MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐÔ THỊ.5
I-Khái niệm và phân loại đất Đô thị.5
1-Khái niệm về Đô thị và đất Đô thị.5
2-Phân loại đất Đô thị.8
3-Những đặc trưng cơ bản của đất Đô thị.9
II-Vai trò quản lý đất Đô thị.11
1-Vai trò của đất Đô thị trong sự phát triển kinh tế-xã hội.11
2-Vai trò quản lý Nhà nước đối với đát Đô thị.12
III-Nguyên tắc và nội dung quản lý đất Đô thị.13
1-Nguyên tắc quản lý.13
1.1-Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.13
1.2-Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.14
1.3-Tiết kiệm và hiệu quả.14
1.4-Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất Đô thị.15
2-Nội dung quản lý Nhà nước về đất Đô thị.15
2.1-Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
và định giá các loại đất Đô thị.16
2.2-Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất Đô thị.16
2.3-Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất Đô thị.17
2.4-Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
khi sử dụng đất Đô thị.19
2.5-Đăng ký và cấp GCN QSDĐ Đô thị.20
2.6-Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Đô thị.21
2.7-Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo
và xử lý các vi phạm về đất Đô thị.23
IV-Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đất Đô thị.24
1-Nhân tố điều kiện tự nhiên.24
2-Nhân tố con người.25
3-Nhân tố kinh tế.26
4-Nhân tố xã hội và môi trường.26
V-Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý đất Đô thị.27
1-Kết quả trong quản lý đất Đô thị.27
2-Hiệu quả trong quản lý đất Đô thị.28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI QUẬN CẦU GIẤY-THÀNH PHỐ HÀNỘI.29
I-Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XHquận Cầu Giấy.29
1-Điều kiện tự nhiên.29
2-Kinh tế-xã hội. .32
II-Tổng quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở quận Cầu Giấy.35
1-Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy.35
2-Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy.37
3-Tình hình biến động đất đai của quận Cầu Giấy trong những năm vừa qua.43
III-Thực trạng công tác quản lý đất đai ở quận Cầu Giấy
trong những năm gần đây.50
1-Tổ chức bộ máy quản lý về đất đai của quận Cầu Giấy.50
2-Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
quận Cầu Giấy-TP Hà Nội.51
2.1-Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
và định giá các loại đất Đô thị.52
2.2-Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy.55
2.3-Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù GPMB đất Đô thị.59
2.4-Công tác thực hiện các văn bản pháp luật.68
2.5-Đăng ký và cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ.70
2.6-Công tác chuyển mục đích sử dụng đất tại quận Cầu Giấy.73
2.7-Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo các vi phạm rong quản lý và sử dụng đất Đô thị.75
IV-Đánh giá chung.77
1-Kết quả đạt được.77
2-Tồn tại và nguyên nhân.79
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ.82
I-Quan điểm sử dụng đất Đô thị.82
1-Quan điểm tập trung thống nhất quản lý của Nhà nước.82
2-Quan điểm về lợi ích.84
3-Quan điểm sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả.84
4-Quan điểm quản lý mang tính kế thừa và tính hệ thống.85
II-Một số giải pháp về quản lý đất Đô thị.86
1-Giải pháp tầm vĩ mô.86
2-Giải pháp tầm vi mô.91
3-Một số giải pháp cụ thể đối với quận Cầu Giấy.95
KẾT KUẬN.101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.102
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất Đô thị qua ví dụ tại quận Cầu Giấy - TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao thông: 14,2343 ha.
Do thành phố cấp đất làm một số tuyến mới ( đường vào chợ Xanh, đường đê Bưởi, đường Ngọc Khánh, đường sông Tô Lịch, đường nội bộ trong các khu dân cư được cấp đất). Lượng giảm ở các phường như sau:
ã Phường Trung Hoà: giảm 5,3552 ha.
ã Phường Nghĩa Đô: giảm 0,3505 ha.
ã Phường Yên Hoà: giảm 0,7032 ha.
ã Phường Dịch Vọng: giảm 7,2615 ha.
ã Phường Mai Dịch: giảm 0,5639 ha.
c-Do chuyển sang đất An ninh quốc phòng: 0,3078 ha.
Do Thành phố cấp đất an ninh quốc phòng cho dự án Trung Nhân ( thuộc phường Trung Hoà )
d-Do chuyển sang đất ở: 13,2403 ha.
Do Thành phố cấp đất làm nhà cho một số khu dãn dân, khu chung cư mới như: dự án khu đô thị Trung Yên, Trung Nhân, công ty xuất nhập khẩu Bao bì, Cục Phòng chống ma tuý, .... Cụ thể như sau:
ã Phường Trung Hoà: giảm 7,8683 ha.
ã Phường Nghĩa Đô: giảm 0,2481 ha.
ã Phường Yên Hoà : 0,6821 ha.
ã Phường Dịch Vọng: 4,4418 ha.
Tuy nhiên đất trồng cây hàng năm của quận lại được tăng lên 3,0000 ha do phường Trung Hoà đã cải tạo 2,5000 ha đất chưa sử dụng và 0,5000 ha đất mặt nước chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm.
3.1.2-Đất vườn tạp: giảm 0,2597 ha.
Do dân phường Dịch Vọng tự chuyển đất vườn sang đất làm nhà ở.
3.1.3-Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: giảm 4,0717 ha.
Do Thành phố cấp đất cho các dự án. Cụ thể như sau:
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 1,7092 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,1172 ha.
Phường Dịch Vọng: giảm 1,5920 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 1,0045 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,0469 ha.
Phường Dịch Vọng: giảm 0,9576 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất ở: giảm 1,3580 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,2447 ha.
Phường Dịch Vọng: giảm 1,1133 ha.
3.2-Đất Lâm nghiệp:
Diện tích đất Lâm nghiệp năm 2001 là 2,9618 ha, cho nên so với năm 2000 diện tích đất Lâm nghiệp không biến động.
3.3-Đất chuyên dùng:
Diện tích đất chuyên dùng năm 2001 của quận: 506,0023 ha. So với năm 2000 diện tích đất chuyên dùng tăng 47,8027 ha.
Biểu 5: Sự biến động của đất chuyên dùng.
TT
Loại đất
Năm 2001
(ha)
Năm 2000
(ha)
Tăng(+)
Giảm(-)
(ha)
Đất chuyên dùng
506,0023
458,1996
+47,8027
1
Đất xây dựng
233,2358
203,9703
+29,2655
2
Đất giao thông
160,7044
138,6779
+22,0265
3
Đất thuỷ lợi và
mặt nước chuyên dùng
34,0041
37,7294
-3,7253
4
Đất di tích
lịch sử văn hoá
3,9843
3,9843
0
5
Đất an ninh quốc phòng
50,2297
49,9937
+0,2360
6
Đất nghĩa trang
16,7842
16,7842
0
7
Đất chuyên dùng khác
7,0598
7,0598
0
(Nguồn: Báo cáo biến động đất đai quận Cầu Giấy năm 2001)
3.3.1-Đất xây dựng:
Năm 2001, diện tích đất xây dựng của quận là 233,2358 ha, tăng so với năm 2000 là 29,2655 ha. Diễn giải như sau:
* Diện tích đất xây dựng tăng 29,4201 ha.
Trong đó:
Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang: 26,2014 ha.
Do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,7092 ha.
Do chuyển từ đất thuỷ lợi sang: 0,8871 ha.
Do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 0,2655 ha.
Do chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang: 0,3569 ha.
Bên cạnh đó đất xây dựng không chỉ có biến động tăng mà có biến động giảm, giảm 0,1546 ha do nhà ở ( Do ở phường Quan Hoa - Công ty Xây dựng Sông Đà xin chuyển sang đất nhà ở 0,1546 ha.)
3.3.2-Đất Giao thông:
Năm 2001, diện tích đất giao thông: 160,7044 ha, so với năm 2000 diện tích đất giao thông tăng 22,0261 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
Tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 14,2343 ha.
Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,0045 ha.
Tăng do chuyển từ đất thuỷ lợi: 2,8739 ha.
Tăng do chuyển từ đất an ninh quốc phòng sang: 0,1220 ha.
Tăng do chuyển từ đất ở sang: 0,0408 ha.
Tăng do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 1,8476 ha.
Tăng do chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang: 2,2520 ha.
Bên cạnh đó biến động đất giao thông không chỉ tăng, còn có biến động giảm:
+ Giảm 0,3078 ha do tại phường Trung Hoà đất giao thông cũ chuyển sang đất nhà ở cho khu Đô thị Nam Trung Nhân.
+ Giảm 0,0408 ha do năm 2000 thống kê sai: thống kê đất chưa sử dụng ven đường vào đất giao thông.
3.3.3-Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng:
Năm 2001 diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là: 34,0041 ha. So với năm 2000 diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng giảm 3,7253 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,8871 ha.
Do tại phường Trung Hoà đất thuỷ lợi cũ chuyển 0,0063 ha sang đất dự án xây dựng Nam Trung Nhân; và do bảng thống kê 2000 đã nhầm 0,8808 ha đất thùng đấu của Công ty xe buýt (tại phường Quan Hoa) chuyển sang đất xây dựng.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 2,8739 ha.
Tuy nhiên, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng còn tăng. Cụ thể: tăng do tại phường Trung Hoà chuyển từ đất chưa sử dụng sang 0,0357 ha.
3.3.4-Đất an ninh quốc phòng:
Năm 2001 diện tích đất an ninh quốc phòng: 50,2297 ha, so với năm 2000 diện tích đất an ninh quốc phòng tăng 0,2360 ha. Cụ thể:
* Đất an ninh quốc phòng biến động tăng: 0,3609 ha.
Trong đó:
+ Tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 0,3078 ha.
+ Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 0,0531 ha.
* Đất an ninh quốc phòng biến động giảm : 0,1249 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông 0,1220 ha (Do tại phường Quan Hoa, Bộ Tư lệnh hoá học cắt đất làm đường chợ Xanh)
+ Giảm do chuyển sang đất ở 0,0029 ha tại phường Trung Hoà.
3.3.5-Đất Di tích lịch sử văn hoá:
Diện tích đất Di tích lịch sử văn hoá năm 2001: 3,9843 ha, so với năm 2000 là không có biến động.
3.3.6-Đất Nghĩa trang, nghĩa địa:
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa: 16,7842 ha, so với năm 2000 là không có biến động.
3.4-Đất ở:
Năm 2001 diện tích đất ở: 331,0632 ha, so với năm 2000 diện tích đất ở tăng 16,7582 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
- Tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang: 13,2403 ha.
- Tăng do chuyển từ đất vườn tạp sang: 0,2597 ha.
- Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,3580 ha.
- Tăng do chuyển từ đất xây dựng sang: 0,1546 ha.
- Tăng do chuyển từ đất giao thông sang: 0,3078 ha.
- Tăng do chuyển từ đất an ninh quốc phòng sang: 0,0029 ha.
Tuy nhiên diện tích đất ở cũng có biến động giảm do chuyển sang đất giao thông sang 0,0408 ha.
3.5-Đất chưa sử dụng và sông.
Năm 2001 diện tích đất chưa sử dụng là 23,6066 ha, so với năm 2000 diện tích đất chưa sử dụng giảm 9,2457 ha. Cụ thể như sau:
* Đối với đất chưa sử dụng giảm 4,6488 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất nông nghiệp: 2,5000 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,2655 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 1,8476 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất thuỷ lợi: 0,0357 ha.
Bên cạnh biến động giảm đất chưa sử dụng còn có biến động tăng do năm 2000 thống kê sai mất 0,0408 ha đất chưa sử dụng (do thống kê nhầm sang đất giao thông).
* Đất mặt nước chưa sử dụng có biến động giảm: 4,6377 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất nông nghiệp: 0,5000 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,3569 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất an ninh quốc phòng: 0,0531 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 2,2520 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất ở: 1,4757 ha.
Như vậy, thực trạng cơ cấu đất đai toàn quận biến động nhiều, đất nông nghiệp giảm 55,3152 ha do chuyển sang Đô thị hoá, đặc biệt đất chưa sử dụng được cải tạo chuyển sang đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Những năm trước đây, việc quản lý đất đai ở các xã, thị trấn (chưa thành lập quận) còn lỏng lẻo dẫn đến sử dụng đất còn tuỳ tiện không theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, do tốc độ Đô thị hoá nhanh nên đất đai biến động nhiều, việc chỉnh lý theo dõi biến động đất không kịp thời, các hồ sơ lưu trữ về đất đai rất ít, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
Trong năm qua, UBND quận đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, do có sự chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, kết hợp với kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nên đã ngăn chặn được nhiều vi phạm sử dụng đất.
III-Thực trạng quản lý đất Đai ở Quận Cầu Giấy trong những năm gần đây.
1-Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của quận Cầu Giấy.
Phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất - nhà và đo đạc bản đồ trên địa bàn quận.
Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Với các chức năng trên, phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Dự thảo các văn bản, tổ chức hướng dẫn UBND phường, các tổ chức và công dân thực hiện chế độ chính sách về quản lý sử dụng đất nhà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thẩm định và trình UBND quận các văn bản của UBND phường về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà theo quy hoạch của UBND Thành phố đã phê duyệt và theo phân cấp quản lý đất đai của Luật đất đai.
- Quản lý và theo dõi biến động về diện tích các loại đất, loại nhà, về chủ sử dụng đất và sở hữu nhà. Chỉnh lý các hồ sơ tài liệu về đất - nhà, bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng tại địa bàn quận, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất -nhà theo định kỳ.
- Tham gia với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính phường. Tiếp nhận và quản lý các tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới, mốc địa chính, mốc lộ giới thuộc quận, tham gia giải quyết các tranh chấp đất - nhà.
- Dự thảo văn bản trình UBND quận để báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết định việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quản lý đất công để sử dụng vào các mục đích phục vụ lợi ích công cộng.
- Tổ chức xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho cá nhân và các tổ chức xã hội, theo thẩm quyền của UBND quận do pháp luật quy định.
- Căn cứ yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Địa chính - Nhà đất Thành phố hướng dẫn, có kế hoạch đề nghị UBND quận cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của xã, phường làm công tác quản lý Địa chính - Nhà đất.
- Phòng Địa chính - Nhà đất quận có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, bổ sung, cập nhật hồ sơ quản lý sử dụng đất - nhà, các tài liệu bản đồ địa chính nhà đất thuộc thẩm quyền quản lý của quận. Phòng Địa chính - Nhà đất cung cấp hồ sơ, tài liệu về đất và nhà theo các yêu cầu của cấp có thẩm quyền theo phân cấp của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm về độ chính xác của tài liệu, hồ sơ đã cấp trước luật pháp Nhà nước.
- Chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện cần thiết để Chủ tịch UBND quận, Sở Địa chính - Nhà đất giải quyết việc tranh chấp về đất và nhà theo luật pháp Nhà nước và quy định của UBND Thành phố.
Cho đến nay lực lượng cán bộ trong phòng là 11 người trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và 6 cán bộ chuyên môn, 3 cán bộ hợp đồng. Tại cấp phường, toàn quận có 7 phường, mỗi phường có từ 2 đến 3 cán bộ địa chính, 1 cán bộ được biên chế chính thức. Các cán bộ địa chính phường hiện nay đã và đang được theo học các khoá đào tạo chính quy, tại chức về nghiệp vụ chuyên môn. Hàng năm quận vẫn tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt của quận và cán bộ địa chính phường đi học và nghe phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước để về thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
2-Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy-TP Hà Nội.
Theo Luật đất dai năm 1993 của Chính phủ về quản lý đất Đô thị, UBND quận Cầu Giấy giao cho phòng Địa chính-Nhà đất Quận chịu trách nhiệm cùng UBND quận quản lý đất trên toàn bộ diện tích theo 7 nội dung quản lý đất, cụ thể các nội dung như sau:
+ Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô thị.
+ Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất Đô thị.
+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất Đô thị.
+ Ban hành các chính sách và lập kế haọch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất Đô thị.
+ Đăng ký và cấp GCN QSDĐ Đô thị.
+ Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Đô thị.
+ Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất Đô thị.
2.1-Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô thị.
Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện ngay sau khi thành lập quận (01/09/1997). Khi quận Cầu Giấy chính thức đi vào hoạt động, UBND quận đã nhanh chóng chỉ đạo phòng địa chính và quản lý nhà nay là phòng Địa chính-Nhà đất tiếp nhận hồ sơ địa giới hành chính do Ban tổ chức chính quyền Thành phố giao cho quận và 7 phường.
Hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của hầu hết các phường và quận đều được lập theo 4 thời điểm: 1960, 1978,1987, 1994. Nhìn chung, với loại bản đồ và hồ sơ địa chính được lập năm 1960, 1978, 1987 so với hiện trạng có sự biến động nhiều và không đầy đủ do quy trình lập ban đầu và thất thoát trong quá trình quản lý sử dụng. Toàn bộ bản đồ địa chính của 06 phường : Dịch Vọng, Mai Dịch, Trung Hoà, Yên Hoà, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô được đo vẽ năm 1994 tỷ lệ 1/500. Phường Quan Hoa mới được đo vẽ bản đồ địa chính tỉ lệ 1/200 năm 1999. Với bản đồ và hồ sơ địa chính lập từ năm 1994 trở lại đây so với hiện trạng có độ chính xác hơn song cũng cần phải chỉnh lý biến động nhiều bởi do đặc thù địa bàn quận Cầu Giấy là quận có tốc độ Đô thị hoá cao, đất đai biến động nhiều, thường xuyên và liên tục.
2.1.1-Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy:
* Tổng số tờ bản đồ địa chính: 218 tờ.
Trong đó, số tờ đã được sử dụng cho đăng ký lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
- Số bản đồ tỷ lệ 1/200: 70 tờ.
- Số bản đồ tỷ lệ 1/500: 115 tờ.
- Số bản đồ tỷ lệ 1/1000: 33 tờ.
* Quy trình sử dụng bản đồ địa chính để lập hồ địa chính, hồ sơ đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .
Theo hướng dẫn của Sở Địa chính - Nhà đất dùng bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994 để dân kê khai đăng ký nhà ở, đất ở. Trong trường hợp các thửa đất có biến động, thì phòng Địa chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận hướng dẫn các phường sao chụp bản đồ để chỉnh lý. Với các trường hợp bản đồ đo sai so với hiện trạng sử dụng, thì hướng dẫn nhân dân kê khai theo hiện trạng sử dụng. Tuy nhiên, do tình hình đất đai biến động nhiều và liên tục, hơn nữa công tác cập nhật biến động đất đai ở các phường thuộc quận chưa kịp thời nên công tác chỉnh lý biến động bản đồ hiện nay tại quận chưa được đầy đủ.
* Đánh giá độ chính xác, chất lượng bản đồ ( thông qua kết quả đăng ký đất đai ).
Tỷ lệ số thửa phải chỉnh sửa do đo đạc sai bình quân ở các phường khoảng 13 - 15 % trên tổng số thửa đã được cấp giấy.
Tổng số cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã cấp trên cớ sở bản đồ địa chính chính quy là: 4.542 giấy.
- Diện tích đất đã được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ địa chính chính quy là: 56,4043 ha.
* Hồ sơ địa chính đã lập:
- Sổ mục kê theo mẫu Tổng cục.
- Sổ tiếp nhận hồ sơ ( mẫu Sở ĐC-NĐ ).
- Sổ theo dõi cấp GCN: Tự lập.
- Sổ theo dõi biến động đất đai: Tự lập.
* Phường Quan Hoa, do mới được đo vẽ lập bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/200 vì vậy năm 1997, 1998 phường dùng bản đồ dải thửa tỷ lệ 1/1000 ( lập theo Chỉ thị 299/TTg ) để kê khai đăng ký và cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nay dùng bản đồ địa chính năm 1999 để cấp GCN, số lượng 70 tờ bản đồ tỷ lệ 1/200.
2.1.2-Hiện trạng tư liệu đo đạc bản đồ địa chính không chính quy và việc sử dụng bản đồ và tư liệu cho công tác đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .
- Hiện tại, toàn quận đã cấp được 795 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ và tư liệu địa chính không chính quy với tổng diện tích được cấp giấy là: 7,1699 ha trong đó có 447 GCN được cấp theo bản đồ 299/TTg với diện tích là 5,2668 ha thuộc phường Quan Hoa, còn lại 348 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp từ việc đo trích thửa và sử dụng các tài liệu địa chính không chính quy khác.
- Việc xây dựng tài liệu địa chính không chính quy do địa phương tự tổ chức đo vẽ trích thửa và làm cơ sở đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
2.1.3-Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính.
Theo báo cáo của các phường thì chất lượng bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994 có một số chưa đạt yêu cầu như:
- Tỷ lệ bản đồ không đồng nhất, quận có 07 phường thì hai phường tỷ lệ 1/1000, 01 phường tỷ lệ 1/200, 04 phường tỷ lệ 1/500.
- Hình thể, kích thước, diện tích một số thửa đất đo vẽ không đúng với hiện trạng.
- Việc đánh số thửa ở một số tờ bản đồ không đúng theo quy định hoặc còn trùng, sót ....
- ở một số tờ bản đồ còn đo bao, chưa tách từng hộ nhất là một số thửa trước đây là ao, vườn liền thửa đất ở thì đo bao thành một thửa đất ở.
- Một số thửa đất khi đã cho tách nhưng không tính lại diện tích.
Từ những sai sót trên gây thắc mắc trong nhân dân và gây khiếu kiện tranh chấp đất đai.
- Theo số liệu tổng hợp của phòng Địa chính quận thì tổng số các trường hợp khiếu kiện tranh chấp đất đai có liên quan đến bản đồ địa chính và hồ sở địa chính từ năm 1995 đến nay là: 89 trường hợp. UBND quận đã phối hợp với các phòng ban chức năng giải quyết dứt điểm hầu hết các vụ khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn, tuy nhiên với các vụ khiếu nại tố cáo có liên quan đến bản đồ thì cần có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên ngành cấp trên để giải quyết.
+ Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính:
- Dùng để kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất công, đất kẹt, đất chưa sử dụng để kiến nghị thu hồi phục vụ lợi ích công cộng.
- Thống kê diện tích các loại đất, chỉnh lý biến động đất hàng năm nhằm quản lý quỹ đất đến từng chủ sử dụng.
- Giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai về mốc giới và diện tích.
+ Tuy nhiên, do chất lượng bản đồ chưa được hoàn chỉnh, biến động đất đai từ năm 1994 đến nay rất phức tạp, công tác chỉnh lý bản đồ ở các phường chưa kịp thời nên còn nhiều bất cập trong việc sử dụng bản đồ địa chính.
Về công tác định giá đất Đô thị trên đại bàn quận Cầu Giấy được dựa trên Nghị định 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định bảng khung giá các loại đất.
2.2-Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Xuất phát từ vị trí Thủ đô, từ vị thế của quận trong quy hoạch tổng thể chung của Thành phố, và tính đến các xu hướng phát triển của Thành phố; của cả nước, cũng như xem xét các điều kiện tự nhiên, xã hội thực tế và tiềm năng của quận, có thể khẳng định rằng trong thời gian tới quá trình Đô thị hoá trên địa bàn quận Cầu giấy sẽ diễn ra rất nhanh và đặc biệt mạnh mẽ tại các khu đất trống, đất chưa xây dựng.
Quận Cầu Giấy nằm trong quy hoạch phát triển mở rộng của Thủ đô, trên địa bàn có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua: đường 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường cao tốc Thăng Long nối trung tâm quận với sân bay quốc tế Nội Bài, đường vành đai III. Đặc biệt, Thành phố đã có quy hoạch đồng bộ cho một số khu Đô thị mới được phát triển dọc theo các tuyến giao thông chạy qua địa bàn quận (hiện một số dự án đã và đang triển khai thực hiện như dự án khu đô thị mới Trung Yên, Trung Nhân,...). quận Cầu Giấy sẽ là quận phát triển chính của Thành phố trong thời gian tới.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước. Muốn quản lý tốt đất đai thì công cụ không thể thiếu được dó là công tác quy hoạch đất đai. Quận Cầu Giấy hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương, UBND quận đã chỉ đạo và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với Viện Quy Hoạch Thành phố thực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện có ở địa phường.
Quận Cầu Giấy là đơn vị hành chính có tốc độ Đô thị hoá cao, tuy nhiên khu vực đã xây dựng cũng mới chỉ chiếm 55,89% diện tích, còn lại 44,11% diện tích tự nhiên là ruộng canh tác và các loại đất chuyên dùng.
Địa bàn quận Cầu Giấy chia thành 2 vùng rõ rệt: phần phía Bắc thuộc các phường Quan Hoa, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, và Dịch Vọng, đất xây dựng chiếm tỷ lệ lớn (Mai Dịch chiếm 58%; Nghĩa Đô 95,5%; Nghĩa Tân 100%; Quan Hoa 99%). Khu vực phía Nam có diện tích xây dựng ít hơn (Yên Hoà 34,6%; Trung Hoà 31,4%; Dịch Vọng 46,6%), khu vực xây dựng nằm tập trung ven đường Cầu Giấy, Xuân Thuỷ, và ven sông Tô Lịch, phần còn lại là diện tích canh tác, đất đai ít bị chia cắt. Khu vực này có nhiều thuận lợi để triển khai các dự án lớn, xây dựng tập trung do mặt bằng thi công thuận lợi, công tác giải phóng mặt bằng ít phức tạp, các điều kiện tiếp cận về hợp tác quốc tế đều phù hợp với quy hoạch.
Theo quy hoạch điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết Định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 thì toàn bộ diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy nằm trong vùng phát triển Đô thị của Hà Nội ở giai đoạn đầu, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch của quận Cầu Giấy chủ yếu là đất dân dụng, phát triển các khu nhà ở, các trung tâm công cộng và thương mại, các cơ quan và trường đào tạo, một khu công nghiệp sạch - tiểu thủ công nghiệp nhằm mục đích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động.
Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển:
- Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, chuẩn bị kỹ thuật.
- Dự án phát triển các khu Đô thị mới.
- Dự án xây dựng công viên cây xanh, vui chơi giải trí.
- Dự án cải tạo khu nhà ở hiện có, các làng xóm thuộc vùng phát triển Đô thị.
Sau khi xây dựng các trục đường vành đai III và trục chính của Thành phố thì giá trị đất Đô thị ở đây sẽ tăng lên nhiều lần. Cơ cấu sử dụng đất ở quận Cầu Giấy chủ yếu tập trung vào khu đất dân dụng. Đất ngoài khu dân dụng nằm xen kẽ với tỷ lệ thấp, chiếm 9.37% (112,86 ha), đất dân dụng 1.091,19 ha, chiếm 90.63%.
Biểu 6: Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005.
TT
Loại đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chỉ tiêu
(m2/người)
Ghi chú
I
Đất dân dụng
1.091,19
90,63
1
Giao thông
180,5
14,99
12,38
2
Công cộng cấp Quận và Thành phố (có bệnh viện)
91,69
7,62
6,22
Không tính bệnh viện chuyên ngành
3
Trường PTTH
9,90
0,82
0,67
4
Cây xanh Thành phố
17,25
1,43
1,17
5
Khu ở
625,23
51,93
42,40
6
Bệnh viện chuyên ngành
5,58
0,46
7
Cơ quan, trường đào tạo
161,04
13,37
II
Đất ngoài dân dụng
112,86
9,37
1
Xí nghiệp, kho tàng
30,94
2,57
2
Đặc biệt
35,68
2,96
3
Hành lang cách ly
23,66
1,97
4
Sông Tô Lịch + cây xanh ven sông
12,44
1,03
5
Di tích lịch sử, văn hoá
10,14
0,84
Tổng cộng
1.204,05
100
82,07
(Nguồn: Kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH quận Cầu Giấy giai đoạn 2001-2005)
Kế hoạch bố trí đất ở dân cư và xây dựng đất ở.
Quận Cầu Giấy nằm sát khu vực nội thành cũ dọc theo sông Tô Lịch là nơi có nhiều xóm làng cũ và có đất trống (canh tác) để xây dựng các khu ở mới trong giai đoạn trước mắt, có một số dự án lớn đang được triển khai thực hiện.
* Các dự án xây dựng khu ở mới: tập trung trên địa bàn các phường Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà như:
- Dự án khu Đô thị mới Trung Yên: 34,68 ha.
- Dự án khu Đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính: 65,27 ha.
- Dự án khu Đô thị mới Yên Hoà: 39,14 ha.
* Các khu vực cải tạo và phát triển các khu dân cư: Nhìn chung các khu chung cư hiện có trên địa bàn quận như: khu Mai Dịch, Nghĩa Tân đều được xây dựng trong thời kỳ trước nên cơ cấu căn hộ lạc hậu, tiện nghi kém. Dần từng bước sẽ thực hiện cải tạo chỉnh trang cho phù hợp với điều kiện sống mới.
Kế hoạch cải tạo xây dựng các phường và làng xóm trong quận: hiện nay ranh giới các phường trong quận được hình thành trên cơ sở ranh giới các xã cũ. Vì vậy tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý các làng xóm hiện có trong quận. Vấn đề này chỉ có thể khắc phục bằng cách triển khai ngay quy hoạch chi tiết các phường trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông và phân lô xây dựng, xác định lại tồn tại ổn định của các làng xóm theo từng tiêu chí cụ thể để có những giải pháp tích cực hạn chế sự phát triển tự do xây dựng tự phát (vẫn còn có khu vực đất đai do phường này quản lý, hộ khẩu lại do phường khác quản lý).
Về kế hoạch bố trí đất ở khu dân cư và xây dựng nhà ở được dự kiến quy hoạch như sau:
- Các dự án xây dựng khu ở mới tập trung trên địa bàn các phường Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà.
- Các khu vực cải tạo và phát triển các khu chung cư: nhìn chung các khu chung cư hiện có trên địa bàn quận được xây dựng trước đây có cơ cầu căn hộ lạc hậu, tiện nghi kém. Hướng giải quyết đối với các khu vực này chỉ có thể khắc phục từng bước. Trước mắt không triển khai cải tạo lớn trên phạm vi rộng do điều kiện tài chính không cho phép.
- Khu vực các phường và làng xóm trong quận có ranh giới trên cơ sở ranh giới các xã cũ, dẫn tới nhiều khó khăn trong quản lý. Khắc phục tình trạng này chỉ có thể triển khai quy hoạch chi tiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Fdgfh.doc