Trong những năm gần đây tình hình xây dựng ở Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đá ốp lát ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các công ty khai thác chế biến và kinh doanh đá ốp lát như Công ty Bình Định, Công ty xây dựng An Giang, Công ty MIDECO đã đầu tư tìm tòi phát hiện ra nhiều mỏ mới, đưa vào khai thác với khối lượng lớn, chất lượng tốt. Do vậy đá ốp lát, đá khối, đá tấm ở Việt Nam rất có uy tín đối với bạn hàng trong nước cũng như trên thị trường nước ngoài vì màu sắc, hoa văn của đá rất độc đáo, với công nghệ tiên tiến được các Công ty chế biến đá áp dụng và nâng cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty Phát triển khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Thương mại quản lý.
* Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Đối với những doanh nghiệp, sau khi thu gom nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm, cần phải lựa chọn, kiểm tra, đóng gói bao bì hàng hoá xuất khẩu, kẻ ký mã hiệu sao cho phù hợp với hợp đồng đã ký và phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu.
* Thuê tàu lưu cước
Việc thuê tàu chở hàng thường dựa vào các căn cứ sau:
- Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu.
- Đặc điểm của hàng hoá mua bán.
- Điều kiện vận tải.
Có hai cách thuê tàu chở hàng sau:
- Thuê tàu chợ: thường áp dụng đối với hàng có khối lượng ít, không cồng kềnh.
- Thuê tàu chuyến: áp dụng đối với hàng có khối lượng lớn.
Trong nhiều trường hợp đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu lưu cước cho một đơn vị vận tải thuê tàu.
* Kiểm định hàng hoá
Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, khối lượng của hàng hoá. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và uy tín của nhà sản xuất.
* Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau:
- Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm hàng hoá về số lượng chất lượng, giá trị, tên phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu. Các chứng từ cần thiết phải xuất trình kèm theo là: giấy phép xuất khẩu, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết…
- Xuất trình hàng hoá.
- Thực hiện các quyết định của hải quan.
* Mua bảo hiểm hàng hoá
- Hàng hoá trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng đường biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Công việc này được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo hiểm.
* Giao hàng lên tàu
Trong mục này doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:
- Lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
- Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
- Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển và chuyển nhượng được, sau đó lập bộ chứng từ thanh toán.
* Thủ tục thanh toán
Thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Có hai phương thức thanh toán được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh xuất nhập khẩu sau:
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
* Yếu tố chính trị: là những nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hợp đồng xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.
* Yếu tố kinh tế như tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng… tác động đến hoạt động xuất khẩu ở tầm vĩ mô và vi mô. ở tầm vĩ mô chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bổ các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như qui mô của thị trường. ở tầm vi mô các yếu tố giá cả và sự phân bổ tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, phân bố nguyên - vật - liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
* Yếu tố luật pháp
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế ràng buộc các hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những mặt sau:
- Quy định về giao dịch hợp dồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ
- Quy định về cạnh tranh độc quyền, các loại thuế
- Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng…
*Yếu tố cạnh tranh
Hiện nay nhà nước đang chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tự do buôn bán kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Vì vậy một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sẽ phải đương đầu cạnh tranh với rất nhiều đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Một cuộc cạnh tranh thực sự diễn ra giữa các doanh nghiệp, chính yếu tố này đặt doanh nghiệp trước vấn đề sống còn trong kinh doanh. Yếu tố cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp này phải nhạy bén, linh hoạt với thị trường. Trong cơ chế thị trường, để có được các hợp đồng xuất khẩu hấp dẫn thì các doanh nghiệp phải tự giao dịch đôi khi phải dùng mọi khả năng thuyết phục khách hàng mua hàng của mình, bởi một lý do là các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau.
* Yếu tố văn hoá: Hình thành nên những loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, lối sống… mà điều này ở mỗi quốc gia lại khác biệt nhau rất nhiều. Vì vậy, hiểu biết được môi trường văn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chương ii
thực trạng hoạt động xuất khẩu của
công ty phát triển khoáng sản (mideco)
I. Khái quát chung về Công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên Công ty: Công ty phát triển khoáng sản
- Tên giao dịch quốc tế: Mineral Development Company
Viết tắt là: Mideco
- Trụ sở chính 183 đường Trường Chinh - Hà Nội
Công ty Phát triển khoáng sản được thành lập vào tháng 2/1989 và được đăng ký lại theo quyết định số 131/TB ngày 29/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 255/CNNG - TCNSĐT - QĐ ngày 20/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản như: thiếc, nickel, đồng, vàng... và các loại đá ốp lát: đá granit, đá marble....
Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, Ngành, Uỷ ban Nhà nước về các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp số 1.01.1024 cho phép XNK các loại sản phẩm kim loại, phi kim loại, vật tư máy móc phục vụ cho việc khai thác chế biến khoáng sản.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty
- Chức năng:
+ Thực hiện việc thăm dò, tìm kiếm các mỏ đá mới và đưa vào chế biến.
+ Tiến hành việc tổ chức, kinh doanh tất cả các loại sản phẩm đã sản xuất, trực tiếp tham gia xuất khẩu khoáng sản ra thị trường nước ngoài đặc biệt là mặt hàng đá ốp lát.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn vốn, bảo đảm tự trang trải về tài chính, quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng chế độ và có hiệu quả.
+ Nghiên cứu về khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để cải tiến, ứng dụng, những tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất, kinh doanh.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, tuân thủ những nguyên tắc của chế độ kế toán, thống kê tài chính Doanh nghiệp của Nhà nước. Thực hiện phân phối lợi ích theo kết quả, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ, khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Quyền hạn:
+ Công ty có quyền chủ động trong giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng mua bán , hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước.
+ Công ty được huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Công ty được quyền mở cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hoá.
Phạm vi kinh doanh của Công ty không giới hạn cho bất cứ một thị trường nào.
+ Công ty được thành lập theo đúng pháp luật, có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và các ngành nghề khác theo pháp luật qui định, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp hiện hành.
3. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Công ty Phát triển khoáng sản được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
quản trị kinh doanh
Phó giám đốc
Kỹ thuật sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Các
xí nghiệp sản xuất
Các chi nhánh
Phòng
Kế hoạch kỹ thuật
* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
- Phòng kinh doanh
+ Làm công tác tiếp thị, chuẩn bị các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước.
+ Làm thủ tục XNK hàng hoá vật tư
+ Làm các đề án đầu tư mở rộng, nâng cấp, đổi mới thiết bị nhà xưởng, cải tiến quá trình công nghệ sản xuất.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật
+ Điều tra nghiên cứu địa chất các mỏ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Làm luận án khả thi các mỏ.
+ Đề ra những mục tiêu phấn đấu về doanh thu đạt hiệu quả cao trong những năm sau.
- Phòng tài chính - kế toán
+ Quản lý thu chi cho toàn Công ty
+ Tìm nguồn vốn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh
+ Theo dõi, kiểm tra hiệu quả về sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong Công ty.
- Phòng hành chính tổng hợp
+ Soạn thảo các văn bản, báo cáo của Công ty.
+ Đánh giá tổng kết tình hình hoạt động của Công ty sau từng thời kỳ.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự.
+ Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng sửa chữa xây dựng mới cho các xí nghiệp, văn phòng Công ty.
- Các xí nghiệp, chi nhánh
+ Xí nghiệp MIDECO - Thanh Trì - Hà Nội
+ Xí nghiệp xây dựng và ốp lát MIDECO
+ Xí nghiệp MIDECO - Bình Định
+ Xí nghiệp Mỏ và Khai khoáng Quỳ Hợp
+ Chi nhánh MIDECO Đà Nẵng
+ Chi nhánh MIDECO Thanh Hoá
+ Các Công ty liên doanh và cửa hàng đại diện trên toàn quốc
4. Đội ngũ lao động của Công ty
- Đội ngũ lao động gián tiếp (nhân viên văn phòng) của Công ty đều được đào tạo qua các trường đại học trong nước, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, năng động trong sản xuất kinh doanh.
- Đội ngũ lao động trực tiếp (công nhân sản xuất) đã được đào tạo qua các trường trung học, dạy nghề về mỏ địa chất. Công ty có đội ngũ thợ sản xuất, ốp lát có kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp, đội ngũ này đã thực nghiệm và khẳng định qua thời gian hoạt động của Công ty vừa qua.
5. Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty trong 2 năm gần đây
Bảng 1: Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Phát triển khoáng sản
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2000
2001
So sánh 2001/2000
Giá trị VNĐ Mức tăng
(%)
Vốn lưu động
21.353
25.500
4.147
19,4
Vốn cố định
42.989
43.000
11
0,02
Tổng doanh thu
21.882
26.101
4.219
19,3
Nộp ngân sách
601
720
119
19,7
Nguồn: Phòng kinh doanh
II. thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty phát triển khoáng sản (mideco)
- Từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta thực hiện quan hệ đối ngoại mở rộng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế, khuyến khích và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Phát triển khoáng sản nói riêng đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho phù hợp với xu thế phát triển của toàn nền kinh tế đất nước. Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty có nhiều điểm nổi bật. Đánh giá hoạt động của Công ty cần phân tích trong các nội dung có liên quan sau
1. Tình hình xuất khẩu đá ốp lát trên thị trường Việt Nam
Trong những năm gần đây tình hình xây dựng ở Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đá ốp lát ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các công ty khai thác chế biến và kinh doanh đá ốp lát như Công ty Bình Định, Công ty xây dựng An Giang, Công ty MIDECO đã đầu tư tìm tòi phát hiện ra nhiều mỏ mới, đưa vào khai thác với khối lượng lớn, chất lượng tốt. Do vậy đá ốp lát, đá khối, đá tấm ở Việt Nam rất có uy tín đối với bạn hàng trong nước cũng như trên thị trường nước ngoài vì màu sắc, hoa văn của đá rất độc đáo, với công nghệ tiên tiến được các Công ty chế biến đá áp dụng và nâng cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng. Thị trường châu Âu được xem là quan trọng nhất trong hoạt động tiếp thị các sản phẩm đá granit. Tiêu chí cạnh tranh chính của sản phẩm granit Việt Nam là giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm cao. Sự chênh lệch lớn giữa giá xuất và giá bán tạo cơ sở thuận lợi cho sản phẩm đá ốp lát của Việt Nam thâm nhập thị trường to lớn này. Loại sản phẩm đá ốp lát mà người châu Âu ưa chuộng là các loại sản phẩm chế tác từ đá tấm có mặt sần hoặc đục chạm vốn đòi hỏi nhiều lao động thủ công lớn, nhân công rẻ, họ lại khéo tay, đây là yếu tố thuận lợi bằng sức cạnh tranh của đá ốp lát Việt Nam. Tuy vậy thị trường châu Âu cũng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, kích thước, tấm lớn, thời gian giao hàng nhanh. Điều này gây khó khăn cho các Công ty sản xuất kinh doanh đá ở Việt Nam, buộc các Công ty phải tăng cường đầu tư vào công việc tìm kiếm những mỏ có trữ lượng lớn, phải đổi mới trang thiết bị hiện đại qua đó tạo được uy tín đối với sản phẩm của mình.
Hiện tại, sản phẩm đá ốp lát của Việt Nam cũng vấp phải một số áp lực cạnh tranh trong việc xuất khẩu từ các đối thủ như Trung Quốc, ấn Độ… Giá sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn so với giá của Việt Nam trên thị trường châu á, còn ấn Độ có một nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao. Tuy vậy, các sản phẩm của Việt Nam vẫn có được sự cạnh tranh là do màu sắc hấp dẫn, chất lượng được đảm bảo. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát trong khu vực phải kể đến các nước Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan…
Ngoài Công ty MIDECO, một số Công ty ở miền Trung Việt Nam như: Công ty đá Khánh Hoà, Xí nghiệp xây dựng Đà Nẵng… đã thành công trong việc cung cấp đá ốp lát cho những bạn hàng nước ngoài với khối lượng lớn, tạo uy tín cho ngành công nghiệp đá ốp lát của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, xuất khẩu đá ốp lát của Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để phát huy được hết tiềm lực xuất khẩu.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty Phát triển khoáng sản (MIDECO)
2.1. Thị trường xuất khẩu
Công ty Phát triển khoáng sản (MIDECO) là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong việc sản xuất và kinh doanh đá ốp lát. Hiện nay, Công ty đã hoàn thiện một dây chuyền hiện đại, công suất lớn nhập từ Italia để sản xuất đá tấm granit, marble. Sản phẩm qua dây chuyền này có độ bóng cao, độ dày đồng đều, kích thước hình học chuẩn xác và làm hài lòng khách hàng. Sản phẩm của Công ty không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại sản phẩm của Công ty đang có mặt ở rất nhiều nước. Công ty luôn coi trọng vấn đề nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, luôn tạo ra được những mối quan hệ tốt với bạn hàng để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Công ty luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm và giao hàng đúng tiến độ, không ngừng cải tiến đa dạng mẫu mã, kích thước, màu sắc hoa văn của đá ốp lát nên đã ký được nhiều hợp đồng lớn.
Hiện tại, thị trường xuất khẩu chính đá ốp lát của Công ty được chia làm hai khu vực:
+ Khu vực thị trường châu á bao gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Lào…
+ Khu vực thị trường châu Âu bao gồm: Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp.
Trong tương lai những thị trường này vẫn là chủ yếu, do đó Công ty cần củng cố và phát triển những khu vực thị trường đã có và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác có tiềm năng khác.
Nhìn vào bảng 2 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng dần lên mỗi năm. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 419.720 USD. Năm 2000 đạt 450.726 USD tăng 7,4% so với năm 1999. Sang năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh đạt 572.000 USD tăng 26,9% so với năm 2000 .
Trong cơ cấu xuất khẩu theo khu vực thị trường của Công ty thì khu vực thị trường châu á chiếm ưu thế hơn thị trường châu Âu là do khu vực châu á là những nước ở gần chúng ta thường có cùng bản sắc văn hoá, phong tục tập quán. Năm 1999 thị trường châu á chiếm tỷ trọng 57,22% trong kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 tăng 58,72%, nhưng vào năm 2001 tỷ trọng lại giảm còn 50,29%. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường châu Âu năm 1999 là 42,78%, đến năm 2000 giảm xuống 41,28% và năm 2001 tiếp tục tăng lại là 48,57%. So với thị trường châu á thì thị trường châu Âu có phần thấp hơn. Tuy nhiên, thị trường châu Âu vẫn là một tiềm năng tương đối lớn trong những năm tới. Đặc điểm của khu vực thị trường châu Âu là nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại sản phẩm phong phú, do đó để thâm nhập vào khu vực thị trường này thì Công ty cần phải có chính sách đáp ứng nhu cầu của họ một cách cao nhất.
Ngoài hai khu vực thị trường xuất khẩu chính ở trên, các thị trường xuất khẩu khác của Công ty hầu như không có, ngoại trừ năm 2001 xuất khẩu được một khối lượng nhỏ đá tấm granit sang thị trường Australia đạt 6515 USD. Từ thực tế đó, Công ty nên xem xét và nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường sang các khu vực khác nhằm tăng doanh thu xuất khẩu trong thời gian tới.
Qua phân tích khu vực thị trường xuất khẩu ở trên, ta sẽ đi sâu hơn vào từng loại thị trường các nước trong từng khu vực đó để hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu của Công ty. (Thể hiện ở bảng 3)
Qua bảng 3 ta thấy, trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty thì thị trường: Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Indonesia và Luxembourg là những thị trường có tiềm năng và tương đối ổn định. Những thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999, 2000, 2001 là 82,5%, 66,88% và 59,38%. Đây là những thị trường mà Công ty cần phải duy trì và mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của từng thị trường này lại rất khác nhau, tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu có năm tăng, giảm không đồng đều. Thị trường Thái Lan và thị trường Luxembourg là hai thị trường có tỷ trọng tương đối lớn trong 5 thị trường trên nhưng cũng không tránh khỏi sự sụt giảm. Cụ thể là thị trường Thái Lan 1999 tỷ trọng đạt 20,94%, năm 2000 tăng lên 21,47% và năm 2001 giảm còn 15,34%. Thị trường Luxembourg trong năm 1999 chiếm tỷ trọng 19,78%. Năm 2000 giảm xuống 18,93% và năm 2001 là 16,52%. Cũng tương tự tỷ trọng của thị trường Indonexia lên xuống theo từng năm. Năm 1999 đạt 32,43%, năm 2000 giảm 9,09% đến năm 2001 tăng lên 11,45%. Thị trường Nhật Bản tuy có tính ổn định cao nhưng tỷ trọng lại đạt ở mức thấp. Đối với thị trường Hà Lan, thì đây là thị trường có tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm 1999, 2000, 2001 là 7,32%, 11,26%, 11,49%. Vì vậy cần phải duy trì được kim ngạch sang các thị trường này để ngày càng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Những thị trường khác như Bỉ, Lào, Hàn Quốc, Pháp, Australia… là những thị trường thiếu ổn định, kim ngạch xuất khẩu lên xuống thất thường. Năm 1999, ngoài những thị trường chính Công ty còn xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Pháp, Ba Lan với tổng kim ngạch 73.460 USD chiếm tỷ trọng 17,51%. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Pháp, Ba Lan là không có nhưng thay vào đó Công ty đã mở rộng được thị trường sang Lào, Hàn Quốc. Đến năm 2001 là năm mà Công ty đã xuất khẩu và khai thác được tất cả các thị trường có từ trước tới nay. Đặc biệt là thị trường Australia, từ năm 1997 cho đến năm 2001 Công ty xuất khẩu lại cho thị trường này được 6.515 USD chiếm tỷ trọng 1,14%. Đây cũng là một dấu hiệu khả quan để Công ty tiếp tục phát triển, mở rộng thêm nhiều thị trường hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Nhìn chung, từ việc nghiên cứu, xem xét thị trường xuất khẩu của Công ty qua các năm cả khu vực thị trường và chi tiết thị trường từng nước thấy rằng Công ty đã có những khách hàng, thị trường truyền thống và ổn định, những thị trường này đã tiêu thụ phần lớn các sản phẩm xuất khẩu. Công ty cũng đã mở rộng bán hàng sang các thị trường mới nhưng vẫn còn hạn chế vì số thị trường này có tính ổn định thấp. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường vẫn tăng hàng năm nhưng so với doanh thu tiêu thụ nội địa vẫn còn chênh lệch rất nhiều. Tất cả những khó khăn này sẽ đặt ra cho cán bộ của Công ty nhiều nhiệm vụ mới là phải duy trì được những thị trường cũ có tính ổn định, đồng thời phải đầu tư vào tìm kiếm nhiều bạn hàng mới, thị trường mới có tiềm năng và ổn định lâu dài.
2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty MIDECO bao gồm những sản phẩm đá như: đá khối (granit, marble); đá tấm (granit, marble), đá đục, đá bồn hoa… Những sản phẩm này được khai thác từ tự nhiên, có thể được xuất khẩu trực tiếp không qua chế biến hoặc có thể qua chế biến rồi mới xuất khẩu
Dưới đây là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong 3 năm gần đây.(Thể hiện qua bảng 4)
Qua bảng 4 ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là đá tấm và đá khối. Mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là đá khối. Năm 1999 kim ngạch của đá khối là 287.726 USD chiếm tỷ trọng là 68,55%. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 293.114 USD chiếm 65,03%. Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 367.557 USD nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 64,26%. Mặt hàng đá khối có kim ngạch xuất khẩu lớn và không ngừng tăng lên như vậy là do Công ty có nguồn nguyên liệu khá dồi dào, chất lượng cao, đa dạng về màu sắc, trong khi các nước khác có ngành công nghiệp đá phát triển nhưng lại thiếu nguyên liệu, nên nhập đá khối về để chế biến. Sản phẩm đá khối xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thái Lan và Nhật Bản, đây là hai thị trường có mức tiêu thụ lớn, đặc biệt là Thái Lan mức tiêu thụ luôn trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đá khối của Công ty. Ngoài ra, thị trường Indonesia cũng có tiềm năng đối với mặt hàng đá khối.
Mặt hàng đá tấm chiếm vị trí quan trọng thứ 2 sau đá khối trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 105.944 USD với tỷ trọng 25,25%, năm 2000 kim ngạch giảm xuống 51.622 USD, tỷ trọng còn 11,45%. Sang năm 2001 tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu vào mặt hàng này đều tăng lên 91.872 USD đạt 16,06%.
Những thị trường nhập khẩu mặt hàng đá tấm là Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Lào… Trong các thị trường trên thì Luxembourg là thị trường tiêu thụ lớn nhất sản phẩm đá tấm, tiếp đến là Hà Lan, Lào. Những nước còn lại đang có xu hướng giảm như Thái Lan, Nhật Bản; trong vài năm trước, đây là những thị trường tiêu thụ phần lớn sản phẩm đá tấm xuất khẩu của Công ty nhưng từ năm 1999 trở lại nhu cầu sử dụng sản phẩm đã giảm do các thị trường này chuyển sang nhập đá khối về chế biến đá tấm với giá thành rẻ hơn.
Đối với các sản phẩm đá như: đá đục, đá bồn hoa và một số loại đá khác cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2001, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu đá đục sang thị trường Pháp, Bỉ đạt trị giá 82.570 USD chiếm tỷ trọng 14,44%. Còn năm 1999 và 2000 sản phẩm này không xuất khẩu được là do khách hàng đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng, mẫu mã vì đây là loại đá cần có tay nghề đục chạm thủ công khéo léo và tỷ mỷ. Đá bồn hoa chỉ xuất khẩu được trong năm 2000 đạt 35.672 USD chiếm tỷ trọng 7,91%. Loại đá này chưa được biết đến nhiều ở thị trường các nước nên không ký được hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, Công ty cần tăng cường xúc tiến thương mại, quảng cáo giới thiệu sản phẩm này. Riêng một số loại đá khác thì trong cả 3 năm Công ty đều có hợp đồng xuất khẩu. Cụ thể là năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 26.000 USD, chiếm tỷ trọng 6,19%. Năm 2000 kim ngạch tăng với tốc độ nhanh 70.318 USD chiếm 15,60% nhưng đến năm 2001 thì kim ngạch xuất khẩu còn 30.000 USD, giảm tỷ trọng xuống 5,24%.
Thị trường xuất khẩu của những mặt hàng này là những nước Châu Âu như: Bỉ, Pháp... nhưng chúng cũng biến động liên tục.
Qua nghiên cứu và phân tích số liệu xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây cho thấy tình hình xuất khẩu biến động nhiều về kim ngạch, tỷ trọng, thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của Công ty gồm có khu vực châu á: chủ yếu là thị trường Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, khu vực châu Âu: Hà Lan, Pháp, Luxembourg... Các thị trường này thường xuyên thay đổi qua các năm ngoại trừ Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hà Lan là những thị trường truyền thống và có tính ổn định. Mặt hàng xuất khẩu đá khối
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Biểu I. Doanh thu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
6.295,8
6.760,89
8.580,0
18.318,17
14.911,71
17.521,54
24.613,97
26.101,54
21.672,60
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
1999
2000
2001
DOANH THU XUAT
KHAU (qui doi theo ty gia
nam 2001)
DOANH THU NOI DIA
(theo gia co dinh nam
2001. Nguon tinh hinh
KTXH-Tong cuc TK)
TONG DOANH THU
Ghi chú
(Đơn vị tính:Triệu VND)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
năm 2000. Sự tăng trưởng không đều trong doanh thu nội địa thì ngoài những yếu tố chủ quan do Công ty chưa khắc phục được, còn có những nguyên nhân khách quan khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuatkhau daoplat-40.DOC