Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định

LỜI CAM ĐOAN . 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2

PHẦN MỞ ĐẦU. 3

1. Tính cấp thiết của đề tài . 3

2. Mục đích nghiên cứu . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4. Phương pháp nghiên cứu . 4

5. Đóng góp mới của Luận văn. 5

6. Kết cấu của luận văn. 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ

1. 1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư. 6

1.1.1. Quan niệm về đầu tư. 6

1.1.2. Đầu tư trực tiếp . 7

1.1.3. Đầu tư gián tiếp. 9

1.1.4. Đầu tư nước ngoài - Khái niệm và phân loại. 10

1.1.5. Khái niệm, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11

1.2. Tác động của thu hút đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 16

1.2.1. Tác động tích cực. 17

1.2.2. Những tác động tiêu cực. 20

1.3. Các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết thu hút đầu tư . 21

1.3.1. Các tiêu chí đánh giá thu hút đầu tư. 21

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư . 23

1.3.3. Sự cần thiết khách quan thu hút đầu tư. 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG I. 29

Chương 2: PHÂN TÍCHTHỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nam Định có ảnh hưởng đến thu hút

đầu tư . 30

pdf109 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nước và thành phần kinh tế có vốn ĐTNN. Hai luật mới thay thế các luật: Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 46 Luật ĐTNN 1996, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ĐTNN 2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1998. Ngày 21 và 22/9/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành hai nghị định được giới đầu tư rất quan tâm: Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định việc doanh nghiệp có vốn ĐTNN đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Đây chính là môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó mặc dù trong các năm này khủng hoàng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ và bắt đầu tác động đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam nhưng số dự án trong nước đăng ký đầu tư vào tỉnh vẫn đạt kết quả rất ấn tượng. Tổng số dự án đăng ký đầu tư của 2 năm này là 144/223 dự án của cả giai đoạn (bằng 64,5%); số vốn đăng ký 11.807 tỷ đồng (bằng 71% tổng số vốn đăng ký của cả giai đoạn). * Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bắt đầu vào Nam Định từ năm 1997, nhìn chung nhịp độ thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định biến động thất thường, không đồng đều qua các năm. Bảng 2.6b: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép qua các năm trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2011) Năm Số dự án cấp mới Vốn đầu tư đăng ký ( Triệu USD) 1997 01 4,550 2002 01 4,100 2003 01 53,200 2004 - - 2005 01 4,000 2006 06 22,192 2007 06 46,101 2008 07 19,625 2009 - - Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 47 Năm Số dự án cấp mới Vốn đầu tư đăng ký ( Triệu USD) 2010 06 15,090 2011 06 27,310 Tổng số 34 196,168 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. ĐTNN vào tỉnh có thể chia làm 2 thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến nay. Cụ thể như sau: Giai đoạn từ 1997 - 2005: Cả giai đoạn này, tỉnh Nam Định chỉ thu hút được 4 dự án ĐTNN, quy mô vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 4 triệu USD một dự án. Thành công lớn nhất giai đoạn này là năm 2003 thu hút được sự đầu tư của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Youngone - Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực may mặc với tổng số vốn đăng ký là 53,2 triệu USD. Đây là dự án FDI có quy mô lớn nhất tỉnh Nam Định cho đến thời điểm hiện tại. Giai đoạn này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã làm giảm tiến độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng. Ngoài ra cơ sở hạ tầng của địa phương thời gian này rất yếu kém, không hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ chế chính sách cũng chưa thật ổn định và đội ngũ cán bộ quản lý, xúc tiến FDI còn thiếu. Do đó nếu so sánh với các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, thì rõ ràng khoảng cách về thu hút FDI của Nam Định còn rất lớn, môi trường đầu tư của Nam Định kém hấp dẫn hơn và tính cạnh trạnh không cao. - Giai đoạn từ 2006 đến nay: Năm 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút đầu tư FDI của tỉnh. Tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Hoà Xá - Thành phố Nam Định với vị trí thuận lợi, nằm trên trục Quốc lộ 10, bên cạnh đó là việc xây dựng các khu công nghiệp Mỹ Trung, Bảo Minh và một số cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện như cụm Công nghiệp An Xá (thành phố Nam Định), Nam Hồng (Huyện Nam Trực), Trung Thành (HuyệnVụ Bản), Yên Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 48 Xá, La Xuyên, Thị trấn Lâm (HuyệnÝ Yên), Xuân Hùng (Huyện Xuân Trường), Nghĩa Sơn (Huyện Nghĩa Hưng), Thịnh Long, Hải Minh (Huyện Hải Hậu), Cổ Lễ (Huyện Trực Ninh), Thịnh Lâm (Huyện Giao Thuỷ) ... Tỉnh Nam Định cũng đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như tăng cường xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, hỗ trợ, giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư. Mặt khác cũng như thu hút đầu tư trong nước, những năm này Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Với những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan trên cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2006-2010, có 24 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 103 triệu USD. Giai đoạn này, bình quân mỗi năm tỉnh cấp mới từ 6-7 dự án. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 khởi nguồn từ Mỹ, sau đó lan toả ra toàn cầu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của Nam Định nói riêng. Và đó cũng là lý do chủ yếu cho việc năm 2009, tỉnh Nam Định không thu hút được dự án FDI nào. Năm 2011, toàn tỉnh có 06 dự án FDI được cấp mới với tổng số vốn đăng ký 27,31 triệu USD. Như vậy, đến nay toàn tỉnh đã có 34 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 8 quốc gia và các vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 196,168 triệu USD, vốn thực hiện đạt 61,5% vốn đăng ký và hiện nay có 29 dự án đã đi vào hoạt động (theo Báo cáo số 862/SKHĐT-KTDV&ĐN ngày 25/11/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định về tình hình đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh). Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2011, Nam Định xếp thứ 10/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 34/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tổng số dự án, thứ 11/11 tỉnh đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố cả nước về tổng số vốn FDI của các dự án còn hiệu lực. Như vậy trong số các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, có thể nói Nam Định là tỉnh có số dự án và quy mô thấp nhất. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 49 Các dự án có quy mô vốn đầu tư nhỏ, lẻ chiếm chủ yếu trong tổng số dự án FDI trên toàn tỉnh. Nguyên nhân là do đa phần các dự án đầu tư vào lĩnh vực may mặc và nguyên phụ liệu may, trong khi đó các dự án may mặc thường quy mô vốn đầu tư không lớn, đóng góp ngân sách không nhiều, mà chủ yếu giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại địa phương. Nhìn chung số lượng và quy mô của các dự án cả trong nước và FDI thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn vừa qua còn nhỏ; dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao chưa nhiều; ngoài các nguyên nhân về cơ chế, chính sách, chế độ ưu đãi, hoạt động xúc tiến đầu tư thì chất lượng nguồn nhân lực của địa phương còn thấp cũng là cản trở lớn để thu hút được các dự án này. 2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn đầu tư: Đặc điểm tương đối nổi bật và cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các KCN, CNN và một số địa bàn có ưu thế, có vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, đảm bảo điều kiện triển khai dự án, điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhà đầu tư. Nếu phân theo địa bàn thì các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào khu vực Thành phố Nam Định và các huyện có lợi thế về vị trí địa lý, về giao thông, về lao động... Bảng 2.7a: Cơ cấu đầu tư trong nước theo địa bàn STT Địa bàn Số dự án Vốn đăng ký (tỷ đồng) 1 TP Nam Định 115 4.750,4 TĐ: - KCN Hòa Xá 54 2.118,5 - KCN Mỹ Trung 10 1.394,2 2 Giao Thủy 9 809,1 3 Hải Hậu 20 4.624,9 TĐ: KCN Tàu thuỷ vinashin 5 3.870,4 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 50 STT Địa bàn Số dự án Vốn đăng ký (tỷ đồng) 4 Mỹ Lộc 4 573,8 5 Nghĩa Hng 11 823,8 6 Nam Trực 4 145,0 7 Trực Ninh 11 946,5 8 Vụ Bản 9 1.410,3 TĐ: KCN Bảo Minh 2 818,6 9 Xuân Trường 32 2.243,6 10 Ý Yên 6 287,5 Tổng số 221 16.614,9 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định. Bảng 2.7b: Cơ cấu đầu tư FDI theo địa bàn STT Huyện, TP Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) 1 TP Nam Định 26 175,219 2 Mỹ Lộc 2 2,990 3 Nam Trực 2 15,484 4 Nghĩa Hưng 2 1,400 5 Vụ Bản 1 1,000 6 Hải Hậu 1 0,075 Tổng 34 196,168 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Phòng Kinh tế Dịch vụ và Đối ngoại - Sở Kế hoạch Đầu tư Nam Định Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 51 Như các bảng số liệu ở trên có thể thấy rằng thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định những năm qua là không đồng đều giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 10 huyện, Thành phố nhưng chỉ có một số địa phương thu hút được nhiều các nhà đầu tư. Đặc biệt là đối với ĐTNN, các dự án FDI tập trung nhiều vào các địa bàn thành phố, thị trấn những vùng có điều kiện thuận lợi. Tại các địa bàn khó khăn, những huyện xa hầu như chưa được các nhà đầu tư quan tâm, vẫn trong tình trạng “trắng” về đầu tư FDI hoặc có số dự án rất ít. Thành phố Nam Định theo số liệu thống kê là nơi thu hút được nhiều dự án cũng như tổng vốn đăng ký lớn nhất với 117 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 4.750 tỷ đồng; 26 dự án FDI, vốn đăng ký 175,2 triệu USD. Nguyên nhân là do đây là địa bàn hội tụ đầy đủ các điều kiện để thu hút các nhà đầu tư. Thành phố Nam Định nằm tại trung tâm của tỉnh, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua, nằm trên trục giao cắt của các tuyến quốc lộ lớn như quốc lộ 21, quốc lộ 10, quốc lộ 38. Đặc biệt Thành phố Nam Định là địa bàn có KCN được xây dựng đầu tiên của cả tỉnh. KCN Hoà Xá với tổng diện tích 286 ha được xây dựng với cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Nam Định, có vị trí thuận lợi giáp quốc lộ 10, quốc lộ 21 và gần với Ga Nam Định. Ngoài KCN Hòa Xá, Thành phố Nam Định còn có KCN Mỹ Trung, CCN An Xá đã được đầu tư xây dựng và cũng là một trong những điểm rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Tiếp sau Thành phố Nam Định, các huyện thu hút được nhiều các nhà đầu tư là các huyện có các KCN, CCN lớn như Hải Hậu, Xuân Trường, Vụ Bản, Trực Ninh Điều kiện về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất cấp trong cơ cấu đầu tư giữa các vùng miền trên địa bàn cả tỉnh. Với hạ tầng giao thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông tương đối hoàn chỉnh thì các địa phương ở trung tâm và gần trung tâm của tỉnh có số lượng các nhà đầu tư tới đầu tư nhiều hơn, quy mô của các dự án đầu tư lớn hơn. Các địa phương triển khai tốt trong xây dựng hạ tầng KCN, CCN, có điều kiện tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư có kết quả thu hút đầu tư khả quan hơn. Ngược lại các địa phương còn hạn chế về Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 52 đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chưa chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch sẽ không hấp dẫn được các nhà đầu tư. 2.2.2.3. Về đối tác đầu tư (đối với ĐTNN): Liên tục trong nhiều năm Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều vốn đầu tư vào tỉnh Nam Định nhất, đặc biệt, số lượng dự án đầu tư từ Hàn Quốc là 14 dự án, chiếm 44,18 % tổng số dự án trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp đó là Trung Quốc với 9 dự án đầu tư, chiếm 26,5% tổng số dự án. Ngoài ra còn có các dự án FDI từ Đài Loan, Nhật Bản, Pháp, Ý, Hà Lan, NewZealand. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đều có cái nhìn khả quan, luôn đánh giá và xếp hạng cao về môi trường đầu tư Việt Nam, do đó Nam Định cũng nằm trong xu hướng chung của cả nước về đối tác đầu tư. Bảng 2.8: Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Nam Định Số thứ tự Tên Quốc gia Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 14 127,656 65,07 2 Trung Quốc 9 18,733 9,55 3 Đài Loan 3 14,475 7,38 4 Nhật Bản 3 12,150 6,19 5 Pháp 2 8,500 4,33 6 New Zealand 1 5,500 2,81 7 Hà Lan 1 5,000 2,55 8 Ý 1 4,154 2,12 Tổng 34 196,168 100,00 Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nam Định 2011 Doanh nghiệp FDI đầu tiên vào Nam Định là một doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc với số vốn đầu tư đăng ký là 4,55 triệu USD (năm 1997). Tuy đây không phải là dự án quy mô lớn nhưng cũng đã đánh dấu việc nước láng giềng Trung Quốc đã đặt bước chân đầu tiên vào Nam Định. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 53 Giai đoạn năm 2000-2005, đối tác đầu tư của Nam Định về đầu tư trực tiếp nước ngoài là hai quốc gia Hàn Quốc và Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký là 61,3 triệu USD, trong đó đối tác Hàn Quốc có dự án dệt may lớn nhất Nam Định (53,2 triệu USD) là Công ty Yongone có truyền thống nhiều năm trong ngành dệt may của Hàn Quốc. Như vậy có thể thấy cơ cấu FDI về đối tác đầu tư của Nam Định chưa đa dạng, chủ yếu là những quốc gia châu Á truyền thống. Riêng với đối tác Hàn Quốc, Nam Định duy trì mối quan hệ thường xuyên với Tổ chức xúc tiến thương mại của Hàn Quốc (KOTRA) tại Hà Nội, liên tục cập nhật thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh, về nhu cầu dự án đầu tư,... KOTRA đã trở thành cầu nối giữa Nam Định và một số doanh nghiệp Hàn Quốc về lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên đối tác Hàn Quốc chưa có một dự án nào về một số lĩnh vực như điện tử, cơ khí, là những ngành truyền thống của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là những đối tác chính của Nam Định. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư theo đối tác của Nam Định đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, sang các nước châu Âu như Pháp, Ý, Hà Lan,). Mặc dù số lượng dự án từ các đối tác ở khu vực này còn rất khiêm tốn, nhưng đây cũng là một tín hiệu rất đáng mừng. Hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực là một trong những cản trở lớn ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia có thế mạnh về khoa học kỹ thuật đến từ Châu Âu, Châu Mỹ đầu tư vào các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ sinh học, y học Đây là một trong những hạn chế mà tỉnh phải tập trung khắc phục trong thời giai tới để sớm thu hút được nguồn lực từ các dự án đầu tư đến từ các quốc gia này. 2.2.2.4. Cơ cấu theo hình thức đầu tư (đối với ĐTNN): Hình thức đầu tư chủ yếu của các dự án trên địa bàn tỉnh Nam Định là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 27 dự án đầu tư, chiếm 79,4% tổng số dự án, vốn Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 54 đầu tư đăng ký là 136,66 triệu USD, chiếm 69,66% tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trên toàn tỉnh. Ngoài ra chỉ có 04 dự án liên doanh; 01 hợp đồng hợp tác kinh doanh và 01 công ty cổ phần và 01 chi nhánh. Đây cũng là phù hợp với xu hướng của cả nước trong giai đoạn hiện nay (Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 77,43% tổng số dự án FDI trong cả nước và chiếm 62,39% tổng vốn đăng ký tính đến thời điểm năm 2011- Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Bảng 2.9: Cơ cấu đầu tư phân theo hình thức đầu tư năm 2011 STT Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (tr. USD) Tỷ trọng (%) 1 Doanh nghiệp 100% vốn NN 27 136,661 69,66 2 Doanh nghiệp liên doanh 04 52,630 26,80 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 01 0,287 0,15 4 Công ty cổ phần 01 1,290 0,66 5 Chi nhánh 01 5,300 2,73 Tổng số 34 196,168 100,00 Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nam Định 2011 Một trong những tác động lớn nhất của điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam chính là thay đổi về hình thức đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 chỉ cho phép ba hình thức đầu tư là liên doanh, thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sau 5 lần sửa đổi, các qui định về hình thức đầu tư đã dần được mở rộng, trở nên linh hoạt hơn rất nhiều và các nhà đầu tư có thể chuyển đổi hình thức đầu tư. Luật đầu tư năm 2005 đã mở rộng nhiều hình thức đầu tư, đặc biệt là cho phép nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tham gia quản lý theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Những điều chỉnh chính sách đó cũng đã có tác động đến hình thức đầu tư của dự Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 55 án có vốn đầu tư nước ngoài của Nam Định. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, hình thức đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã đa dạng hơn với 1 Công ty cổ phần và 1 Chi nhánh. Tuy nhiên, doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình thức đầu tư. Điều đó cho thấy hình thức sở hữu toàn bộ nguồn vốn thường được xem xét đầu tiên khi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua đó chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài đã tin tưởng hơn vào môi trường luật pháp của Việt Nam, có xu hướng hoạt động độc lập hơn, tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, không cần phải dựa vào đối tác trong nước để khai thác những yếu tố thuận lợi như trong giai đoạn đầu mới thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, họ cũng không muốn phụ thuộc vào ý kiến đối tác nước chủ nhà, không muốn cho những người nước ngoài xen vào quyết định của nội bộ của doanh nghiệp; đồng thời vẫn tận dụng được lao động rẻ, tài nguyên phong phú và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Tuy vậy, có một vấn đề đó là chuyển giao công nghệ, kỹ năng học hỏi, liên kết ngang và liên kết dọc giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong tỉnh. Thực tế cho thấy Nam Định chưa tạo được mạng liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài và đây cũng là hạn chế trong công tác cải cách hành chính và năng lực quản lý nhà nước. 2.2.2.5. Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư: Bảng 2.10a: Cơ cấu đầu tư trong nước phân theo lĩnh vực đầu tư STT Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp 173 13.894,3 83,6 2 Nông, lâm, thuỷ sản 21 1.184,0 7,2 3 Dịch vụ, thương mại 27 1.536,6 9,2 Tổng số 221 16.614,9 100,0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 56 Bảng 2.10b : Cơ cấu đầu tư FDI phân theo lĩnh vực đầu tư STT Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp 29 182,193 92,88 2 Nông, lâm, thuỷ sản 03 5,475 2,79 3 Dịch vụ, thương mại 02 8,500 4,33 Tổng số 34 196,168 100,00 Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nam Định 2011 Qua các số liệu thống kê ở trên cho thấy các dự án được cấp phép đầu tư vào Nam Định chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, kể cả đầu tư trong nước và ĐTNN; dự án đầu tư trong nước chiếm tới 78,3% về số dự án và 83,6% về vốn đăng ký đầu tư; dự án FDI chiếm 85,3% về số dự án và 92,8% về vốn đăng ký đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư khác như nông nghiệp, lâm, thủy sản; dịch vụ thương mại còn rất khiêm tốn cả về số dự án và vốn đăng ký. Nam Định nổi tiếng với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như đúc đồng, cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, phát triển từ rất lâu đời. Khi tỉnh mở ra các KCN, CCN ở các địa phương và di chuyển các làng nghề này vào sản xuất tập trung thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đối với ĐTNN, Nam Định trước kia được coi là cái nôi của ngành dệt may truyền thống. Số lượng công nhân may đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào tỉnh Nam Định đã tìm kiếm đối tác là các doanh nghiệp may mặc của tỉnh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Họ thuê lại nhà xưởng, máy móc, thậm chí cả nhân công của các doanh nghiệp này. Như vậy các nhà đầu tư có thể triển khai dự án một cách nhanh chóng vì không phải làm thủ tục về đất đai, lại có cơ sở hạ tầng, nhân công sẵn có. Còn các doanh nghiệp may mặc trong tỉnh cũng tránh được nguy cơ Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 57 phá sản, có thể giải quyết khó khăn trước mắt và người lao động thì vẫn tiếp tục được làm việc. Đây là nguyên nhân cho thấy các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chủ yếu là về may mặc, dệt nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu ngành may. Với thế mạnh là một tỉnh sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 940-950 ngàn tấn, ngành chăn nuôi với sản lượng thịt hơi hàng năm đạt 100-120 ngàn tấn và ngành thủy sản với sản lượng nuôi trồng, đánh bắt hàng năm đạt 90-100 ngàn tấn; đây là một vùng nguyên liệu dồi dào đối với ngành công nghiệp chế biến nông sản, thế nhưng dự án đầu tư vào lĩnh vực này lại rất ít, chỉ có 24 dự án (21 dự án đầu tư trong nước, 03 dự án FDI). Đây là một nút thắt trong thu hút đầu tư của Nam Định, không có nhà đầu tư vào lĩnh vực này đồng nghĩa với việc không phát huy được thế mạnh của tỉnh, sản phẩm nông sản chỉ dừng lại ở mức sản phẩm thô không được tinh chế dẫn đến giảm giá trị kinh tế; không thúc đẩy được sản xuất quy mô lớn và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Mặt khác Nam Định với 80% dân số là nông dân; việc thu hút, phát triển các dự án công nghiệp thái quá dẫn đến việc lấy đất của khu vực nông nghiệp, thậm chí lấy đất cư trú của những khu vực cận công nghiệp, tạo ra một sự rối loạn xã hội. Thu hút đầu tư trong ngành dịch vụ thương mại vào tỉnh cũng rất khiêm tốn, duy chỉ có năm 2010, Nam Định đã thu hút được nhà đầu tư Tập đoàn Big C của Pháp mở Trung tâm thương mại và siêu thị Thiên Trường, với số vốn đầu tư đăng ký là 3,2 triệu USD, đã góp phần tạo bước đột phá cho Nam Định trong lĩnh vực thương mại, mà cụ thể là bán lẻ hàng hoá. Hơn một năm qua, dự án được thực hiện theo đúng tiến độ cam kết và triển khai rất hiệu quả. Mặc dù vậy, siêu thị của Tập đoàn Big C đặt chân tại Nam Định đã dẫn đến việc phá sản của một số siêu thị nhỏ đã được mở ra trước đó do không thể cạnh tranh nổi về giá cả, chất lượng và chiến lược marketing của một Tập đoàn lớn. Ngoài ra, Nam Định cũng chưa thu hút được dự án đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, văn hoá, du lịch, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám, đào tạo lao động, ... Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 58 Sự mất cân đối này cho thấy sự thiếu và yếu trong công tác quy hoạch nhất là các quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu. Công tác xúc tiến đầu tư chưa có chiến lược rõ ràng, thụ động trong thu hút đầu tư, chưa thống nhất trong việc lập danh mục các ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Ngay trong từng ngành cũng không có sự tập trung của các nhà đầu tư trong cùng lĩnh vực để có thể hỗ trợ nhau, phát triển công nghiệp phụ trợ. 2.2.2. Hiện trạng thực hiện vốn đầu tư Trong việc thu hút vốn đầu tư, vốn đăng ký là chỉ tiêu biểu hiện tổng số vốn của các dự án mới và bổ sung, điều chỉnh hàng năm, thể hiện xu thế phát triển của công tác thu hút đầu tư, còn vốn thực hiện là chỉ tiêu quan trọng nhất, thể hiện số vốn thực mà nhà đầu tư đưa vào sản xuất, tạo ra sản phẩm; mang tới doanh thu cho nhà đầu tư đồng thời đóng góp và sự phát triển của nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Bảng 2.11 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án trong KCN) N¨m Vèn ®¨ng ký (tû ®ång) Vèn thùc hiÖn (tû ®ång) Tû lÖ (%) 2007 3.006 1.997 66,4 2008 2.819 1.428 50,7 2009 572 369 64,5 2010 343 58 16,8 2011 1.461 546 37,4 Tæng sè 8.202 4.398 53,6 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định. Bảng 2.12 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án ngoài KCN) N¨m Vèn ®¨ng ký (tû ®ång) Vèn thùc hiÖn (tû ®ång) Tû lÖ (%) 2007 2.215 1.018 45,9 2008 3.767 1.297 34,4 2009 758 664 87,6 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Long Khóa học 2010 59 N¨m Vèn ®¨ng ký (tû ®ång) Vèn thùc hiÖn (tû ®ång) Tû lÖ (%) 2010 863 563 65,2 2011 810 417 51,5 Tæng sè 8.413 3.959 47,1 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. Bảng 2.13 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định N¨m Vèn ®¨ng ký (Tr.USD) Vèn thùc hiÖn (Tr.USD) Tû lÖ (%) 1997 4,550 4,550 100,0 2002 4,100 4,100 100,0 2003 53,200 24,750 46,5 2004 2005 4,000 4,000 100,0 2006 22,192 17,653 79,5 2007 46,101 36,905 80,1 2008 19,625 12,872 65,6 2009 2010 15,090 9,230 61,2 2011 27,310 6,640 24,3 Tæng sè 196,168 120,700 61,5 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định - Đối với đầu tư trong nước: Các dự án đầu tư trong nước giai đoạn 2007- 2011 có tỷ lệ vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271334_0466_1951890.pdf
Tài liệu liên quan