MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.2.1. Mục tiêu chung. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung. 3
1.3.23. Phạm vi về thời gian. 4
II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 5
2.1. Cơ sở lý luận. 5
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan. 5
2.1.1.1. Khái niệm làng nghề. 5
2.1.1.2. Khái niệm ngành nghề truyền thống. 5
2.1.1.3. Khái niệm làng nghề truyền thống. 6
2.1.1.4. Khái niệm phát triển làng nghề truyền thống. 7
2.1.2. Đặc điểm chung về làng nghề truyền thống. 7
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển làng nghề truyền thống. 9
2.1.4. Quy trình công nghệ dệt. 13
2.2. Cơ sở thực tiễn. 14
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của một số nước trên thế giới. 14
2.2.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống ở Nhật Bản. 15
2.2.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc. 16
2.2.1.3. Phát triển làng nghề truyền thống ở philippin. 16
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam. 17
2.2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở nước ta trước cách mạng tháng 8-1945. 17
2.2.2.2. Thời kỳ trước đổi mới (1986). 18
2.2.2.3. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay. 19
2.2.3. Một số nhận xét chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian qua. 21
2.2.3.1. Về thị trường. 21
2.2.3.2. Vị trí của các làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 22
2.2.3.3. Vốn đầu tư cho sản xuất. 22
2.2.3.4. Trang thiết bị, công nghệ và mẫu mã sản phẩm. 23
2.2.3.5. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 23
2.2.3.6. Đào tạo kỹ thuật tay nghề cho người lao động. 24
2.2.3.7. Một số vấn đề về chính sách. 24
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
3.1. Đặc điểm địa bàn làng Vạn Phúc - Hà Đông. 25
3.1.2. Đặc điểm về tự nhiên. 25
3.1.2.1. Về địa hình. 25
3.1.2.2. Khí hậu và thời tiết. 26
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội của làng Vạn Phúc - Hà Đông. 27
3.1.3.1. Về đất đai. 27
3.1.3.2. Về dân số và lao động. 28
3.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng. 30
3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của làng Vạn Phúc - Hà Đông. 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu. 32
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung. 32
3.2.2. Phương pháp cụ thể. 32
3.2.2.1. Phương pháp chuyên khảo. 32
3.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế. 32
3.2.2.3. Phương pháp so sánh. 35
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. 35
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1. Tình hình chung của làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông. 37
4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc. 37
4.1.2. Tình hình cơ bản phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc. 39
4.1.2.1. Về quy mô sản xuất và lao động tham gia sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm truyền thống. 39
4.1.2.2. Về sản xuất, kinh doanh sản phẩm lụa tơ tằm của các hộ gia đình. 40
4.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ gia đình làm nghề truyền thống lụa tơ tằm. 43
4.2.1. Thực trạng sản xuất của các hộ mắc trục. 45
4.2.2. Thực trạng sản xuất của các nhóm hộ dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc năm 2003. 46
4.2.2.1. Tình hình đầu tư của các nhóm hộ dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc. 46
4.2.2.2. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ dệt. 51
4.2.3. Thực trạng sản xuất của các hộ nhuộm. 54
4.2.4. Thực trạng tiêu thụ của các hộ sản xuất và kinh doanh lụa tơ tằm Vạn Phúc tại địa phương. 55
4.2.4.1. Đối với các hộ kinh doanh các sản phẩm tơ tằm Vạn Phúc tại địa phương. 55
4.2.4.2. Tình hình tiêu thụ của các hộ dệt. 57
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông. 58
4.3. 1. Vốn. 58
4.3.2. Đầu vào. 59
4.3.3. Lao động. 61
4.3.4. Kỹ thuật công nghệ sản xuất. 61
4.3.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc. 62
4.3.6. Quy mô sản xuất. 64
4.3.7. Một số vấn đề khác. 64
4.4. Những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông. 65
4.4.1. Về vốn đầu tư. 65
4.4.2. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 66
4.3.3. Về tay nghề của người lao động. 67
4.4.4. Về tổ chức sản xuất. 68
4.4.5. Về môi trường. 68
4.4.6. Về chủ trương chính sách. 69
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 71
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4935 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyền thống này, thu hút được nhiều lao động trong và ngoài làng hơn nữa, từ đó có khả năng nâng cao được thu nhập cho người sản xuất cũng như LĐ nơi đây, phát huy hết tiềm năng sẵn có trong làng.
3.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng.
Được thể hiện ở biểu 5:
Biểu 5: Một số cơ sở hạ tầng của Phường Vạn Phúc qua 3 năm (2001-2003)
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
So sánh (%)
02/01
03/02
BQ
I. Đường giao thông
Ha
9,77
10,11
10,41
103,45
102,97
103,21
II. Thủy lợi
1. Kênh mương
Km
7,20
7,20
7,20
100,00
100,00
100
2. Trạm bơm.
Trạm
3
3
3
100,00
100,00
100
III. Điện
1. Trạm biết thế
Trạm
5
5
5
100,00
100,00
100
- Tổng công suất
KVA
3900
3900
3900
100,00
100,00
100
IV. Y tế
1
1
1
100,00
100,00
100
- Trạm y tế
Cái
1
1
1
100,00
100,00
100
V. Giáo dục
1. Trường THPT
Trường
1
1
1
100,00
100,00
100
2. Trường THCS
Trường
1
1
1
100,00
100,00
100
3. Trường tiểu học
Trường
1
1
1
100,00
100,00
100
4. Trường mầm non
Trường
1
1
1
100,00
100,00
100
(Nguồn: Ban thống kê phường Vạn Phúc năm 2003).
Hầu như trong 3 năm qua, cơ sở hạ tầng nơi đây không có sự thay đổi và đã có sự đầu tư tương đối thích ứng cho các ngành, nghề sản xuất của địa phương, trừ đường giao thông là có sự thay đổi và theo chiều hướng tốt. Đây là kết quả của sự quan tâm của các ban ngành trong tỉnh, diện tích đường giao thông tăng khá nhanh. Và đặc biệt là trong năm 2002- 2003 tổng cục du lịch tỉnh Hà Tây đã đầu tư cho phường Vạn Phúc 1 tỷ đồng để xây dựng 3 tuyến phố. Đây mới chỉ là bước đầu của sự đầu tư cho phường phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm tạo cho nơi đây có điều kiện phát triển thêm ngành du lịch làng nghề truyền thống, tăng thêm thu nhập cho phường, tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động nơi đây.
3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của làng Vạn Phúc - Hà Đông.
Với tất cả sự thay đổi trên đã làm thay đổi phần lớn kết quả sản xuất của phường trong 3 năm qua, và được thể hiện như ở biểu 6.
Nhìn chung kết quả sản xuất của cả làng, chúng ta có thể thấy, doanh thu của cả làng với các điều kiện trên mà doanh thu đạt được khá cao năm 2003 đạt được 40,028 tỷ đồng, và với tốc độ ngày càng tăng năm 2002 so với năm 2001 là 104,01%, đến năm 2003 so với năm 2002 là 104,52%- đây là kết quả hết sức đáng mừng.
Trong 3 năm qua, mặc dù diện tích và lao động tham gia vào sản xuất NN có giảm, nhưng nhìn vào kết quả đạt được thì hoàn toàn trái lại (mặc dù sự gia tăng này với tốc độ giảm xuống) năm 2001 chỉ được 763,4 tỷ đồng, năm 2002 được 780,245 tỷ đồng, năm 2003 được 792,134 tỷ đồng. Mặt khác, giá trị sản xuất TTCN, giá trị sản xuất các ngành DV, TM, XD tăng lên, tất cả thực tế này cho thấy, sự phân công lại lực lượng lao động đang dần có sự phù hợp. Nhưng kết quả đó thật sự đã khai thác hết được tiềm năng vốn có ở nơi đây hay chưa thì còn phải xem xét rất nhiều vấn đề.
Với giá trị sản xuất bình quân trên một lao động của các ngành thu được như trong biểu 6 này thì kết quả này còn ít, đặc biệt là giá trị sản xuất bình quân lao động NN còn rất thấp, điều này có nghĩa là những người lao động trong NN cần phải được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để có thể nâng cao được mức thu nhập hơn nữa. Còn các ngành, nghề TTCN, thì có giá trị sản xuất khá cao chiếm trên 60% giá trị sản xuất của cả phường xong cũng chưa nói được điều gì, vì vốn đầu tư cho sản xuất thường khá cao, và ngành DV, TM, XD cũng như vậy, nhưng nó cũng là điều đáng mừng vì, qua 3 năm giá trị sản xuất thu được bình quân một lao động đã có sự gia tăng, cho thấy, có thể là đầu tư cho sản xuất TTCN đang gia tăng, nhưng cũng có thể do giá trị sản xuất của một lao động đang tăng lên. Đây là biểu hiện của tính hiệu quả của việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung.
- Phương pháp duy vật biện chứng: do các hiện tượng nghiên cứu là những hiện tượng kinh tế xã hội, luôn vận động không ngừng, có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Cho nên, muốn tìm ra được những vấn đề cần giải quyết, tìm ra biện pháp thích hợp thì chúng ta phải xem xét nó theo một thể thống nhất, giải quyết vấn đề một cách đồng bộ.
- Phương pháp duy vật lịch sử: đây là phương pháp đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá vấn đề dựa vào những gì xảy ra trong quá khứ để tìm tòi và phát triển thành quy luật.
3.2.2. Phương pháp cụ thể.
3.2.2.1. Phương pháp chuyên khảo.
Đó là phương pháp đi sâu nghiên cứu vào các đơn vị điển hình, có thể là điển hình lạc hậu hay điển hình tiên tiến nhưng chủ yếu là điển hình tiên tiến.
3.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế.
Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở các phương pháp của thống kê. Nội dung của phương pháp bao gồm:
- Điều tra thu thập dựa trên cơ sở quan sát số lớn.
* Đối với tài liệu thứ cấp: là tài liệu có sẵn đã được công bố. Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu về làng nghề, ngành nghề truyền thống ở Việt Nam cũng như trên thế giới qua một số sách báo. Chúng tôi còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu trước đây về làng nghề truyền thống, các báo cáo tổng hợp, các báo cáo thống kê của xã.
* Đối với tài liệu sơ cấp: là những tài liệu có được thông qua điều tra thu thập thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Để thu thập được tài liệu này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thông qua các bước sau:
Bước một: chọn mẫu điều tra là bước đầu quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Phường Vạn Phúc với gần 1000 hộ (năm 2003) tham gia sản xuất dệt lụa tơ tằm trong đó có 596 hộ có máy dệt, máy mắc trục (máy đảm nhiệm khâu tơ), lồi nhuộm, 60 hộ kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm. Mặt khác, với quy trình sản xuất với bốn khâu: từ khâu tơ, khâu dệt, khâu hồ, khâu nhuộm, nhưng nay các hộ dệt đã chuyển sang mua tơ máy với chất lượng tốt hơn tơ quay tay ngày xưa, mặt khác chi phí cho khâu hồ là rất cao nên quy trình sản xuất nay chỉ còn 3 khâu (bỏ qua khâu hồ sợi) và với quy mô sản xuất khác nhau, cho nên, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra theo tỷ lệ xấp xỉ 1/9 như sau:
Biểu 7: Quy mô sản xuất của các hộ dệt lụa tơ tằm trong làng nghề truyền thống Vạn Phúc và số mẫu điều tra.
Hộ sản xuất kinh doanh
Số lượng
Mẫu điều tra
1. Hộ chuyên khâu tơ
35
4
2. Hộ dệt
531
60
- Hộ chuyên
523
58
Trong đó: • Hộ có 1 máy
72
8
• Hộ có 2 máy
397
44
• Hộ có 3 máy
38
4
• Hộ có 4 máy
12
1
• Hộ có 5 máy
4
1
• Hộ có 10 máy
1
1
- Hộ kiêm khâu tơ, nhuộm
8
2
Trong đó: • Hộ có 10 máy trở lên
2
1
• Hộ có 5 máy
5
1
3. Hộ chuyên nhuộm
30
3
4. Hộ kinh doanh thành phẩm
60
7
Trong đó: - Hộ tự sản xuất ra thành phẩm
25
3
- Hộ mua sản phẩm từ khâu dệt
15
2
- Hộ đặt sản xuất tại các hộ
17
2
Tổng
655
78
(Số liệu thu thập từ trưởng thôn và một số kết quả điều tra).
Bước hai: Tiến hành xây dựng phiếu điều tra trong đó thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu chủ yếu của đề tài.
Bước ba: Phỏng vấn thử và có sự giúp đỡ của các nghệ nhân có tiếng trong làng, sau đó thiết lập phiếu điều tra. Lần đầu tiên chúng tôi tiến hành phỏng vấn thử một số hộ, sau đó xem xét, bổ xung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp.
Bước bốn: Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp 73 hộ cụ thể.
- Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê theo những thông tin nhất định.
- Phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thu thập được từ các phòng ban trong UBND phường, HTX TTCN, HTX NN… chúng tôi đã thấy được tình hình phát triển kinh tế- xã hội của làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc trong 3 năm qua (2001-2003). Qua các số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra chúng tôi tiến hành, xử lý và phân tích, so sánh các vấn đề trong quá trình sản xuất và kinh doanh lụa tơ tằm, từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng…trong việc phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc.
3.2.2.3. Phương pháp so sánh.
So sánh hiệu quả sản xuất lụa tơ tằm của các nhóm hộ khác nhau. Từ đó chúng ta có thể tìm ra được nhóm hộ nào sản xuất có hiệu quả.
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Các chỉ tiêu hiệu quả: là dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất và kinh doanh:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất: GO/IC
Trong đó : GO = Khối lượng x Giá bán
GO là giá trị sản xuất.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng:VA/IC
Trong đó: VA= GO- IC
VA là giá trị gia tăng.
IC là chi phí trung gian
+ Thu nhập hỗn hợp: MI
MI = VA- Thuế(T)- Khấu hao(A)- Lao động làm thuê (nếu có).
Trong đó: Khấu hao được tính như sau:
Mức khấu hao=
GB- GT
N
Với: GB: Nguyên giá TSCĐ (gía trị ban đầu).
GT: Giá trị thu hồi khi thanh toán TSCĐ.
N: Năm sử dụng TSCĐ
+ Hiệu quả sử dụng lao động: MI/ L.
Trong đó: L là công lao động.
IV. kết quả nghiên cứu
4.1. Tình hình chung của làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông.
4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân thương gia lên tầu biển đi tới bạn bè xa gần bốn phương. Lụa ở Việt Nam có nhiều nơi sản xuất nhưng đối với người gắn bó với lụa, không thể không nhắc đến Lụa Vạn Phúc (thuộc thị xã Hà Đông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh với các sản phẩm độc đáo.
Em về Vạn Phúc cùng anh
áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng (từ thời Cao Biền) làm tiết độ sứ ở nước ta. Bà đã đưa đến nghề dệt lụa thô sơ với sản phẩm lụa mộc mạc, bình dân (sau này bà được phong là thành Hoàng làng).
Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh… với nhiều hoa văn sinh động, tinh tế.
Từ thời phong kiến nghề dệt Vạn Phúc đã nổi tiếng khắp kinh đô Thăng Long, sản phẩm ở đây đã được sử dụng may quốc phục. Đến đời Nguyễn, triều đình đã đón một số nghệ nhân nổi tiếng vào kinh thành Huế để dạy thêu, dệt gấm cho các cung nữ. Gia đình cụ Đỗ Văn Sửu đã từng dệt bức trướng tặng vua Tự Đức, được triều đình Huế khen ngợi, con trai cụ Sửu là Đỗ Văn ái đã dệt long bào dâng hiến vua Khải Định
Những năm đầu thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã được nhiều người nước ngoài biết đến. Các sản phẩm tơ lụa được bày bán trong các cửa hiệu nổi tiếng ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào như hiệu Quảng Hưng Long…Tại đây, lụa Vạn Phúc được khách du lịch, các nhà buôn Pháp, Nhật, Hồng Kông, Thái Lan, Campuchia đến mua. Trước đó lụa Vạn Phúc đã được đi dự đấu xảo tại Pari.
Để có được một tấm lụa, phải cần công sức của nhiều người, qua nhiều công đoạn: quay tơ, làm hồ, dệt cửi, nhuộm. Một khung dệt cần có 5 người, dệt the, lụa hoa cần có 6 người. Nhưng với sự bùng nổ KHCN và công nghệ mới, người Vạn Phúc đã kịp thời bắt nhập, phát huy sáng tạo, cải tiến máy móc. Họ đã cải tạo khung cửi cổ dệt the, lụa trơn thành khung dệt đa nâng, với nhiều hoa văn, đủ mầu sắc. Khi nhà máy dệt Nam Định ra đời, các khung dệt chạy bằng điện với năng suất cao, các nghệ nhân nơi đây đã cùng nhau tìm hiểu và cải tiến thành máy Zắc- ka bây giờ ( mỗi lần dệt lắp được 20- 25 kim, trước chỉ được 8- 10 kim). Phương pháp này đã đem lại hiệu quả cao cho làng nghề.
Năm 1962, HTX dệt Vạn Phúc được thành lập, với hơn 400 xã viên, có gần 200 khung dệt và khoảng 100 náy dệt cải tiến chạy điện. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu trong thời kỳ này có lụa trơn, sa tanh hoa, vải phin, khăn mành, mành cọ. Từ năm 1962- 1975, sản lượng hàng năm lụa đạt mức 300.000m.
Sau ngay miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, làng Vạn Phúc có thêm 120 máy dệt Hồng Kông (được chuyển từ Nam ra), người Vạn Phúc bắt đàu cải tiến máy dệt tổng hợp sang máy dệt lụa tơ tằm. Mỗi năm HTX dệt Vạn Phúc sản xuất ra hàng triệu mét lụa một năm và vải các loại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cuối những năm 90, khi Đông Âu tan dã, cũng như các làng nghề truyền thống khác, Vạn Phúc mất thị trường chính tiêu thụ hàng hóa, nghề dệt đình đốn, nhiều lao động phải bỏ nghề, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Nhưng sau đó HTX đã đưa toàn bộ số máy dệt chuyển giao cho các xã viên, từ đó người dệt phải tự tìm kiếm đầu vào và dàu ra cho các sản phẩm. Các hộ xã viên đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng để lập xưởng, mua tơ dệt lụa. Nghề dệt Vạn Phúc đã hồi sinh, nhiều người trước đây bỏ nghề nay quay lại, từ con số 200 máy dệt (1994) tăng 400 máy (1996) đưa sản lượng từ 200.000 m/ năm lên 500.000 m/ năm, thu nhập của người lao động tăng gấp 2 lần so với trước. Đến nay có 1110 máy bán tự động, năm 2000 tơ lụa đạt doanh thu hơn 20 tỉ đồng, chiếm xấp xỉ 60% tổng doanh thu của cả làng.
Với tất cả các điều kiện trên, thì Vạn Phúc thật sự xứng với danh hiệu làng nghề truyền thống lụa tơ tằm.
4.1.2. Tình hình cơ bản phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc.
4.1.2.1. Về quy mô sản xuất và lao động tham gia sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm truyền thống.
Khi HTX TTCN giải thể, các máy dệt được đưa về sản xuất theo quy mô gia đình là chủ yếu, chỉ có một số ít là được giữ lại để HTX sản xuất. Và cho đến năm 2003 thì quy mô gia đình là 100%, và quy mô gia đình bây giờ không chỉ còn là 1 máy nữa, mà có cả gia đình có 2, 3,4 máy và đặc biệt là có 3 hộ sản xuất 10 máy trở lên. thể hiện ở biểu 8:
Biểu 8: Quy mô sản xuất của các hộ trong phường năm 2003.
Hộ
Số hộ
Tổng số máy
Lụa hoa thường
Lụa hoa cao cấp
Satanh thường
Satanh cao cấp
Tapta
Hộ có 1 máy dệt
72
72
72
Hộ có 2 máy dệt
397
794
423
371
Hộ có 3 máy dệt
38
114
98
16
Hộ có 4 máy dệt
12
48
21
9
10
8
Hộ có 5 máy dệt
9
45
17
9
12
7
Hộ có từ 10 máy dệt trở nên
3
37
8
8
7
7
7
Tổng
531
1110
639
26
416
22
7
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhìn vào biểu này chúng ta có thể thấy, thực tế chỉ có một số hộ làm TTCN khác không phải là dệt lụa tơ tằm, trong khi đó chỉ có 531 hộ có máy dệt, vì thế, có một số không nhỏ hộ dệt lụa tơ tằm thuê. Mặt khác, lao động trong các hộ có máy dệt chỉ có một hay vài lao động là của gia đình còn chủ yếu là do đi thuê. Cho nên, sản xuất lụa tơ tằm truyền thống của làng đã đem lại rất nhiều việc làm cho người lao động nơi đây và một số lao động bên ngoài với tổng số lao động hiện dệt lụa tơ tằm, làm khâu tơ, khâu hô, khâu nhuộm có trên 1550 lao động chiếm trên 34% lao động của cả làng. Mà đặc biệt là lao động nữ (chiếm trên 90% lao động tham gia sản xuất lụa tơ tằm) với tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu từ 20- 35 tuổi rất thích hợp cho nghề dệt tơ lụa. Với đội ngũ lao động như thế, thì lao động gia đình và lao động làm thuê được bố trí như biểu 9:
Với chủ yếu là lao động làm thuê của các nhóm hộ có sản xuất từ 2 máy dệt trở lên, lao động chủ yếu là lao động làm thuê, con số lao động làm thuê càng tăng khi các nhóm hộ có quy mô càng tăng, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện bước đầu tính hiệu quả theo quy mô.
Tóm lại, trong những năm sắp tới, các cấp ban ngành cần tạo điều kiện hơn nữa cho quy mô sản xuất hộ gia đình nơi đây mở rộng sản xuất. Ngoài ra, cần khuyến khích các loại hình sản xuất khác tham gia sản xuất để thu hút nhiều lao động hơn nữa đặc biệt là lao động nữ, góp phần tăng thêm thu nhập cho các loại hình sản xuất, và cho thu nhập của cả làng nói chung.
4.1.2.2. Về sản xuất, kinh doanh sản phẩm lụa tơ tằm của các hộ gia đình.
Do quy mô sản xuất giữa các hộ có sự khác nhau và do kinh nghiệm của các hộ cũng có sự khác nhau, nên các phương thức sản xuất cũng có sự khác nhau và cũng có sự khác nhau trong các sản phẩm sản xuất ra. Có một số hộ thì do có kinh nghiệm trong khâu mắc cửi ( khâu tơ) thì chuyên đảm nhiệm mắc cửi thuê phục vụ cho các hộ dệt, một số hộ thì do có số vốn lớn hơn, có kinh nghiệm dệt, thì họ chuyên dệt và có khả năng đảm nhiệm thêm một số khâu khác thì họ đảm nhiệm cả, có một số hộ thì có kinh nghiệm do cha ông để lại chuyên nhuộm thì những hộ này chuyên nhuộm. Và thực trạng sản xuất của các hộ này như sau:
Thứ nhất: Đối với hộ đảm nhiệm khâu tơ (mắc trục): thường công việc của họ là chập các sợi tơ được chọn làm sợi dọc thành các trục mắc với số sợi theo đơn đặt của các hộ dệt, họ không phải đầu tư mua tằm guồng sợi, mắc trục bán cho người dệt. Chỉ có người có kinh nghiệm mới có thể đảm nhiệm khâu này, cho nên với tỷ lệ cứ 15 hộ dệt có một người đảm nhiệm, công việc của họ không ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển làng nghề nhưng qua các hộ này chúng ta có thể thấy được sự kết quả sản xuất, kinh doanh của các hộ dệt hay nói khác đi là chúng ta có thể thấy được ngành nghề truyền thống nơi đây có phát triển hay không. Trong một vài năm qua (đặc biệt là năm 2003) chúng tôi thấy rằng các hộ này thường xuyên có việc làm, từ đó cho thấy nghề dệt lụa truyền thống trong năm qua ổn định, còn phát triển hay không thì còn phải xem xét nhiều vấn đề khác.
Thứ hai: Đối với hộ có 1 máy dệt: Những hộ này chủ yếu là những hộ sản xuất NN, họ có một ít vốn mạnh dạn mua máy của HTX với giá ưu đãi từ 6- 7 triệu một máy, để tranh thủ có thể dệt nhân những lúc rỗi rãi của mùa vụ, hoặc là của những hộ làm những ngành nghề khác, họ cũng tranh thủ những lúc nhàn rỗi tìm kiếm thêm thu nhập cho gia đình mà không gặp rủi ro cao. Các sản phẩm mà những hộ này sản xuất chủ yếu là lụa hoa thường (với tỷ lệ cho vải là 0.8 kg tơ tằm + 3 kg tơ bóng sản xuất được 40 mét lụa thành phẩm) (không qua khâu hồ, nhuộm), vì sản xuất sản phẩm này không đòi hỏi quá nhiều vốn, dễ sản xuất không đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Xong sản phẩm này được ưa chuộng mặc dù độ dày, bền, mát, mềm mại lại không cao nhưng giá rất rẻ. Cho nên, sản phẩm được bày bán trong các của hàng lụa tơ tằm Vạn Phúc rất nhiều và lượng tiêu thụ tương đối cao, việc sản xuất với khối lượng không lớn của các hộ này thì khoản tiêu thụ không hề gặp khó khăn, các sản phẩm dệt thô thường được các thương gia mua tại gia đình, không cần phải tìm kiếm đầu ra. Nhưng có đem lại hiệu quả hay không thì chúng tôi đề cập ở phần sau.
Thứ ba: Đối với hộ có 2-3 máy dệt. Đây là những hộ chuyên dệt lụa tơ tằm và có tuổi đời trong nghề cũng tương đối dài thường dài hơn các hộ sản xuất một máy. Họ không phải sản xuất để tranh thủ sự nhàn rỗi của gia đình như các hộ trên, mà đây các sản phẩm họ làm ra với kết quả đạt được đối với họ là hết sức quan trọng, đó là nguồn thu chủ yếu của họ. Cho nên, hộ sản xuất ra với khối lượng sản phẩm trong một năm thường lớn hơn hộ có một máy. Nhưng với số vốn cũng tương đối hạn hẹp, họ cũng chỉ sản xuất mặt hàng lụa hoa thường, ngoài ra, có một số hộ đã có sự đầu tư hơn khi sản xuất ra sản phẩm sa tanh, nhưng cũng chỉ là sa tanh thường (với tỷ lệ 50 g tơ tằm+ 50 g tơ bóng cho một mét vải) cả hai loại đều sản xuất với khối lượng không cao, và rất thất thường. Đặc điểm của các sản phẩm này chưa có sự khác biệt lắm so với hộ dệt một máy, chỉ có một số ít hộ có 3 máy dệt có sự đầu tư hơn, là đã chú trọng tới độ bóng của vải bằng cách giữ nguyên khâu hồ vải như ngày xưa, nhưng tất cả đều được bán dưới dạng sản phẩm thô, không qua nhuộm, được tiêu thụ ngay, sợ rủi ro về giá cả, và sự thiếu vốn để quay vòng sản xuất. Vì thế, các sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiêu thụ của các thương gia, đặc biệt là các hộ kinh doanh lụa tơ tằm tại địa phương.
Thứ tư: Đối với hộ có 4-5 máy dệt. ở những hộ này, có sự đầu tư lớn hơn các hộ trên rất lớn, bởi những hộ này không chỉ mở rộng sản xuất bằng đầu tư mua thêm máy dệt về dệt, mà ngay cả việc sản xuất họ cũng sản xuất với năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm có sự chú ý hơn. Nhưng trong các hộ này có sự lựa trọn phương thức sản xuất khác nhau, có hộ thì sản xuất lụa thường nhưng với năng suất cao hơn cho nên giá trị sản xuất của một máy tương đối lớn so với các hộ trên, nhưng có hộ thì lại sản xuất lụa tơ tằm với chất lượng cao hơn (tỷ lệ cho vải 1 mét lụa hoa này có 37 g tơ tằm và 43 g tơ bóng), nhưng cũng có hộ lại chọn sản xuất vải sa tanh nhưng giá trị sản xuất cao hơn hoặc Satanh cao cấp với 65% là tơ tằm, nhưng cũng có hộ chọn đầu tư sản xuất vải Tapta, loại vải này được người nơi đây gọi là mặt hàng cao cấp, vì loại vải này 100% là tơ tằm. Nhưng cũng có hộ sản xuất kết hợp giữa các loại vại khác nhau tùy theo đơn đặt hàng, còn sự thay đổi sản xuất các loại vải trên cùng một máy thì ít xảy ra, vì chi phí cho sự thay đổi này cao và mất rất nhiều thời gian, sự thay đổi thường chỉ xảy ra sau một năm sản xuất. Ngoài ra, có một số hộ có kinh nghiệm nhuộm đã giữ lại các sản phẩm dệt để nhuộm, bán với giá cao hơn, có khi họ bán trực tiếp tại nhà cho các thương nhân, cũng có khi họ mở cửa hàng tự tiêu thụ, nhưng cũng có hộ làm theo đơn đặt hàng.
Thứ năm: Đối với 3 hộ có từ 10 máy trở lên, những hộ này có số máy rất lớn, với năng suất cao. Một khối lượng sản phẩm lớn được bán ngay hoặc được giao ngay cho thương gia từ nơi khác, chỉ có một số nhỏ họ sản xuất ra giữ lại, đem đi nhuộm thuê hoặc tại gia đình nhuộm, sau đó đem bán tại quầy hàng trong làng, chủ yếu để giới thiệu sản phẩm. Các sản phẩm của các hộ bao gồm lụa hoa thường, Satanh thường và có cả các mặt hàng cao cấp, như lụa hoa cao cấp, Satanh cao cấp, Tapta.
Thứ sáu: Đối với những hộ nhuộm. Nhuộm là công việc đòi hỏi rất cao về kỹ thuật, mà nơi đây đó là kinh nghiệm lâu năm trong nghề nhuộm. Các hộ nhuộm này thường có từ rất lâu, do cha chú để lại, còn trình độ học vấn trong trường lớp về nhuộm thì không hề có. Quy mô nhuộm của các hộ này chỉ có 2-3 lồi nhuộm hấp rất thô sơ và đơn giản và được làm trêm diện tích xấp xỉ 120 m2. Với điều kiện đó cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu nhuộm của các hộ dệt và kinh doanh.
4.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ gia đình làm nghề truyền thống lụa tơ tằm.
Trong những năm qua, thị trường tơ tằm có sự biến động rất lớn, không chỉ từ năm này sang năm khác, mà ngay trong một năm giá cả tơ tằm cũng đã có sự khác biệt rất rõ. Chúng ta cũng có thể nhận thấy, giá cả tơ tằm biến động làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất của các hộ dệt. Năm 2003, giá cả tơ tằm lại rất biến động, nguyên nhân của sự biến động này là do, năm 2003 nước ta đã xuất khẩu tơ tằm tương đối lớn, làm cho giá cả tơ tằm của thị trường trong nước lên rất cao. Với lại, vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm cũng có sự khác nhau, vào thời gian thu hoạch tằm thì giá cả rẻ, còn vào thời kỳ không thu hoạch thì khan hiếm tơ dẫn đến giá tơ lên rất cao. Chính sự thay đổi này thì phản ứng của các hộ sản xuất có sự khác nhau, được biểu hiện như biểu 10 sau:
Vào các tháng 4- 5 là khoảng thời gian cho tơ nhiều nhất của các huyện tỉnh lân cận thị xã Hà Đông, cho nên giá tơ rất rẻ. Năm 2003, vào thời gian này, các hộ trồng dâu nuôi tằm ở các địa phương thu hoạch được lượng tơ rất lớn, lại có chất lượng tơ rất tốt, chính vì thế, với kinh nghiệm trong nghề, các hộ dệt tập trung rất lớn tiền vốn để mua tơ vào, vừa phục vụ cho nhu cầu dệt lụa phục vụ cho mùa hè sắp tới, vừa tích lũy để cho sản xuất vào các tháng tiếp theo trong năm. Nhưng với các nhóm hộ khác nhau thì vấn đề mua bao nhiêu % tơ phục vụ sản xuất cả năm lại có sự khác nhau, điều này có thể được giải thích hộ có từ 10 máy trở lên thường là hộ có nguồn vốn rất lớn họ có thể mua với khối lượng tơ lớn, họ chỉ mua một khối lượng tơ nhỏ vào thời điểm cuối năm (vì họ thiếu nguyên liệu cho sản xuất khi người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cao vào dịp cuối năm và tết), còn những hộ có vốn nhỏ từ 1-3 máy dệt thì họ mua với khối lượng không lớn lắm so với tổng nhu cầu tơ trong năm và mua tơ giàn trải theo giai đoạn sản xuất, còn những hộ sản xuất từ 4-5 máy dệt thì họ bố trí mua ở mức vừa phải, để có vốn quay vòng.
Tóm lại, mặc dù một số hộ nhận thấy có lợi khi mua tơ vào thời điểm này nhưng họ thiếu vốn không thể mua theo nhu cầu sản xuất của mình, nếu mua tơ tích lũy thì vốn để quay vòng có rất ít. Cho nên, vấn đề vốn là yếu tố rất cần thiết nó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất của các hộ dệt. Để nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và được kết quả như sau:
Biểu 10: Phản ứng của các nhóm hộ sản xuất đối với sự thay đổi giá cả 1kg tơ tằm trong năm 2003
(ĐVT: Nghìn đồng)
Hộ
Tháng 4-5
Tháng 6-8
Tháng 9-10
Tháng 11- 3
Tổng
Giá
(%) đầu tư
Giá
(%) đầu tư
Giá
(%) đầu tư
Giá
(%) đầu tư
Hộ có 1 máy
220
40
245
30
260
20
290
10
242,5
Hộ có 2-3 máy
220
40
245
30
260
20
290
10
242,5
Hộ có 4-5 máy
220
60
245
35
260
0
290
5
232,25
Hộ có 10 trở lên
220
80
245
16
260
0
290
4
226,8
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra).
4.2.1. Thực trạng sản xuất của các hộ mắc trục.
Các hộ mắc trục chiếm 1/15 các hộ dệt, đây là một con số rất hợp lý phục vụ cho dệt lụa tơ của các hộ dệt. Trong năm 2003, chúng ta thấy, đã có một sự thay đổi nhỏ, số hộ, số lao động phục vụ trong quá trình dệt lụa tơ tăng dần, trong khi con số các hộ mắc trục không có sự thay đổi. Chính vì thế, công việc của các hộ này dần đi vào ổn định hơn. Điều đó cho thấy, sản xuất lụa tơ tằm đang có xu hướng đang phát triển mặc dù còn với tốc độ không cao.
Các hộ mắc trục này thường họ thuê máy và diện tích để máy có thể hoạt động ở HTXTTCN với chi phí 500 ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33869.doc