Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LÝ THUYẾT XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM GIỮA AFTA VÀ TRUNG QUỐC - VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 4

1.1 Lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa nói chung 4

1.1.1. Các quan điểm về thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.2 Các lý thuyết về thương mại quốc tế 4

1.1.2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 6

1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với một quốc gia 7

1.1.4. Các hình thức xuất khẩu 9

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 10

1.2 Tổng quan về chương trình thu hoạch sớm kí kết giữa AFTA và Trung Quốc 12

1.2.1 Giới thiệu chung về ACFTA và EHP 12

1.2.2 Những thuận lợi do EHP mang lại cho Việt Nam 16

1.3.3 Những thách thức từ việc thực hiện EHP đối với Việt Nam 18

1.3.4 Tác động của Chương trình Thu hoạch sớm với quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN 20

1.4 Vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 21

1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa của Thái Lan sang Trung Quốc 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 24

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 24

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 24

2.1.2. Phương thức mua bán 29

2.2. Đánh giá, nhận xét 33

2.2.1. Những lợi thế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc 33

2.2.2. Những bất lợi của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc 35

2.2.3. Những hạn chế trong quá trình thực hiện EHP 38

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện EHP 38

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC THUẬN LỢI DO CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM ĐEM LẠI NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC 42

3.1 Định hướng xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 42

3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm 43

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 43

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 44

3.2.3. Giải pháp cụ thể đối với một số mặt hàng 47

KẾT LUẬN 50

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự cạnh tranh của các nước trong khu vực trên thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc luôn rất khốc liệt. Điểm quan trọng nhất khi Việt Nam tham gia vào ACFTA và chương trình thu hoạch sớm khi chính là những ưu đãi về mặt thuế quan. Tuy nhiên với việc Trung Quốc đi trước Việt Nam một bước trong tiến trình ra nhập WTO và quá trình tham gia hội nhập vào thương mại tự do với các nước trong khu vực như Thái Lan và Singapore thì đây cũng lại chính là những thách thức đáng kể nhất của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này, đặc biệt khi cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của các đối thủ phong phú và có tình tương thích đối với thị trường Trung Quốc là cao hơn chúng ta. - Thêm vào đó, việc ra nhập ACFTA và EHP cũng gây cho Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị tràn ngược hàng từ Trung Quốc sang. Đây là điều rất đáng lưu tâm. Thị trường Việt Nam đã không ít lần chứng kiến các cơn bão hàng Trung Quốc giá rẻ đánh bật rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà. Do đó đảm bảo vị thế trên sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là một thách thức không nhỏ. 1.3.4 Tác động của Chương trình Thu hoạch sớm với quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN Chương trình Thu hoạch sớm không ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thậm chí, trong các mặt hàng từ Chương 1 đến 8, ta đang xuất siêu với các nước ASEAN với giá trị trên 35 triệu USD. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Việt nam. Theo cam kết CEPT/AFTA của Việt Nam, tất cả các mặt hàng từ Chương 1-8 thuộc danh mục IL và TEL sẽ phải giảm xuống 0-5% vào năm 2006, tổng cộng là 341 mặt hàng. Trong khi đó trong Chương trình Thu hoạch sớm, những dòng thuế có thuế suất cao từ 30% đến 50% trong Chương 1-8 sẽ cắt giảm xuống 10% năm 2006 và giảm dần xuống 0% vào năm 2008. Về mức độ cắt giảm thuế, hiện nay, trong Chương trình CEPT 2002, ta đã cắt giảm 308 dòng thuế từ Chương 1-8 xuống thấp hơn và bằng 20%, trong khi đó, Chương trình Thu hoạch sớm vẫn còn duy trì thuế suất MFN cao, khoảng 219 dòng thuế bằng và lớn hơn 20%. (Xem các bảng dưới đây đối với năm 2004, 2005 và 2006) Bảng 3: So sánh Lộ trình cắt giảm thuế Chương trình EH với Chương trình CEPT/AFTA của Việt nam Lộ trình cắt giảm Chương trình EH Chương trình CEPT Thuế suất 20% 15% 10% 0-5% Tổng cộng 20% 15% 10% 0-5% Tổng cộng 2004 219 0 71 76 366 0 68 64 209 341 2005 0 219 71 76 366 0 0 132 209 341 2006 0 0 219 147 366 0 0 0 341 341 Tóm lại, chương trình Thu hoạch sớm ít ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thực tế là nước ta vẫn xuất siêu sang các nước ASEAN nhưng giá trị nhỏ, khoảng trên 35 triệu USD. Do đó, lợi ích của Chương trình Thu hoạch sớm đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ yếu nhờ vào khai thác các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. 1.4 Vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao. Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo giữa miền Đông và miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại... cho vùng nay, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3. Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)... 1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa của Thái Lan sang Trung Quốc Giữa năm 2003, Thái Lan và Trung Quốc đã ký một bản thỏa thuận đẩy nhanh việc thực hiện EHP đối với hàng rau quả (nằm trong chương 7 và 8 của Biểu thuế xuất nhập khẩu). Theo thỏa thuận này, Trung Quốc và Thái Lan cắt giảm thuế quan đối với hàng rau quả xuống còn 0% kể từ ngày 1-10-2003 Sau đó, Thái Lan và Trung Quốc đã thống nhất việc tăng số lượng các mặt hàng cắt giảm thuế xuống còn 0% theo chương trình thu hoạch sớm của FTA Thái Lan-Trung Quốc sau khi chính thức thực hiện cắt giảm thuế quan đối với nông thủy sản từ 1/10/2003.   Cuối 2003, Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid đã dẫn một đoàn doanh nghiệp tới các đặc khu kinh tế ở phía Đông và Tây Trung Quốc để xúc tiến việc thâm nhập sản phẩm rau quả vào thị trường này. Theo đó, nước này muốn thực thi các thoả thuận tự do thương mại vùng với Trung Quốc về các mặt hàng nông thủy sản. Hai bên cũng đã ký thoả thuận tiêu chuẩn hoá về sản phẩm nông nghiệp, theo đó phía DN Thái Lan cam kết cung ứng hàng chất lượng cao thường xuyên cho Trung Quốc nhờ tiến trình công nghệ hoá sản phẩm. Để hàng tới các vùng phía Tây Trung Quốc có sức cạnh tranh hơn hàng Việt Nam và Myanmar, phía Thái Lan cũng đã nghiên cứu phương án chuyên chở sản phẩm không chỉ bằng đường thuỷ mà bằng cả đường hàng không. Nhằm linh hoạt trong chuyện kinh doanh, phía hàng không Thái Lan cũng đã có quyết định giao cho tư nhân tự đảm nhận vai trò chuyên chở hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 2.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Căn cứ theo số liệu thống kê năm 2002 và 2003 của Bộ Thương mại, mặt hàng có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất trong Chương trình Thu hoạch sớm khi Chương trình được triển khai là thủy sản (Chương 3) với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương ứng khoảng 173 triệu USD và 78 triệu USD; tiếp đến là các loại rau, củ, quả với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương ứng 78 triệu USD và 86 triệu USD; hạt điều với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương ứng 38 triệu USD và 53 triệu USD. Mặc dù chương trình EHP được mong đợi sẽ thúc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản nhưng thực tế tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này so với trước khi thực hiện EHP (trước 2004) không gia tăng đáng kể, thậm chí có mặt hàng giảm mạnh như thủy sản: kim ngạch xuất khẩu các năm 2004 và 2005 tương ứng 48 và 60 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với năm cao nhất là 2001 (243,5 triệu USD). Bên cạnh đó, mặt hàng rau củ quả tuy có tăng nhưng không ổn định, năm 2004 vọt lên hơn 137 triệu USD nhưng sang năm 2005 lại còn 98,7 triệu USD, duy chỉ có hạt điều là có chiều hướng gia tăng ổn định với kim ngạch xuất khẩu tương ứng hai năm 2004, 2005 là 76,5 và 96,6 triệu USD. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu thuộc EHP sang thị trường Trung Quốc (đơn vị: 1.000 USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hàng thủy sản 238.112 243.512 170.657 78.295 48.161 60.201 Hạt điều 54.783 28.840 37.546 53.494 76.540 96.625 Rau, củ, quả 120.266 164.070 77.873 86.578 137.560 98.700 Sữa và sản phẩm sữa - 7 18 5 1 2 Tổng 413.161 436.429 286.094 218.372 262.262 255.528 Nguồn: trang thông tin thương mại – Bộ Thương mại Tác động của EHP dường như không lớn nếu xét tới tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của nông thủy sản Việt Nam. Lý do dễ thấy nhất là tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này liên tục tăng qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc lại không tăng, thậm chí năm 2004 còn giảm so với 2003. Điều đó chứng tỏ EHP chưa thực sự hấp dẫn các nhà xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc hơn các thị trường khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU… Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của nông thủy sản Việt Nam 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông thủy sản (1000 USD) 446.623 459.923 303.141 232.058 202.764 255.528 Tổng kim ngạch XK (1000 USD) 1.902.336 2.354.987 2.504.973 2.754.608 3.008.940 3.471.000 Tỷ lệ (%) 23,48 19,53 12,1 8,42 6,74 7,36 Cũng như trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản trong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngày càng giảm, thấp nhất vẫn là năm đầu tiên thực hiện EHP (2004), nó cho thấy mặc dù nằm trong EHP, được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn nhưng nông thủy sản xuất khẩu lại không tăng trưởng nhanh hơn các mặt hàng không được hưởng ưu đãi khác. Bảng 6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản trong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông thủy sản (1000 USD) 446.623 459.923 303.141 232.058 202.764 255.528 Tổng kim ngạch XK (1000 USD) 1.536.391 1.417.415 1.518.330 1.883.112 2.735.496 3.256.000 Tỷ lệ (%) 29 32 20 12,3 7,4 7,85 Có nhiều nguyên nhân khác nhau cho việc suy giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản như giá xuất khẩu giảm, cơ cấu xuất khẩu của ta có sự thay đổi và Trung Quốc thay đổi chính sách thuế trong quá trình thực hiện cam kết WTO. Tuy nhiên, 2 tỷ trọng trên nếu xét trong năm 2005 thì có thể thấy sự phục hồi so với năm 2004 (tương ứng tăng từ 6,74% lên 7,36% và 7,4% lên 7,85%), có thể do các nhà xuất khẩu nông thủy sản và các nhà quản lý Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ năm đầu tiên thực hiện EHP. Trong các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc thì thủy sản và rau củ quả là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng quan trọng nhất Tình hình xuất khẩu thủy sản Theo Bộ Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm mặc dù EHP bắt đầu có hiệu lực. Trung Quốc là thị trường tiềm năng, thủy sản Việt Nam đã rất quan tâm đến quốc gia láng giềng khổng lồ này thông qua việc tham dự hội chợ, khảo sát thị trường. Tuy nhiên, đến nay khó khăn, vướng mắc khi xuất hàng vào Trung Quốc vẫn chưa được tháo gỡ. Đó chính là phương thức giao hàng và thanh toán nhiều rủi ro; vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển đường bộ cao; thuế nhập khẩu cao (khoảng 30%); chưa có sơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu chuyên ngành (chợ cá, kho lạnh...) gần biên giới để tranh thủ cơ hội xuất hàng. Do vậy, các doanh nghiệp lớn ngại xuất hàng vào thị trường này, chủ yếu là do tư thương, buôn bán nhỏ làm. Bên cạnh đó, trong khi kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, thu nhập và đời sống cao hơn, nhu cầu thực phẩm ngon, bổ dưỡng tăng, thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú ý chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm.  Phía đông và nam Trung Quốc giáp biển nên có nguồn hải sản lớn, phong phú. Cộng với sản lượng tôm thẻ chân trắng lớn nhất châu Á, nên giá tôm, cá của Trung Quốc rất rẻ. Tại Phúc Kiến, chợ thủy sản lớn thứ hai nước này, là chợ đầu mối chuyên đưa hàng về phía tây (đồi núi). Do đó, tại Móng Cái, Lạng Sơn, Thủy sản Việt Nam không thể xuất được sang Trung Quốc, mà ngược lại, thủy sản Trung Quốc còn đang thẩm thấu vào Việt Nam. Ta xuất khẩu thủy sản chủ yếu qua Hà Khẩu (Lào Cai), nhưng chỉ ở dạng nhỏ lẻ. Biểu đồ 2: Xu hướng biến động của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (Đơn vị 1000 USD) Mặt khác, từ năm 2003 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS và dư âm của nó, việc xuất khẩu vào Trung Quốc cũng giảm mạnh. Từ 30/6/2004, Trung Quốc lại đưa ra những quy định mới về ghi nhãn, bao gói và chứng nhận về kiểm hàng, kiểm dịch. Nhãn hàng phải ghi rõ tên thông thường, phương thức khai thác. Hàng nhập khẩu sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy nếu không trùng khớp với giấy chứng nhận hay không đáp ứng yêu cầu về ghi nhãn. Những quy định trên cũng gây khó khăn trong việc xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu rau củ quả Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả tăng giảm liên tục, đạt đỉnh cao nhất vào năm 2001 (164 triệu USD) nhưng lại xuống thấp nhất một năm sau đó (hơn 77 triệu USD), từ 2001-2003: kim ngạch xuất khẩu rau củ quả bị sút giảm mạnh. Từ năm 2004 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả đã có dấu hiệu phục hồi, năm 2005 đã đạt 98,7 triệu USD. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã giảm mạnh, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Mặc dù có ưu thế do sự gần gũi về mặt địa lý giữa ta và Trung Quốc nhưng rau củ quả còn nhiều gặp khó khăn do chi phí vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn, bên cạnh đó, vấp phải sự cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác. Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau củ quả xuất khẩu của Việt Nam, bởi thị trường này dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Biểu đồ 3: Xu hướng biến động của hàng rau củ quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ( Đơn vị 1000 USD) 2.1.2. Phương thức mua bán Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước quy định: ''Mọi khoản thanh toán XNK giữa hai nước phải thực hiện thông qua ngân hàng và đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc Nhân dân tệ (NDT)... Riêng đối với thanh toán XNK tại khu vực biên giới được thực hiện bằng đồng tiền khác do hai bên tự bàn bạc. Phương thức thanh toán do hai bên mua bán thoả thuận''. Nhưng thời gian qua, thanh toán XNK Việt - Trung chưa quy tụ được vào ngân hàng mà vẫn thực hiện dưới nhiều hình thức: hàng đổi hàng, thanh toán qua ngân hàng bằng bản tệ, thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt USD, NDT, VND, thanh toán qua tư nhân... Thanh toán XNK giữa hai nước qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi mặc dù tăng nhanh về kim ngạch thanh toán qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch XNK giữa hai nước. Một số ngân hàng hiện có doanh số thanh toán lớn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu... Doanh số thanh toán bằng VND và NDT qua ngân hàng cũng tăng nhanh về kim ngạch thanh toán qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch XNK giữa hai nước. Các NHTM đã bước đầu tổ chức và mở rộng hoạt động thu đổi NDT tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng còn thấp, nếu tính cả thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và thanh toán bằng VND và NDT thì doanh số thanh toán qua ngân hàng năm 2002 mới đạt khoảng 34,3% so với tổng kim ngạch XNK giữa hai nước. Nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện thanh toán với nhau bằng tiền mặt hoặc qua tư nhân chuyển tiền, mạng lưới tư nhân làm thanh toán thay ngân hàng thanh toán XNK biên giới với Trung Quốc còn phổ biến. Một số ngân hàng thường bị động về nguồn NDT để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu, mặc dù các ngân hàng thương mại đã triển khai hoạt động NDT nhưng cơ chế còn cồng kềnh, kinh doanh thiếu linh hoạt, doanh số hoạt động còn chưa cao, ngoài ra đôi lúc còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ số NDT mặt thu được trong quá trình kinh doanh. Còn theo các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thanh toán của họ: công nghệ thanh toán qua ngân hàng còn lạc hậu, luân chuyển chứng từ giữa ngân hàng thương mại hai nước còn thực hiện thủ công (cầm tay qua biên giới), hình thức thanh toán còn chưa phong phú và đa dạng, chủ yếu là thực hiện hối phiếu và chứng từ chuyên dùng biên mậu. Các ngân hàng kinh doanh NDT còn dè dặt, cầm chừng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán, mua bán NDT của các doanh nghiệp. Do ngại thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên các ngân hàng không muốn cho vay vì sợ khó kiểm soát được luồng vốn chu chuyển, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn. Điều này làm giảm vai trò của các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng phục vụ  Việt - Trung. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm được chủ trương thanh toán bằng bản tệ qua ngân hàng. Mặt khác, chính sách XNK của hai nước khác nhau, thậm chí thường trái ngược nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán qua ngân hàng. Nước nào cũng khuyến khích xuất những mặt hàng thuộc thế mạnh của nước mình và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng của đối tác nên các doanh nghiệp rất khó triển khai thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ: đối với mặt hàng cao su, kim ngạch xuất của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, do Trung Quốc áp dụng hạn ngạch và chỉ định đầu mối nhập khẩu nên các doanh nghiệp của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu cao su của Việt Nam để cung ứng cho nhu cầu trong nước (nếu nhập khẩu ngoài hạn ngạch và thanh toán qua ngân hàng doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc phải chịu thuế 65-77%). Vì các doanh nghiệp Trung Quốc thường phải chọn hình thức XNK tiểu ngạch và không thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chợ tiền + doanh nghiệp = thương mại biên mậu Bộ Thương mại và ngành ngân hàng cũng cho rằng, một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là do chúng ta chưa kiểm soát được các hoạt động mua bán dọc biên giới. Hàng chục năm nay mua bán biên mậu Việt - Trung vẫn chưa theo tập quán buôn bán quốc tế - không ký hợp đồng thương mại, hoặc có ký hợp đồng nhưng chỉ mang hình thức mà hầu như không ràng buộc trách nhiệm thực hiện. Hàng hoá được mua bán, trao đổi tại khu vực biên giới thường là những hàng hoá có chất lượng không theo phẩm cấp, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể, đặc biệt là hàng tươi sống. Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện trực tiếp dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, chủ yếu thực hiện dưới hình thức thương nhân sau khi xem xét chất lượng hàng hoá, thoả thuận giá cả và thực hiện giao hàng, thanh toán tiền mặt. Bên cạnh đó, hiện tượng buôn lậu, lừa đảo, chiếm dụng vốn tồn tại phổ biến ở vùng biên giới nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán trao ngay bằng tiền mặt hoặc đặt cọc bằng tiền mặt trước khi giao hàng. Một số không nhỏ các doanh nghiệp đã cố tình không thực hiện thanh toán ngân hàng để buôn lậu, trốn thuế... Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ tích cực của một số thương nhân chuyên kinh doanh mua bán tiền ở chợ tiền biên giới. Chợ tiền này tồn tại trong một thời gian dài và đã có quan hệ truyền thống với một số doanh nghiệp và thương nhân trong nước, mua bán bản tệ (NDT, VND) và thậm chí USD cũng không đòi hỏi hoá đơn, giấy tờ... đã thu hút nhiều doanh nghiệp thanh toán thông qua tư nhân. Thêm nữa, chính sách của các bộ, ngành Việt Nam về hoạt động XNK tại khu vực biên giới vẫn còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa sát với thực tế. Việc triển khai thực hiện chính sách còn chưa kịp thời. Sự phối hợp giữa Trung ương địa phương trong quản lý tiền tệ, quản lý ngoại hối và quản lý XNK tại vùng biên giới còn thiếu chặt chẽ. Ví dụ: không cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương thực hiện thanh toán bằng VND và NDT qua ngân hàng hoặc còn thu phí đối với số tiền mặt các NHTM thu được phải chuyển ra nước ngoài tiêu thụ đã không khuyến khích được thanh toán qua ngân hàng và còn làm tăng chi phí hoạt động thanh toán XNK biên giới qua ngân hàng. Hiệp định thanh toán cũng như các văn bản hướng dẫn về thanh toán còn chưa cụ thể. Nhiều nội dung còn chưa được hướng dẫn gây lúng túng cho ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng vào quá trình thanh toán. Đồng thời, việc cấp giấy phép cho tư nhân hoạt động đổi tiền ở một số địa phương còn chậm. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn để thực hiện chủ trương của Chính phủ còn chưa tốt, có những trường hợp tư nhân đổi tiền nhưng không có giấy phép hoặc thay ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, việc kiểm soát cá nhân mở tài khoản ở nước ngoài và vận chuyển tiền mặt qua biên giới vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. 2.2. Đánh giá, nhận xét 2.2.1. Những lợi thế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất hạt điều xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 27 đến 73% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu hạt điều đã tạo ra từ 27 đến 73% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với hàng dệt may xuất khẩu là khoảng 15 đến 20%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Thứ hai: Ngành nông thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới. Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó. Thứ tư: Một số ít nông sản được thị trường Trung Quốc ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất. Thứ năm: Trung Quốc vốn là thị trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2085.doc
Tài liệu liên quan