhiều HTX hiện nay rất khát vốn, nhưng do
những yêu cầu của ngân hàng HTX đáp ứng không được: ngân hàng đòi HTX có tài sản thế
chấp chứ không cho vay tín chấp, thủ tục cho vay rườm rà, nên HTX không tiến hành vay vốn
được.
♦ Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của các HTX nữa là tài sản, tư liệu sản xuất. Có thể, khái quát tài sản (giá trị
trên 4 triệu) của các HTX Huyện Chợ Mới thời gian qua như sau:
Bảng 3.8: Tài sản, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã
STT Tên HTX Trụ sở
Trạm
bơm
Động
cơ,
máy
bơm
Máy
kéo,
máy
cuốc
Máy
sấy
Phương
tiện
vận
chuyển
thuỷ
Máy
vi tính
(bộ)
Tư
liệu
khác
Ghi chú
1 LONG HÒA 1 5 1 2
2 LONG BÌNH 1 6 12 1 1 1
3 HÒA THUẬN 1 2 10 1
4 PHÚ QUỚI 1 5 21 1 1
5 ĐỊNH THUẬN 1 10 1 1 3
6 LONG THẠNH 2 10
7 ĐÔNG CHÂU 1 1 4
8 THUẬN QUỚI 2 10 1 1 Máy cắt liên hợp
9 MỶ THUẬN Tư liệu thuê
10 PHƯỚC THẠNH 4 20 2
11 PHÚ THƯỢNG 1 6 1 1
12 NHƠN NGẢI 3 9 4
13 BÌNH PHÚ 1 4 14 1
14 TÂN LONG 1 8
15 TÂN QUỚI 6 10 1
16 TRUNG THÀNH 4 11 4 1
17 THÀNH CÔNG 2 12
18 MƯỜI HỒNG 2 10
19 HIỆP HÒA 12 34 1
20 AN HỒNG 2 16 4
21 TRUNG PHÚ 7 17 1 1
22 THẠNH PHÚ 1 3 Tư Liệu thuê
Cộng 5 69 249 3 2 14 9 13 0
Nguồn: Báo cáo năm 2005 của các HTX Huyện Chợ Mới
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 32
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
Từ bảng thống kê ta thấy, tài sản cố định và tư liệu sản xuất các HTX còn khiêm tốn.
Chỉ có 5/22 HTX có trụ sở riêng so với tổng số trụ sở HTX của cả tỉnh là 34 trụ sở (chiếm
14,7%), các HTX còn lại làm việc không có trụ sở là một khó khăn cần Uỷ ban hỗ trợ giúp
đỡ, có 9 bộ máy vi tính so với tỉnh 42 máy (chiếm 21,4%). Có 69 trạm bơm và 249 động cơ,
máy bơm, có 2 máy kéo và 1 máy cuốc, có 2 HTX có lò sấy lúa: HTX Định Thuận và HTX
Trung Phú, có 11 HTX có phương tiện vận chuyển thuỷ, tư liệu khác là 13. So với nhu cầu
hiện tại và qui mô của các HTX thì với bao nhiêu tài sản, tư liệu như vậy là không đáp ứng
đủ.
Hiện nay, tình trạng hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã thu hút một số
lượng lớn lao động trẻ tại nông thôn đổ xô về thành thị hầu tìm kiếm một công việc ổn định
và có cơ hội đổi đời. Lao động tại nông thôn giờ đây thiếu hụt một cách nghiêm trọng, nhất là
vào những lúc cuối mùa vụ cần phải có một lực lượng nhân công đông đảo để thu hoạch, bảo
đảm lịch xuống giống chung. Biện pháp thuyết phục nhất hiện nay là sử dụng máy móc để
thay thế sức người như máy đập lúa, máy gặt xếp dãy và nhất là máy gặt đập liên hợp mi ni,
máy cày làm đất. Tuy nhiên qua khảo sát thì chưa có HTX nào có các thiết bị, máy móc này.
Theo kết quả điều tra thì có đến 9/12 HTX (chiếm 75%) sẽ đầu tư thêm tài sản, tư liệu sản
xuất để bảo đảm hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp đỡ bà con nông dân trong
sản xuất. Trong đó, HTX Thuận Quới trước đại hội xã viên vừa qua có bàn bạc với xã viên
sắp tới sẽ mua máy gặt đập liên hợp phục vụ bà con và đại hội đã nhất trí tán thành, HTX
Tân Quới, Long Thạnh dự định mua máy cuốc trước mắt giúp nông dân trong xã làm đất để
xuống giống đồng loạt, sau đó sẽ phục vụ bà con nông dân ở ngoài xã,.v.v.
Tóm lại, trong thời gian qua thì cơ sở vật chất của các HTX ngày càng được phát triển,
vừa tạo điều kiện thực hiện tốt cơ giới hoá nông nghiệp, vừa góp phần giảm giá thành, nâng
cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ xã viên và nông dân trong vùng. Đáng
ghi nhận nữa trong thời gian qua hầu hết các HTX trong Huyện đầu tư để chuyển phần lớn
diện tích sản xuất nông nghiệp của Huyện từ bơm dầu sang bơm điện, gắn với các tiểu vùng
đê bao khép kín chống lũ, đảm bảo sản xuất lúa vụ 3 ăn chắc. Điều này, không chỉ tạo nên
tính đột phá về hiệu quả kinh tế mang lại cho HTX, mà còn góp phần giảm đáng kể chi phí
sản xuất cho xã viên và hộ nông dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
3.2.1.4. Qui mô và nội dung hoạt động
Từ những ngày mới thành lập, xuất phát từ yêu cầu phát triển của nông dân, nhằm để
khai thác và quản lý có hiệu quả sản xuất trong các tiểu vùng mà HTX quản lý. Dịch vụ HTX
cần làm là thực hiện những khâu công việc mà từng bộ phận nông dân riêng lẽ không thể làm
được hoặc có làm được thì hiệu quả đem lại không cao, cụ thể như rút nước ra xuống giống
sớm, chống ống vụ 3 cho toàn tiểu vùng. Vì vậy, HTX lấy khâu dịch vụ tưới tiêu làm khâu đột
phá và từng bước sẽ mở rộng dịch vụ khác theo yêu cầu của xã viên và vốn của HTX.
Bằng sự tính toán và nhạy bén của Ban quản trị trong quá trình hoạt động bằng nguồn
vốn tích luỹ đã có 1 số HTX làm thêm dịch vụ như: Thức ăn gia súc, cuốc đất, cày xới, phân
bón,bước đầu đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất. HTX tổ chức hoạt động
thêm dịch vụ không đặt lợi nhuận lên trên hết mà mục tiêu cao nhất là cố gắng hạ giá thành
dịch vụ, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Theo báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện, tổng diện tích phục vụ của các HTX
nông nghiệp Huyện Chợ Mới sáu tháng đầu năm 2005 là 5.703 ha chỉ chiếm 20,7% diện tích
đất sản xuất nông nghiệp của toàn Huyện (27.580 ha). Trong đó, HTX có diện tích phục vụ
cao là: HTX Long Bình 500 ha, HTX Trung Phú 478 ha, HTX Mỹ Thuận 420 ha; HTX có
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 33
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
diện tích phục vụ thấp nhất là HTX Long Hoà chỉ vỏn vẹn 55 ha. Trong giai đoạn 2001 –
2005 thì tổng diện tích phục vụ của các HTX trong Huyện giảm, nguyên nhân do sáp nhập và
giải thể một số HTX, tuy nhiên nếu xét diện tích phục vụ của từng HTX thì vẫn có tăng ở một
số HTX. Năm 2005 diện tích phục vụ của các HTX Chợ Mới là 5.703 ha, chiếm 16% diện
tích tích phục vụ của các HTX toàn tỉnh An Giang (35.104 ha), nếu xét diện tích phục vụ
TB/HTX thì năm 2005 ở Chợ Mới thấp hơn Tỉnh 52 ha. Với diện tích phục vụ hiện nay như
vậy thì chưa đáp ứng nhu cầu đại đa số nông dân trên địa bàn Huyện, đây là một thuận lợi lớn
cho các HTX sau này mở rộng diện tích phục vụ . (Xem bảng 3.10)
Bảng 3.9: Diện tích phục vụ của HTX Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm
2001 – 2005
ĐVT: ha
Diện tích phục vụ
Năm
2001 2002 2003 2004 2005
HTX Huyện Chợ Mới 7.374 7.204 6.450 5.753 5.703
Diện tích phục vụ TB/HTX Huyện 273 288 269 240 259
HTX tỉnh An Giang 29.469 26.541 34.436 35.362 35.104
Diện tích phục vụ TB/HTX Tỉnh 324 246 285 244 311
Tỷ lệ DTPV HTX CM/DTPV HTX cả tỉnh 25% 27% 19% 16% 16%
(Nguồn: Báo cáo của phò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1154.pdf