Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu

Chương I: Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản ở công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội 1

I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với hoạt động kinh doanh của Công ty 1

1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu: 1

2. Vai trò hoạt động xuất khẩu: 1

II. Các hình thức xuất khẩu nông sản chủ yếu của công ty AGREXPORT Hà Nội hiện nay 2

1. Xuất khẩu trực tiếp 2

2. Xuất khẩu qua trung gian (gián tiếp) 2

3. Buôn bán đối lưu 2

4. Xuất khẩu uỷ thác 2

5. Xuất khẩu tự doanh 2

III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu nông sản ở Công ty AGREXPORT Hà Nội 3

1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 3

2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu 4

3. Lựa chọn hình thức xuất khẩu nông sản 4

4. Các hoạt động marketing trong xuất khẩu hàng nông sản 4

5. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu hàng nông sản 5

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản 7

1. Nhân tố khách quan 7

2. Các nhân tố chủ quan. 8

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội 10

I. Lịch sử hình thành, tổ chức bộ máy và đặc điểm kinh doanh của Công ty 10

1. Vài nét về sự hình thành, chức năng và nhiệm vụ của công ty 10

2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 11

3. Nguồn lực của công ty: 13

4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty . 14

5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây. 15

II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội 17

1. Đặc điểm các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. 17

2. Kim ngạch và cơ cấu. 17

3. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. 19

4. Phân tích một số nghiệp vụ xuất khẩu nông sản . 20

 

III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội 21

1. Kết quả xuất khẩu. 21

2. Những khó khăn, tồn tại. 22

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội . 23

I. về tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt nam trong thời gian tới. 23

II. Công ty Agrexport Hà Nội cần có chiến lược và chương trình hoạt động xuất khẩu 24

1. Các giải pháp nâng cao cạnh tranh. 24

2. Xây dựng chiến lược thích hợp cho xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. 24

III. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội năm 2002. 25

1. Nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2002: 25

2. Phương hướng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty. 26

IV. Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản ở Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội 26

A. Một số Kiến nghị với công ty: 26

1. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn . 26

2. Biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu . 27

3. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu . 29

4. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu 30

B. Một số kiến nghị với Nhà nước . 30

1. Qui hoạch các vùng sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu. 31

2. Trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. 31

3. Cải tiến các cơ chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản. 31

4. Mở rộng các mối quan hệ thương mại quốc tế. 32

Kết Luận

Tài liệu tham khảo

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển Nông thôn giao, cũng như đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và các nghành khai thác trong cả nước. - Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để liên doanh, liên kết với các cơ sở, đơn vị trong và ngoài nước, bảo đảm tự hạch toán kinh doanh, bảo toàn vốn và có lãi. -Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ trong nghành đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện những kế hoạch về nhiệm vụ cần thiết khác. 2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Công ty AGREXPORT Hà Nội với 135 cán bộ công nhân viên bao gồm: - Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc. - Các phòng ban quản lý: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán , Phòng kế hoạch thị trường, Ban đề án thanh toán công nợ . - Các phòng nghiệp vụ: Phòng XNK I – Phòng XNK VI. - Các chi nhánh: Chi nhánh XNK nông sản thực phẩm Hải Phòng Chi nhánh XNK nông sản TP Hồ Chí Minh Chi nhánh XNK nông sản Đà Nẵng Xí nghiệp chế biến Nông lâm sản Vĩnh Hoà Nhà máy chế biến hoa quả XK Bắc Giang Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Các chi nhánh Các phòng ban quản lý Tại TPHCM TạI Đà NẵNG TạI HảI pHòNG Phòng XNK I Phòng XNK II Phòng XNK III Phòng XNK IV Phòng XNK V Phòng XNK VI Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng tài chính kế toán Ban đề án thanh toán nợ Xí nghiệp cbns vĩnh hoà Nhà máy cbns bắc giang Giám đốc 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: * Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vốn, nhân sự và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Phó giám đốc: Gồm 2 người, trong đó một người kiêm giám đốc chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ làm nhiệm vụ điều hành mảng hoạt động mà ban giám đốc giao phó, đồng thời thay mặt giám đốc quản lý, điều hành các công việc khi được giám đốc uỷ quyền. * Các phòng nghiệp vụ: Thực hiện các hoạt động kinh doanh XNK theo sự chỉ đạo của ban giám đốc, được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng nông sản thực phẩm theo giấy phép kinh doanh của Công ty được Uỷ ban Kế hoạch thành phố cho phép và Bộ Thương Mại cấp, không phân biệt nhóm hàng, mặt hàng cho các phòng ban nghiệp vụ khác nhau. * Các phòng quản lý tổng hợp: Làm chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý hành chính, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh XNK . * Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Trực tiếp XK các mặt hàng của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng mà Nhà nước cho phép. Khai thác mặt hàng trong cả nước, xây dựng các phương án thu mua nông sản - thực phẩm và tổ chức XK theo yêu cầu của khách hàng. Được phép liên doanh liên kết XNK với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trên cơ sở được sự đồng ý của Sở Kế hoạch, của Bộ Thương mại và chính đề nghị của ban giám đốc công ty . * Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn của Công ty, kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, thực hiện thu chi cho các phòng ban và các chi nhánh theo nhu cầu kế hoạch của Công ty. * Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp giám đốc quản lý công tác đối ngoại, chính sách thị trường, thương nhân nước ngoài về công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo...đối với khách hàng trong và ngoài nước. * Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, vận hành hoạt động bộ máy công ty. Xử lý các vấn đề về tiền lương, thưởng, các chế độ chính sách, giải quyết các công việc giấy tờ, thư từ các quan hệ ngoài Công ty... * Ban đề án thanh toán công nợ: Giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước tồn đọng trước đây. Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng. Tìm đối tác xây dựng các đề án liên doanh và các thủ tục liên quan đến đề án có tính khả thi. 3. Nguồn lực của công ty: Nguồn nhân sự của công ty: Công ty AGREXPORT Hà Nội hiện có 135 cán bộ công nhân viên, trong đó lao động gián tiếp là 70 người ở công ty và các chi nhánh và các lao động trực tiếp là 65 người tại xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Trong tổng số lao động của công ty có: 8% cán bộ có trình độ trên đại học. 52% cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng . 40% cán bộ có trình độ trung cấp Về nguồn vốn: AGREXPORT Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước nên có thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác là được Nhà nước cấp vốn, được vay vốn với lãi xuất ưu đãi. Bên cạnh đó công ty còn có thể thực hiện một số hợp đồng XNK lớn theo nghị định của Nhà nước với các nước bạn láng giềng, như trao đổi hàng hoá đối lưu trả nợ… Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty. Trụ sở Công ty đặt tại số 6 Tràng Tiền - Hà nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kinh doanh một cách thuận tiện. Nhà làm việc có diện tích là 1500m2, kho tàng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 3000m2 và hệ thống thông tin liên lạc bao gồm các máy điện thoại, máy Fax, vi tính đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, có thể liên lạc trực tiếp với các đối tác trong và ngoài nước, đảm bảo thông tin một cách kịp thời. 4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty . 4.1. Đặc điểm về thị trường của Công ty. Công ty AGREXPORT Hà Nội có địa bàn kinh doanh khá rộng lớn. ở nước ngoài, Công ty có quan hệ truyền thống với bạn hàng các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, các nước vùng Đông Nam á, Trung Quốc và Nhật Bản. Các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các nước: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan, Hàn Quốc, Malayxia, Singapo... Hiện nay Công ty đang tìm cách mở rộng sang thị trường EU và Mỹ, đây là những thị trường đầy tiềm năng, có nhu cầu lớn và khả năng thanh toán cao. Đối với các bạn hàng trong nước Công ty chủ trương "bám địa phương vì người sản xuất mà phục vụ". Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty . Trong 17 tỉnh thành phía Bắc hiện nay có nhiều địa phương được trực tiếp xuất khẩu nhưng vẫn uỷ thác qua Công ty, có địa phương 100% mặt hàng xuất khẩu uỷ thác qua Công ty. Ngoài 17 tỉnh thành phía Bắc có quan hệ ở cấp liên hiệp, còn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng là khách hàng của Công ty ... Nhiều đơn vị như Vĩnh Phú, Bắc thái, Bắc ninh, Hà tây...Đã được Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. 4.2. Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty . Trong những năm gần đây, Công ty thường áp dụng những phương thức kinh doanh linh hoạt để gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Công ty thực hiện hai phương thức kinh doanh chính, đó là: - Xuất nhập khẩu tự doanh: Là hoạt động độc lập của công ty. Công ty trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng trên cơ sở nghiên cứu chính sách luật pháp, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí hoạt động kinh doanh. Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu trong những năm qua, nó chiếm tỷ trong lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. - Xuất nhập khẩu uỷ thác: Đây là hình thức đang được công ty chú trọng hơn. Công ty là bên nhận uỷ thác nên tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định gọi là phí uỷ thác. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây. Trong những năm 1999, 2000, 2001 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra khá thuận lợi, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm và đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Để làm rõ hơn vấn đề này, ta hãy đi vào xem xét một số chỉ tiêu của Công ty trong ba năm gần đây. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Đơn vị tính: 1000đ và USD (theo cột) Chỉ tiêu Năm 1999 (1) Năm 2000 (2) Năm 2001 (3) So sánh (2)/(1) So sánh (3)/(2) Vốn kinh doanh (1000đ) 13.100.690 13.257.699 13.310.031 101,1% 100,4% Tổng kim ngạch XNK (USD) 15.042.325 20.223.982 24.202.372 134,4% 119,6% Xuất khẩu (USD) 2.930.579 9.157.368 15.054.705 312,4% 164,4% Nhập khẩu (USD) 12.111.746 11.066.614 9.147.667 91,3% 82,6% Doanh thu (1000đ) 100.400.120 104.403.164 139.201.813 104,0% 133,3% Doanh thu XK (1000đ) 20.508.865 27.202.083 42.006.562 132,6% 154,4% Doanh thu NK (1000đ) 72.834.473 70.636.817 89.250.807 96,9% 126,3% Doanh thu khác (1000đ) 7.056.782 6.564.264 7.944.444 93,0% 121,0% Lãi(1000đ) 500.790 600.210 800.500 119,8% 133,3% TN/người/th(1000đ) 398 600 820 150,7% 136,6% ( Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của công ty) - Về kim ngạch: Qua ba năm 1999, 2000, 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đều tăng. Hoạt động xuất khẩu có tốc độ tăng, ban đầu hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng nó lại giảm đáng kể so với những năm sau, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20.223.982 USD, tăng 34,4% so với năm 1999. Sang năm 2001 đạt 24.202.372 tăng 19,6% so với 2000. - Về doanh thu: Năm 2000, doanh thu của Công ty tăng nhẹ so với năm 1999 là 4,0 %. Như vậy, mặc dù khó khăn về vấn đề thị trường nhưng công ty vẫn đảm bảo được mức tăng về doanh thu. Sang năm 2001, doanh thu của công ty tiếp tục tăng so với năm 2000 là 33,3% và đạt 139.201.813. - Về vốn kinh doanh: của Công ty tăng đều trong 3 năm, tuy đây chưa phải là mức tăng lý tưởng nhưng so với tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì đây là điều đáng mừng. - Về lãi: lãi của công ty tăng đều trong 3 năm 99, 2000, 2001. Năm 2000, lãi của Công ty đạt 600.210 đồng, tăng 19,8% so với 1999. Năm 2001 đạt 800.500 tiếp tục tăng so với năm 2000 là 33,3%. - Về thu nhập: Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập của công nhân viên công ty được đảm bảo, ổn định, tiền lương bình quân năm 2001 tăng gấp 2,06 lần so năm 1999 đạt 820.000 VND/ người/ tháng là khá cao so với nhiều doanh nghiệp nhà nước. Nhận định chung. Trong những năm gần đây mặc dù gặp khó khăn do sự biến động của thị trường, Công ty XNK nông sản và thực phẩm Hà Nội đã phấn đấu vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như về hiệu quả kinh doanh. Các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh đều nỗ lực trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng, khai thác hiệu quả các nguồn hàng xuất nhập khẩu, và bằng nhiều biện pháp khác để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty nhìn chung đã hướng vào thực hiện chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Các hoạt động này cũng thể hiện rõ sự thích ứng nhanh với sự biến động thị trường của Công ty, Công ty đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng với phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với các đối tượng khách hàng, phù hợp với chủng loại hàng hoá và theo yêu cầu của thị trường . Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ chế quản lý, giao dịch, phương án ký kết và thanh toán, quyết toán của Công ty được thực hiện nề nếp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và phòng quản lý. Do vậy công việc diễn ra an toàn, hiệu quả, không phát sinh những hàng tồn mới, nợ mới mà còn cơ bản giải quyết được số hàng tồn từ năm trước chuyển sang. II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm hà nội 1. Đặc điểm các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Lạc, hạt tiêu, cao su, hoa hồi, chè, quế, hạt điều là những mặt hàng mà Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn, đều đặn qua các năm. Ngoài ra Công ty cũng kinh doanh những mặt hàng nông sản khác như gạo, vừng, ý zĩ, hàng khô... Tuy nhiên những mặt hàng này có kim ngạch nhỏ và không ổn định. Trong phạm vi đề tài này, em chỉ xin quan tâm đến những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đã đề cập ở phần trên. Giá cả các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, thời tiết và nhu cầu trên thế giơí, mặt khác giá hàng nông sản cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng chế biến. Sản phẩm nông sản của Công ty chủ yếu là sản phẩm thô hoặc chủ yếu là mới qua sơ chế, chính vì thế mà giá cả hàng hoá của Công ty thường thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới được chế biến tốt hơn. Chất lượng hàng nông sản nhìn chung vẫn còn thấp. Việc chế biến và bảo quản nông sản cũng rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi có kỹ thuật chuyên ngành, có hiểu biết về tính chất lý, hoá về sản phẩm. Chất lượng của hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào công đoạn chế biến, đây là giai đoạn rất tốn kém về chi phí. Mặt khác, ở Việt Nam các công nghệ chế biến hàng nông sản còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hàng nông sản. 2. Kim ngạch và cơ cấu. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông chính vì vậy các loại cây nông sản như: lạc nhân, hoa hồi, hạt điều, quế…Là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong số những hàng xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn cho công ty. Bảng 2: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu nông sản của Công ty trong ba năm vừa qua. Năm Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu 1999 ( USD) 2000 ( USD) 2001 ( USD) Tỷlệ% 2000/99 Tỷ lệ% 2001/2000 Lạc nhân 237.487 716.302 823.028 300,3% 115,3% Hoa hồi 264.334 329.098 694.028,13 124,5% 210,8% Hạt tiêu 46.139 70.200 75.561 152,1% 107,6% Cao su 510.871 802.945 656.705,6 157,1% 81,7% Chè 58.796 212.069 145.853 361,6% 68,6% Quế 321.876 161.007,19 108.814,45 50,0% 67,6% Hạt điều 694.028 1.096.971,6 1.590.656 158,1% 148,7% Tổng kim ngạch 2.930.579 9.157.368 15.054.705 312,4% 164,4% Đơn vị tính: USD và % (theo cột) (Nguồn: báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty agrexport) Qua bảng 2 ta thấy mặt hàng lạc nhân năm 2000 có bước nhảy vọt tăng 200,3% so với 1999 nhưng sang năm 2001 chỉ tăng 15,3% và đạt 823.028 USD so với năm 2000. Mặt hàng hoa hồi và hạt tiêu đều tăng trong 3 năm, nhưng mặt hàng hoa hồi có mức tăng cao hơn mặt hàng hạt tiêu. Năm 2001 so với 2000 là 110,8% và 7,6%. Đây là mức tăng tiêu biểu cho hai mặt hàng này trong thời gian gần đây. Điều này phản ánh một thực tế là tuy Công ty vẫn giữ được sự ổn định của nhóm mặt hàng nông sản chủ lực nhưng thị trường của nhóm mặt hàng này trong những năm gần đây vẫn chưa được mở rộng. Các mặt hàng xuất khẩu là cao su và chè đều tăng mạnh vào năm 2000 nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2001. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su tăng 57,1% so với năm 1999 tức là từ 501.871 USD đến 802.945 USD . Mặt hàng chè năm 2000 đạt 212.069 USD tăng 261,6% so với năm 1999 là 58.796 USD, nhưng sang năm 2001 lại giảm xuống còn 145.853 USD. Hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản có kim ngạch tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Năm 2000, giá trị hạt điều xuất khẩu đạt 58,1% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tiếp tục tăng đạt 1.590.656 USD so với 1.096.971,6 USD năm 2000 tức là đạt 48,7% so với năm 2000. Qua kết quả trên cho ta thấy rằng mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty qua các năm có sự biến đổi, không ổn định. Như vậy trong thời gian tới để có được mặt hàng nông sản xuất khẩu ổn định mang lại hiệu quả cao, công ty cần nghiên cứu đưa ra kế hoạch dài hạn có tính chiến lược để thoát khỏi tình trạng như hiện nay. 3. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Hoà chung với quá trình đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế của đất nước, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Bảng 3: Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty (năm 1999-2001) Đơn vị tính: USD và % (theo cột) Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng (USD) Tỷ trọng (%) Tổng (USD) Tỷtrọng (%) Tổng (USD) Tỷtrọng (%) ấn độ 43.673 1,49 233.837 2,5 411.562,4 2,7 Đài Loan 26.564 0,9 871.920,6 9,5 357.605 2,4 Trung Quốc 191.167 6,5 6.844.098 74 12.121.191 80 Nhật 137.222 4,68 201.600 2,2 502.897 3,3 Hồng Kông 13.728 0,7 54.950 0,6 489.473,6 3,2 Hàn Quốc 80.973 2,76 121.023,17 1,25 41.965,25 0,28 Inđônêxia 0 84.510 0,92 165.000 1,0 Malayxia 875.358 29,8 57.691,4 0,62 16.028 0,1 Singapore 540.436 18,4 56.744,4 0,61 45.650 0,3 Thuỵ Sĩ 0 0 337.404 2,2 Đức 127.982 4,3 137.809 1,5 146.299 0,9 Nga 0 0 121.960 0,8 Tổng KNXK 2.930.579 9.157.368 15.054.705 (Nguồn: báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty Agrexport) Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ấn Độ không ngừng tăng trong 3 năm, cụ thể năm 2000 kim ngạch xuất sang nước này đạt 233.837 chiếm 2,5% so với năm 1999 là 43.673 USD chiếm 1,49%, năm 2001 vẫn tiếp tục tăng đạt 411.562 USD chiếm 2,7% đây là một cố gắng lỗ lực của Công ty trong tìm kiếm và phát triển thị trường. Thị trường Đài Loan và Hàn Quốc đều tăng mạnh trong năm 2000 nhưng lại giảm vào năm 2001. Thị trường Đài Loan năm 1999 chỉ đạt có 26.564 USD chiếm 0,9% kim ngạch xuất khẩu nhưng sang năm 2000 đã tăng đột ngột lên 871.920 chiếm 9,5% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000. Thị trường Hàn Quốc năm 1999 là 80.973 USD sang năm 2000 đã tăng lên 49,5% là 121.03 USD so với năm 1999. Tuy vậy sang năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này lại giảm đáng kể chính vì vậy Công ty cần có những biện pháp phù hợp để phục hồi lại thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm tới. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Công ty. Đây là thị trường tiêu thụ lớn, gần gũi về địa lý, phong tục tập quán, có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tương đối ổn định với Công ty trong mấy năm qua. Năm 2000 giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 6.844.098 USD chiếm 74 % tỷ trọng xuất khẩu, sang năm 2001 là 12.121.191 USD chiếm 80% . Trong các nước Châu á thì Nhật là thị trường có mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định trong ba năm trở lại đây, thị trường này phát triển không ngừng. Năm 2000 giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật tăng lên 201.600 USD so với 137.222 USD năm 1999 tức là tăng 46,9% sang năm 2001 tăng lên 502.897 USD chiếm 3,3% kim ngạch xuất khẩu. Cùng với thị trường Nhật, thị trường Hồng Kông được xem là rất giầu tiềm năng với mặt hàng chính là cao su. Trong 3 năm qua kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông luôn tăng đều đặn, đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Thị trường EU là thị trường tiềm năng lớn, nhưng trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường này còn rất nhỏ, lý do là vì hàng hoá của Công ty chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của thị trường này. Do đó trong những năm tới Công ty cần có những mục tiêu, chiến lược cụ thể để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường này. Thị trường một số nước như: Malayxia, Indonexia, Singapore cũng là thị trường rất quan trọng của Công ty. Tuy vậy, qua ba năm 99, 2000, 2001 giá trị các mặt hàng nông sản xuất sang các nước này này tăng chậm và có xu hướng giảm dần. Đối với thị trường singapore thực chất đây là một thị trường trung chuyển. Trong các năm qua hàng nông sản của Công ty được xuất sang Singapore với số lượng khá lớn bao gồm các mặt hàng chính là: lạc nhân, cà phê, cao su và hạt điều. Trong năm 99, 2000 vừa qua tỷ lệ thị phần đối với thị trường Singapore giảm xuống, điều này do Công ty chủ động giảm xuất những mặt hàng sơ chế qua thị trường Singapore. 4. Phân tích một số nghiệp vụ xuất khẩu nông sản . 4.1. Công tác nghiên cứu thị trường . Do đặc điểm của Công ty là giao khoán chỉ tiêu cho các phòng nghiệp vụ và trong cơ cấu tổ chức không có phòng Marketing chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường cho nên công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu do các phòng nghiệp vụ đảm nhận, bộ phận thị trường trong cơ cấu phòng tổng hợp chỉ có chức năng giúp cho giám đốc định hướng về kế hoạch phát triển thị trường chung của Công ty làm cơ sở chỉ đạo để các phòng nghiệp vụ thực hiện. Do đặc điểm nêu trên nên công tác nghiên cứu thị trường của Công ty có nhiều hạn chế. Chẳng hạn trong phòng nghiệp vụ thiếu vắng những nhân viên chuyên trách nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường đôi khi dựa vào các mối quan hệ cá nhân, vào các tài liệu báo chí... vì thế còn nhiều bất cập. 4.2. Công tác thu mua, tạo nguồn hàng nông sản. Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng nông sản bao gồm: nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn khu vực đặt hàng, địa điểm tập kết giao hàng để có hàng đúng chất lượng, số lượng, đúng thời gian và thuận tiện cho việc vận chuyển với chi phí thấp nhất có thể. Nghiệp vụ này rất được Công ty chú trọng, với phương châm coi trọng chữ tín, Công ty luôn nỗ lực để tìm nguồn hàng có chất lượng tốt. Trong việc ký kết hợp đồng mua bán Công ty luôn cân nhắc rất kỹ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Các công việc vận tải, bảo quản hàng hoá cũng được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời. Công ty có đội vận tải rất mạnh và hệ thống kho bãi tập kết hàng trải rộng khắp miền Bắc luôn sẵn sàng phục vụ cho việc thu gom và tập kết hàng. Đây cũng là một điểm mạnh nữa trong công tác tạo nguồn của Công ty. III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm hà nội 1. Kết quả xuất khẩu. Trong thời gian qua, công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà nội đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản và đã đạt được những thành tích đáng mừng. Công ty đã nắm bắt được tình hình thị trường trong và ngoài nước và đã đưa ra được những quyết định đúng đắn cho vấn đề xuất khẩu nông sản - Về kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn tăng qua từng năm cho thấy sự nỗ lực về thị trường, về nguồn hàng đã có kết quả. Mặt khác, kết quả này cũng do doanh nghiệp biết tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, sự giúp đỡ của các ngành, các tổ chức có liên quan trong vấn đề tổ chức cũng như giao dịch hàng nông sản . - Công tác nghiên cứu thị trường đã được chú trọng nhiều hơn so với trước đây. Doanh nghiệp đã ngày càng bám sát nhu cầu của thị trường trong xuất khẩu nông sản. Từ nắm vững được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc khai thác tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng các mặt hàng nông sản . - Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng được Công ty thực hiện với tiến độ nhanh chóng, đảm bảo thực hiện những điều kiện đã giao kết trong hợp đồng góp phần củng cố uy tín của Công ty . - Trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản, Công ty luôn tuân thủ những qui định của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục xuất nhập khẩu và luôn hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước . 2. Những khó khăn, tồn tại. Bên cạnh những thành tích đã đạt được kể trên, Công ty hiện nay vẫn đang phải đối mặt với những thách thức mà không dễ gì vượt qua. - Về vấn đề nhân lực: Tuy Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh nghiệm, nhưng trước những yêu cầu mới còn bất cập về ngoại ngữ và tin học. Từ thực tế này, Công ty cần phải có qui chế tổ chức, xắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện thời song song với việc tuyển dụng mới cán bộ trẻ, có kiến thức phù hợp với yêu cầu mới, tạo sức bật chung cho Công ty . - Thiếu vốn cũng là một mặt khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Vì thế đã có rất nhiều cơ hội công ty để bị tuột mất, lí do nan giải là vì vốn kinh doanh của công ty đang rất eo hẹp. - Việc sử dụng vốn còn chưa sát sao, chưa đạt tính tối ưu vì vậy công nợ còn tồn đọng dẫn đến việc giảm hiệu quả trong kinh doanh. - Dưới tác động của cơ chế thị trường, số lượng các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản đang ngày càng phát triển, tạo nên sự tranh đua mua bán, dẫn đến giá mua hàng cao mà giá bán lại hạ xuống. Cả hai điều này đều không tốt mà lại diễn ra đồng thời nên càng gây thiệt hại cho Công ty. Hiện công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong nước cũng như nước ngoài, do vậy đây thực sự là khó khăn rất lớn đối với công ty trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. Như vậy qua phân tích các dữ liệu trên thực tế công ty còn rất nhiều khó khăn thử thách trước mắt. Do đó việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu hiện nay cho quá trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty luôn được xem là vấn đề cần thiết trong sự phát triển của toàn công ty. Chương III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội . I. về tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt nam trong thời gian tới. Với tiềm năng rộng lớn về đất đai, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt nam trong những năm tới là rất sáng sủa. Vấn đề đặt ra trong những năm tới là làm thế nào để khai thác tiềm năng đó một cách tốt nhất để vừa giải quyết nhu cầu lương thực trong nước vừa tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản tạo thêm tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất nông sản nhất là nông sản xuất khẩu. Tại đại hội Đảng toàn quốc khoá VIII, một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36167.doc
Tài liệu liên quan