MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 3
1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 5
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác 5
1.2.3 Buôn bán đối lưu 6
1.2.4 Gia công quốc tế 7
1.2.5 Tái xuất khẩu 7
1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ 8
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 8
1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng 8
1.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng 9
1.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 11
1.4.1 Môi trường vĩ mô 11
1.4.2 Môi trường vi mô 13
1.4.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 14
1.5 Khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 14
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 14
1.5.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ 15
1.5.3 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI 17
2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 17
2.1.1 Tình hình sản xuất 17
2.1.2 Tình hình xuất khẩu 17
2.2 Công ty hàng thủ công Việt Nam Mai 19
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.2.2 Sứ mệnh và các hoạt động chính của Mai 20
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 22
2.2.4 Các cơ sở sản xuất trực thuộc 23
2.2.5 Thị trường của công ty Mai 24
2.2.6 Chiến lược phát triển của công ty 26
2.3 Hoạt động kinh doanh tại công ty Hàng Thủ Công Việt Nam Mai trong thời gian vừa qua 27
2.3.1 Tóm tắt quy trình hoạt động tại công ty 27
2.3.2 Tình hình hoạt động của công ty Mai trong thời gian gần đây 28
2.3.3 Phân tích chung tình hình hoạt động của công ty 30
2.3.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai từ năm 2007- 2009 31
2.3.5 Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng 40
2.4 So sánh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Mai với toàn ngành 47
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Mai 48
2.5.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 48
2.5.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 51
2.5.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 57
2.6 Nhận dịnh chung về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Mai 59
2.6.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Mai 59
2.6.2 Nhận định về môi trường xuất khẩu của công ty Mai 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI 64
3.1 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai 64
3.1.1 Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường 64
3.1.2 Đa dạng hóa các sản phẩm 65
3.1.3 Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm 66
3.1.4 Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu 66
3.1.5 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng 67
3.1.6 Giải pháp về hình thức và phương thức xuất khẩu 67
3.2 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 68
3.2.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi 68
3.2.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 69
3.2.3 Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành hàng Thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam 69
3.2.4 Kiến nghị về nguồn nguyên liệu sản xuất 70
3.2.5 Các vấn đề về vốn 70
3.2.6 Vấn đề trả lương người lao động 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty hàng thủ công Việt Nam Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ TỔNG DOANH THU
VNĐ
7,778,936,942
13,373,817,680
12,180,292,990
Doanh thu bán hàng và dịch vụ
“
7,768,300,707
13,357,795,710
12,169,336,257
DT hoạt động tài chính
“
10,636,235
16,021,969
10,956,743
Thu nhập khác
“
-
-
-
II/ TỔNG CHI PHÍ
“
7,702,774,879
13,097,266,470
11,985,931,030
Gía vốn hàng bán
“
6,275,500,300
10,688,769,027
9,284,310,971
Chi phí tài chính
“
109,612,310
101,631,881
-
Chi phí bán hàng
“
361,148,917
575,596,186
338,814,290
Chi phí quản lý doanh nghiệp
“
956,513,352
1,731,269,381
2,362,805,768
Chi phí khác
“
-
-
-
III/ LỢI NHUẬN
“
Lợi nhuận trước thuế TNDN
“
76,162,063
276,551,211
194,361,964
Lợi nhuận sau thuế TNDN
“
60,929,650
221,240,969
155,489,571
(Nguồn: bộ phận kế toán công ty Mai)
Bảng2.5: So sánh các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2007 đến năm 2009
CHỈ TIÊU
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Giá trị (VNĐ)
Tốc độ
+/-
(%)
Giá trị (VNĐ)
Tốc độ +/-
(%)
Tổng doanh thu
+5,589,495,003
+71.95
-1,188,459,453
-8.9
Tổng chi phí
+5,394,491,591
+70.03
-1,111,335,440
-8.5
Lợi nhuận sau thuế
+160,311,319
+263.1
-65,751,398
-29.7
(Nguồn: bộ phận Kế toán công ty Mai)
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kế hoạch đề ra (tăng đều 10% mỗi năm)
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
TH/KH
(%)
Năm 2009
TH/KH (%)
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
S Doanh thu
8,556,830
13,373,817,680
56.3
14,711,199
12,180,292,990
-17.2
S Chi phí
8,473,052
13,097,266,470
54.6
14,406,993
11,985,931,030
-16.8
LN trước thuế
83,778
276,551,211
230
304,206
194,361,964
-36.1
LN sau thuế
67,022
221,240,969
230
243,365
155,489,571
-36.1
(Nguồn: Bộ phận Kế hoạch công ty Mai)
Phân tích chung tình hình hoạt động của công ty
Hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần năm 2008 tăng 71.95% so với năm 2007 nhưng giá vốn hàng bán chỉ tăng 70.33% do đó lợi nhuận gộp tăng 78.80% do công ty chủ động tìm kiếm thêm được một số khách hàng mới và các nhóm sản xuất tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu với giá rẻ hơn trước.
Doanh thu xuất khẩu đạt 13,171,597,310 VND chiếm 98.61% so với doanh thu chung trong tình hình suy thoái kinh tế thế giới do công ty triển khai nhiều biện pháp tiếp thị phát triển thêm một số khách hàng mới.
Chi phí bán hàng tăng 59.4% nhưng so với mức tăng giá trị của doanh thu thuần thì điều này hoàn toàn chấp nhận được. Bên cạnh đó, chi phí quản lý cũng tăng do công ty mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng giúp nhân viên làm việc thuận lợi và mang lại hiệu quả lớn hơn.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 50.64% nhưng chi phí tài chính giảm 7.28% do chi phí lãi vay giảm và ban giám đốc điều hành hoạt động tài chính tốt.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh hơn ba lần so với năm 2007 (tăng 263.10%) và chiếm tỷ trọng 10.36% trong tổng lợi nhuận cho thấy công ty có bước nhảy vượt bậc trong nỗ lực phát triển, nhưng mặt khác công ty cũng chưa có các giải pháp hiệu quả nhằm giảm bớt chi phí.
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 263.11% so với năm 2007 do công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Bước sang năm 2009, doanh thu thuần năm 2009 giảm 8.90% so với năm 2008, nhưng giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn, giảm 13.14%, kéo theo tổng chi phí giảm 8.49% do đó lợi nhuận gộp tăng 8.09% so năm 2008. Mặc dù năm 2009 có rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã nỗ lực duy trì và tìm kiếm thêm nguồn hàng để ổn định giá cả hàng hóa đầu vào.
Chi phí bán hàng giảm 236,781,896 VND do công ty triển khai những chính sách bán hàng hợp lý, vừa giữ được các khách hàng quan trọng trong tình trạng kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, vừa tiết kiệm được chi phí. Chi phí quản lý tăng tới 631,536,387 do công ty phải mua sắm thêm nhiều máy móc cũng như chi trả tiền lương cho nhân viên nhiều hơn giúp họ có đủ điều kiện làm việc và quan hệ với khách hàng nhằm lấy được đơn hàng
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 31.61% do công ty chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD giảm 29.72% so với năm trước. Trong khi doanh thu năm 2009 là giảm 8.90%. Như vậy, năm 2009 là năm công ty đã không thể giảm bớt các loại chi phí, hoạt động chưa có hiệu quả, do đó mức giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD cao hơn mức giảm doanh thu.
Tình hình thực hiện kế hoạch
Nhìn vào bảng kết quả giữa tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra trong hai năm 2008 và 2009 ta thấy một sự chênh lệch quá lớn, theo như kế hoạch đề ra của công ty là lợi nhuận tăng đều mỗi năm 10% thế nhưng kết quả năm 2008 đã vượt quá xa so với kế hoạch đó là doanh thu tăng 56,3% và lợi nhuận tăng lên đến 230%, dù gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng với nỗ lực của mình, công ty đã gặt hái về những thành công vượt bật, đây là điều đáng mừng cho toàn thể nhân viên công ty. Dù vậy, bước sang năm 2009 khi thật sự công ty phải hứng chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thế nhưng công tác dự báo của công ty lại không hề thay đổi để phù hợp với tình hình chung, điều này thể hiện sự yếu kém và thiếu quan tâm của công ty trong công tác dự báo.
Hoạt động xã hội
Bên cạnh các hoạt động kinh tế của mình, công ty Mai cũng không bỏ quên nhiệm vụ xã hội. Trong 3 năm, từ 2007 đến 2009, công ty đã phối hợp với các thành viên của tổ chức Fair Trade có nhiều hỗ trợ cho các gia đình khó khăn ở một số lĩnh vực như sau:
Trao học bổng cho con em thợ viên các cơ sở sản xuất.
Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị.
Quyên góp và vận động đông đảo nhân dân giúp đỡ những người già neo đơn, người tàn tật tỉnh Bến Tre.
Hình 2.3: Một cơ sở sản xuất của Mai tại Hà Tây
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Đặc biệt năm 2008, công ty Mai hỗ trợ xây dựng trường mầm non Hoa Mai tại tỉnh Tây Ninh.
Đối với các cơ sở sản xuất địa phương, Mai ứng trước tiền mua nguyên liệu, máy móc đồng thời giúp các cơ sở này xây dựng nhà xưởng phù hợp với yêu cầu của tổ chức FairTrade với số tiền hàng chục triệu đồng.
……
Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai từ năm 2007- 2009
Khi mới thành lập thị trường chủ yếu của Mai là thị trường trong nước, nhưng qua quá trình phát triển Mai nhận thấy khả năng tiêu thụ của thị trường này là không lớn và không thể giúp công ty đạt được những mục tiêu tăng trưởng đề ra. Chính vì vậy, công ty đã tìm đầu ra cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Với nỗ lực đó công ty Mai không ngừng tìm kiếm và ngày càng mở rộng thêm thị trường. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty tập trung ở khu vực châu Âu và một vài quốc gia Bắc Mỹ.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.7: Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai
Thị trường
2007
2008
2009
GTXK
(VNĐ)
Tỷ trọng
GTXK
(VNĐ)
Tỷ trọng
GTXK
(VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
(%)
(%)
Châu Âu:
4,281,983,405
57.80
7,902,958,386
60.00
6,790,489,631
55.80
Hà Lan
2,044,684,117
27.60
3,121,668,562
23.70
2,628,576,632
21.60
Italia
1,622,412,397
21.90
1,975,739,597
15.00
1,922,755,129
15.80
Anh
-
-
816,639,033
6.20
-
-
Đức
-
-
750,781,047
5.70
864,022,874
7.10
Các nước khác
614,886,890
8.30
1,238,130,147
9.40
766,668,184
6.30
Châu Mỹ:
2,407,689,631
32.50
3,898,792,804
29.60
4,064,558,310
33.40
Mỹ
1,459,430,330
19.70
1,870,366,818
14.20
1,508,997,696
12.40
Canada
-
-
1,027,384,590
7.80
1,934,924,465
15.90
Mehico
948,259,301
12.80
1,001,041,396
7.60
620,636,149
5.10
Châu Úc:
718,602,751
9.70
1,369,846,120
10.40
973,546,901
8.00
Australia
718,602,751
9.70
1,119,585,771
8.50
973,546,901
8.00
New Zealand
-
-
250,260,349
1.90
-
-
TỔNG CỘNG:
7,408,275,787
100
13,171,597,310
100
12,169,336,257
100
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Bảng 2.8: Giá trị xuất khẩu theo thị trường so sánh qua các năm 2007 - 2009
Thị trường xuất khẩu
2008/2007
2009/2008
Giá trị
Tốc độ +/-
Giá trị
Tốc độ
+/-
tăng giảm
(VNĐ)
(%)
tăng giảm (VNĐ)
(%)
Châu Âu:
3,620,974,981
84.56
-1,112,468,755
-14.08
Hà Lan
1,076,984,445
52.67
-493,091,931
-15.80
Italia
353,327,199
21.78
-52,984,468
-2.68
Anh
816,639,033
-
-816,639,033
-
Đức
750,781,047
-
113,241,828
15.08
Các nước khác
623,243,257
101.36
-471,461,963
-38.08
Châu Mỹ:
1,491,103,173
61.93
165,765,506
4.25
Mỹ
410,936,488
28.16
-361,369,122
-19.32
Canada
1,027,384,590
-
907,539,875
88.33
Mêhicô
52,782,095
5.57
-380,405,246
-38.00
Châu Úc:
651,243,369
90.63
-396,299,220
- 28.93
Australia
400,983,020
55.80
-146,038,871
-13.04
New Zealand
250,260,349
-
-250,260,349
-
TỔNG CỘNG:
5,763,321,523
77.80
-1,002,261,053
-7.61
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Tình hình chung
Năm 2008 GTXK của công ty đạt 13,172 tỷ VNĐ tăng 5.763 tỷ VNĐ so với năm 2007 tương đương 77.8%. Trong khi đó, GTXK năm 2009 lại giảm 1.002 tỷ VNĐ so với năm 2008 tương đương 7.6%. Điều đó được giải thích do các nguyên nhân sau:
Năm 2008 cuộc khủng hoảng thế giới mới chỉ bắt đầu ở Mỹ và chưa gây ra hậu quả tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của thế giới nói chung và riêng đối với các sản phẩm ngành hàng TCMN đặc biệt là ở các nước châu Âu vẫn đạt ở mức cao.
Từ cuối năm 2007 và đầu năn 2008 nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ bởi sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11/01/2007, cùng với đó là cơ chế chính sách ngày một linh hoạt của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực XNK. Nắm bắt thời cơ đó công ty Mai đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XK của mình và tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, kết quả là thị trường của công ty ngày càng được mở rộng từ châu Âu, châu Mỹ cho tới châu Úc.
Cũng trong năm này, Ban giám đốc công ty đã tăng đầu tư VCSH thêm 3.5 tỷ VNĐ gấp 7 lần so với năm trước nhằm trang bị thêm máy móc, nhà xưởng và tăng cường đầu tư cho công tác Marketing để tìm kiếm nhiều khách hàng mới.
Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng đột biến so với năm 2007 lên mức 13 tỷ đồng.
Bước sang năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã lan ra toàn thế giới trong đó châu Âu là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm, chính phủ thắt chặt các biện pháp an ninh kinh tế như kiểm soát chi tiêu, bảo hộ thương mại,…Vì thế hoạt động xuất khẩu của công ty Mai cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy vậy, trong thời điểm khó khăn đó Ban giám đốc công ty đã có nhiều quyết định đúng đắn như: nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng cường chiến dịch quảng bá, tiết kiệm những khoản chi phí bất hợp lý…những điều đó phần nào đã giảm bớt thiệt hại do cuộc khủng hoảng gây ra, kết quả là doanh thu xuất khẩu năm 2009 mặc dù có sụt giảm so với năm 2008 nhưng chỉ giảm ở mức 1 tỷ đồng, so với mặt bằng chung thì con số này là chấp nhận được, có thể nói đây là nỗ lực đáng ghi nhận của toàn thể cán bộ công ty.
Xét về cơ cấu thị truờng
-Nhìn một cách tổng quát trong cả 3 năm GTXK của công ty Mai vào thị truờng châu Âu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 50% tổng KNXK của công ty và có xu huớng khá ổn định qua các năm:
Năm 2007: 57.8%
Năm 2008: 60%
Năm 2009: 55.8% (do ảnh huởng của suy thoái kinh tế)
-Điều này có thể đuợc lý giải bởi tại khu vực châu Âu tồn tại những khách hàng thuộc khối thuơng mại Fair Trade vốn là đối tác chiến luợc của công ty trong suốt những năm vừa qua, đặc biệt các khách hàng tại châu Âu thuờng tỏ ra thích thú và hài lòng với các sản phẩm TCMN tinh xảo, độc đáo với giá cả hợp lý đến từ Việt Nam.
-Trong đó Hà Lan là thị truờng lớn nhất với GTXK hàng năm luôn vượt mức 2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng GTXK của công ty. Đây là nơi các khách hàng quen thuộc có mối quan hệ lâu đời với công ty và là thành viên chính của tổ chức Fair Trade gồm các công ty sau:
CLARO FAIR TRADE AG
EZA FAIRE HANDEL GMBH
IDEAS (Iniciativas De Economia Alternativa Solidaria)
….
-Không những việc xuất khẩu vào Hà Lan gặp nhiều thuận lợi và mang lại doanh thu cao cho công ty, bên cạnh đó Italia cũng là thị truờng lớn đóng góp đáng kể vào GTXK của công ty với tỷ trọng xuất khẩu trong một vài năm gần đây luôn chiếm khoảng 15-20% tổng GTXK của công ty. Ngoài ra, các thị truờng khác như Anh, Đức, Bỉ…cũng giúp công ty thu về hơn 1 tỷ đồng dù việc XK vào những thị truờng này không mấy thuận lợi và ổn định.
-Bên cạnh đó, thị truờng châu Mỹ cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Tuy không lớn bằng thị truờng châu Âu nhưng GTXK vào thị truờng này cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao 32.5% cho năm 2007, 29.6% cho năm 2008 và 33.4% cho năm 2009. Đáng chú ý là năm 2009 trong khi hầu hết các thị trường khác sụt giảm thì thị trường châu Mỹ lại vuợt lên nhờ việc công ty Mai thành công trong việc khai thác thị trường Canada chiếm 15.9%.
-Thị trường châu Úc đuợc xem là thị trường khá mới mẻ với công ty Mai khi GTXK vào thị trường này hàng năm chỉ vào khoảng trên dưới 10%.
-Không giống như các công ty xuất khẩu TCMN khác của Việt Nam, Mai hoàn toàn bỏ ngỏ thị truờng châu Á.
Về giá trị xuất khẩu của từng thị trường
Biểu đồ 2.1: GTXK vào các thị trường của công ty Mai
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Thị truờng châu Âu:
Năm 2007 GTXK của Mai vào châu Âu đạt 4.2 tỷ đồng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 10% so với năm 2006. Buớc sang năm 2008, nhờ vào việc tăng cường mở rộng thị trường cũng như các chính sách hỗ trợ của chính phủ, doanh thu xuất khẩu của Mai vào thị trường này nhanh chóng được đẩy lên gần 8 tỷ đồng, đây là thành công ngoài mong đợi của công ty và là một phần rất quan trọng trong tổng số 13 tỷ đồng mà công ty thu về trong năm 2008.
Tuy vậy sang năm 2009 do hậu quả nặng nề mà cả thế giới phải gánh chịu từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho việc XK của công ty Mai sang châu Âu gặp khó khăn hơn. Chính phủ các nước đề ra các biện pháp bảo hộ thị truờng trong nuớc, người dân thực hiện chính sách tiết kiệm hơn. Vì vậy, đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của công ty ở thị trường truyền thống này với mức sụt giảm 771 triệu đồng tương đương giảm 9.8%
Thị truờng châu Mỹ:
Nằm trong xu hướng tăng trưởng chung của công ty, thị trường châu Mỹ cũng có những bước đột phá năm trong 2008 với GTXK tăng thêm tới gần 2.5tỷ đồng tức 177%. Không dừng ở đó, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2009, Mai vẫn đẩy mạnh hoạt động XK của mình vào thị truờng này, đặc biệt là thị trường Canada với mức tăng hơn 900 triệu đồng nhờ vậy GTXK vào châu Mỹ năm 2009 của công ty không những không sụt giảm mà còn tăng thêm 165 triệu đồng tăng 4.3% so với năm 2008. Đây cũng là thị trường tăng trưởng dương duy nhất của công ty và là một điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
Thị trường châu Úc:
Tại thị trường này công ty Mai chỉ có khách hàng tại 2 quốc gia là Úc và New Zealand. Năm 2008 với những nỗ lực của mình công ty Mai đã có được thị truờng này được đánh giá là tiềm năng với hơn 1.3 tỷ đồng thu được từ việc XK hàng TCMN. Tuy vậy, bước sang năm 2009, một phần do yếu tố khách quan từ kinh tế thế giới, một phần do công ty Mai chưa có những hiểu biết thật sự về thị truờng New Zealand nên các khách hàng ở thị trường này đã không tiếp tục hợp tác với Mai, cùng với đó sau khi có mức tăng trưởng ấn tượng là 55.8% trong năm 2008, thị trường Australia đã bất ngờ sụt giảm 13% trong năm 2009 và chỉ thu về 1.314 tỷ mặc dù tỷ trọng chiếm cao hơn trong tổng GTXK
Một số thị trường trọng yếu của công ty Mai
Trong các thị trường của mình Mai đặc biệt quan tâm đến ba thị trường lớn đó là: Hà Lan, Italia và Mỹ đây là ba thị trường có KNXK lớn nhất của Mai liên tục trong nhiều năm và là nơi tập trung hầu hết các khách hàng thân tín của Mai.
Có thể minh họa qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: GTXK của Mai vào các thị trường trọng yếu
u
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Thị trường Hà Lan
Nền kinh tế Hà Lan:
Hà Lan là một nền kinh tế lớn của châu Âu với gần 20 triệu người, GDP năm 2009 đạt hơn 600 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 39.000 USD. Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Lan tăng trưởng không được như mong đợi do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ khiến nhu cầu tiêu dùng trong nước ít nhiều bị giảm sút. Tuy vậy so với mức sụt giảm của thị trường châu Âu thì đây vẫn còn là những con số khả quan.
Chính sách nhập khẩu của chính phủ Hà Lan:
Hiện nay, Hà Lan là một đất nước rất mạnh về xuất khẩu với các mặt hàng chủ yếu như: hoa, lúa mì, máy móc…Bên cạnh đó, quốc gia này cũng nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng như: trái cây, xe đạp, TCMN…Riêng mặt hàng TCMN, nhu cầu nhập khẩu là khá lớn với khoảng trên 20 triệu USD mỗi năm. Thị trường NK của Hà Lan chủ yếu bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ…
Chính phủ Hà Lan một mặt khuyến khích sản xuất trong nước, nhưng mặt khác cũng dành nhiều ưu tiên cho hoạt động NK hàng hóa. Hiện nay, cùng với EU, Hà Lan đã bỏ hàng rào hạn ngạch với Việt Nam. Thuế suất NK cũng ở mức hợp lý từ 5-10%. Tuy vậy, chính sách của chính phủ cũng tạo ra sự công bằng cho các doanh nghiệp NK bằng việc tạo ra thuế chống bán phá giá.
Tình hình xuất khẩu của công ty Mai vào thị trường Hà Lan:
Trong một vài năm trở lại đây XK hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường Hà Lan gặp khá nhiều thuận lợi. Tuy KNXK không lớn bằng thị trường Mỹ và Nhật Bản nhưng có xu hướng tăng khá ổn định, năm 2009 GTXK vào thị trường này đạt 6.4 triệu USD và dự kiến đạt 8.6 triệu USD trong năm 2010.
Về phía công ty Mai, Hà Lan là thị trường lớn nhất của công ty. Năm 2007, GTXK đạt 2 tỷ đồng, sang năm 2008 nhờ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm doanh thu tại đây tăng 55.7% tương đương với 1.1 tỷ đồng. Điều này còn có sự tác động từ nhu cầu hàng TCMN của thị trường Hà Lan, theo số liệu thống kê của chính phủ Hà Lan năm 2008 nhu cầu trong nước về mặt hàng này đã tăng 20% so với năm trước. Mặt khác do tác động của giá cả thị trường, các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ có xu hướng tăng giá hơn vì vậy mà các nhà NK Hà Lan đã bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Việt Nam.
Biểu đồ 2.3: GTXK của Mai vào thị trường Hà Lan
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Sang năm 2009 tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới đã khiến cho việc chi tiêu của người dân Hà Lan bị thắt chặt vì vậy dù nhận được hỗ trợ từ phía các công ty của khối Fair Trade nhưng GTXK của công ty Mai vào Hà Lan vẫn bị sụt giảm 771 triệu đồng tức giảm 9.8% làm cho tổng GTXK giảm 7.6%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hiện nay công ty Mai chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hà Lan các mặt hàng như: mây tre, sơn mài, bàng buông…trong đó chủ yếu là mặt hàng mây tre.
Thị trường Italia
Nền kinh tế và chính sách nhập khẩu của Italia:
Italia cũng là một quốc gia rất phát triển trên thế giới với GDP đầu người trên 30,000 USD/năm. Không giống như các quốc gia công nghiệp khác, nền kinh tế Italia dựa vào việc NK các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: giày dép, hàng dệt may, đồ gia dụng…Quốc gia này lấy nguồn XK từ máy móc, phương tiện vận tải và các loại thủy hải sản để làm cân bằng ngân sách.
Nền kinh tế Italia dưới sự điều hành của thủ tướng Berlusconi trong 15 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như tăng trưởng GDP hàng năm ở mức khá cao từ 2-3%, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6%, người dân đa phần sống ở thành thị.
Hàng năm Italia NK khoảng 400 tỷ USD hàng hóa các loại trong đó tập trung nhiều ở thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…Tuy nhiên với một vị thủ tướng như Berlusconi chính sách NK của Italia không được thông thoáng như ở Mỹ, hàng hóa NK vào đây phải trải qua công đoạn kiểm tra khắc khe và chịu mức thuế NK tương đối cao từ 15-20%. Chính phủ Italia cũng duy trì các pháp bảo hộ trong nước đối một số lĩnh vực trọng điểm như khai thác, hải sản, chế biến thực phẩm…
Đối với TCMN đây được xem là mặt hàng ưa thích của người dân Italia khi GTNK hàng năm luôn ở mức xấp xỉ 300 triệu USD. Cũng như những người châu Âu khác, người Italia tỏ ra khâm phục và thích thú trước sự tinh tế của các sản phẩm thủ công được làm từ chính đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân.
Tình hình xuất khẩu của công ty Mai vào thị trường Italia:
Biểu đồ 2.4: GTXK của Mai vào thị trường Italia
Italia NK hàng TCMN chủ yếu từ các nước châu Á trong đó có Việt Nam và công ty Mai cũng là một trong những nhà XK vào thị trường này với GTXK tương đối cao.
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Mặc dù chỉ mới chính thức có mặt ở thị trường Italia từ năm 2002 nhưng tới năm 2007 công ty Mai đã xuất khẩu vào đây 1.6 tỷ đồng tương đương 22% trong tổng KNXK của công ty, con số này tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng 353 triệu đồng lên mức 1.8 tỷ vào năm 2008 tức tăng trưởng 21.8%
Sang năm 2009, nằm trong xu hướng sụt giảm chung của thị trường thế giới việc XK của công ty Mai vào thị trường Italia cũng không đạt kết quả như mong muốn. Nhưng nhờ nỗ lực của công ty cộng thêm các biện pháp hỗ trợ của chính phủ mà KNXK của Mai chỉ bị giảm 53 triệu đồng và thị trường Italia là thị trường có mức sụt giảm nhỏ nhất chỉ với 2.68%.
Thị trường Mỹ
Nền kinh tế và chính sách nhập khẩu của Mỹ:
-Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với hơn 300 triệu dân, có thu nhập bình quân đầu người lên đến 47,000 USD/năm. Năm 2009, GDP của Mỹ hơn 14 ngàn tỷ USD chiếm hơn một phần tư GDP của thế giới. Đây là nơi tập trung các cơ quan trọng yếu của Liên hiệp quốc, các công ty, tập đoàn hùng mạnh của thế giới. Mỹ cũng là thị trường lớn mạnh nhất hành tinh với tất cả các sản phẩm, ngành nghề. Quốc gia Bắc Mỹ thực sự là mảnh đất màu mỡ, điểm hướng đến của các công ty XK trên thế giới.
-Hệ thống luật pháp tại Mỹ nói chung và luật pháp kinh tế nói riêng khá hoàn thiện. Bất kỳ một hành động kinh doanh không minh bạch nào cũng bị xét xử nghiêm khắc, chính vì thế cạnh tranh ở Mỹ vô cùng khắc nghiệt mà chỉ những công ty thực sự đủ năng lực mới có thể trụ lại và làm ăn lâu dài ở thị trường này.
-Dù là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới song Mỹ vẫn duy trì các chính sách bảo hộ thương mại trong nước đối với một số lĩnh vực như: nông nghiệp, sản xuất ô tô, máy tính…Mức thuế mà chính phủ Mỹ áp dụng cho các sản phẩm này khá cao từ 20-30%. Bên cạnh đó hàng năm, có rất nhiều công ty bị chính phủ Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá chủ yếu từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Braxin…khi bị áp thuế này các doanh nghiệp sẽ rất khó cạnh tranh do phải bán giá cao lên và dần dẫn tới mất thị trường.
-Trong giai đoạn 2007-2009, kinh tế Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng và rơi vào suy thoái. Từ cuộc khủng hoảng nhà đất kéo theo nhiều công ty, ngân hàng bị sụp đổ. Tiêu dùng trong nước tăng trưởng âm người dân mất lòng tin vào chính phủ. Chính quyền của tổng thống Obama thắt chặt hơn với các quy định về nhập khẩu khiến cho việc xuất khẩu vào Mỹ trở nên khó khăn hơn.
-Từ đầu năm 2010, nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu hồi phục với tăng trưởng 3.4% trong qúy 1 và 2.3% trong qúy 2 cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển khác.
Tình hình xuất khẩu của công ty Mai vào thị trường Mỹ:
-Công ty Mai bắt đầu khai thác thị trường Mỹ từ năm 2000 với một số đơn hàng nhỏ lẻ mang tính thăm dò. Nhìn chung thị trường Mỹ không khó tính và không có những đòi hỏi khắc khe như thị trường châu Âu nên hoạt động XK của công ty Mai ngày một tăng trưởng mạnh mẽ. Đến nay, Mỹ đã trở thành thị trường hết sức quan trọng của công ty, đóng góp một phần lớn vào tổng KNXK. Năm 2007, GTXK vào thị trường Mỹ đạt 1.5 tỷ đồng, năm 2008 con số này là 1.87 tỷ, tăng 28.2% và cao hơn 19.3% so với năm 2009. Trong năm 2008, mặc dù công ty Mai đã rất nỗ lực trong hoạt động giới thiệu sản phẩm cũng như có các chính sách ưu đãi về giá cả nhưng vẫn không thể gia tăng thị trường ở đây do nền kinh tế Mỹ gặp quá nhiều bất lợi.
- Trong tổng số gần 500 triệu USD nhập khẩu TCMN của Mỹ, một phần rất lớn đến từ Trung Quốc, trong khi Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 10%. Riêng công ty Mai mặc dù GTXK hàng năm khá cao và ổn định song lại chiếm một phần rất nhỏ bé trong con số này. Vì vậy trong thời gian tới, công ty Mai nên tiếp tục đẩy mạnh công tác XK nhằm khai thác tốt hơn nữa thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Giá trị xuất khẩu của công ty qua ba năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: GTXK của Mai vào thị trường Mỹ
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh công ty Mai)
Với một đất nước hơn 300 triệu dân với đủ mọi sắc tộc thì nhu cầu và thị hiếu với hàng TCMN cũng rất khác nhau. Đây là cơ hội tốt để công ty Mai áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình, công ty hiện XK hầu hết các sản phẩm mà mình có vào thị trường Mỹ như: mây tre, gốm sứ, sơn mài, lục bình, bàng buông… nhưng nhìn chung mặt bằng mây tre và gốm sứ vẫn được ưa chuộng nhất bởi sự tinh xảo và tỉ mỷ của từng chi tiết sản phẩm. Chỉ tính riêng năm 2008, trong tổng 1.87 tỷ đồng XK vào thị trường này mặt hàng mây tre đã góp gần 800 triệu đồng.
Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng
Năm 2008, dù nền kinh tế một số nước gặp khó khăn nhưng bằng chính sách đúng đắn cộng thêm hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, công ty Mai đã có sự tăng trưởng đáng khâm phục với 13.172 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2007. Năm 2009 là 12.169 tỷ đồng, dù đã giảm 8% so với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho thi sao vang-106401376.doc
- ho thi sao vang-106401376.pdf