MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thương mại quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Chức năng 3
1.1.3. Nhiệm vụ 4
1.2. Chính sách thương mại quốc tế 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Các chính sách thương mại quốc tế 5
1.2.3. Chính sách thương mại của các nước kém phát triển 6
1.2.4. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại 9
1.2.5. Lý thuyết về thương mại quốc tế 14
1.2.5.1.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của ADAM SMITH 14
1.2.5.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 17
1.2.Các nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Cămpuchia 18
1.2.1. Về vị trí địa lý và quan hệ đặc biệt giữa hai nước 18
1.2.2. Xu hướng thời đại 21
1.2.3. Chính sách đối ngoại của hai nước 23
1.2.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam 23
1.2.3.2. Chính sách đối ngoại của Cămpuchia 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN QUA 29
2.1. Giới thiệu chung của hai nước 29
2.1.1. Giới thiệu chung về Việt Nam 29
2.1.1.1.Chính trị 31
2.1.1.2. Kinh tế 33
2.1.2. Giới thiệu chung về Cămpuchia 42
2.1.2.1. Chính trị 43
2.1.2.2. Kinh tế 46
2.2. Lịch sử và các giai đoạn phát triển quan hệ Việt Nam-Cămpuchia 50
2.2.1. Về chính trị 50
2.2.2. Về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước 52
2.3. Thực trạng quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Cămpuchia 53
2.3.1. Quan hệ thương mại 53
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia 56
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 56
2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58
2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia 61
2.3.3.1. Kim ngạch nhập khẩu 61
2.3.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 62
2.4. Đánh giá kết quả quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia 64
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64
2.4.2. Những điểm tồn tại và khó khăn 66
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1. Triển vọng về phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới 68
3.1.1. Những diễn biến tích cực trong quan hệ thương mại hai nước 68
3.1.2. Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.1. Các lĩnh vực đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.2. Các mặt hàng đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 74
3.1.3. Mục tiêu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Cămpuchia 75
3.1 3.1. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Cămpuchia 75
3.1.3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia 76
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Campuchia 77
3.2.1. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước 77
3.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau 79
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng, an ninh biên giới. 83
3.2.4. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Cămpuchia 83
3.2.5. Xây dựng kênh phân phối, bán lẻ tại thị trường Cămpuchia 85
3.2.6. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt nam 86
3.2.7. Một số giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 89
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài. Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư được rút ngắn; quy trình, thủ tục cũng như quản lý doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng hơn so với trước đây, phát huy được tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Các nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được lòng tin tưởng của các nhà đầu tư làm tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2007. Những phản hồi tích cực đã được ghi nhận qua các báo cáo điều tra đánh giá của giới đầu tư quốc. Báo cáo thường niên “Môi trường kinh doanh 2008” của WB đã tăng 13 hạng cho môi trường kinh doanh của Việt Nam (thứ hạng 91/178 quốc gia so với thứ hạng 104/175 trong báo cáo năm 2007). Điều tra thường niên của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã xếp Việt Nam là điểm hấp dẫn đầu tư nhất khu vực Châu Á. Điều tra về 20 thị trường mới nổi (EM20) của Tập đoàn tư vấn Pricewaterhouse Cooper (PwC), xếp Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất hấp dẫn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất. Báo cáo “Đầu tư thế giới (WIR) 2007” của UNCTAD xếp Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về triển vọng thu hút đầu tư, đặc biệt là trên những lĩnh vực dịch vụ, tài chính. Theo khảo sát của Hội đồng Kinh doanh châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á trong giai đoạn 2007 – 2009.
Trong tình trạng nguồn FDI trên thế giới đang “đói” thị trường, những nỗ lực cải thiện kịp thời về môi trường đầu tư sẽ giúp Việt Nam thu hút được thêm vốn đầu tư trong giai đoạn tới.
Thứ hai, thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã củng cố thêm niềm tin các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm trở thành một trong những động lực chính hấp dẫn các nhà đầu tư thế giới.
Kinh tế Việt Nam hiện được đánh giá là có nhiều lợi thế kinh doanh như giá nhân công rẻ, chí phí vận chuyển hàng hóa tới thị trường xuất khẩu thấp, quy mô thị trường tương đối lớn. Bên cạnh những lợi thế truyền thống đó, nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy ở Việt Nam những lợi thế mới như hệ thống thuế linh hoạt, các chính sách ưu tiên, cũng như việc có thể kết nối dễ dàng với các đối tác kinh doanh lớn, ví dụ như Hoa Kỳ.
Thứ ba, việc Việt Nam gia nhập WTO, tuy mới trong thời gian ngắn, đã có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế trong đó có đầu tư. Tác động của việc gia nhập WTO không những làm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, mà còn tạo ra những chuyển dịch tích cực về cơ cấu vốn (tăng tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ và các tỉnh ngoài khu đô thị…). Thị trường nội địa đang được hưởng lợi từ các chương trình cải cách tự do hoá theo cam kết với WTO. Sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế trong cả lĩnh vực sản xuất lẫn dịch vụ sẽ còn tiếp tục làm gia tăng lượng vốn đầu tư trong thời gian tới.
Bên cạnh việc chính thức trở thành thành viên của WTO, thành công của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác (tổ chức thành công Hội nghị APEC, Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam) và việc mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với thế giới đã tạo ra nhiều hơn các cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Về Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% (GDP) so với cùng kỳ 2006, vượt kế hoạch đề ra (17,4%). Đóng góp của xuất khẩu vào GDP đạt 67%, cao nhất từ trước đến nay (xếp thứ 8 trên thế giới, thứ 6 ở châu Á), vượt xa so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 22%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân một tháng ước đạt 4 tỷ USD. Đây là mức trung bình rất cao, hơn cả mức xuất khẩu cả năm từ 2004 trở về trước. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2007 cũng tăng cao, ước đạt trên 550 USD/người.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng phi dầu thô chiếm khoảng 84% tổng số kim ngạch xuất khẩu, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006. Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 56,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (tính cả dầu thô), tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2006 (tăng 32% nếu không tính dầu thô). Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2006.
Tính đến hết tháng 10/2007, đã có 9 mặt hàng xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD. Đó là dầu thô (6,5 tỷ USD), dệt may (6,41 tỷ USD), giày dép (3,19 tỷ USD), thủy sản (trên 3 tỷ USD), đồ gỗ (1,9 tỷ USD), linh kiện máy tính và điện tử (1,73 tỷ USD), cà phê (1,55 tỷ USD), gạo (1,36 tỷ USD) và cao su (1,088 tỷ USD). Dự báo đến hết năm 2007, ngành dây điện cáp điện cũng sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Thành tích xuất khẩu năm 2007 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu về lượng mà kèm theo đó là những chuyển dịch tích cực về cơ cấu khác.
Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam đồng đều cả khu vực trong nước và đầu tư nước ngoài. Sự nỗ lực đã giúp khu vực kinh tế trong nước đạt tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay (24,9%). Sự tăng trưởng của khu vực vốn nước ngoài cộng thêm hỗ trợ của việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan do Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ cuối năm 2006 đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ở cả hai khu vực đạt được kết quả đáng ghi nhận trong năm 2007.
Thứ hai, nhiều mặt hàng có mức xuất khẩu tăng. Có 21/25 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó có nhiều mặt hàng tăng khá và đóng góp lớn vào mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Đó là dệt may, cà phê, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, than đá. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Đây là điều quan trọng trong việc vừa khai thác, tận dụng được hết các tiềm năng xuất khẩu, vừa có thể bù đắp bổ sung giữa các loại hàng xuất khẩu khi có các rủi ro trên thị trường.
Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn của Việt Nam (như Mỹ, EU, Nhật Bản,Trung Quốc) đều tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 9/2007, mức tăng tương ứng của các thị trường này là 19,5%; 29%; 3,7%; 3,3%. Nhiều mặt hàng đã tận dụng được việc các nước cắt giảm thuế để gia tăng xuất khẩu.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thể hiện ở bảng 2.2 :
Bảng 2.2 : Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (2005- 2007)
(Đơn vị: Tỷ USD)
Mặt hàng chủ yếu
2005
2006
2007
- Dầu thô
18.08
8.32
6.5
- Hàng dệt may
4.8
5.82
6.41
- Hàng giày dép
3.0
3.55
3.19
- Hàng thuỷ sản
2.77
3.36
3
- Đồ gỗ
1.5
1.94
1.9
- Hàng điện tử và linh kiện
1.44
1.77
1.73
- Hàng cà phê
1.4
1.5
1.55
- Gạo
1.27
1.3
1.36
- Cao su
1.3
1.273
1.088
(Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là: Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore (5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các nước khác (29%).
Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD tăng 39.6% (GDP) so với 2006. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục cho sản xuất chiếm tới 90% kim ngạch nhập khẩu, còn lại là nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là : Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Thuỵ Điển.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam được thể hiện ở (bảng 2.3) :
Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (2005- 200 )
Mặt hàng chủ yếu
Đơn vị
2005
2006
2007
- Xăng dầu
Triệu tấn
11.33
12.67
12.85
- Thép thành phẩm
Triệu tấn
5.63
6.7
5.87
- Ô tô nguyên chiếc
Nghìn chiếc
1.07
4.267
30.3
- Linh kiện điện tử và máy tính
Tỷ USD
1.69
1.27
2.95
- Tân dược và nguyên phụ liệu dược
Triệu USD
495
650
703
(Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư)
2.1.2. Giới thiệu chung về Cămpuchia
Cămpuchia có tên đầy đủ là nước Vương quốc Cămpuchia, là một quốc gia có phía bắc giáp với Thái lan và Lào, đông giáp Việt Nam, tây giáp Thái Lan và nam giáp vịnh Thái Lan yếu tố địa lí chủ yếu của Campuchia là sông mêkông và biển hồ Ton Le Sáp và Mekong phát nguyên từ tây tạng. Cămpuchia có diện tích 181035 km2 chiều rộng nhất từ đông sang nam là 560 km, chiều dài nhất từ bắc xuống nam là 480 km. Chỉ riêng phần chiều dài sông trên lãnh thổ là 486 km từ Phnompenh sông phân thành 2 nhánh chảy sang Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu. Con sông này đã mang lại phù sa màu mỡ bồi đắp cho lưu vực và đồng bằng.
Nối liền với sông Mekong ở Phnompenh bằng 1 con kênh. Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 10 mức nước sông dâng cao và chảy ngược vào biển hồ, làm cho diện tích mặt hồ tăng 3000 km đến 7500km, độ sâu từ 2,2 m đến hơn 10 m… trong mùa khô, mức nước sông hạ thấp, nước từ trong biển hồ đổi dòng chảy đổ vào sông Mekong trở lại, khiến biển hồ trở thành vựa cá nước ngọt lớn nhất thế giới mang lại cuộc sống cho khoảng 40% dân số Cămpuchia và cung cấp khoảng 60% lượng protêin cho cả nước ở trung tâm Campuchia tức khu vực xung quanh biển hồ và nhánh sông Tiền là màu mỡ. Hầu hết dân cư Campuchia đều quy tụ về đây bởi phía tây nam là vùng cao nguyên, khu vực gần bờ biển phía nam là các khu vực rừng rậm và thấp bị che bởi rặng núi cao ở phía bắc hình thành lên khu vực tài nguyên thiên nhiên lắm núi non về phía bắc và khu vực phì nhiêu thuộc đồng bằng sông Mekong.
Về thời tiết : Đất nước Campuchia có các đợt gió mùa trong năm đã điều tiết khí hậu và tạo thành nhịp sống của nhân dân Campuchia. Gió mùa đông khô và lạnh thổi từ tháng 11 đến tháng 2, từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa tây nam thổi mạnh mang độ ẩm cao. Mặc dù vậy, nhưng hiếm khi có mưa vào buổi sáng, thường chỉ mưa vào buổi chiều nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 khoảng 40 độ C, nhiệt độ thấp nhất là vào khoảng trên 10 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng cao nguyên là 5000 mm, trong khi đó lượng mưa lại chỉ có khoảng 1400 mm tại vùng Đồng Thổ.
Về dân số, ngôn ngữ và tôn giáo : Theo thống kê năm 2007 tỷ lệ dân số là 14,4 triệu. Có 4 dân tộc chính đang sinh sống tại Campuchia hiện nay đó là dân tộc Khơ me chiếm khoảng 70%, dân tộc Việt Nam là 15%, dân tộc Trung Hoa là 10% và dân tộc Chăm chiếm khoảng 5%.
Ngôn ngữ quốc gia của Cămpuchia là Tiếng Khơ me, và do đặc điểm địa hình và đa dạng dân tộc cho nên nhiều người Cămpuchia biết tiếng khác như tiếng Việt Nam tiếng Thái, tiếng Trung.
Tôn giáo của Cămpuchia là Phật giáo đại thừa bị Khmer đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào.
2.1.2.1. Chính trị
Cămpuchia là quốc gia quân chủ lập hiến. Hiến pháp Cămpuchia quy định Cămpuchia thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Cầm quyền hiện nay là chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ 2 do Liên minh 2 đảng CPP và FUNCINPEC nắm giữ. Samdech Hun Sen, Phó chủ tịch Đảng CPP, giữ chức thủ tướng. Đảng CPP nắm 12 Bộ trong Chính phủ, FUNCINPEC năm 11 bộ. Ngày 27/7/2003, Cămpuchia tiến hành Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ 3. Kết quả bầu cử: Đảng CPP giữ 73 ghế trong Quốc hội; Đảng FUNCINPEC 26 ghế; Đảng Sam Rainsy 24 ghế. Đảng CPP thắng cử đứng ra lập Chính phủ mới. Chủ tịch Đảng CPP: Samdech Cheasim; Phó chủ tịch Đảng CPP: Samdech Hun Sen. Chủ tịch Đảng FUNCINPEC: Samdech Krom Preah Norodom Ranaridth.
Trong năm 2008 (27/7/2008) Cămpuchia sẽ tổ chức bần cử nhiệm kỳ III.
Sau khi tiến hành Tổng tuyển cử (lần thứ nhất, năm 1993), Quốc Hội, Chính phủ Vương quốc Cămpuchia đã cố gắng tìm một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với điều kiện của đất nước và xu thế phát triển của khu vực và quốc tế, theo đó, cơ chế kinh tế thị trường đã được chính thức chấp nhận ở đất nước này.
Trong 3 năm tiếp theo (1993-1996), mặc dù còn rất nhiều khó khăn song có thể nói, kinh tế - xã hội Cămpuchia đã có sự phát triển bước đầu đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện qua các chỉ số cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức 4% năm 1993, tăng lên 8% năm 1995 và đạt ở mức 6,5% năm 1996.
Nhưng từ năm 1997 trở đi, kinh tế - xã hội Cămpuchia có khuynh hướng xấu dần: Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam Á đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế còn rất non yếu của Cămpuchia. Đây là một điều dễ nhận thấy, vì cuộc khủng hoảng này đã làm đảo lộn tất cả các nước trong khu vực.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng về tài chính ở trong nước. Sau Tổng tuyển cử năm 1993, Chính phủ liên hiệp được thành lập với sự tham gia của hai đảng: Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) và Đảng FUNCINPEC, với cơ chế đồng thủ tướng do hai ông N.Ranarith (thủ tướng thứ nhất) và ông Hun Sen (thủ tướng thứ hai) đảm nhận. Chính phủ liên hiệp hoạt động khá suôn sẻ và đạt được những kết quả khả quan như đã nói ở trên. Bước vào năm 1997, FUNCINPEC và CPP đã có những bất đồng ngày càng gay gắt trên nhiều vấn đề, đe doạ đến sự tồn tại của chính phủ liên hiệp. Cuộc chính biến ngày 5,6/7/1997 là một kết quả không thể tránh khỏi của những mâu thuẫn giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân và khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái về kinh tế - xã hội của Cămpuchia.
Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai được tổ chức. Ba trong số 39 đảng tranh cử đã trúng cử, gồm đảng CPP, đảng FUNCINPEC và đảng Sam Rainsy. Ngày 30/11/1998, với sự thoả thuận của hai đảng CPP và FUNCINPEC, Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ hai (1998-2003) đã được thành lập.
Ngày 9/3/1999, Quốc vương N. Xihanuc đã phê chuẩn sửa đổi Hiến pháp, thành lập Thượng Nghị viện.
Từ năm 1999 đến ngày 27/7/2003 tình hình kinh tế Cămpuchia không có gì biến động lớn nhưng về chính trị Vương quốc Cămpuchia vẫn chưa thành lập được chính phủ mới do ba Đảng: CPP, FUNCINPEC và Sam Rainsy chưa thoả thuận với nhau.
Hiện này vấn đề chính trị Cămpuchia đang gặp rất nhiều vấn đề cho nền Chính phủ liên hiệp được thành lập với sự tham gia Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) do ông Hun Sen là thủ tướng .
Với những diễn biến này Cămpuchia đã hoàn tất và hoàn thiện bộ máy lập pháp và hành pháp của mình, chấm dứt về cơ bản cuộc khủng hoảng chính trị, mở đầu cho một thời kỳ mới của đất nước. Tuy vậy, Cămpuchia vẫn còn đứng trước nhiều trắc trở, hiểm hoạ cả từ bên trong lẫn bên ngoài, đe doạ sự hoà hợp dân tộc, sự ổn định về chính trị - xã hội, tiền đề cơ bản của sự phát triển đất nước.
Khu vực Đông Nam Á đang bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Đây là một cơ hội thuận lợi đối với đất nước Cămpuchia và Chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ hai của Vương quốc Cămpuchia.
Cùng với việc gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Cămpuchia với các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được cải thiện như Mỹ đã dành cho Cămpuchia Quy chế buôn bán tối huệ quốc (MFN) năm 1996, nay vẫn được tiếp tục; Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và các quốc tế trong nhóm Các nhà tài trợ vẫn dành cho Cămpuchia những khoản cho vay và viện trợ cần thiết (470 triệu USD năm 1999, 500 triệu USD năm 2000, 503 triệu USD năm 2003).
Đại biện lâm thời Liên minh châu Âu (EU) tại Cămpuchia Winston McColgan và ông Ich Burrit, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, đã vừa ký văn bản thỏa thuận về việc EU tài trợ cho Cămpuchia 77 triệu EUR trong giai đoạn 2007-2010.
Số tiền này sẽ được dùng để thực hiện các dự án trong "Chiến lược phát triển quốc gia 2006-2010" của Cămpuchia như hỗ trợ phát triển giáo dục; đầu tư phát triển quan hệ thương mại; phát triển mối quan hệ hợp tác giữa EU và Cămpuchia về kinh tế và nhân quyền.
Ông McColgan còn cho biết EU có thể sẽ cung cấp thêm 20-25 triệu EUR cho Cămpuchia thông qua các dự án phát triển của các tổ chức phi chính phủ tại nước này.
Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trên 20 triệu USD cho dự án phát triển hệ thống nước sạch giai đoạn 2000-2008 tại 4 tỉnh Prâyviêng, Bantia Miênchây, Xvai Riêng và Côngpông Chàm.
Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là một xu thế không thể cưỡng lại được và Cămpuchia đang phải đối diện với nó cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực.
2.1.2.2. Kinh tế
Kinh tế Vương quốc Cămpuchia, tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau song cũng như các nước, Cămpuchia là nền kinh tế đang phát triển trong một khu vực đang sôi động là Châu Á - Thái Bình Dương. Cămpuchia và thị trường của các nước phát triển khác mà Cămpuchia nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và tối huệ quốc (MFN) trong đó có cả thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu. Kinh tế Cămpuchia bắt đầu tăng trưởng và phát triển. Năm 2000 đạt 4,5%; năm 2001 đạt 5,7%; năm 2002 tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%; năm 2003 tăng trưởng kinh tế đạt 5%, năm 2004 tăng trưởng kinh tế đạt 5,5 %, năm 2005 tăng trưởng kinh tế đạt 13,4 % nhưng trong năm 2006 tăng trưởng kinh tế lại giảm còn đạt 10,8 % và năm 2007 tăng trưởng kinh tế Cămpuchia giảm nữa là 10,1%.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế của Cămpuchia chỉ đạt 7,5% trong năm 2008 giảm so với 10,1% năm 2007 do xuất khẩu giảm và ngành dệt may sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn khi các rào cản bảo vệ đối với hàng dệt may Trung Quốc được bãi bỏ vào cuối năm 2008, (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia (2000-2007)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
GDP(%)
8,6
10,0
13,4
10,8
10,1
Trong đó: Giá trị tăng thêm theo ngành(%)
Nông nghiệp
24,5
25,4
27,1
35,0
31,0
CN và XD
11,1
11,5
12,1
30,0
26,0
Dịch vụ
33,5
35,0
45,3
42,0
43,0
(Nguồn: www.mef.gov.kh)
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia (2000-2007)
Về nông, lâm, ngư nghiệp: Cămpuchia là nước nông nghiệp, giá trị giá tăng ngành nông nghiệp nghiệp là 31% GDP năm 2007, thấp hơn so với năm 2006 là 35% GDP, do sự phát triển của ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thiên tai và dịch họa (dịch lở mồm long móng, dịch cúm gà, dịch rầy và vàng lùn xoắn lá, bão lũ lớn…). Sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá, thuỷ sản v.v… Cămpuchia có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ.
Về công nhiệp và xây dựng: Công nghiệp Căm cùng có sự phát triển rất mạnh nếu so với nông nghiệp, giá trị giá tăng ngành công nghiệp và xây dựng của Cămpuchia là 26% (GDP) năm 2007 và thấp hơn so với năm 2006 là 30% (GDP). Nền công nghiệp của Cămpuchia còn rất yếu kém, chủ yếu là nền công nghiệp dệt và da giày, công nghiệp nặng chưa có gì. Hàng năm, Cămpuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD, và các sản phẩm chủ yếu là : chế biến thực phẩm, áo quần, giầy, máy xây dựng, mỏ, xi măng, phân bón hoá chất, kính, săm lốp, dầu mỏ, than, thép, giấy….
Về dịch vụ: Cămpuchia có Angkorwat là một kì quan nổi tiếng của thế giới, trở thành thế mạnh của ngành du lịch của Cămpuchia.Giá trị giá tăng ngành dịch vụ Cămpuchia đạt 43% GDP trong năm 2007. Chúng ta thấy rằng nền kinh tế Cămpuchia trong năm 2007 là ngành Dịch vụ chiếm tỷ lệ 43% GDP rất lớn so với ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Về đầu tư: Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Cămpuchia hiện chiếm 16% GDP. Sau Hiệp định Paris về Cămpuchia, một số nhà đầu tư nước ngoài đã vào kinh doanh ở Cămpuchia như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kồng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Việt Nam…, chủ yếu đầu tư vào các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp may mặc và khách sạn. Nhưng do tình hình chính trị chưa ổn định, bộ máy hành chính cồng kềnh và các tệ nạn tham nhũng, hối lộ nặng nề nên đầu tư nước ngoài và Cămpuchia còn bị hạn chế.
Về Xuất khẩu: Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của Cămpuchia đã phát triển vượt bậc, đạt được những kết quả rất cao.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Cămpuchia năm 2000 đạt 1.368.728 nghìn USD, năm 2001 đạt 1.496.031 nghìn USD, tăng 9,3% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.487.684 nghìn USD, giảm 0,56% so với năm 2001 và cho đến 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu: 3,331 tỷ USD .
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Cămpuchia được thế hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Các mặt hàng xuất khẩu (2003-2007)
Năm
Sản Phẩm
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
Quần Áo
1000Tấn
3704,6
4332,1
6981,8
7189,7
8714,1
Giấy Dép
1000Đôi
1409,2
1156,0
1113,7
1734,9
2314,4
Cao su
Tấn
3980,0
3644,0
3644,0
4865,0
2039,0
Gạo
Tấn
455,0
645
88
648
384
Cá
1000Tấn
0,2
1,0
1,2
0,3
0,3
Thuốc lá
Tấn
10,0
35,0
66,0
108,0
83,0
(Nguồn:
Đối tác xuất khẩu: Mỹ chiếm 48,6%, tổng kim ngạch xuât khẩu Hồng Kông chiếm 24,4%, Đức chiếm 5,6%, Canada chiếm 4,6% trong năm 2006.
Các doanh nghiệp trong nước thường phải gặp sự rắc rối về thủ tục xuất khẩu, đồng thời việc xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN cũng gặp phải khó khăn vì tình hình kinh tế và các mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thì tương đối giống với Cămpuchia dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nhiều đối thủ nên Cămpuchia xuất khẩu được ít sang thị trường này. Tuy nhiên Cămpuchia cũng có thuận lợi từ việc là thành viên của WTO đó là Cămpuchia được áp dụng mức thuế nhập khẩu vào Mỹ thấp tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này bên cạnh đó sau khi gia nhập ASEAN và WTO Cămpuchia đã có được một thị trường rộng lớn.
Về Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia năm 2000 đạt 1.417.767 nghìn USD, năm 2001 đạt 1.503.648 nghìn USD, tăng 6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.673.244 nghìn USD, tăng 11,3 % so với năm 2001 và cho đến năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia tăng lên 4,477 tỷ USD Fob.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Cămpuchia được thế hiện ở bảng 2.6:
Bảng2.6: Các mặt hàng nhập khẩu( 2003- 2007)
Năm
Sản Phẩm
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
Dược Phẩm
Tấn
983
516
895
725
1370
Ximăng
1000Tấn
83
101
80
109
109
Dầu mỏ
1000 tấn
75
59
58
82
109
Vật liệu XD
1000Tấn
9
11
19
23
24
Thép
100Tấn
10
3
7
8
8
Vải
1000 tấn
0,9
0,7
1,1
0,6
0,7
(Nguồn:
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Cămpuchia năm 2006 có Hồng Kông chiếm 16,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, Trung Quốc chiếm 13,6%, Pháp chiếm 12,1%, Thái Lan chiếm 11,2%, Đài Loan chiếm10,2%, Hàn Quốc chiếm 7,5%, Việt Nam chiếm 7,1%, Singapore chiếm 4,9%, Nhật Bản chiếm 4,1%.
Với nhiều mặt hàng nhập khẩu nhiều như vậy các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh hàng hoá đặc biệt sau khi Cămpuchia đã hội nhập ASEAN và WTO. Mặt khác, vì chính sách quá lỏng lẻo của nhà nước, đã có sự nhập khẩu trái phép một số mặt hàng. Điều đó không chỉ làm thất thoát ngân sách của nhà nước mà còn làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn hơn trong cạnh tranh giá cả. Tuy nhiên, người được lợi nhất vẫn là người tiêu dùng, vì có cơ hội lựa chọn các mặt hàng có chất lượng, dịch vụ tốt và giá cả hợp lý.
2.2. Lịch sử và các giai đoạn phát triển quan hệ Việt Nam-Cămpuchia
2.2.1. Về chính trị
- Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967.
- Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra thành 3 đảng độc lập (Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Đảng nhân dân cách mạng Khơ-me năm 1951, Đảng nhân dân cách mạng Lào năm 1955). Việt Nam đưa quân sang Cămpuchia lần thứ nhất giúp Cămpuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Từ 1954-1970, chính quyền Sihanouk thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam nhằm thống nhất đất nước.
- Từ tháng 3/1970 đến 4/1975, các lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương thành lập Mặt trận Đoàn kết Đông dương để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chung chống Mỹ và tay sai. Quân tình nguyện Việt Nam lần thứ hai vào Campuchia.
- Từ 1979-1989, Việt Nam lần thứ ba đưa quân vào Cămpuchia giúp lực lượng cách mạng Cămpuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp Cămpuchia hồi sinh. Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Cămpuchia được ký kết. Cămpuchia tiến hành Tổng tuyển cử tháng 5/1993 do LHQ bảo trợ và Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia được thành lập.
- Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Cămpuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Cămpuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Gần đây Lãnh đạo hai nước đã trao đổi một số chuyến thăm chính thức như: chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên giới Quốc gia năm 1985 và chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Phan Văn Khải (6-7/3/2006), hai nước đã ký thêm một số thỏa thuận hợp tác mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới về chất.
2.2.2. Về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước
a. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng: được hai bên chú trọng đẩy mạnh. Các ngành quốc phòng, an ninh hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo các thoả thuận đã ký, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trên tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ nhất (tháng 9/2004) và Hội nghị lần thứ hai (9/2005) đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên nhằm bảo đảm an ninh trên biên giới hai nước.
b. Hợp tác tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33339.doc