MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường : 3
1. Hiệu quả của sản xuất kinh doanh : 3
2.Đặc điểm của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh : 7
3.Sự cần thiết của việc nâng cao sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 8
II. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp liên quan đến hiệu quả của côngty dịch vụ hàng không sân bay 9
1. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh 9
2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 10
III. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 11
1. Nhóm nhân tố chủ quan. 11
1.1. Lực lượng lao động. 11
1.2. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. 12
1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp . 12
1.4. Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp. 13
1.5. Nhân tố toán kinh tế. 13
2. Nhóm nhân tố khách quan. 14
2.1. Môi trường pháp lý. 14
2.2. Môi trường kinh tế. 15
IV. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 16
1. Các quan điểm cơ bản. 16
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 17
2.1. Chuẩn hoá một số khái niệm dùng để phân tích. 17
2.2. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này. 18
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 19
3. Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích. 22
3.1. Phương pháp so sánh. 22
3.2. Phương pháp loại trừ. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNH KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI 24
I/ Khái quát chung về Công ty dịch vụ hành không nội bài: 24
I.1/ Quá trình hình thành và phát triển. 24
I.2/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý: 25
I.2.1/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty NASCO: 25
I.2.2/ Đặc điểm về tổ chức quản lý hành chính của công ty NASCO: 28
I.3/ Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của công ty: 30
I.3.1/ Các nhân tố bên ngoài công ty: 30
I.3.2 Các nhân tố thuộc công ty. 32
I.4/ Chức năng nhiệm vụ của công ty: 34
II.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO. 35
II.4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO năm 1994-1996 36
II.4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên. 42
2/ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp vận tải ô tô: 46
3/ Phân tích kết quả hoạt động SXKD của XN dịch vụ du lịch khách sạn: 50
4/ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp qua các năm 1994-1996: 54
5. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối các cửa hàng miễn thuế 1994-1996 58
II.4.3. So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong công ty qua các năm 1994-1996: 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO 72
I. công tác Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty NASCO : 72
1/ Chiến lược sản phẩm: 72
2. Chiến lược giá cả: 74
3. Chiến lược phân phối. 76
II. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 78
1.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ở Công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài 78
2. Một số biện pháp để giảm chi phí lưu thông 80
4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ của Công ty. 82
5. Đầu tư sắm sửa vật chất, kỹ thuật trang thiết bị. 83
III. kiến nghị về nhà nước 83
KẾT LUẬN 84
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Môi trường kinh doanh khá thuận lợi và tương đối độc quyền ở một số ngành nghề.
- Lượng vốn của công ty không phải là nhỏ, lại là công ty “Quốc doanh”.
- Lực lượng lao động của công ty có trình độ và kinh nghiệm nhất định.
- Điều kiện kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tốt: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nói chung khá cao, chính sách thuế, tiền tệ được cải tiến ngày càng hoàn thiện, tình hình tài chính của đất nước trong mấy năm qua ổn định, giá cả hàng hoá, tỉ lệ lạm phát được bình ổn, tình hình chính trị của đất nước ổn định, hệ thống pháp luật dần hoàn chỉnh và được áp dụng nghiêm minh, bình đẳng.
II.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO.
Như trên đã trình bày, môi trường kinh doanh của công ty NASCO là khá thuận lợi và trong một vài lĩnh vực nào đó gần như độc quyền kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của lưu lượng hành khách đi mày bay qua sân trong những năm qua, ngành HDDVN nói chung và SBQT Nội bài nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng thể hiện ở khối lượng, số lượng hàng hoá, hành khách qua sân bay là khoảng 30% năm. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế quốc dân (dưới 10% năm), thể hiện ở bảng sau:
Năm
Khách quốc tế
Tốc độ phát triển
Khách nội địa
Tốc độ phát triển
Tổng số hành khách
Tốc độ phát triển
1993
280.091
498.672
778.763
1994
414.535
48%
698.141
40%
1.112.767
43%
1995
538.895
30%
921.546
32%
1.460.441
31%
1996
700.564
30%
1.161.148
26%
1.861.712
28%
Biểu1: Hành khách qua sân bay nội bài
Khách quốc tế: Là hành khách đi trên các chuyến bay quốc tế gồm cả khách xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh.
Khách nội địa: Là hành khách đi trên các chuyến bay trong ngước gồm khách đi và đến sân bay Nội Bài.
Nhìn vào biểu 1 ta thấy: lưu lượng hành khách qua sân bay Nội Bìa, công ty cũng dần hoàn thiện mình, hoạt động nề nếp và có tốc độ phát triển cao tương ứng tốc độ phát triển của lưu lượng khách qua sân bay thể hiện tại bảng 2
Nhìn vào biểu ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty là cao: trung bình 53%/năm về doanh thu. Nhưng các khoản chi phí lại tăng không tương ứng vì những lý do riêng đặc biệt là do tăng đầu tư mở rộng sản xuất nê tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu (vấn đề này sẽ nói rõ ở phần sau khi ta phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên).
II.4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO năm 1994-1996
Công ty dịch vụ hàng không sân bay miền Bắc NASCO là một đơn vị hạch toán độc lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam với tổng số 745 CBCNV (tính đến ngày 31/12/96) có chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và mô hình quản lý tổ chức như phần trên đã nêu.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO năm 1994-1996 (xem bảng 3)
- So sánh năm 1995 với năm 1996:
+ Doanh thu tăng 176,8% so với 181% của toàn ngành hàng không là một thành tích rất cao.
Sở dĩ có sự tăng trưởng về doanh thu cao như vậy là do công ty đã tổ chức tốt khâu sản xuất kinh doanh: phát huy và tận dụng những nguồn thu từ thị trường hiện tại và mở ra lĩnh vực kinh doanh mới; một số dịch vụ mà công ty cung cấp được tăng giá (do cấp trên phê duyệt) như xí nghiệp dịch vụ tổng hợp, hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh các xí nghiệp thành viên của công ty đều đạt và vượt chỉ tiều tăng trưởng của toàn ngành hàng không dân dụng.
Xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp 120,4%
Xí nghiệp vận tải ô tô 130,9%
Xí nghiệp khách sạn 194,4%
Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp 180,4%
Khối miễn thuế 492,3% (Lĩnh vực kinh doanh mới)
Trong khi đó tỉ trọng doanh thu từ cao xuống thấp là: Khối miễn thuế, xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không, xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp, xí nghiệp vận tải ô tô, xí nghiệp dịch vụ du lịch khác sạn.
Có thể nói tốc độ tăng trưởng năm 1995 của công ty là một cái mốc đánh dấu mà những năm sau khó có thể vượt qua. Sở dĩ có thành tích trong kinh doanh cao như vậy là vị công ty đã nắm bắt được thị trường, tạo ra thị trướng mới (miễn thuế), tận dụng được khả năng của bản thân doanh nghiệp nói chung là công ty có môi trường kinh doanh (bên trong và bên ngoài) thuận lợi tổ chức kinh doanh tốt có thiệu quả và đùng hướng. Công ty đã có những biện pháp để tăng cường và phát huy nội lực trong điều kiện kinh doanh thuận lợi do đó vị thế của công ty ngày càng được nâng lên.
+ Chi phí: tốc độ tăng chi phí (+169,7%) nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu (+176,8%) càng chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty NASCO là rất tốt: tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Chi lương: Tốc độ tăng trưởng của quỹ lương tương đương tốc độ tăng doanh thu do quỹ lương của công ty được hưởng theo doanh thu trong khi lượng công nhân năm 1995 tăng chậm hơn sơ với năm 1994 và tăng chậm hơn so với tang doanh thu nên thu nhập bình quân đầu người lao động tăng, ảnh hưởng tốt đến tư tưởng cũng như ý thức của người lao động mà cần phải có một phương thức trích quỹ lương cũng như phương thức trả lương hợp lý hơn để kích thích người lao động cũng như các đơn vị kinh doanh.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được trích lập theo chế độ chính sách của nhà nước.
- Kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở tổng quỹ lương (2% quỹ lương).
- Nhiên liệu: Có sự tăng trưởng không lớn do những dịch vụ sử dụng nhiên liệu chưa phát triển, ở đây là do tốc độ tăng doanh thu và tỉ trọng doanh thu năm 1996 của xí nghiệp vận tải ôtô thấp so với mức bình quân của toàn công ty. Nhưng trong thời gian tới lĩnh vực kinh doanh vận tải ô tô phát triển thì khoản chi này sẽ tăng nhanh. Và đây xác định lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn và có nhiều thị trường tiềm năng của công ty nói chung.
- Vốn hàng nguyên vật liệu: có tỉ lệ tăng trưởng mạnh mẽ do những ngành kinh doanh miễn thuế, thương nghiệp phát triển mạnh, đó là báo hiệu tốt cho những lĩnh vực kinh doanh hàng hoá. Vấn đề là công ty phải có những biện pháp lãnh đạo và quản lý để lĩnh vực quản lý kinh doanh này giữ được giá vốn hàng nguyên vật liệu.
- Công cụ lao động và sửa chữa thường xuyên năm 1995 chỉ bàng 67,6% năm 1994 điều đó nói nên: Việc quản lý khoản ch này có chiều hướng tốt, trang thiết bị sửa chữa thường xuyên giảm (hoặc không có tài sản thiết bị nên không có khoản chi này.
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định bằng 114,5% so với ăm 1994. Điều đó nói lên hầu như tài sản cố định của công ty được đầu tăng thêm không tương ứng với tốc độ tăng doanh thu. Mặt khác chế độ chính sách của nhà nước về tỷ lệ tính khấu hao chưa phù hợp với thực thế của đơn vị, chưa kích thích được doanh nghiệp trong việc nhanh chóng khấu hao hết tài sản, thay mới tài sản, trang thiết bị và công nghệ.
- Khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định năm 1995 bằng 93.9% chứng tỏ khoản chi này đã được quản lý tốt trong khi tài sản cố định vẫn hoạt động bình thường.
- Chi đảm bảo kinh doanh bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và chi bằng tiền khác: năm 1993 bằng 133, 9% năm 1994. So với tốc độ tăng doanh thu và tổng chi phí thì nhỏ hơn, chứng tỏ khoản chi này được sử dụng một cách co hiệu quả. Đây là khoản chi phí để tiết kiệm và tận thu nhất cũng như khoản chi dễ lãng phí nhất. Quản lý và sử dụng khoản chi này hợp lý và có hiệu quả là một vấn đề cũng tương đối khó khăn và phức tạp.
- Chi phí quản lý công ty (Chi phí gián tiếp): Năm 1995 tốc độ tăng chi phí gián tiếp bằng 123,9% năm 1994 nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu và tổng chi phí. Điều đó chứng tỏ công ty đã giảm được chi phí gián tiếp. Trên thực tế mặc dầu biên chế cán bộ, nhân viên của bộ máy quản lý hàu như không tăng nhưng đã tổ chức sản xuất và quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khoản chi phí này tăng chủ yếu là do thu nhập bình quân đầu người năm 1995 tăng so với năm 1994.
+ Thuế: Năm 1995 công ty đóng góp khoản thuế bằng 169,4% so với năm 1994 khoản thuế này chủ yếu là khoản thuế doanh thu và một lượng vốn, thuế đất.
+ Lợi nhuận thực hiện: Bằng 287,9% năm 1994. Như trên đã phân tích: Việc tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí thì lợi nhuận tăng lên là tất yêu, chỉ có điều là công ty cần có chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Vốn, tài sản, trang thiết bị... và người lao động (số lượng, chất lượng).
- Thuế lợi tức đánh trên lợi nhuận thực hiện 45% lợi nhuận thực hiện đó là quy định của nhà nước.
- Chia liên doanh: Lợi nhuận còn lại được chi cho đối tác hợp tác với NASCO kinh doanh hàng miễn thuế theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Lợi nhuận còn lại: Để lại và phân bổ vào ba quỹ của công ty: quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng.
- So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1996 và năm 1995.
+ Doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu 127,6% tương đương tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam (128%) năm 1996. Trong đó chỉ có xí nghiệp vận tải ô tô có tốc độ lớn nhất (180,5%) lớn hơn mức bình quân của công ty sau đó đến xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không (12,9%), khối miễn thuế (115,3%), xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp (124,7%) và xí nghiệp dịch vụ khách sạn (107%). Tỉ trọng doanh thu từ cao xuống thấp theo thứ tự: Xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không, khối miễn thuế, xí nghiệp vận tải ô tô, xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp, xí nghiệp du lịch khách sạn.
+ Chi phí: Tốc độ tăng chi phí lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu.
- Tiền lương: Tăng 12211,1%. Do tăng số lượng lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh như khối miễn thuế, xí nghiệp vận tải ô tô, và tăng thu nhập bình quân đầu người. Tỉ lệ trích quỹ tiền lương trên cơ sở doanh thu miễn thuế là theo hợp đồng hợp tác kinh doanh) có tính đến đặc thù của ngành, nghề kinh doanh.
- Phụ cấp công tác Đảng, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: tính theo chế độ chính sách của Nhà nước.
- Nhiên liệu: Tăng cao 199,3% cho thấy hoạt động kinh doanh của xí nghiệp vận tải ô tô tốt (180,5%). Sở dĩ chi phí nhiên liệu tăng cao như vậy là do chi phí nhiên liệu của xí nghiệp vận tải ô tô (175,7%) và xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không tăng cao (231,1%), và do giá cả xăng dầu của Nhà nước quy định tăng.
- Vống hàng hoá, nguyên vật liệu: Tăng 119% so với 127,6% của toàn công y, chứng tỏ lĩnh vực kinh doanh hàng hoá tăng trưởng chậm hơn nhất là khôi miễn thuế, xí nghiệp dịch vụ du lịch khách sạn, xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không...
- Công cụ lao độn (sửa chữa thường xuyên) chỉ bằng 47,4% năm 1995.
- Khấu hào cơ bản tài sản cố định: Có sự tăng đột biến do sự đánh giá trị tài sản và chính sách khấu hoa nhanh tài sản cố định, chủ yếu ở xí nghiệp vận tải ô tô. Chính sách này phù hợp với kinh tế thị trường: cần đổi mới nhanh tài sản, trang thiết bị, công nghệ nhưng nếu như thực hiện chính sách này từ năm 10\995 thì tỉ lệ lợi nhuận còn lại của công ty giữa các năm sẽ không có sự thay đổi lớn.
- Khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định: Do công ty mới đầu tư tài sản trang thiết bị nên khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu và tăng chi phí nói chung nhưng trong tương lai thì khoản chi phí này sẽ tăng.
- Chi phí đảm bảo kinh doanh (gồm chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài). Như trên đã phân tích đâu là khoản chi lớn dễ tiết kiệm dễ tận thu và cũng dễ lãng phí nhất: Tỉ lệ tăng 163,7% là rất cao công ty cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, khoản thu này đồng thời tận thu nó đặc biệt lạnh, giảm chi phí mặt bằng không cần thiết, tiết kiệm chi phí điện thoại điện tín...
- Chi phí quản lý công ty băng 117,8% so với năm 1995 vậy là chi phí quản lý gián tiếp của công ty liên tục giảm trong các năm trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tốt. Vậy vấn đề là có thể giảm được nữa không? giảm đến tỉ lệ nào là tối ưu? và năng lực của một đồng tiền chi phí quản lý gián tiếp này càng tăng thì càng có lợi cho công ty.
+ Thuế: bằng 132,9% mà, 1995 chứng tỏ công ty ngày càng đóng góp cho Nhà nước nhiều hơn thông qua thuế, nhất là thuế doanh thu.
+ Lợi nhuận thực hiện (trước thuế lợi tức) bằng 73,8% năm 1995 trong khi doanh thu tăng 127,7%. Như trên đã phân tích: mặc dù doanh thu có tăng nhưng chi phí tăng nhanh hơn. Hầu hết lợi nhuận thực hiện của các xí nghiệp thành viên năm 1996 đều giảm so với năm 1995 trừ xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không băng 257,9% năm 1995. Xí nghiệp có tỉ lệ lợi nhuận thực hiện thấp nhất là xí nghiệp vận tải ô tô: - 138% so với năn 1995 trong khi doanh thu tăng 180,5% chủ yếu là do áp dụng chế độ khấu hao nhanh và tăng chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh. Tiếp theo xí nghiệp có tỉ lệ lợi nhuận thấp là xí nghiệp dịch vụ du lịch khách sạn và khối miễn thuế. Mặc dù doanh thu của khối miễn thuế tăng 115,3% nhưng lợi nhuận chỉ đạt 77,6% do tăng chi phí, chủ yếu là chi phí cố định như chí phí thuế mặt bằng, chi phí tiền lương, chi phí vốn hàng mà hệ quả của nó là lợi nhuận chia liên doanh năm 1996 chỉ bằng 57.6% năm 1995. Lợi nhuận còn lại để phân bổ vào 3 quỹ của công ty chỉ bằng 71,6% năm 1995.
II.4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên.
Trên cơ sở những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 1994, 1995 và 1996 đồng thời trên cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thành viên chúng tôi rút ra những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, những khâu còn yếu cân bổ xung và có phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của toàn công ty.
II.4.2.1. Phân tích kết quả hoạt động của xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không.
XN dịch vụ thương nghiệp hàng không là một đơn vị thành viên, hạch toán nội bộ trong công ty NASCO với 158 cán bộ công nhân viên có với chức năng nhiệm vụ:
- Kinh doanh dịch vụ thương nghiệp tại cảng hàng không Nội Bài bao gồm bán hàng hoá, mỹ nghệ, ăn uống, giải khát.
- Sản xuất chế biến hàng hoá phục vụ khách hàng và thị trường.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong khu vực sân bay.
1/ Về mô hình tổ chức của xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không.
Ban giám đốc
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
CH Souvenir
CH ăn uống
CH fast food
CH bách hoá
Ban giám đốc
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
CH Souvenir
CH ăn uống
CH fast food
CH bách hoá
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tuyến
Quan hệ chỉ đạo tham mưu
Trong đó:
- Ban giám đốc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp và hiệu trách nhiệm trước công ty NASCO về mọi hoạt động của xí nghiệp.
- Phòng kế hoạch kinh doanh có chức nang tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng và đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch mà công ty giao, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng kế hoạch kinh doanh công ty.
- Phòng kế toán - thống kê: có chức năng hạch toán nội bộ và báo sổ toàn bộ hoạt động tài chính của xí nghiệp lên phòng Kế toán - tài chính của công ty, chịu sự chỉ đạo của phòng Tài chính kế toán công ty về mặt nghiệp vụ.
- Nhà hàng ăn uống: có chức năng nhiệm vụ tổ chức kinh doanh ăn uống, giải khát phục vụ khách trong khu vực cảng hàng không.
- Cửa hàng bách hoá: có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh hàng lưu niệm phụ vụ hành khách đi các chuyến bay quốc tế xuất cảnh.
- Cửa hàng Fast-food: là cửa hàng hợp đồng hợp tác kinh doanh với IPP (Imex Pan Pacific), có chức năng kinh doanh hàng fast-food phục vụ khách đi các chuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b. Kết quả hoạt động suất kinh doanh qua các năm 1994-1995-1996:
(Trang sau)
Nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu và thực hiện chức năng.
Qua bảng số liệu trên cũng như qua tình hình thực tế tại xí nghiệp DVTNHK ta thấy:
Ban giám đốc
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
CH Souvenir
CH ăn uống
CH fast food
CH bách hoá
Ban giám đốc
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
CH Souvenir
CH ăn uống
CH fast food
CH bách hoá
- Tốc độ tăng trưởng của xí nghiệp ở mức cao và khá ổn định, bình quân tăng trên 20% một năm. Doanh thu bình quân đầu người của xí nghiệp xấp xỉ 123 triệu đồng, đạt được kết quả như vậy do: xí nghiệp đã mở rộng sản xuất như tăng các điểm bán hàng (kiốt), mở thêm các loại hình kinh doanh (fast food), nâng cao năng lực kinh doanh của các tổ chức hiện có, thay đổi cơ chế quản lý sao cho hiệu quả hơn. Trong tương lai mục tiêu của xí nghiệp là giữ vững được tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không nói chung.
- Về chi phí: Tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ doanh thu chứng tỏ là xí nghiệp đã quản lý chặt chẽ tiết kiệm chi phí trong điều kiện hiện tại lf hợp lý. Xong, trong tương lai khi doanh số đạt tới điểm nào đó yêu cầu xí nghiệp phải đầu tư lớn để đáp ứng yêu cầu của thị trường thì tốc độ tăng chi phí sẽ vượt trội so với tốc độ doanh thu, đây cũng là hợp quy luật.
+ Về tiền lương: Mức thu nhập hiện này của CB-CNV trong xí nghiệp là khá cao xấp xỉ 1,4 triệu đồng/ người/ tháng và rất ổn định. Điều này nói lên việc kinh doanh của xí nghiệp là ổn định, chủ động được yếu tố đầu ra. Mặc dầu vậy đơn giá tiền lương bằng 14,3% doanh thu hoặc bằng 15,7% tổng chi phí là có khả năng cao. hiện chế độ trả lương là tốt xong thực sự để khuyến khích người lao động và phát huy hết nguồn lực lao động sống trong nội bộ xí nghiệp thì cần phải có chính sách lương hợp lý hơn. Đồng thời phải tính đến tích luỹ tăng quỹ phát triển sản xuất, bình ổn lương tức là phải tính đến mục tiêu lâu dài của xí nghiệp trong thị trường hiện tại và tương lai.
+ Chi phụ cấp công tác Đảng, về chi BHXH, chi BHYT, trích quỹ công đoàn: thực hiện thống nhất trong các xí nghiệp, trong toàn công ty theo chế độ chính sách của Nhà nước. Để những khoản chi này có tác dụng thiết thực thì phụ thuộc vào quản lý vĩ mô của Nhà nước, vào chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Chi phí nhiên liệu: tăng đột biến là do giá nguyên liệu tăng và tỉ tỏng hàng ăn uống tự sản xuất cơ bản tăng.
+ Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ: tăng đột biến trong năm 1996 do đánh giá lại tài sản (tăng) và thực hiện chế độ khấu hoa nhanh, thu hồi vốn nha, tiến tới thay thế tài sản, thiết bị công nghiệp mới hiện đại hơn.
+ Chi khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ: là khoản chi ổn định nhưng đến một lúc nào đó khoản chi này sẽ tăng lên do TSCĐ, trang thiết bị sắp hết khấu hao vẫn sử dụng được cần khoản chi sửa chữa lớn để duy trì hoạt động của tài sản, trang thiết bị.
+ Khoản chi phí bằng tiền khác (chi đảm bảo sản xuất kinh doanh): đây là khoản chi phí lớn trong tổng chi phí, nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy xí nghiệp cũng rất tiết kiệm khoản chi này trong năm 1996. Khoản chi này bao gồm: chi điện, nước, điện thoại, điện tín, giao dịch tiếp khách, quảng cáo, chi bồi dưỡng độc hại, trang phục CBCNV, chi thuê mặt bằng kinh doanh, chi khác... Tuỳ từng mục chi nhỏ mà xí nghiệp đã tiết kiệm ở mức hợp lý, đảm bảo chi có hiệu quả.
+ Chi phí quản lý công ty: Bằng 2,4% doanh thu. Nói chung mức chi này cho quản lý gián tiếp là không lớn. Xong vấn đề đặt ra là sao cho khoản chi này tiết kiệm tối đa, đúng mục đích, phát huy đúng hiệu quả của nó trong việc lãnh đạo, quản lý, phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Các khoản nộp Ngân sách: là trách nhiệm và niềm vinh dự của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Qua kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy tốc độ tăng đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp hàng không là lớn hơn tốc độ tăng doanh thu của xí nghiệp. Lý do: do xí nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, tăng thu, giảm chi phí.
- Lợi nhuận: Lợi nhận trước thuế lợi tức năm 1996 của xí nghiệp đạt 6,1% trên tổng doanh thu, đồng thời đã tăng thu, giảm chi phí. Vấn đề đặt ra là việc phân chia lợi nhuận vào các quỹ và việc sử dụng các quỹ này như thế nào cho có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả kinh tế là do chế độ chính sách của xí nghiệp và của công ty.
2/ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp vận tải ô tô:
Xí nghiệp vận tải ô tô là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ (có tư cách pháp nhân theo sự uỷ quyền của Công ty thực phẩm miền bắc), trực thuộc Công ty thực phẩm miền bắc có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải ô tô.
- Khai thức phát triển dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy.
- Tổ chức liên doanh liên kết để phát triển vận doanh và các doanh và dịch vụ đồng bộ khác của vận tải mặt đất.
XN vân tải ôtô tính đến thời điểm 31/12/96 có 268 CB-CNV chủ yếu là lái xe.
Ban giám đốc
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
Đội xe phục vụ
Đội xe
sân đỗ
Đội
Minibus
Trạm sửa chữ ôtô
Đội xe
taxi
Trạm điều hành
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tuyến
Quan hệ chỉ đạo tham mưu
Trong đó:
- Đội xe phục vụ: Có nhiệm vụ tổ chức phục vụ việc đi làm cho CBCNV công ty và khu vực (phục vụ xe tuyến) và một vài dịch vụ vận chuyển khác nhưng chủ yếu mang tính phục vụ lấy thu bù chi, phi lợi nhuận.
- Đội xe phục vụ sân đỗ: Có nhiệm vụ tổ chức dịch vụ vận chuyển hành khác tổ bay từ nhà ga ra máy bay, nó nằm trong dây chuyền vận tải Hàng không. Nguồn thu của nó phụ thuộc trực tiếp vào lượng khách qua sân bay với đơn giá do Tổng công ty phê duyệt. Nói chung nó có nguồn thu tương đối ổn định.
- Đội xe Taxi: có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh hoạt động taxi với tên "Airport Taxi". Đây là mô hình mới và có thị trường rộng lớn có thể phát triển thành một xí nghiệp khi mà quy mô của đội lớn lên. Đội taxi chịu sự điều hành của trạm điều hành trung tâm.
- Trạm điều hành: có nhiệm vụ điều hành, điều động xe taxi hoặc minibus phụ vụ theo yêu cầu cảu khách đúng thời gian, địa điểm, tuyến đường đi...
- Trạm dịch vụ sửa chữa ô tô Nội Bài: có nhiệm vụ dịch vụ sửa chữa trung đại tu định kỳ cho đoàn xe của xí nghiệp vận tải ô tô cũng như của công ty NASCO, xe của các đơn vị trong khu vực và các xe qua sân bay khi có yêu cầu. Theo nhu cầu thực tế thì quy mô của trạm này ngày càng phải mở rộng nếu như đầu tư đúng hướng.
- Phòng kế hoạch - kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc vè mảng kế hoạch và phương hướng kinh doanh của xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo của phòng kế hoạch - kinh doanh công ty NASCO.
- Phòng kế toán - thống kế: có nhiệm vụ thống kê kế toán và hạch toán nội bộ, báo sổ lên phòng kế toán - tài chính công ty, chịu sự chỉ đạo của phòng kế toán - tài chính công ty NASCO về mặt nghiệp vụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN vận tải ôtô 1994-1996:
(Trang sau)
Qua bảng số liệu kết quả sản xuất kinh doanh trên và hoạt động thực tế của xí nghiệp vận tải ô tô ta thấy:
- Về doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu (so với các đơn vị khác cũng như so sánh với tốc độ tăng trưởng của toàn công ty và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam) của xí nghiệp vận tải ô tô là cao và có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới vì thị trường mà xí nghiệp vận tải ôtô hiện này đang khai thác còn rất lớn, nhất là vận chuyển hành khách bằng Taxi. Do vậy trong năm qua xí nghiệp vận tải ô tô được sự quan tâm và sự đầu tư của công ty và công ty cũng xác định đây là một mũi nhọn của công ty trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Để đạt được kết quả nêu trên công ty đã đầu tư cho xí nghiệp bằng nguồn vốn vay ngân hàng để mua sắm hàng chục xe ôtô Taxi và 02 xe phụ vụ sân đỗ trong năm 1996.
Để giữ vững được tốc độ tăng trưởng như hiện này cũng như giành thắng lợi trong cạnh tranh (nhất là vận chuyển hành khách bằng Taxi nội tỉnh và liên tỉnh) thì xí nghiệp cần đầu tư đúng múc kết hợp với quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng phục vụ ở mọi khâu, có kế hoạch tổng thể dài hạn cũng như có kế hoạch chi tiết thực hiện mục tiêu trước mắt.
Hiện nay doanh thu trên đầu người của xí nghiệp vận tải ô tô là khoảng 70 triệu/ người/ năm. ở mức doanh thu này thì hiệu quả còn thấp, lãnh đạo xí nghiệp cần có biện pháp để tăng doanh thu sao cho doanh thu bình quân đầu người ngày càng tăng.
- Về chi phí: Năm 1996 có sự tăng đột biến về chi phí, lý do:
+ Quỹ tiền lương: tăng cao do xí nghiệp mở rộng sản xuất nên cần nhiều lao động lái xe. Trong tương lai khoản chi này vẫn tăng khi công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và làm ăn có lãi nhưng tỉ lệ tăng quỹ tiền lương thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu.
+ Nhiên liệu: bình thường đây là khoản chi lớn nhất cho ngành vận tải ôtô. Vấn đề là xí nghiệp cần kiểm tra khảo sát, đưa ra định mức hợp lý, tiết kiệm nhất về nhiên liệu.
+ Về khấu hao cơ bản Tài sản cố định: với mục tiêu thu hồi vốn nhanh để tăng cường tái đầu tư cho mục tiêu lâu dài nên trong năm 1996 số chi phí nào tăng đột biến gần 2 tỉ đồng, là một khoản chi khá lớn trong đó nhiều khoản xí nghiệp có thể tận thu được như sửa chữa lớn hoặc hợp đồng với những cơ sở sửa chữa cung cấp phụ tùng thay thế, dịch vụ sao cho chi phí này thấp nhất. Khoản chi này sẽ gia tăng hàng năm nên có thể mở rộng năng lực phục vụ của trạm sửa chữa ô tô của xí nghiệp.
+ Chi đảm bảo sản xuất kinh doanh: Đây là khoản chi lớn trong tổng chi phí và tỉ lệ giữa khoản chi này trên doanh thu cao hơn năm trước một phần do xí nghiệp mở rộng sản xuất nhưng cũng đồng thời đặt ra là xí nghiệp cần đề ra phương hướng giảm chi phí đến mức tối thiểu trong giai đoạn hiện này vì xí nghiệp đang bị thua lỗ.
+ Một khoản chi khá lơn khác đáng quan tâm của xí nghiệp vận tải ôtô là lãi xuất ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện vốn tự có và vốn Ngân sách cấp có hạn, hiện nay nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24089.DOC