Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997 - 2004 trên địa bàn tỉnh đã có 59 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép chưa kể các dự án không nhận giấy phép đầu tư hoặc chưa rút giấy phép đầu tư khi chưa thực hiện. Tính trung bình mỗi năm có 8 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký bình quân là 160,315 triệu USD/năm. Quy mô bình quân mỗi dự án được cấp phép trong thời kỳ này là 20,475 triệu USD/dự án. Những con số này cho thấy tình hình cấp phép và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2004 có chuyển biến rất tốt và mức độ biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm là rất lớn, góp phần làm tăng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép của cả nước. Năm 1997 là năm Vĩnh Phúc mới được tái lập vì vậy, vốn đầu tư vào tỉnh lúc đó chủ yếu là vốn trong nước và không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Tuy nhiên với nhận thức đúng đắn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã có những định hướng và chính sách thu hút đầu tư để từ đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ngày càng tăng. Kể từ năm 2001 đến năm 2004 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh tăng mạnh mẽ và hầu hết là hoạt động có hiệu quả. Sở dĩ các dự án FDI ở Vĩnh Phúc được triển khai tốt là do các dự án này đầu tư vào các địa bàn có nhiều thuận lợi trong giải phóng mặt bằng như Bình Xuyên, Khai Quang

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.025,7 nghìn tấn. Giá trị toàn ngành, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 8,5% so với năm 2003. Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp năm 2004 là có sự chuyển đổi theo hướng cơ cấu sản xuất gắn với thị trường, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, đa dạng hoá cây trồng, phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm nhưng tăng cao về số tuyệt đối. Bên cạnh công nghiệp và nông nghiệp, ngành thương mại dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh, các ngành dịch vụ duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, chất lượng một số dịch vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2004 đạt 1.679,8 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2003. Bằng sự phát triển nhanh và hiệu quả của ngành công nghiệp, Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu mua bán với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do vậy đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng thu cho ngân sách địa phương. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 104 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 330 triệu USD. Tuy kim ngạch nhập khẩu lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu làm cho cán cân thương mại của tỉnh không cân bằng, nhưng với một tỉnh tương đối còn non trẻ như Vĩnh Phúc, đang cần xây dựng nhiều cơ sở vật chất, tạo nền móng vững chắc cho phát triển toàn diện và lâu dài thì đó là một tình trạng hợp lý. Trong tương lai không xa Vĩnh Phúc sẽ còn phát triển mạnh mẽ về các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch và làng nghề bởi những tiềm năng sẵn có của mình. 2.1.3.2. Tiềm năng phát triển kinh tế. Vĩnh Phúc là một tỉnh có cả 3 miền sinh thái đồng bằng, trung du và miền núi, có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc biệt về du lịch. * Tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội (Theo quy hoạch của Nhà nước thì tỉnh Vĩnh Phúc, mà cụ thể là thị xã Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh sẽ làm chùm đô thị và khu công nghiệp quanh thủ đô Hà Nội), nằm trong vùng lan toả của tam giác trọng điểm phát triển kinh tế phía bắc, giao thông đường bộ, đường thuỷ và kế cận sân bay quốc tế Nội Bài rất thuận tiện, tỉnh lại có diện tích đất đai khá lớn so với các tỉnh quanh Hà Nội, có tiềm năng và điều kiện phát triển các khu công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có một số ngành công nghiệp tiềm năng, có khả năng góp phần không nhỏ - trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh như sau: + Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm như: trồng và chế biến rau quả cao cấp: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi, su hào, bắp cải, khoai tây, khoai lang, chuối, lạc, chăn nuôi và chế biến thịt bò, thịt lợn, thịt gà... + Ngành công nghiệp cơ khí, hoá chất: sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho ô tô, xe máy, xe đạp, máy công cụ và máy nông nghiệp... + Công nghiệp vật liệu xây dựng như: Gạch ốp lát, sứ vệ sinh, phụ kiện bình tắm, bồn nước. + Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu: các sản phẩm đồ da, may mặc, đồ điện, điện tử, phần mềm và máy vi tính... Do xác định rõ vai trò của ngành này trong phát triển công nghiệp mà hiện nay tỉnh đang tập trung vào các ngành này nhằm phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH một cách toàn diện với tốc độ nhanh, nhằm chuyển dịch cơ cấu hợp lý. Các ngành công nghiệp này chủ yếu được xây dựng trong 2 khu công nghiệp tập trung là Kim Hoa ( Mê Linh) và Khai Quang (Thị xã Vĩnh Yên). * Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 1371 km2: trong đó đất nông nghiệp là 64.387,17 ha chiếm 46,97%; đất lâm nghiệp 27.284,84 ha chiếm 19,91%; đất chưa sử dụng 26.750,11 ha chiếm 19,52%. Tiềm năng đất là khá lớn, lại mang đặc điểm của cả ba vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miền núi nên có tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ở Vĩnh Phúc khá dồi dào. Các dòng sông chính Sông Lô, Sông Hồng và các chi lưu của dãy núi Tam Đảo, hàng chục hồ, đầm lớn khác hình thành mật độ sông hồ tương đối cao. Diện tích tự nhiên của tỉnh không lớn nhưng có rừng quốc gia Tam Đảo với một vùng sinh thái đặc biệt. Nguồn lao động ở Vĩnh Phúc có 45 vạn người sống về nông, lâm, thuỷ sản. Trình độ dân trí của nông dân khá đồng đều, có truyền thống lao động và kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay Vĩnh Phúc đang tận dụng tiềm năng và lợi thế của từng vùng trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo vùng sinh thái bền vững. Các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh có tiềm năng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm như lạc, đỗ tương, rau, đậu các loại... và tiềm năng về chăn nuôi lợn, gà, gia cầm và thuỷ sản.… Vùng bán sơn địa của các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, mũi nhọn là kinh tế vườn đồi, trang trại phát triển cây nông nghiệp dài ngày, xây dựng các vùng trồng cây ăn quả chủ yếu là vải thiều, nhãn, xoài, na dai... Nhìn chung Vĩnh Phúc có tiềm năng rất lớn về nông lâm nghiệp, do vậy nếu biết tận dụng tối đa tiềm năng này thì kinh tế của Vĩnh Phúc sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đồng đều hơn giữa các ngành kinh tế trên địa bàn và ngang tầm với các địa bàn lân cận. * Tiềm năng về Thương mại của Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương mại. Nằm cạnh những trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội, Hải Phòng, sát với các tỉnh biên giới phía Bắc, tạo khả năng phát triển thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó việc nằm kề tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), gần cảng biển, sân bay lớn, nhiều xí nghiệp công nghiệp dẫn đầu, nhiều cơ sở thương mại, tài chính, du lịch, đào tạo cán bộ khoa học, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển nội vùng nói chung và với Vĩnh Phúc nói riêng. Mặc dù với số dân không lớn: hơn 1,1 triệu người và sức mua bình quân không mạnh nhưng với vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển thương mại và thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Thêm vào đó, điều kiện giao thông cũng hết sức thuận lợi: Đường quốc lộ số 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi dọc hầu hết các huyện, thị xã, sông Hồng, sông Lô bao nửa vòng quanh tỉnh, có bến cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Đức Bác, thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc xếp hàng hoá. Có thể nói Vĩnh Phúc thật sự có địa lợi để phát triển thương mại. Một tiềm năng không nhỏ về thương mại của Tỉnh là làng thương mại Thổ Tang thuộc huyện Vĩnh Tường. Làng thương mại Thổ Tang được hình thành từ lâu đời, rất nhạy cảm, năng động và tên tuổi của nó đã nổi tiếng khắp cả nước. Từ Thổ Tang, hàng hoá được giao lưu với tất cả các vùng trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Tuy có tiềm năng thương mại rất lớn nhưng hoạt động thương mại của Vĩnh Phúc chưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Hiện nay tỉnh đang có những chủ trương cụ thể nhằm thức dạy tiềm năng to lớn của thương mại Vĩnh Phúc cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh và đang từng bước đi vào thực hiện với những kết quả đáng kể. * Tiềm năng phát triển du lịch Cách Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc, Vĩnh Phúc nổi tiếng không chỉ có khu nghỉ mát Tam Đảo, danh thắng đứng đầu phía bắc cùng với gần 500 di tích lịch sử và công trình văn hoá, trong đó có 162 di tích lịch sử, công trình văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. Vĩnh Phúc có đường giao thông thuỷ, bộ và hàng không thuận lợi, là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, sự giao lưu kinh tế - văn hoá đã khơi dậy những tiềm năng kinh tế du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Điều kiện tự nhiên xã hội cũng tạo nên những cụm mô hình du lịch ở các vùng tương đối lý tưởng, rõ nét, chứa đựng nhiều danh thắng nổi tiếng như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, thích nghi với các loại hình du lịch đa dạng. Danh thắng Tam Đảo là một kỳ tích thiên nhiên tuyệt diệu. Trước cách mạng tháng 8 người Pháp đã xây tại đây trên 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy... ở độ cao trên 1000m so với mặt biển, nhiệt độ mùa hè trung bình từ 200C - 220C với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong ngày. Tam Đảo đã trở thành điểm du lịch tham quan nghỉ mát hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách tới nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Những địa danh Thác Bạc, Cầu Đá Tuyết, Am Gió, Thang Mây, Hồ Xạ Hương, đập Làng Hà và rừng cây nguyên sinh luôn thu hút khách du lịch thập phương. Cùng nằm trong rừng quốc gia Tam Đảo về phía Tây Bắc là danh thắng và di tích lịch sử văn hoá Tây Thiên, có chung điều kiện vị trí địa lý và khí hậu với khu nghỉ mát Tam Đảo. Tây Thiên cũng có thác Bạc, suối Giải oan và những cảnh ngoạn mục, vách đá rêu phong, rừng cây ba lớp động, thực vật phong phú.... Với điều kiện tự nhiên xã hội thuận lợi, tiềm năng lớn Vĩnh Phúc luôn mở rộng đón chào các du khách thập phương, bạn bè quốc tế đến tham quan và đặc biệt hơn Vĩnh Phúc luôn mang được các nhà doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các thương gia trên thế giới và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài hợp tác xây dựng cơ sở vật chất vào lĩnh vực du lịch. Bên cạnh những tiềm năng lớn về công - nông nghiệp, thương mại, du lịch Vĩnh Phúc còn có tiềm năng về các làng nghề nơi đây. Các làng nghề truyền thống như Rèn Lý Nhân, Mộc Bích Chu, Đá Hải Lựu, Đan lát Triệu Đề, Mộc Thanh Lãng, Gốm Hương Canh, Gốm Hiền Lễ Cao Minh luôn là niềm tự hào của Vĩnh Phúc và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Nói tóm lại những tiềm năng phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc như trên đã mở ra một triển vọng lớn về thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào tỉnh. 2.2. Thực trạng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc * Tình hình FDI tại Vĩnh Phúc Khi mới được tái lập năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, trong tổng GDP trên địa bàn, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52,5%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 12,9% GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân cả nước, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng, điều kiện về cơ sở hạ tầng cho phát triển các khu công nghiệp hầu như không có. Xuất phát từ thực tế trên đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã xác định phải: "Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.... chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ". Với quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn, nhằm tận dụng được tối đa những lợi thế về vị trí địa lý và những ưu đãi mà thiên nhiên đem lại, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định thu hút đầu tư trong và ngoài nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giai đoạn từ 1997 đến 2000 là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á và Châu á, nên công tác thu hút đầu tư của cả nước nói chung cũng như trong tỉnh còn nhiều hạn chế, toàn tỉnh chỉ thu hút được 20 dự án bao gồm 13 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 497,67 tỷ đồng và 7 dự án đầu tư nước ngoài đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn độ, Singapore... với tổng vốn đầu tư là 50,24 triệu USD. Trong đó có một số dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh. Nhận thức được vai trò của tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng về vị trí và các chủ trương, chính sách về thu hút đầu tư của Nhà nước, từ năm 2001 đến nay thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005 là tiếp tục chủ trương khơi dậy nội lực, cải thiện môi trường đầu tư, coi trọng thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, tập trung cao độ chỉ đạo thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ổn định trong tương lai. Từ năm 2001 đến hết năm 2004 toàn tỉnh đã thu hút được 219 dự án, bao gồm 187 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 10.122,2 tỷ đồng (tăng 14,38 lần về số dự án và 20,33 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 1997 - 2000) và 32 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 166,75 triệu USD (tăng 4,57 lần về số dự án và 3,31 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 1997 - 2000). Các dự án này chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tác, các ngành chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành thu hút nhiều lao động như giày da, may mặc, nước giải khát, hoá chất.... tạo điều kiện phát huy tốt tiềm năng thế mạnh cũng như khai thác được tối đa nguồn nhân lực trẻ, dồi dào của tỉnh. Riêng 3 tháng đầu năm 2004 toàn tỉnh đã thu hút được 38 dự án, bao gồm 30 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 1.540 tỷ đồng, đạt 44% về vốn đầu tư so với kế hoạch và 8 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 42,6 triệu USD, đạt 42,6% về vốn đầu tư so với kế hoạch. Trên đây là những nét khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2004 ta nên xem xét trên 3 phương diện là: quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, theo hình thức đầu tư, theo đối tác đầu tư và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của Vĩnh Phúc. Qua đó làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc. Những đặc điểm đó là căn cứ để đánh giá những thành tựu đạt được tại Vĩnh Phúc thời gian qua. 2.2.1. Tình hình cấp giấy phép và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2004. Trong giai đoạn 1997 - 2004 trên địa bàn tỉnh đã có 59 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép chưa kể các dự án không nhận giấy phép đầu tư hoặc chưa rút giấy phép đầu tư khi chưa thực hiện. Tính trung bình mỗi năm có 8 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký bình quân là 160,315 triệu USD/năm. Quy mô bình quân mỗi dự án được cấp phép trong thời kỳ này là 20,475 triệu USD/dự án. Những con số này cho thấy tình hình cấp phép và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2004 có chuyển biến rất tốt và mức độ biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm là rất lớn, góp phần làm tăng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép của cả nước. Năm 1997 là năm Vĩnh Phúc mới được tái lập vì vậy, vốn đầu tư vào tỉnh lúc đó chủ yếu là vốn trong nước và không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Tuy nhiên với nhận thức đúng đắn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã có những định hướng và chính sách thu hút đầu tư để từ đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ngày càng tăng. Kể từ năm 2001 đến năm 2004 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh tăng mạnh mẽ và hầu hết là hoạt động có hiệu quả. Sở dĩ các dự án FDI ở Vĩnh Phúc được triển khai tốt là do các dự án này đầu tư vào các địa bàn có nhiều thuận lợi trong giải phóng mặt bằng như Bình Xuyên, Khai Quang… * Tính theo mức độ thực hiện đến năm 2004 trên địa bàn tỉnh đã có 59 dự án với tổng vốn đăng ký là 511,740 triệu USD, vốn bổ sung (năm 2003) là 41,000 triệu USD và vốn pháp định là 208,881 triệu USD (tính cả các dự án đã rút giấy phép đầu tư). Bảng 2.1: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1997 đến 2004 phân theo mức độ thực hiện (Tính cả các dự án đã rút giấy phép). Loại dự án Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) Vốn bổ sung năm 2003 (triệu USD) Đã hoàn thành giai đoạn đầu xây dựng cơ bản 26 351,803 132,800 29,500 Đang đầu tư xây dựng 20 84,883 40,692 11,500 Đã rút vốn, giải thể 13 75,054 35,389 Tổng số 59 511,740 208,881 41,000 Nguồn: sở KH-ĐT Vĩnh Phúc Qua số liệu ở bảng 2.1 có thể thấy mức độ thực hiện của các dự án FDI tại Vĩnh Phúc là rất lớn. Trong tổng số 59 dự án chỉ có 13 dự án đã rút vốn, giải thể còn lại 46 dự án đã đi vào thực hiện, trong đó có 26 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu xây dựng (với tổng vốn đăng ký là 351,803 triệu USD, tổng vốn pháp định là 132,800 triệu USD. Đồng thời năm 2003 còn bổ sung thêm 25,500 triệu USD) và 20 dự án đang đầu tư xây dựng (với tổng số vốn đăng ký là 84,883 triệu USD, tổng số pháp định là 40,692 triệu USD, đồng thời vốn bổ sung năm 2003 là 11,500 triệu USD). So sánh có thể thấy các dự án ở giai đoạn đầu xây dựng cơ bản cần nhiều vốn hơn gấp 2,0 lần các dự án đang đầu tư xây dựng cả về vốn đăng ký, vốn pháp định lẫn vốn bổ sung. Sở dĩ vậy là do Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập, các vấn đề về cơ sở hạ tầng đều bắt đầu xây dựng mới hoàn toàn, hơn nữa xây dựng ban đầu là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai nên cần nhiều vốn hơn. Số dự án rút vốn, giải thể trong tổng số dự án được cấp phép trên địa bàn tỉnh chiếm 22,03% là một con số không lớn, nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cấp giấy phép và thực hiện các dự án FDI tại tỉnh, việc rút vốn, giải thể của một số dự án sẽ tạo tâm lý dè chừng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc. Trong tương lai tỉnh Vĩnh Phúc cần có những biện pháp cụ thể để tìm hiểu rõ nguyên nhân của các dự án rút vốn giải thể để từ đó hạn chế tình trạng này. Nói về thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc không thể phủ định một điều là với sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan lãnh đạo, tỉnh đã thu hút được số dự án đầu tư FDI rất lớn và từ rất nhiều nước trên thế giới. Theo xếp hạng của tạp chí Vietnam Investment Review số ra ngày 6/12/2004, tính đến ngày 14/11/2004 Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 10 về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong cả nước. Nếu xét trong các tỉnh phía Bắc, quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc là tương đối lớn. Hiện nay với những chính sách ưu đãi đầu tư hết sức rõ ràng, thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc đang trở thành một địa điểm đầu tư lớn và hấp dẫn tại miền Bắc. Điều đó còn cho thấy với những điều kiện khách quan về tự nhiên, cơ sở hạ tầng thuận lợi, và những điều kiện chủ quan về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. *Tính theo các đối tác đầu tư: Đến hết năm 2004 có các công ty và nhà đầu tư của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó các nhà đầu tư châu á (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư và tổng số dự án. Bảng 2.2: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1997 đến 2004 phân theo đối tác đầu tư. (Tính cả các dự án đã rút giấy phép) TT Đối tác nớc ngoài Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Trong đó vốn pháp định (triệu USD) Vốn bổ sung năm 2003 (triệu USD) 1 Hàn Quốc 12 65,966 31,327 12,500 2 Đài Loan 11 53,559 26,221 3 Nhật Bản 9 164,325 66,323 2,520 4 Trung Quốc 9 20,529 7,388 6,000 5 Nga 7 38,612 12,818 11,000 6 Thái Lan 3 34,863 10,436 1,680 7 Mỹ 2 5,220 4,598 8 Singapore 2 21,461 9,914 9 Canada 1 1,100 0,330 10 úc 1 3,000 0,900 11 Bungari 1 3,050 2,800 12 Hồng Kông 1 2,000 1,400 Tổng số 59 413,685 171,825 33,700 Nguồn: Niêm giám thống kê - Cục thống kê Vĩnh Phúc Nhìn vào bảng trên có thể thấy từ năm 1997 đến năm 2004 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 59 dự án FDI phân theo đối tác đầu tư với tổng vốn đăng ký là 413,685 triệu USD trong đó vốn pháp định là 171,825 triệu USD, đồng thời năm 2003 bổ sung thêm 33,700 triệu USD. Có thể thấy có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Vĩnh Phúc làm cho tình hình FDI của Vĩnh Phúc ngày càng sôi động. Trong số 12 quốc gia tham gia đầu tư vào Vĩnh Phúc, quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào Vĩnh Phúc nhiều nhất là Hàn Quốc, đứng thứ hai là Đài Loan, đứng thứ ba là Nhật Bản và Trung Quốc. Cụ thể, theo tỷ trọng trong tổng số dự án Hàn Quốc có 12 dự án, chiếm 19,67% trong tổng số dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Vĩnh Phúc, Đài Loan, có 11 dự án chiếm 19,03% trong tổng số dự án, Nhật Bản và Trung Quốc mỗi quốc gia có 9 dự án chiếm 14,75% trong tổng số 59 dự án được cấp phép. Tính theo tổng vốn đăng ký, đứng thứ nhất là Nhật Bản với 164,325 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 66,323 triệu USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 65,966 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 31,327 triệu USD; thứ ba là Đài Loan với 53,559 triệu USD trong đó vốn pháp định là 26,221 triệu USD. Trung Quốc tuy đứng thứ ba về số dự án (9 dự án) nhưng vốn đăng ký chỉ chiếm 20,529 triệu USD với 7,388 triệu USD vốn pháp định, còn thấp hơn Singapore. Singapore chỉ có hai dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc nhưng tổng vốn đăng ký là 21,461 triệu USD với 9,914 triệu USD vốn pháp định. So sánh có thể thấy cơ cấu vốn đầu tư trên một dự án của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Không phải cứ có nhiều dự án đầu tư là cơ cấu vốn phải lớn. Nhìn bảng trên cơ thể thấy mặc dù Hàn Quốc có tới 12 dự án FDI vào Vĩnh Phúc nhưng tổng vốn đăng ký chỉ là 65,966 triệu USD, hay như Đài Loan có 11 dự án FDI vào Vĩnh Phúc nhưng tổng vốn đăng ký chỉ là 53,559 triệu USD, mỗi dự án có vốn là 4,869 triệu USD; nhưng Nhật Bản dù chỉ có 9 dự án mà tổng vốn đăng ký là 164,325 triệu USD, tức là mỗi dự án FDI của Nhật Bản trung bình là 18,258 triệu USD. Hay so sánh ngay Nhật Bản với Trung Quốc, Trung Quốc cũng có 9 dự án FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc nhưng tổng vốn đăng ký chỉ là 20,529 triệu USD, mỗi dự án chỉ có vốn là 2,281 triệu USD. Ngoài ra, so sánh Mỹ với Singapore, đều là hai quốc gia có 2 dự án đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc nhưng tổng vốn đăng ký hai dự án FDI của Mỹ là 5,220 triệu USD, mỗi dự án có vốn đăng ký là 2,610 triệu USD, trong khi hai dự án FDI của Singapore có tổng vốn đăng ký là 21,461 triệu USD (cao hơn 9 dự án FDI của Trung Quốc), mỗi dự án có vốn đăng ký là 10,731 triệu USD. Đối với các Quốc gia có 1 dự án đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc như Canada, úc, Bungari, Hồng Kông, thì Bungari đứng đầu với tổng vốn đăng ký là 3,050 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 2,800 triệu USD; thấp nhất là với tổng vốn đăng ký là 2 triệu USD. Từ sự phân tích trên có thể thấy: các dự án FDI của Nhật Bản có số vốn đăng ký lớn nhất, mặc dù chỉ đứng thứ ba về số dự án nhưng chủ yếu là các dự án có vốn lớn, đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất ghế, phanh, cửa ô tô, kinh doanh khách sạn.. chủ yếu là các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, vốn lớn, dự án FDI của Hàn Quốc, có vốn trung bình mỗi dự án là 5,497 triệu USD là nhỏ hơn 3 lần so với vốn của các dự án FDI Nhật Bản. Các dự án FDI của Hàn Quốc tại tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bao bì PP, bột và hạt canxi, CaCO3, may mặc xuất khẩu quần áo, dệt kim chất lượng cao, kinh doanh vận tải hành khách công cộng… những dự án này thường đòi hỏi nguồn vốn không cao lắm do trang thiết bị máy móc, kỹ thuật không đòi hỏi phải quá cao, lao động rẻ, tốn ít công đào tạo… Đứng thứ hai sau Nhật Bản về tổng vốn đăng ký là các dự án FDI của Singapore với vốn đăng ký trung bình của mỗi dự án là 10,731 triệu USD, lớn gấp đôi lần tổng só vốn đăng ký của các dự án FDI Hàn Quốc. Các dự án FDI của Singapore tại Vĩnh Phúc (2 dự án) đầu tư vào sản xuất xăm lốp ôtô, xe máy và sản xuất thức ăn gia súc cộng với gà giống. Như vậy các dự án FDI của Hàn Quốc đứng thứ ba sau Singapore về tổng vốn đăng ký trong giai đoạn 1997 - 2004. Có thể nói sự tham gia đầu tư ngày càng nhiều của các nhà đầu tư và các công ty từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã làm cho tình hình FDI của Vĩnh Phúc ngày một tiến triển tốt đẹp. Việc các nhà đầu tư châu á chiếm tỷ trọng cao trong đầu tư FDI ở Vĩnh Phúc là một minh chứng rõ ràng về quá trình hội nhập của Việt Nam vào các nước trong khu vực nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng. Các nhà đầu tư Mỹ là các nhà đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Phúc muộn nhất trong số 14 quốc gia. Điều này là tất yếu bởi lẽ các hoạt động đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam chỉ được bắt đầu khi Mỹ xoá bỏ chính sách cấm vận với Việt Nam và chỉ đầu tư vào các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… Mãi năm 2000 Mỹ mới đầu tư vào Vĩnh Phúc và cũng mới chỉ có hai dự án tổng vốn đăng ký là 5,220 triệu USD. Nhìn chung tình hình thức hiện của các dự án FDI phân theo đối tác đầu tư từ 1997 - 2004 là tương đối tốt và đạt hiệu quả cao. Dự đoán trong một vài năm tới với những chính sách ưu đãi thông thoáng về đầu tư, Vĩnh Phúc sẽ thu hút được ngày càng nhiều hơn nữa các nhà đầu tư khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tăng số dự án được cấp phép của các nhà đầu tư hiện tại cùng với việc tăng cơ cấu vốn đăng ký của các dự án lên cao hơn. 2.2.2. Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2004. Xem xét một cách tổng thể, cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1997-2004 tương đối giống so với tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước nói chung và của các địa phương, tỉnh thành phố khác nói riêng. Tỷ trọng của các dự án FDI tại Vĩnh Phúc phân theo cơ cấu ngành được thể hiện ở bảng sau. Bảng 2.3: Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc830.Doc
Tài liệu liên quan