Ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, năm 1999 do những
nguyên nhân khách quan và chủquan tác động vào làm giảm nhiều chỉtiêu của
Công ty, còn các năm khác các hoạt động của Công ty tăng đáng kể.
Doanh thu của Công ty tăng lên một cách đáng kểtrong những năm gần đây.
Năm 1998 Công ty đạt được tổng doanh thu là 243,71 tỷ đồng thì sang năm 1999
do bị ảnh hưởng muộn của cuộc khủng hoảng tổng doanh sốcủa Công ty giảm
24,35% tức chỉ đạt 184,36 tỷ đồng. Nhưng ngay sau đó, Công ty đã nỗlực cải
thiện tình hình, chấn chỉnh lại quản lý và sản xuất nên sang năm 2000 doanh thu
của Công ty đạt được 255,46 tỷtăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001 do Công
ty chú trọng vào công tác mởrộng thịtrường trong và ngoài nước cho nên doanh
thu năm này chỉ đạt 246,2 tỷ đồng giảm 3,62% so với năm 2000. Điều này cho
thấy rằng sản phẩm của Công ty vẫn tăng và tiếp tục được thịtrường chấp nhận,
uy tín của Công ty ngày càng được tăng lên.
97 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng khá lớn vào cuối năm 1998, tạo cho công ty đạt
doanh số bán ra xấp xỉ 46,25 tỷ đồng. Năm 1999 dù gặp phải những khó khăn lớn
như khủng hoảng trong khu vực (nước ta chịu ảnh hưởng muộn), thị trường bị
thu hẹp, giá cả vật tư biến động mạnh cộng với cạnh tranh quyết liệt nên phần lớn
giá bán các sản phẩm đều phải hạ làm cho doanh số và hiệu quả đạt thấp.
Trang
40
Nhưng đến năm 2000 và 2001 tuy vẫn tồn tại những khó khăn nhưng các đơn
vị của Công ty đã cố gắng để thực hiện nhiệm vụ được giao, sản xuất tương đối
ổn định, về cơ bản có đủ việc làm cho người lao động. Quy trình sản xuất được
chấn chỉnh thêm tạo điều kiện giảm giá thành quản lý vật tư, chi phí chất lượng
giá cả tốt hơn. Vật tư đầu vào được cân đối và sử dụng hợp lý. Hàng do các đơn
vị sản xuất tương đối ổn định về chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm đáng kể so
với các năm trước. Chi phí về điện, thông tin, chi phí ngoài sản xuất có tỷ lệ giảm
hơn so với năm 2000. Thị trường là một trong những yếu tố quyết định của sản
xuất kinh doanh do đó các xí nghiệp này đã chú trọng công tác này. Hiện nay
những đơn đặt hàng có số lượng lớn và giá trị lớn không nhiều thì việc thực hiện
các đơn đặt hàng có giá trị nhỏ đòi hỏi có sự cố gắng cao, tính toán hợp lý và
khoa học.
Qua thời gian sản xuất, năng lực quản lý và trình độ tay nghề của công nhân
được nâng lên. Xí nghiệp in và sản xuất bao bì vẫn duy trì được hoạt động ổn
định và có hiệu quả.
Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty vẫn còn bộc lộ một số yếu kém như hệ
số quay vòng tài sản thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng thấp. Hoạt động sản
xuất của xã hội nói chung và Công ty nói riêng rất khó khăn. Có đơn vị chuyển
biến và xử lý công việc chưa khẩn trương nên ảnh hưởng đến doanh số, thị phần
và hiệu quả của Công ty. Tinh thần chủ động của cán bộ công nhân viên và đặc
biệt là đội ngũ lãnh đạo còn chưa cao, còn ảnh hưởng do tác động của cổ phần
hoá Công ty. Đội ngũ lãnh đạo tại đơn vị sản xuất thiếu số lượng và chưa thích
ứng với cơ chế thị truờng. Chế độ bảo dưỡng máy móc chưa đều theo định kỳ
thời gian dẫn đến tình trạng hoạt động vận hành của máy móc có lúc bị ngừng
làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
2.3 Một số nguyên liệu mà công ty sử dụng.
+ Gỗ bao gồm: Gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ dán.
Trang
41
+ Hoá chất bao gồm: PP, LDPE,Paraphin, nhựa.
+ Thép bao gồm: Thép lá, thép tráng kẽm,đai nẹp sắt, đinh thép dẹt, dây làm
đinh, đai nẹp nhựa, kìm siết nẹp nhựa,cổ nút thùng phi.
+ Giấy bao gồm: Giấy Carton kraff, giấyCarton duplex, giấy láng, các loại giấy
khác.
Các nguyên liệu mà công ty sử dụng chủ yếu là nguyên liệu nhập từ nước ngoài
(chiếm 80%). Lượng nguyên liệu được nhập chủ yếu từ khu vực Châu Á như:
Nam triều tiên, Đài loan, Thái lan, Singapore, Nhật bản, Trung quốc, Inđonexia...
2.4. Công nghệ, máy móc thiết bị Công ty sử dụng.
Công ty XNK & kỹ thuật bao bì là đơn vị hoạt động kinh doanh là chính. Do
vậy, phần lớn máy móc thiết bị tập trung ở xí nghiệp sản xuất Bao bì Carton và
xưởng in thực nghiệm. Hàng năm Công ty đều đầu tư tu bổ sắm trang thiết bị
máy móc mới cho phù hợp với tương lai.
Công ty gồm hệ thống máy móc sau:
- Máy in ROLANDZ K38, hai màu, khổ in 72* 102 với công suất 10.000 tờ
/giờ.
- Máy dập hộp định hình tự động 8P 102- SE của hãng BOBST Thụy sỹ, khổ
dập 72*120, công suất 7.500 tờ/giờ.
- Hệ thống máy móc chế bản.
- Hệ thống thiết bị chế bản khuôn cho máy bế hộp.
- Dây truyền sản xuất Carton sóng- Việt nam.
- Máy thổi nhựa (1995) của Đài loan.
- Hệ thống máy thổi tạo hạt (1997) của Việt nam.
2..5. Lao động và tài chính của Công ty.
Trang
42
+ Lao động của Công ty bao gồm 278 người. Nhìn chung lực lượng lao động
còn trẻ, đủ trình độ kỹ thuật tay nghề để đảm đương công việc sản xuất cũng như
công tác quản lý của Công ty. Trong đó có:
- Cán bộ quản lý:15 người.
- Viên chức nghiệp vụ: 30 người.
- Công nhân: 233 người.
- Cấp bậc bình quân: 3/7.
Trong điều kiện hiện nay Công ty vẫn đang tiếp tục nâng cao trình độ quản lý
của cán bộ cũng như cấp bậc của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Tài chính của Công ty gồm:
- Tổng vốn của Công ty có: 21.520 triệu VND.
- Vốn cố định của Công ty: 3.000 triệu VND.
- Vốn lưu động của Công ty: 18.520 triệu VND.
Công ty là đơn vị hoạt động kinh doanh với tài khoản:
- Tiền Việt nam: 361.111.000.006. Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam.
- Ngoại tệ: 362.111.370.006. Ngân hàng ngoại thương VIệt nam.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu và kỹ thuật
bao bì trong thời gian qua.
Nền kinh tế đổi mới theo hướng kinh tế thị trường thực sự đã làm bừng tỉnh
các doanh nghiệp trước cung cách làm ăn cũ. Không ít doanh nghiệp có quy mô
lớn đã bị phá sản, điều này cũng cho thấy nhược điểm của cơ chế quản lý cũ: tách
rời các doanh nghiệp với thị trường thực của nó, sản xuất sản phẩm một cách thụ
động theo mệnh lệnh của cấp trên giao. Trước bối cảnh đó, Công ty xuất nhập
khẩu và kỹ thuật bao bì cũng như doanh nghiệp nhà nước khác đã phải đối đầu
vơí rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng với nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân
Trang
43
viên, Công ty đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, từng bước khẳng
định vị trí của mình trên thị trường. Cho đến nay Công ty đã đạt được những
bước đi nhất định cả về chất và lượng, điều đó thể hiện qua những kết quả Công
ty đạt được trong thời gian gần đây, từ 1998 - 2001.
Trang
44
Bảng1: Kết quả tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của PACKEXPORT.
1998
1999
2000
2001
Năm
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị %
99/98
Giá trị %
00/99
Giá trị %
01/00
-Tổng DT
(Tỷ.VNĐ)
-X. khẩu
(Tr.USD)
-N. khẩu
(Tr. USD)
-Nộp NS
(Tỷ.VNĐ)
-Lợi
nhuận
(Tỷ.VNĐ)
-Thu nhập
bình quân
243,71
4,759
9,284
14,622
1,01
870.000
184,36
8,151
6,612
16,054
0,4
720.000
75,65
171,27
71,08
109,79
39,60
82,76
255,46
8,15
8,72
14,927
1,26
950.000
138,57
99,99
131,88
92,98
315
131,94
246,2
5,15
11,71
14,772
1,75
978.500
96,38
63,19
134,29
98,96
138,89
103
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy trong 4 năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Tuy nhiên, nước ta là nước nằm
trong khu vực Đông Nam Á nên không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào cuối năm 1997 và tất nhiên Công ty XNK và kỹ
thuật bao bì cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Công ty chủ yếu nhập
nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất và kinh doanh. Do đó, khi bị ảnh hưởng, tỷ
giá VND/USD ngày càng tăng làm cho hoạt động nhập khẩu của Công ty trở nên
khó khăn. Đồng thời hàng xuất khẩu khó khăn về giá cả trong nước và giá cả xuất
khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng nông sản, mỹ nghệ nên có
những mặt hàng không thể xuất khẩu được do tính chất thời vụ hàng năm. Nhưng
nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi.
Ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, năm 1999 do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động vào làm giảm nhiều chỉ tiêu của
Công ty, còn các năm khác các hoạt động của Công ty tăng đáng kể.
Doanh thu của Công ty tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây.
Năm 1998 Công ty đạt được tổng doanh thu là 243,71 tỷ đồng thì sang năm 1999
do bị ảnh hưởng muộn của cuộc khủng hoảng tổng doanh số của Công ty giảm
24,35% tức chỉ đạt 184,36 tỷ đồng. Nhưng ngay sau đó, Công ty đã nỗ lực cải
thiện tình hình, chấn chỉnh lại quản lý và sản xuất nên sang năm 2000 doanh thu
của Công ty đạt được 255,46 tỷ tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001 do Công
ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho nên doanh
thu năm này chỉ đạt 246,2 tỷ đồng giảm 3,62% so với năm 2000. Điều này cho
thấy rằng sản phẩm của Công ty vẫn tăng và tiếp tục được thị trường chấp nhận,
uy tín của Công ty ngày càng được tăng lên.
Hình 1: Doanh thu của Công ty từ 1998 - 2001
Tỷ đồng
300 255,46
246,2
250 243,71 184,36
200
Trang
45
150
1998 1999 2000 2001
Sở dĩ doanh thu bán hàng của Công ty tăng nhanh như vậy trong thời gian vừa
qua do một số nguyên nhân sau:
- Do Công ty thực hiện được lượng xuất khẩu tương đối lớn trong khi tỷ giá
USD/VNĐ tăng do doanh thu tăng.
- Công ty đã tích cực chủ động trong việc tổ chức đầu tư máy móc, thiết bị
hiện đại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được cải thiện, hạ giá
thành sản phẩm do đó hạ giá bán trên thị trường.
- Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua việc mở rộng
mạng lưới tiêu thụ: các chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đây vừa là đầu
mối phân phối sản phẩm của Công ty vừa là nơi thu thập thông tin thị trường
chuyển về Công ty. Điều này giúp cho Công ty nắm bắt kịp thời sự biến động của
thị trường để từ đó có đối sách thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Tuy nhiên, sang năm 1999 Việt Nam mới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng,
trong khi đó các nước đã chịu ảnh hưởng nay đang coá chiều hướng khôi phục lại
như Thái Lan, Inđônêxia làm cho hàng xuất khẩu của ta bị cạnh tranh và giảm
xuống. Hàng hoá trong nước thì ứ đọng, giá cả và thị trường biến động mạnh, do
đó năm 99 là một năm kinh doanh vất vả của Công ty, làm cho doanh thu cũng
như moi chỉ tiêu khác đều giảm đáng kể. Tuy nhiên, với tinh thần chủ đạo cao,
Công ty đã dần khôi phục lại vào năm 2000, 2001 và đạt được nhiều chỉ tiêu cao
hơn năm 99 nhưng vẫn chưa thể phục hồi lại được tình hình như năm 98.
Trang
46
Trang
47
Lợi nhuận là tiêu thức đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của một doanh
nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện tái đầu tư, mở
rộng sản xuất. Có thể nói lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực cho mọi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng của lợi nhuận đã cho ta
thấy khả năng kinh doanh của Công ty. Ngoài nguyên nhân khủng hoảng đã phân
tích ở trên làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh thì nguyên nhân làm lợi nhuận
của năm 1999, 2000, 2001 chưa tăng bằng năm 1998 là do gần đây, Công ty chú
trọng vào công tác mở rộng thị trường và cạnh tranh với các đối thủ trong và
ngoài mức chứ không phải lợi nhuận.
Tình hình nộp ngân sách phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ công dân của
Công ty đối với Nhà nước. Hầu hết các năm Công ty đều hoàn thành và hoàn
thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1998 là 14,622 tỷ đồng,
năm 1999 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng
Công ty vẫn nộp đầy đủ ngân sách là 16,054 tỷ đồng tăng 9,79% so với năm
1998, năm 2000 nộp 14,927 tỷ đồng giảm 7,02% so với năm 1999, năm 2001 nộp
14,772 tỷ đồng giảm 1,04% so với năm trước.
Tiền tương của nhân viên trong Công ty cũng tăng hàng năm và hiện Công ty
là một trong những doanh nghiệp có mức lương bình quân tương đối cao. Cụ thể,
năm 1998 là 870.000đồng/ tháng, năm 1999 là720.000 đồng/ tháng, năm 2000 là
950.000đồng/ tháng, năm 2001 là 978.5 00 đồng/ tháng.
Phần trên là toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty thực hiện
được từ năm 1998 đến năm 2001, nó cho ta thấy một khả năng nhất định và tiềm
ẩn của Công ty trong công cuộc CNH - HĐH. Từ đó tìm ra được hướng đi đúng
đắn nhằm đưa thành tích của Công ty cao hơn nữa.
Về tình hình sản xuất, Công ty cũng gặp không ít khó khăn. Năm 1998 các
đơn vị sản xuất đạt 46,25 tỷ đồng đã thực hiện vượt 40% so với năm 1997.Tuy
nhiên, từ đây sang năm 1999 trong bối cảnh về nhu cầu bao bì không tăng nhưng
Trang
48
lại có nhiều cơ sở sản xuất ra đời tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng tạo ra sự cạnh
tranh gay gắt và quyết liệt với các đơn vị sản xuất của Công ty. Khách hàng bị
phân tán xé nhỏ, giá bán ngày càng hạ thấp để tranh giành khách hàng làm cho
hiệu quả sản xuất giảm. Mặt khác, do khủng hoảng trong nước chưa được khắc
phục làm cho sản xuất hàng hoá trong nước chậm phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu
thụ cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời ngoài những cơ sở mới, các đơn vị sản xuất
hàng hoá cũng tự sản xuất bao bì tạo ra sự cung cấp khép kín trong nội bộ, số cơ
sở sản xuất bao bì lại càng tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ bao bì không đổi
dẫn đến cạnh tranh quyết liệt đối với Công ty. Thị trường có chiều hướng thu hẹp
làm cho các đơn vị sản xuất gặp nhiều khó khăn, hơn nữa giá cả vật tư biến động
mạnh như sản xuất túi siêu thị hay việc thiết bị hư hỏng dẫn đến hiệu quả sản
xuất và doanh số không đạt như ý muốn. Do cạnh tranh quyết liệt nên giá bán
phải hạ hơn năm 1998 làm doanh số hiệu quả đạt thấp và chỉ đạt 29,7 tỷ đồng.
Cho đến năm 2000, 2001 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã được cải
thiện. Doanh số sản xuât của Công ty đạt 3 năm trước.
Như vậy, cho dù trong hoàn cảnh khó khăn và nhiều biến động nhưng hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn được khắc phục, phát triển và có lãi.
II - Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu và kỹ
thuật bao bì.
1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của Công ty.
a. Đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu.
Trước những năm 1990 là thời kỳ chế độ kinh tế chỉ huy bao cấp, hoạt động
chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh bao bì phục vụ trong nước và
hàng xuất khẩu mà thị trường là các nước Đông Âu. Thị trường trong nước,
khách hàng lớn chủ yếu là các Tổng Công ty xuất nhập khẩu như: Tổng Công ty
xuất nhập khẩu Nội thương, Công ty INTIMEX, Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam.
Trang
49
Mặt hàng phục vụ bao bì xuất khẩu là hàng may mặc, bánh kẹo. Thời kỳ này
Công ty hoạt động theo sự chỉ đạo kế hoạch của Nhà nước. Đầu vào Nhà nước
cung cấp theo chỉ tiêu kế hoạch và đầu ra Nhà nước bao tiêu cũng theo kế hoạch
vì vậy làm ăn kém hiệu quả.
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, những năm đầu của thập kỷ 90,
Công ty phải đối đầu với những khó khăn thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị
trường, mặt khác các xí nghiệp thành viên như: Xí nghiệp Bao bì Xuất khẩu I, Xí
nghiệp Bao bì Xuất khẩu II, Chi nhánh Công ty Bao bì tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng xin tách ra khỏi Công ty gây sự hụt hẫng trong việc sản xuất trực tiếp
hay đầu mối giao lưu với thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, ở thời
điểm này, Công ty hoạt động kém hiệu quả, thì trệ. Để đững vững và tồn tại được
cần có sự thay đổi lớn trong Công ty và trên thực tế Công ty đã có sự thay đổi
thực sự, hoạt động của Công ty đa dạng hơn nhiều so với thời kỳ bao cấp. Để
phục vụ sản xuất trực tiếp Công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, thành lập các
xí nghiệp sản xuất trực tiếp bao bì phục vụ hàng sản xuất trong nước và xuất
khẩu trực tiếp ra nước ngoài đồng thời mạnh dạn tổ chức kinh doanh hàng xuất
khẩu và nhập khẩu.
b. Danh mục hàng hoá nhập khẩu.
Xong xong với việc nhập khẩu, đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tế ngày
càng phát triển của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực bao bì và sản xuất bao
bì, phạm vi hoạt động kinh tế nhập khẩu mang tính chất tổng hợp và đa dạng hoá
về các loại hình kinh doanh, chủng loại hàng hoá cũng như thị trường nhập khẩu,
thị trường tiêu thụ. PACKEXPORT đã đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
và được quy thành các nhóm mặt hàng chính sau:
* Nhóm mặt hàng nguyên liệu làm bao bì truyền thống - chất lượng cao bao
gồm:
Trang
50
+ Các loại giấy làm bao bì cao cấp là giấy Krap làm bao xi măng, Krap làm
thùng đựng tivi và tủ lạnh.
+ Các loại hạt nhựa làm mút xốp, chai lọ, túi đựng thực phẩm bằng PED.
+ Các loại giấy Duplex định lượng từ 250 - 500 Gr/ m2 làm hộp phẳng chất
lượng cao.
+ Các loại giấy Cusser, Crisland.
* Nhóm mặt hàng thuộc kế hoạch đa dạng hoá mặt hàng gồm:
+ Thiết bị máy móc làm bao bì.
+ Các loại phụ tùng xe máy Honda.
+ Các loại máy móc làm bao bì, làm giấy,...
+ Các loại vật tư, thiết bị cho ngành viễn thông.
c. Thị trường nhập khẩu của Công ty.
Từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện chiến lược đa dạng hoá nghành nghề kinh
doanh, thực hiện đầy đủ chức năng của một doanh nghiệp Nhà nước với nhiện vụ
xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển, giới thiệu khoa học - công nghệ mới về sản xuất bao bì của thị trường quốc
tế và khu vực vào trong nước. Ngoài các thị trường từ những bạn hàng truyền
thống như: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Austraylia,
Nam Triều Tiên,...Công ty còn mở rộng ra các thị trường mới như: Anh, Pháp,
Trung Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Italia,...Việc giao dịch với các thị trường này
không những giúp Công ty tăng doanh số, kim ngạch xuất nhập khẩu, mà còn
giúp Công ty nhập khẩu được những mặt hàng kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu
ngày càng phát triển của ngành bao bì.
2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật
bao bì.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển vượt bậc, góp phần giúp Công ty đứng vững và có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước. ta có thể thấy điều này qua bảng kim ngạch nhập
khẩu sau:
Bảng 2: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 1998 – 2001.
Năm Kim ngạch nhập khẩu
9.283.693 USD Năm 1998
6.612.898 USD Năm 1999
8.719.124 USD Năm 2000
11.707.640 USD Năm 2002
Nguồn báo cáo tổng kết năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001.
0
2
4
6
8
10
12
1998 1999 2000 2001
1998
1999
2000
2001
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty
Để hiểu và nắm rõ tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty PACKEXPORT
chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích hoạt động nhập khẩu của Công ty về cơ
cấu mặt hàng, các hình thức nhập khẩu, các thị trường chính và các vấn đề liên
quan đến việc nhập khẩu.
Trang
51
Trang
52
a/ Cơ cấu mặt hàng.
Nếu như trước đây Công ty chỉ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng thuộc lĩnh vực
bao bì, nhưng bước vào cư chế thị trường, để tồn tại và phát triển Công ty đã đa
dạng hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình, nhờ đó góp phần không nhỏ
trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trang 53
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính
1998 1999 2000 2001 Năm
Mặt hàng
Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT %
1.Giấy các loại
2.Hạt nhựa các loại
3.Hoá chất và vật tư
sản xuất mút xốp
4.Máy móc thiết bị
5.Hàng tiêu dùng
3.529.613
950.432
1.846.248
2.457.400
500.000
38,02
10,24
19,89
26,47
5,38
2.120.456
620.500
1.021.600
1.540.522
309.820
32,07
9,39
15,45
23,30
4,69
3.420.800
1.000.000
1.650.000
2.245.361
465.963
39,23
11,46
18,92
25,75
5,34
4.254.320
1.240.500
1.912.400
3.500.420
800.000
36,34
10,59
16,33
29,90
6,84
11.707.640 100 100 8.719.124 Tổng kim ngạch NK 9.283.693 100 6.612.898 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1998 - 1999 - 2000- 2001
Trang
54
Nhìn vào bảng 3 ta thấy:
+ Nhóm mặt hàng nguyên liệu giấy: Đây là nhóm hàng chủ yếu phục vụ cho
trong ngành do đó những mặt hàng này có xu hướng tăng lên theo nhu cầu và
chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu.
Năm 1998 đạt 3.529.613 USD chiếm 38,02% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2000 đạt 3.420.800 USD chiếm 39,23% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2001 đạt 4.254.320 USD chiếm 36,34% tổng kim ngạch nhập khẩu
Và năm 1999 do khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh XNK của Công ty PACKEXPORT, hàng nhập về để sản
xuất, hàng xuất khẩu sang các nước trong khu vực bị khủng hoảng tài chính gặp
khó khăn vì vậy phải hạn chế nhập khẩu chỉ đạt 2.120.456 USD chiểm 32,07%
tổng kim ngạch nhập khẩu.
+ Nhóm nguyên liệu chất dẻo: Đây là nhóm hàng có sự biến động tăng giảm
thất thường. Lý do: phải sử dụng lớn vốn vay, sự ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng về tài chính tại các nước trong khu vực nhất là năm 1998 - 1999 và nhiều
đơn vị được phép kinh doanh hàng nhập khẩu trực tiếp.
Năm 1998 đạt 950.432 USD chiếm 10,24% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 1999 đạt 620.500 USD chiếm 9,39% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2000 đạt 1.000.000 USD chiếm 11,46% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2001 đạt 1.240.500 USD chiếm 10,59% tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm hóa chất và vật tư sản xuất mút xốp: đây là mặt hàng mới của
PACKEXPORT, Công ty đã biết khai thác thế mạnh trong việc thực hiện kinh
doanh mặt hàng mới này. Tỷ trọng được giữ tương đối ổn định từ năm 1998 đến
2001, riêng có giảm nhẹ năm 1999 do biến động của thị trường khu vực.
Năm 1998 đạt 1.846.248 USD chiếm 19,89% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 1999 đạt 1.021.600 USD chiếm 15,45% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2000 đạt 1.650.000 USD chiếm 18,39% tổng kim ngạch nhập khẩu
Trang
55
Năm 2001 đạt 1.912.400 USD chiếm 16,33% tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm máy móc thiết bị: Mặt hàng này liên tục tăng lên trong 4 năm 1998 -
2001 cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 1998 doanh số đạt 2.457.400 USD chiếm
26,47% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2001 doanh số đã tăng là 3.500.420
USD chiếm 29,90% tổng kim ngạch nhập khẩu
+ Nhóm mặt hàng tiêu dùng: Đây là nhóm mặt hàng nằm trong mục tiêu đa dạng
hoá mặt hàng. Tuy trong 4 năm qua nhóm mặt hàng này đạt doanh số còn thấp,
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng vẫn giữ tương đối ổn
định.
Năm 1998 đạt 500.000 USD chiếm 5,38% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 1999 đạt 309.820 USD chiếm 4,69% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2000 đạt 465.963 USD chiếm 5,34% tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2001 đạt 800.000 USD chiếm 6,48% tổng kim ngạch nhập khẩu
Thông qua việc phân tích hoạt động nhập khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt
hàng, ta thấy Công ty nhập khẩu cả những mặt hàng trong nước không đáp ứng
được và nhu cầu rất cần thiết cho việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Còn những loại hàng trong nước có thể đáp ứng được thì hạn chế nhập khẩu để
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
b/ Hình thức nhập khẩu.
Công ty PACKEXPORT hoạt động kinh doanh nhập khẩu dưới hai hình thức
chủ yếu đó là:
- Nhập khẩu trực tiếp.
- Nhập khẩu uỷ thác.
Trước đây Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu dưới hình thức nhập khẩu
uỷ thác là chủ yếu do ở thời kỳ này Công ty gặp khó khăn về vốn và nhân lực nên
không thể thực hiện hoạt động nhập khẩu trực tiếp. Từ khi có hiệp định vay nợ
của Chính phủ và các tổ chức quốc tế Công ty đã chuyển sang thực hiện nhập
khẩu trực tiếp.
Trang 56
Bảng 4: Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT.
(Đơn vị: USD)
1998 1999 2000 2001 Năm
h.thức NK Giá trị Giá trị % Giá trị % Giá trị %
100
0
11.707.640
0
96,54
3,46
8.417.442
301.682
NK trực tiếp
NK uỷ thác
7.949.626
1.334.067
5.759.834
853.064
87,1
12,9
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: Năm 1998 nhập khẩu trực tiếp là 7.949.626 USD còn
nhập khẩu uỷ thác là 1.334.067 USD. Sang năm 1999 do thực hiện đúng chủ
trương là nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu nên năm 1999 nhập 5.759.834 USD
chiếm 87,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn 12,9% là nhập khẩu uỷ thác với
853.064 USD. Năm 2000, nhập khẩu uỷ thác của Công ty là 301.682 USD chiếm
3,46% tổng kim ngạch nhập khẩu và còn lại 8.417.442 USD là nhập khẩu trực
tiệp chiếm 96,54%. Đến năm 2001 thì Công ty thực hiện 100% là nhập khẩu trực
tiếp với 11.707.640 USD, nhập khẩu uỷ thác Công ty không thực hiện. Qua đó, ta
thấy hoạt động nhập khẩu trực tiếp được PACKEXPORT ưa thích hơn nhập khẩu
uỷ thác.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1998 1999 2000 2001
NK TT
NK UT
Biểu đồ 2: Hình thức nhập khẩu của Công ty.
c/ Thị trường nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu có một vai trò quan trọng với sự phát ttriển hoạt động
nhập khẩu của Công ty PACKEXPORT. Hoạt động nhập khẩu có đạt hiệu quả
hay không phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Chính vì lẽ đó từ năm
1991 theo đường lối mở cửa nền kinh tế Công ty PACKEXPORT đã tìm đến và
quan hệ với một số đối tác có uy tín lớn trên toàn thế giới chứ không bó hẹp với
Trang
57
Trang
58
những thị trường quen thuộc. Và cũng nhờ có những quyết định kịp thời trên đã
giúp Công ty phát triển và hoạt động có hiệu quả.
Nhìn vào 5 bảng ta thấy thị trường của Công ty rất rộng lớn, gồm hơn 13 thị
trường ,lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường Nhật Bản,
Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thụy Điển và các thị trường
khác như TRung Quốc, Anh, Đức, Úc,...
Trong các thị trường chủ yếu của Công ty nổi lên là thị trường Nhật, đây là
nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu, thiết bị điện, thiết bị tiêu dùng chính cho
nguồn nhập của Công ty. Doanh số của thị trường này trong suốt những năm gần
đây luôn luôn tăng và không bị biến động nhiều mặc dù năm 1998 - 1999 nền
kinh tế các nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Còn
những thị trường chủ yếu còn lại đều có sự biến động, không ổn định.
Nhìn chung ta có thể thấy rằ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.PDF