MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 4
1.Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu 4
1.1.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
1.1.1.Đối với quốc gia xuất khẩu 4
1.1.2.Đối với doanh nghiệp xuất khẩu 6
1.2.Các phương thức xuất khẩu chủ yếu 7
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 11
2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi 16
2.1.Tính tất yếu của mở rộng hoạt động xuất khẩu 16
2.2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 18
CHƯƠNG 2: Giới thiệu chung về thị trường châu Phi và một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu phi 22
1.Những đặc điểm chung về thị trường châu Phi 22
1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 22
1.2.Đặc điểm chính trị, văn hoá và xã hội 24
1.3.Đặc điểm kinh tế 28
1.4. Đặc điểm luật pháp 31
2. Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi 31
2.1.Lưu ý về phong tục văn hoá, tín ngưỡng và tập quán thương mại 31
2.2. Lưu ý về quy định luật pháp đối với xuất nhập khẩu của châu Phi 34
2.2.1.Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Nam Phi 34
2.2.1. Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Nam Phi 34
2.2.1.1. Môi trường kinh doanh 34
2.2.1.2. Quy định về mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh 36
2.2.1.3. Thủ tục hải quan 37
2.2.1.4. Mở kho ngoại quan 41
2.2.1.5. Chính sách thuế và thuế suất 42
2.2.2. Một số lưu ý thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu của Angiêri 44
CHƯƠNG 3 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 46
1.Khái quát về quan hệ ngoại giao, kinh tế và thương mại Việt Nam-châu Phi 46
1.1.Tổng quan về quan hệ chính trị ngoại giao Việt Nam-châu Phi 46
1.2.Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-châu Phi 48
2.Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi trong thời gian qua 55
2.1.Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 56
2.2.Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 61
2.3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 64
3.Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 66
3.1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân 66
3.1.1.Những kết quả đạt được 66
3.1.2.Nguyên nhân đạt được những kết quả 66
3.2.Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân 68
3.2.1.Những hạn chế cơ bản 68
3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế 69
CHƯƠNG 4 Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 72
1.Triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với châu Phi 72
1.1.Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2006-2010 72
1.2.Triển vọng phát triển quan hệ hợp tác TM Việt Nam-châu Phi .84
1.2.1.Một số đánh giá về thị trường châu Phi 84
1.2.2.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi 88
1.2.3.Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi đến năm 2010 90
1.2.4.Nhu cầu nhập khẩu của thị trường các nước châu Phi và khả năng đáp ứng của Việt Nam 92
1.2.5.Dự báo quan hệ thương mại với một số nước châu Phi 96
1.2.6.Dự báo chung 98
2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi 100
2.1.Các giải pháp ở cấp độ vĩ mô 100
2.2.Các giải pháp ở cấp độ vi mô 106
KẾT LUẬN 113
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trong thập kỷ 90. Tổng xuất nhập khẩu tăng từ con số nhỏ bé 15,5 triệu USD năm 1991 lên 903,9 triệu USD năm 2005, trong đó xuất khẩu tăng từ 13,3 triệu USD lên 681 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 2,2 triệu USD lên 222,9 triệu USD. Buôn bán với châu Phi tăng trưởng với tốc độ bình quân cao hơn tăng trưởng ngoại thương chung của cả nước trong cùng thời kỳ. Tổng xuất nhập khẩu với châu Phi tăng 30,0%/năm (kim ngạch chung tăng 23,5%/năm), trong đó xuất khẩu tăng 29,4%/năm (xuất khẩu của cả nước tăng 23,8/năm), nhập khẩu tăng 34,7%/năm (cả nước tăng 23,1%/năm). Tỷ trọng buôn bán với châu Phi trong ngoại thương của Việt Nam nhờ đó cũng tăng từ 0,35% năm 1991 lên 01,3% năm 2005.
Nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả Việt Nam và châu Phi đều có rất nhiều tiềm năng cho hợp tác kinh tế. Do hoàn cảnh có nhiều nét tương đồng, từ rất lâu quan hệ chính trị giữa hai bên đã có những nền tảng chắc của tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác. Hiện nay cả hai bên đều mong muốn phát triển quan hệ kinh tế ngang tầm với quan hệ chính trị và với khả năng của mỗi bên.
Hiện nay, châu Phi đang rất cần lao động, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, sản xuất các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Đối với Việt Nam, đây là một cơ hội rất lớn bởi nguồn lao động phong phú và có kỹ năng. Trong thương mại, quan hệ hai bên đã được cụ thể hoá thành nhiều hiệp định. Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về hợp tác, thương mại, khoa học kỹ thuật với 22 nước châu Phi, đã lập Uỷ ban liên chính phủ với 6 nước là Angiêri, Libi, Ănggola, Mali, Ai cập và Tuynidi. Trong nông nghiệp hợp tác ba bên Việt Nam-FOA-châu Phi là một mô hình rất thành công được các nước đánh giá cao. Hầu hết các nước triển khai hoạt động này đều thu được những thành quả tích cực: sản lượng lương thực tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, nông dân đã được tiếp cận công nghệ cao…khoảng 20 nước đã và đang quan tâm đến chương trình này. Kết quả trên cho thấy, Việt Nam không chỉ có thể mạnh về thương mại, mà cả trong lĩnh vực khác cũng có nhiều hứa hẹn với châu Phi.
Năm 2003-2004 vừa qua thị trường châu Phi được chính phủ hết sức quan tâm. Đầu tiên là chuyến viếng thăm của chủ tịch nước Trần Đức Lương, tiếp theo là chuyến thăm các nước châu Phi của phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. Những chuyến viếng thăm này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước châu Phi trong thế kỷ 21. Bên cạnh đó, hai bên đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo để thăm dò, giới thiệu cho nhau những tiềm năng, nhu cầu của hai bên.
Về quan hệ thương mại dịch vụ-đầu tư-sở hữu trí tuệ
Hiện nay, quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi chưa phát triển. Về mặt này, nổi bật nhất có thể nói đến việc hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong xuất khẩu chuyên gia, lao động. Ngoài ra, hai bên bước đầu cũng đã có quan hệ trên một số lĩnh vực dịch vụ khác, nhưng mức độ còn hạn chế.
Xuất khẩu chuyên gia và lao động
Việc hợp tác xuất khẩu chuyên gia, lao động của Việt Nam sang các nước châu Phi bắt đầu từ cuối thập niên 70. Đến đầu thập niên 90, vào thời điểm cao nhất, đội ngũ chuyên gia, lao động của nước ta ở châu Phi lên đến khoảng 6000 người, tập trung ở các nước Angola, Mozambique, Madagascar, Liby, Angieri, Senegal. Đội ngũ này đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi, được Chính phủ và người dân sở tại đánh giá tốt. Chuyên gia trên các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục và đội ngũ công nhân, lao động về xây dựng, làm thuỷ lợi, cầu đường v.v.. của nước ta đã chứng tỏ tay nghề cao, tuy đồng lương thấp nhưng lại cần cù, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những nơi khó khăn.
Xuất khẩu chuyên gia, lao động sang châu Phi được thực hiện theo nhiều hình thức. Trước hết là thông qua các Hiệp định Chính phủ, chẳng hạn giữa nước ta với Angieri, Angola, Congo, Mozambique, Madagascar và Senegal. Đây là hình thức hợp tác lao động chủ yếu giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong thập kỷ 80 và 90. Theo hình thức hợp tác này, Việt Nam đã đưa gần 8000 lượt chuyên gia sang châu Phi, trong đó khoảng trên 4000 lượt chuyên gia y tế, trên 2000 lượt chuyên gia giáo dục, còn lại là chuyên gia nông nghiệp, thủy lợi, xây dựng. Tuy nhiên, từ giữa những năm 90 do tình hình chính trị xã hội và kinh tế khó khăn ở các nước châu Phi, phần lớn chuyên gia nước ta đã rút về. Năm 2005, còn khoảng trên trên 100 chuyên gia giáo dục và trên 100 chuyên gia y tế làm việc ở châu Phi, chủ yếu ở Angola.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chủ động đưa lao động sang nhận thầu xây dựng công trình hoặc cung cấp lao động cho doanh nghiệp các nước châu Phi.
Chẳng hạn, Tổng công ty VINACONEX đã đưa 1.129 lao động xây dựng sang nhận thầu xây dựng trường Đại học ORAN (tháng 4/1984) và TRAPLAS (3/1992) tại Angieri. Một số doanh nghiệp cũng đưa khoảng 2.500 lao động cơ khí và xây dựng sang làm việc cho các doanh nghiệp Liby. Hiện vẫn còn khoảng 300 lao động ở Liby theo hình thức này.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn cung cấp lao động xây dựng cho các doanh nghiệp nước thứ ba nhận thầu tại các nước châu Phi. Tổng công ty VINACONEX, Sông Đà và Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) đã ký hợp đồng với các đối tác Hàn Quốc, Đức, Hy Lạp, Ba Lan cung ứng lao động xây dựng, công nghiệp đi làm việc tại công trình sông nhân tạo vĩ đại và các công trình dầu khí, công nghiệp tại Liby. Từ 1992 đến nay đã có hơn 10.000 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Liby theo hình thức này (đến năm 2005 còn khoảng 1.400 lao động).
Hình thức mới nhất là Hợp tác 3 bên Việt Nam - FAO (Tổ chức Nông lương thế giới) - một nước châu Phi, trong khuôn khổ "Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực" của FAO, đưa chuyên gia nông nghiệp Việt Nam sang làm việc tại một số nước châu Phi. Cụ thể như sau:
- Tại Senegal, thỏa thuận đi vào thực hiện từ năm 1997, kết thúc năm 1999. Sau đó ba bên đã đồng ý kéo dài thêm 3 năm, đến 31/12/2002. Cho đến nay đã có 100 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam sang làm việc ở Senegal về trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, quy hoạch thuỷ lợi, chế biến nông sản. Hiện đang chuẩn bị giai đoạn mở rộng từ năm 2005 để 27 chuyên gia Việt Nam sang thực hiện công việc đào tạo ở Senegal.
- Tại Benin, chương trình thực hiện từ năm 1999. Trong nhiệm kỳ 1, Việt Nam đã cử 19 chuyên gia làm việc ở Benin. Từ năm 2003, bắt dầu nhiệm kỳ 2 với 18 chuyên gia. 15 người nữa cũng sang vào cuối năm 2003.
- Tại Madagascar, chương trình được thực hiện từ năm 2000, đến năm 2003 đã thực hiện xong nhiệm kỳ 1 với 18 chuyên gia. Theo kế hoạch, 32 chuyên gia Sù sang thực hiện nhiệm kỳ 2 vào cuối quý II/2005.
- Tại Congo, chương trình được ký kết từ năm 2000, nhưng do chậm về thủ tục nên mãi đến cuối năm 2002 mới đưa được 16 chuyên gia sang Congo làm việc. Năm 2003 đưa thêm 33 chuyên gia. Ngoài ra, thời gian qua, theo con đường tự túc, có khoảng hơn 300 công dân Việt Nam đã sang làm việc và kinh doanh tại một số nước châu Phi, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ tại Angola, Congo và Cameroun. Như vậy đến đầu năm 2005, trong tổng số gần 300.000 chuyên gia và lao động Việt Nam khắp nơi trên thế giới thì số lượng ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 1%, tức là gần 3000 người.
Châu Phi là lục địa giàu tài nguyên, đất rộng, người thưa, nhưng trình độ dân trí nói chung còn thấp, đang rất cần hợp tác, đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Do vậy trong thập kỷ này, cùng với xu thế hòa bình, ổn định, mở rộng hợp tác của châu Phi, nước ta có thể tiếp tục cung cấp chuyên gia, lao động trên các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, xây dựng v.v. để vừa tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, lại vừa tăng cường ảnh hưởng của nước ta tại các nước châu Phi.
Tài chính ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính, do tiềm lực của Việt Nam cũng như của các nước châu Phi đều rất yếu, hai bên đều còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài nên hợp tác tài chính hầu như chưa có gì. Trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có quan hệ đại lý với một số ngân hàng ở Angieri, Ai Cập, Nam Phi, Sudan và Tanzania. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng có quan hệ đại lý với 3 ngân hàng ở Nam Phi. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu với ngân hàng các nước châu Phi, tuy nhiên số lượng giao dịch còn hạn chế.
Du lịch
Về du lịch, mặc dù Việt Nam và các nước châu Phi đều có tiềm năng và thế mạnh riêng nhưng mức độ trao đổi du lịch giữa hai bên còn rất thấp. Con số người Việt Nam đi du lịch châu Phi có thể nói là không đáng kể. Ngược lại thì số du 31 khách châu Phi đến Việt Nam cũng rất ít, chỉ khoảng vài nghìn người một năm. Cụ thể là năm 2005, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong số 2,6 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 2.741 người đến từ châu Phi (chiếm tỷ lệ 1%), trong đó 1.405 người đến từ Nam Phi và 1.336 người từ các nước khác.
Đầu tư
Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và châu Phi chưa phát triển. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1988 là thời điểm nước ta bắt đầu mở cửa cho đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, trong số trên 6000 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chỉ có 7 dự án từ các nước châu Phi với tổng số vốn đăng ký là gần 70 triệu USD. Sáu dự án trong số này của quốc đảo Maurice, có tổng vốn đầu tư 22,85 triệu USD. Một dự án còn lại là của Liberia, có số vốn 47 triệu USD. Như vậy đến hết năm 2005, đầu tư từ các nước châu Phi chỉ chiếm 0,18% trong tổng số vốn đăng ký gần 39 tỷ USD mà nước ta thu hút được từ các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2002 đánh dấu sự đột phá trong đầu tư của Việt Nam tại các nước châu Phi. Đầu năm, Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí (PIDC) thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã trúng thầu thăm dò khai thác dầu khí tại Angieri với trị giá hợp đồng hơn 21 triệu đô-la. Cuối năm, trong chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm châu Phi, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nhựa TPHCM đã ký được 3 dự án đầu tư, cụ thể: tại Namibia thoả thuận liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất nhựa gia dụng (trị giá 0,5 triệu USD), tại Angola xây dựng nhà máy nhựa (1 triệu USD), tại Congo chuyển giao công nghệ sản xuất tấm composite (0,5 triệu USD). Một số doanh nghiệp nước ta cũng đang có dự định đầu tư vào các nước châu Phi khác, chẳng hạn Tổng Công ty Dệt may Việt Nam dự định đầu tư xây dựng một nhà máy may ở Tuynidi để xuất khẩu sang EU.
Sở hữu trí tuệ
Hiện nay, có thể nói nước ta chưa có hợp tác cụ thể về lĩnh vực sở hữu trí tuệ với các nước châu Phi. Nước ta chưa ký với bất kỳ một quốc gia châu Phi nào Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ. Bản thân hệ thống pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu và manh mún. Quan hệ về sở hữu trí tuệ giữa ta và các nước châu Phi được điều chỉnh thông qua một số hiệp định đa phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và các nước châu Phi là các bên ký kết, đó là:
- Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Thỏa ước Madrid liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế;
- Hiệp ước hợp tác sáng chế.
2.Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi trong thời gian qua
Có thể nói, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Phi chỉ thực sự được triển khai từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong bối cảnh nước ta nỡ lực phát triển các thị trường mới sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô và khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan dã.
Về phía Nhà nước, những nỗ lực được cụ thể hoá thành nhiều hiệp định hợp tác, việc mở các cơ quan thương vụ tại châu Phi. Những năm gần đây bộ thương mại đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm và khảo sát thị trường châu Phi, hoặc cử đại diện tham gia các đoàn Chủ tịch nước, đoàn chính phủ, đoàn công tác liên ngành. Châu Phi được xác định là một trong 5 thị trường trọng điểm phải đi khảo sát.
Các doanh nghiệp nước ta cũng có những nỗ lực nhất định trong việc thăm dò khai phá thị trường châu Phi, ngoài việc tháp tùng các đoàn lãnh đạo cấp cao, nhiều doanh nghiệp đã tích cực tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, đặc biệt tại Nam Phi, Ai Cập, các nước Tây Phi…tại những cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế lớn tổ chức thường niên ở các nước châu Phi như triển lãm Saitex (Nam Phi), hội chợ quốc tế Alger (Algieri), hội chợ quốc tế Cairo (Ai Cập)…đã bắt đầu có sự hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó thiết lập được một số quan hệ đối tác với các doanh nghiệp châu Phi.
Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi cũng giúp đỡ một cách có hiệu quả cho sự thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào khu vực. Nhiều Việt kiều đã là trung gian giới thiệu sản phẩm Việt Nam cho các doanh nghiệp ở nước sở tại.
2.1.Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
Từ khi hai bên thiết lập quan hệ thương mại, kim ngạch buôn bán hai chiều không ngừng tăng lên, số lượng các công ty Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường này không ngừng tăng theo từng năm và giá trị ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu sang châu Phi ngày càng lớn.
Ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua giai đoạn 2001-2005 qua bảng số liệu dưới đây. Qua bảng này, chúng ta có thể thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi liên tục tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005, và tăng được kim ngạch xuất khẩu gần gấp 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005.
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của châu Phi hàng năm khoảng 207 tỷ USD chiếm khoảng 2,3% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 344 tỷ USD vào năm 2010. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi mới chỉ dừng lại ở mức vài trăm triệu USD/năm, một con số quá nhỏ bé so với thị trường tiềm năng này.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm Đơn vị: triệu USD, %
Giai đoạn
2001-2005
Tỷ trọng
100
50,6
20,5
18,9
1,5
7,6
(Nguồn: Bộ thương mại)
KN
110.829
56.067
22.765
20.995
1.626
8.371
Năm 2005
Tỷ trọng
100
50,5
18,1
21,3
2,1
8,0
KN
32.442
16.383
5.872
6.910
681
2.595
Năm 2004
Tỷ trọng
100
47,7
20,4
21,3
1,6
7,1
KN
26.503
12.634
5.412
5.642
427
1.879
Năm 2003
Tỷ trọng
100
48,4
21,5
21,5
1,0
7,2
KN
20.149
9.756
4.326
4.327
211
1.455
Năm 2002
Tỷ trọng
100
52,0
21,8
16,6
0,8
8,2
KN
16.706
8.684
3.640
2.774
131
1.370
Năm 2001
Tỷ trọng
100
57,3
23,4
8,9
1,2
7,1
KN
15.029
8.610
3.515
1.342
176
1.072
Tổng XK hàng hoá
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Đại Dương
Biểu đồ 1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2005
(Nguån: Bé Th¬ng m¹i)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005
(Nguån: Bé Th¬ng m¹i)
Kim ngạch buôn bán Việt Nam-châu Phi tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90. Tổng xuất nhập khẩu tăng từ con số nhỏ bé 15,5 triệu USD năm 1991 lên 176 triệu USD năm 2001, 211 triệu USD năm 2003 và tăng lên 681 triệu USD năm 2005 (xem bảng 5). Trong quan hệ hợp tác với các nước châu Phi nói chung, kim ngạch buôn bán giai đoạn 1991-2005 đã tăng gấp hơn 40 lần.
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu Việt Nam sang châu Phi qua các năm
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị(triệu USD)
136.7
142.8
176
131
211
427
681
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Biểu đồ 3: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi qua các năm
Năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi tăng qua các năm với tốc độ cao. Đặc biệt, trong năm 2004 tốc độ tăng kim ngạch lên tới 140% so với năm 2003, năm 2005 cũng tăng mạnh so với năm 2004. Điều này cho thấy nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chú ý đến thị trường châu Phi. Như vậy, châu Phi có thể là thị trường trọng điểm của hàng hoá Việt Nam trong những năm tới khi các thị trường truyền thống của chúng ta có khó khăn.
Tuy nhiên cần phải thừa nhận do xuất phát điểm ở mức thấp nên việc buôn bán với châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong bối cảnh “cất cánh” chung của ngoại thương Việt Nam trong thập kỷ 90 là điều dễ hiểu. Thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, buôn bán giữa Việt Nam và châu Phi còn ở mức rất thấp. Đến nay, châu Phi vẫn là khu vực mà nước ta có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác trên thế giới. Đặc biệt nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch mậu dịch của châu Phi thì con số này lại càng thấp. Năm 2005, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,13% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu lục, còn xuất khẩu sang Việt Nam thực sự ở mức không đáng kể: 0,03% tổng giá trị xuất khẩu của châu Phi.
2.2.Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại 44 quốc gia thuộc châu Phi. Trong số đó có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Cộng hoà Nam Phi, Ai cập, Ănggola, Angieri, Xênêgan, Tandania, Nigieria, Kênia và Gabông.
Giai đoạn 1991-1995 là thời gian hàng hoá nước ta bắt đầu thâm nhập một cách có quy mô vào thị trường châu Phi. Thời gian này, Angieri và Libi là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng xuất khẩu sang châu lục này. Đây chính là kết quả của việc nước ta thực hiện chương trình trả nợ chính phủ với hai nước trên. Các khoản nợ này chủ yếu là giá trị mặt hàng xăng dầu mà hai nước cho ta vay ưu đãi sau ngày đất nước thống nhất.
Đối với Angiêri, từ năm 1990 đến 1997, hàng Việt Nam đều bố trí kế hoạch trả nợ Angiêri bằng hàng nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này, chủ yếu là gạo, cà phê, dụng cụ cầm tay, phụ tùng xe đạp, đồ dùng học sinh, giầy dép…từ năm 1998, do những thay đổi về cơ chế nhận hàng trả nợ cũng như chính sách tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước của Angiêri nên việc trả nợ bị chững lại.
Từ năm 1993 đến 1998, chương trình trả nợ Libi đạt kết quả tốt. Hàng hoá trả nợ của ta được thị trường Libi chấp nhận, với những sản phẩm chủ yếu là gạo, chè, hải sản, hàng dệt may. Đến cuối năm 1998, việc thanh toán số nợ 107 triệu USD với Libi cơ bản đã hoàn thành.
Giai đoạn 1996-2005, ngoài việc trả nợ hai nước trên, hàng hoá nước ta qua các hình thức buôn bán thông thường cũng ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường các nước châu Phi khác. Nếu như năm 1991, hàng Việt Nam mới chỉ được xuất sang 3 nước châu Phi thì năm 2005 con số này đã là 44 nước. Hiện nay, tuy Angiêri vẫn là thị trường quan trọng nhưng đã đứng sau một số thị trường khác, trước hết phải kể đến Nam Phi và Ai Cập. Đây là hai thị trường đông dân, có tiềm lực kinh tế lớn nhất châu Phi. Việc nước ta mở thương vụ tại hai địa bàn này trong thập niên 90 đã tác động tích cực cho việc đẩy mạnh buôn bán hai chiều, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra còn một số thị trường quan trọng khác như Ănggola, Tandania, Xênêgan…
Qua bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, chúng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu có những biến động qua các năm, và tăng mạnh vào năm 2004. Trong đó Nam Phi vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này thể hiện sự quan trọng của thị trường Nam Phi khi thâm nhập thị trường châu Phi.
Bảng 6: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Gạo, dầy giép, than, đồ nhựa, hàng điện-điện tử, đồ cơ khí.
Gạo, hàng điện-điện tử, hạt tiêu, giầy dép, hàng dệt may
Gạo, hàng dệt may, sản phẩm mây tre
Gạo, hàng dệt may
Gạo,hạt tiêu, cà phê, sản phẩm cao su, giầy dép
Gạo
Sản phẩm cao su, hàng điện- điện tử, đồ nhựa
Gạo, hàng điện-điện tử, hàng dệt may
Gạo, hàng dệt may
Gạo
(Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam)
Kim ngạch(triệu USD)
2004
56,8
22,5
32,4
35,6
19,0
25,8
12,0
18,2
2003
22,7
14,8
28,0
34,0
18,2
20,7
10,5
15,3
2002
15,5
21,8
20,6
13,8
3,3
6,1
9,4
8,6
2001
29,1
28,6
28,1
21,3
11,5
8,3
8,2
4,7
4,0
3
Thị trường
Nam Phi
Ai Cập
Ănggola
Xênêgan
Angiêri
Tandania
Nigiêria
Gana
Kênia
Gabông
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2.3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Trong thập kỷ 90, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta sang châu Phi là gạo, xuất phát từ thực tế nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn. Trong chương trình trả nợ Angiêri và Libi vào đầu thập niên 90 cũng như xuất khẩu thông thường sang các thị trường khác trong những năm qua, gạo luôn là mặt hàng chủ yếu. Năm 2005, gạo Việt Nam đã có mặt tại 29 nước châu Phi, với kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD, chiếm đến trên 60% tổng giá trị xuất khẩu sang châu Phi. Những thị trường lớn nhất là Xênêgan, Nam Phi, Ai Cập, Anggola…các thị trường này thường có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ là những tiêu chuẩn mà gạo nước ta hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, Pakixtan. Tuy nhiên, hiện nay gạo Việt Nam vào châu Phi chủ yếu qua trung gian, phần lớn là qua các thương nhân châu Âu. Chẳng hạn năm 2005, trong tổng số 180 triệu USD gạo xuất khẩu sang châu Phi, chỉ có xuất khẩu gạo sang 3 nước Ai Cập, Nam Phi, Angiêri và một phần xuất khẩu sang Tandania, với trị giá khoảng trên 80 triệu USD là không thông qua trung gian. Khoảng 100 triệu USD xuất khẩu còn lại là thông qua một công ty thứ ba. Đáng lưu ý là kể cả khối lượng gạo xuất khẩu vào Ai Cập và Nam Phi sau đó chủ yếu cũng được tái xuất sang các nước khác, từ Ai Cập sang một số nước Trung Đông và Tây Phi, từ Nam Phi xuất sang các nước miền nam châu Phi.
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác của Việt Nam vào thị trường châu Phi là hàng dệt may, giầy dép, hạt tiêu, cao su…Những năm gần đây, nước ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện-điện tử, cơ khí, đồ nhựa, bột gia vị…tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao. Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia. Một số thăm dò của doanh nghiệp cho thấy hàng Trung Quốc nhiều khi rẻ hơn hàng của nước ta từ 1,5-2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng bình dân ở châu Phi.
Bảng 7: Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi Đơn vị: nghìn USD
Năm 2004
Trị giá
8.656
432
260.656
10.505
28.380
16.217
1.221
1.264
2.051
8.645
10.969
2.072
4.660
395.333
(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)
Lượng
12.940
181
652.259
6.502
100.212
Năm 2003
Trị giá
7.037
1.372
128.210
8.360
15.914
15.203
1.112
1.214
422
8.710
9.458
895
2.294
200.208
Lượng
10.320
1.452
741.136
6.384
45.536
Năm 2002
Trị giá
4.039
717
41.673
9.015
18.997
13.940
431
899
784
4.807
6.384
1.458
1.134
104.286
Lượng
9.654
1.250
253.171
3.439
22.024
Năm 2001
Trị giá
1.744
365
106.349
7.742
10.954
12.624
76
999
506
6.635
5.468
2.334
2.265
Lượng
4.508
683
736.372
3.973
43.999
Năm 2000
Trị giá
3.750
248
83.343
9.644
12.152
8.492
94
635
625
6.008
4.272
2.241
1.122
Lượng
4.720
371
529.698
1.424
22.000
ĐVT
Tấn
Tấn
Tấn
USD
USD
USD
USD
USD
USD
Tấn
USD
USD
Tấn
Tên hàng
Cà phê
Cao su nguyên liệu
Gạo
Giầy dép
Hàng điện tử và linh kiện
Hàng dệt may
Hàng rau quả
Hàng thủ công Mỹ nghệ
Hải sản
Hạt tiêu
Sản phẩm cao su
Sản phẩm nhựa
Than đá
Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra hai điều. Thứ nhất, tất cả các mặt hàng này đều là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, nghĩa là ta còn tiềm lực rất lớn. Thứ hai, nhu cầu các mặt hàng này của bạn hàng cũng còn một khoảng cách rất xa so với lượng chúng ta xuất khẩu. Chẳng hạn với gạo, châu lục đen này đang có nhu cầu cực kỳ lớn với mức khoảng 6-7 triện tấn gạo/năm với phẩm cấp không quá cao như một số thị trường khó tính khác.
3.Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
3.1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân
3.1.1.Những kết quả đạt được
Quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi trong những năm gần đây, nhìn tổng quát đã có những bước phát triển khá nhanh chóng và toàn diện cả về số lượng, giá trị và chủng loại hàng hoá trao đổi. Trong bước tiến triển đó, xuất khẩu của chúng ta đã có được một số ưu điểm nhất định.
Giá cả hàng hoá phù hợp, sản phẩm Việt Nam có lợi thế là giá rẻ, chính vì vậy phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân châu lục này.
Mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đặc biệt là các hàng hoá nông sản, may mặc, đồ điện dân dụng.
Chất lượng hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu không mấy khắt khe của người tiêu dùng châu Phi.
Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các nước ở lục địa châu Phi, ví dụ như gạo, hạt tiêu, hạt điều…và Việt Nam đã trở thành bạn hàng quen thuộc của các nước châu Phi về những mặt hàng này.
3.1.2.Nguyên nhân đạt được những kết quả
Qua phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong những năm vừa qua và triển vọng trong những năm tới, chúng ta đã thấy xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, nguyên nhân có những kết quả đạt được đó là do xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi có một số thuận lợi sau:
Thiện chí hợp tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32376.doc