Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nhựa thuộc công ty PACKEXIM

Xét về sức sản xuất của TSCĐ thì trong năm 2003 đã hiệu quả hơn năm 2002 là 55,8%. Hiệu suất sử dụng năm 2002 đạt 1,38 tức là cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 138 đồng giá trị tổng sản lượng, còn năm 2003 là 215 đồng. Xét về sức sinh lời của TSCĐ thì ta thấy năm 2003 tăng 0,014% so với năm 2002 tức là trong năm 2003 cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 4 đồng lợi nhuận còn năm 2002 là 2,6 đồng. Như vậy ta có thể thấy được giá trị sản lượng năm nay so với năm trước tăng 12.196.800.000 đồng do nhiều nguyên nhân trong đó do nguyên giá bình quân TSCĐ tăng và sức sản xuất của TSCĐ tăng.

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nhựa thuộc công ty PACKEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất lao động theo các chỉ tiêu khác nhau. Năng suất lao động tính theo hiện vật: Công thức tính được trình bày như sau: Trong đó: Wld: Năng suất lao động. Q1: Sản lượng tính theo hiện vật ( Đơn vị m, m2, m3, kg, tấn, tạ....) T: Số công nhân. Năng suất lao động tính theo giá trị: Công thức tính được trình bày như sau: Trong đó: Wlđ: Năng suất lao động. T: Số lượng công nhân lao động Q2: Giá trị sản lượng (tính bằng tiền theo gía cố định hay giá hiện hành) Biểu 6 : Bảng phân tích năng suất lao động tính bằng hiện vật Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 Chênh lệch Mức % Giá trị sản lượng đồng 18.597.348.000 30.794.148.000 12.196.800.000 65,6 Giá trị sản lượng m2 6.641.910 10.997.910 4.356.000 65,6 Số công nhân Sxuất người 132 173 41 31 NSLĐ b/quân năm a. Chỉ tiêu giá trị (1/3) đồng/ng 140.889.000 178.000.856 37.111.856 26,3 b. Chỉ tiêu hiện vật (2/3) m2/ng 50.318 63.571 13.253 26.4 Số ngày làm việc bình quân ngày 267 272 5 1,87 Năng suất lao động bình quân ngày (4a/5) đồng 527.674 654.415 126.741 24 Số giờ làm việc bình quân ngày giờ 7,5 7,8 0.3 4 Năng suất lao động bình quân giờ (6/7) đồng 70.357 83.870 13.513 19,2 Tổng số giờ làmviệc giờ 2.003 2.122 119 5,9 (Nguồn từ phòng Kinh tế kỹ thuật) Phân tích năng suất lao động của Xí nghiệp chúng ta nhận thấy: Năng suất lao động người trong năm 2003 đã tăng hơn so với năm 2002, trong đó năng suất tính theo chỉ tiêu hiện vật tăng 13.253 m2/ người tương đương 26,4%. Năng suất tính theo chỉ tiêu giá trị tăng 37.101.856 trđ/ người tương đương 26,3%. Qua đó ta nhận thấy một điểm đáng chú ý là, tốc độ tăng năng suất theo chỉ tiêu giá trị đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật. Sản lượng sản phẩm năm 2003 tăng 65,6% so với năm 2002 do năng suất lao động tăng. Cụ thể: Năng suất lao động giờ tăng 19,2%, năng suất lao động ngày tăng 4%, năng suất lao động năm tăng 26,4%. Biểu 7: Chỉ tiêu giá trị đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp Nhựa: Chỉ Tiêu ĐV 2002 2003 Chênh lệch Mức (%) Tổng doanh thu đồng 18.778.317.865 27.648.717.865 +8.870.400.000 +47% Lợi Nhuận đồng 352.514.995 595.108.000 +242.593.005 +68,8% Tổng lao động Người 141 186 +45 +31,9% Chi phí tiền lương đồng 1.559.848.659 2.016.600.000 +456.751.341 +29,2% NSLĐ bq (1/3) đồng 133.179.560 148.649.020 +15.469.460 +11,6% H/số sd hao phí tiền lương (1/4) đồng 12,04 13,7 +1,66 +13,7% K/năng sinh lời của 1 nhân viên (2/3) đồng 2.500.106 3.199.505 699.399 +28% Doanh lợi của chi phí tiền lương (2/4) đồng 0,226 0,295 +0.069 +30,5% (Nguồn từ phòng kinh tế kỹ thuật) Qua biểu 7 cho thấy: Năng suất lao động bình quân của một công nhân năm 2003 tăng 11,6% so với năm 2002. Nếu như năm 2002, một nhân viên chỉ làm ra 133.179.560 đồng doanh thu thì sang đến năm 2003 một nhân viên đã làm ra được 148.649.020 đồng. Cũng từ bảng 7, phân tích số liệu ta thấy một nhân viên mang lại 3.199.505 đồng lợi nhuận cho công ty trong năm 2003 điều này có nghĩa là khả năng sinh lợi của một nhân viên năm 2003 tăng 699.399 đồng so với năm 2002. Một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm với một đồng chi phí tiền lương bỏ ra mang lại cho Xí nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. So sánh năm 2003 với năm 2002 thì chúng ta thấy một đồng chi phí tiền lương bỏ ra đã làm tăng 1,66 đồng doanh thu và tăng 0,069 đồng lợi nhuận. Như vậy ở năm 2003, một đồng tiền lương bỏ ra đã có hiệu quả hơn, đã làm tăng cả doanh thu và lợi nhuận. Qua đó chúng ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa như vậy là hợp lý. Điều này là do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên Xí nghiệp cũng cần chú ý nâng cao chất lượng của công tác quản trị nhân sự, đặc biệt là công tác phân tích công việc để có để có sự bố trí lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động hơn nữa. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ: Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hiện vật thì bị hao mòn dần, về gía trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số TSCĐ còn sử dụng được: Công thức tính: Hệ số hao mòn TSCĐ càng gần đến 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa TSCĐ. Ngược lại, hệ số hao mòn TSCĐ nhỏ hơn 1, có nghĩa là TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới nhiều. Phương hướng chung nhằm giảm hệ số hao mòn TSCĐ là phải tích cực đổi mới TSCĐ cũ đã đến hạn thanh lý, trang bị thêm TSCĐ mới. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp và là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (giá trị sản lượng). Hiệu suất càng cao chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng tiến bộ và ngược lại. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận, để đánh giá một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ta tính như sau: Một chỉ tiêu nữa chúng ta cần xem xét đó là để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu phân tích mức trang bị Việc trang bị TSCĐ cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng tăng sản lượng của doanh nghiệp. Để phân tích những vấn đề này người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số trang bị chung TSCĐ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (ở nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số này càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao và ngược lại. Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng tăng sản lượng của mỏ. Do vậy chúng ta xem xét các hệ số trang bị TSCĐ ở Xí nghiệp bao bì nhựa để biết được một công nhân bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (cả theo nguyên giá và giá trị còn lại). Biểu 8: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu ĐV Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Mức (đồng) % 1. Giá trị sản lượng đồng 18.597.348.000 30.794.148.000 12.196.800.000 65,6% 2. Lợi nhuận đồng 352.514.995 595.108.000 242.593.005 68,8% 3. TSCĐ bình quân a. Nguyên giá đồng 13.469.780.910 14.316.688.420 846.907.510 6,3% b. Giá trị còn lại đồng 4.537.874.720 4.113.586.770 -424.287.950 -9,3% 4. Số công nhân sản xuất bình quân Người 132 173 41 31% 5. Mức trang bị TSCĐ cho công nhân a. Theo nguyên giá (3a/4) đồng 120.043.794 82.755.424 -37.288.370 -31% b. Theo giá trị còn lại (3b/4) đồng 34.377.838 23.777.958 -10.599.880 -30% 6. Sức sản xuất của TSCĐ (1/3a) đồng 1,38 2,15 0,77 55,8% 7. Sức sinh lời của TSCĐ (2/3a) đồng 0,026 0,04 0,014 53,8% 8. Hiệu suất TSCĐ còn dùng được (3a/3b) % 33,7% 28,7% -14,8% Như vậy, thông qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng: Nếu mức trang bị TSCĐ được xét ở nguyên giá thì mỗi người lao động được 120.043.794 đồng, nhưng khi xem xét mức trang bị theo giá trị còn lại thì chỉ còn 34.377.838 đồng năm 2002 và 82.755.424 đồng năm 2002. Năm 2002 hiệu suất TSCĐ còn dùng được là 33,7% còn năm 2003 giảm 5% tức là chỉ còn 28,7%. Chính điều này đã làm hạn chế năng lực sản xuất của xí nghiệp. Mức trang bị TSCĐ theo nguyên giá năm 2003 giảm 31% so với năm 2002 và mức trang bị theo giá trị còn lại cũng giảm 10.599.880 đồng/người trong năm 2003. Năm 2003 xí nghiệp đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để cải thiện năng lực TSCĐ nhưng do các tài sản khác đã hết thời gian sử dụng nên mức trang bị theo nguyên giá không tăng. Xét về sức sản xuất của TSCĐ thì trong năm 2003 đã hiệu quả hơn năm 2002 là 55,8%. Hiệu suất sử dụng năm 2002 đạt 1,38 tức là cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 138 đồng giá trị tổng sản lượng, còn năm 2003 là 215 đồng. Xét về sức sinh lời của TSCĐ thì ta thấy năm 2003 tăng 0,014% so với năm 2002 tức là trong năm 2003 cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 4 đồng lợi nhuận còn năm 2002 là 2,6 đồng. Như vậy ta có thể thấy được giá trị sản lượng năm nay so với năm trước tăng 12.196.800.000 đồng do nhiều nguyên nhân trong đó do nguyên giá bình quân TSCĐ tăng và sức sản xuất của TSCĐ tăng. Tình hình chi phí sản xuất và giá thành của Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa: Phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp: Chi phí sản xuất kinh doanh: là toàn bộ những hao phí về lao động sống (tiền lương của cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác thuộc lương) và lao động vật hoá (chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, chi phí về khấu hao tài sản cố định) mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (thường là tháng, quý, năm). Chi phí sản xuất được thể hiện dưới hình thái giá trị và là cơ sở để doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. Chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu quan trọng được tính toán và phản ánh dưới hình thức tiền tệ. (phản ánh chi phí về vật tư, máy móc thiết bị, nhân công, năng lực quản lý các tổ chức Giá thành có hai chức năng chủ yếu đó là chức năng làm thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra sẽ hoàn thành một khối lượng sản phẩm và phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về do tiêu thụ sản phẩm. Giá thành cũng chính là cơ sở để xây dựng và quy định giá bán sản phẩm. Giá thành và giá cả có liên quan mật thiết với nhau. Nếu trong điều kiện giá bán không đổi thì việc giảm giá thành đồng thời cũng là việc tăng lợi nhuận. Vì vậy phấn đấu không ngừng hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất cũng chính là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn giá thành luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ và cả những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước.Còn giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến sản phẩm dở dang ở cuối kỳ trước chuyển sang. Giá thành sản phẩm có thể giới hạn ở phạm vi hẹp hơn so với chi phí sản xuất tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Biểu 9: Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp qua 3 năm 2001, 2002, 2003 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 Mức chênh lệch chi phí Chi phí (đồng) Tỉ trọng (%) Chi phí (đồng) Tỉ trọng (%) Chi phí (đồng) Tỉ trọng (%) 2002/2001 2003/2002 Giá thành toàn bộ (2+6+7) 15.843.085.000 100 17.397.909.000 100 19.014.840.000 100 + 9,8% +9,3% Giá thành sản phẩm (3+4+5) 13.488.233.000 85,1 15.094.159.000 86,8 16.834.377.000 88,5 +11,9% +11,5% Chi phí NVL trực tiếp 11.749.890.000 87,1 12.964.643.000 85,9 14.005.829.000 83,1 +10,3% +8,1% Chi phí nhân công trực tiếp 950.400.000 7,1 1.330.560.000 8,8 1.868.400.000 11,2 + 40% +40,4% Chi phí sản xuất chung 787.943.000 5,8 798.956.000 5,3 960.148.000 5,7 +1,4% +20,2% Chi phí bán hàng 2.054.852.000 13 2.003.750.000 11,5 1.880.463.000 9,9 - 2,5% - 6,2% Chi phí QLDN 300.000.000 1,9 300.000.000 1,7 300.000.000 1,6 ---- ---- (Nguồn từ phòng kinh tế kỹ thuật) Qua biểu số liệu 9 ta thấy chi phí về nguyên vật liệu là yếu tố chủ yếu trong sản xuất sản phẩm bao bì. Năm 2001, chiếm tỷ trọng 87,1%; năm 2002 là 85,9% và năm 2003 là 83,1%. Từ đó ta nhận thấy rằng tỷ trọng về chi phí nguyên vật liệu đã giảm rõ rệt qua các năm. Sở dĩ có điều này vì từ năm 2002, công ty đã khai thác được các nguồn vật liệu trong nước có chất lượng tương đương với nguyên liệu ngoại nhập nhưng giá cả lại thấp hơn. Việc giảm chi phí nguyên vật liệu đã làm giảm giá thành sản phẩm từ đó tạo được lợi thế cho công ty trong việc giảm giá hàng bán. Trong khi đó chi phí về nhân công trực tiếp trong năm 2002 tăng 40% so với năm 2001, năm 2003 tăng 40,4% so với năm 2002. Sở dĩ có sự tăng tỷ trọng lớn như vậy là do số công nhân sản xuất trực tiếp trong Xí nghiệp tăng lên, tổng mức tiền lương tăng cộng với chi phí đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động để vận hành và quản lý máy móc thiết bị sản xuất. Chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp năm 2001 là 787.943.000, năm 2003 là 960.148.000. Chi phí này tăng lên do các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, chi phí sửa chữa tăng do biến động về giá cả trên thị trường tăng. Chi phí bán hàng trong 3 năm qua giảm cả về chi phí và tỷ trọng. Năm 2003, chi phí bán hàng đã giảm 6,2% và chỉ chiếm tỷ trọng 9,9% so với năm 2002. Đây cũng là một yếu tố tác động đến việc giảm giá thành toàn bộ của Xí nghiệp. Phân tích kết cấu giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm tại Xí nghiệp nhựa: Giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: Giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí lao động sống, lao động vật hoá để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm nhất định. Công thức tính như sau: ZSX = C + V + S Trong đó: ZSX : Giá thành sản xuất. C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. V: Chi phí nhân công trực tiếp. S: Chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ dùng để tính cho sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ và là căn cứ để tính lãi, lỗ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: ZTB = ZSX + N + M Trong đó: ZTb : Giá thành toàn bộ. ZSX : Giá thành sản xuất. N: Chi phí bán hàng M: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Biểu 10: Tình hình giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm tại xí nghiệp: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 2003/2002 Sản lượng sản phẩm 5.065.660 6.641.910 10.997.910 +31,1% +66% Chi phí NVL trực tiếp đơn vị 2.319 1.952 1.274 - 15,8% -34,7% Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị 188 200 170 - 6,4% -15% Chi phí SX chung đvị 155 120 87 - 22,6% - 27,5% Giá thành sản xuất đơn vị (2+3+4) 2.662 2.272 1.531 - 14,7% - 32,6% Chi phí bán hàng đvị 406 302 171 -25,6% - 43,4% Chi phí QLDN đơn vị 59 45 27 - 23,7% - 40% Giá thành toàn bộ đơn vị (5+6+7) 3.127 2.619 1.729 - 16,3% - 34% (Nguồn từ phòng Kinh tế kỹ thuật) Qua bảng số liệu trên, ta thấy do công ty sớm đổi mới và đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại nên sản lượng sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 tăng 31,1% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 66% . Ngoài ra, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm tại Xí nghiệp năm 2002 đã giảm 14,7% so với 2001 và năm 2003 giảm 32,6% so với năm 2002. Đó là một kết quả tích cực đối với doanh nghiệp. Trong các yếu tố cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đáng kể: năm 2002 đã giảm được 15,8% so với năm 2001 và năm 2003 giảm được 34% so với năm 2002. Đây cũng chính là yếu tố quyết định làm giảm giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm nên đã tác động đến giá thành toàn bộ tại xí nghiệp và tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Như chúng ta đã biết, giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận, tăng tích tụ vốn cho doanh nghiệp để tái đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ đồng thời cũng đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều hơn. Trong năm 2002, có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu ngoại nhập, Xí nghiệp đã mạnh dạn khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước với chất lượng tương đương mà giá cả lại thấp hơn. Từ đó lượng tiêu hao nguyên vật liệu cũng giảm xuống. Trong đó định mức tiêu hao hạt nhựa PE là nguyên liệu chính và và vật liệu phụ khác cũng làm tình hình tiêu hao có biến động. Tình hình định mức nguyên vật liệu tại Xí nghiệp bao bì nhựa: Biểu 11:Tình hình định mức nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Nhựa: Đơn vị: kg/ 1 kg màng nhựa PE Tên vật tư Định mức tiêu hao Thực tế tiêu hao So sánh 2003 (%) 2001 2002 2003 2001 2002 Hạt nhựa PP 1,05 1,1 1,098 1,087 -1,1 -1 Mực in 0,007 0,074 0,073 0,072 -2,7 -1,4 Qua bảng trên ta thấy: Mức tiêu hao nguyên vật liệu đều vượt quá định mức là do trình độ tay nghề của công nhân sản xuất chưa đồng đều và còn hạn chế. Mặt khác quá trình quản lý sản xuất chưa thực sự chặt chẽ, Xí nghiệp cũng chưa có hình thức khen thưởng khuyến khích công nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc có những biện pháp xử phạt những trường hợp sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, năm 2003 mức tiêu hao thực tế nguyên vật liệu chính là hạt nhựa PE đã giảm 1% so với năm 2002. Mức tiêu hao về mực in cũng giảm đáng kể. Đây cũng là kết quả của việc đầu tư máy móc hiện đại, đồng bộ và chính sách đào tạo lại về tay nghề cũng như ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Năm 2002, do biến động về giá nguyên vật liệu nhập khẩu, Xí nghiệp đã chuyển hướng tìm nguồn nguyên liệu trong nước với giá thấp hơn nhưng có chất lượng tương đương. Chính điều này cũng góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho Xí nghiệp. Lấy hạt nhựa PE loại 2 làm cơ sở tính toán: + Giá trong nước: 3900đ/kg + Giá nhập khẩu: 4214đ/kg Kết hợp với biểu 11 ta có chi phí cho một kg hạt nhựa PE qua các năm: Năm Mức tiêu hao thực tế Tính theo giá nội địa Tính theo giá nhập 2001 4290 đồng/kg 4635 đồng/kg 2002 4282 đồng/kg 4627 đồng/kg 2003 4239 đồng/kg 4581 đồng/kg (Mức tiêu hao thực tế - Mức tiêu hao định mức) x Giá mua hạt nhựa. Năm 2001= (1,100 - 1,05) x 3900 = 195 vnd Năm 2002= (1,098 - 1,05) x 3900 = 187 vnd Năm 2003= (1,087 - 1,05) x 3900 = 144 vnd Như vây, định mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm làm chi phí giảm theo. (Giá nhập khẩu - giá trong nước) x Tiêu hao định mức. (4214 - 3900) x 1,05 = 330 vnd Sự thay đổi của giá mua nguyên vật liệu làm thay đổi chi phí. Sản lượng thực tế x Tiêu hao định mức x giá mua NVL. Năm 2001= 5.065.660 x 1,05 x 3900 = 20.743.877.700vnd Năm 2002= 6.641.910 x 1,05 x 3900 = 27.198.621.450vnd Năm 2003= 10.997.910 x 1,05 x 3900 = 45.36.441.450vnd. Sản lượng sản phẩm tăng làm chi phí tăng. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất: Biểu 12:Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Nhựa: Chỉ Tiêu Đv Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tổng doanh thu đồng 18.778.317.865 27.684.717.865 47,4% Giá thành toàn bộ sản phẩm đồng 17.397.909.000 19.014.840.000 9,3% Giá thành sản xuất sản phẩm đồng 15.094.159.000 16.834.377.000 11,5% Chi phí bán hàng đồng 2.003.750.000 1.880.463.000 - 6,2% Chi phí QLDN đồng 300.000.000 300.000.000 --- Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD đồng 352.514.995 595.108.000 68,8% Tổng chi phí kinh doanh đồng 18.425.802.870 27.089.609.865 47% Lãi suất sản phẩm tiêu thụ (6/2) đồng 0,021 0,031 47,6% Lãi suất sản phẩm sản xuất (6/3) đồng 0,023 0,035 52,1% 10. Chi phí bán hàng/ Doanh thu đồng 0,106 0,067 - 36% 11. Chi phí QLDN/ Doanh thu đồng 0,015 0,011 - 26,6% 12. Tổng chi phí kd/ Doanh thu đồng 0,981 0,978 - 0,3% Qua biểu 12 ta thấy: lãi suất sản phẩm tiêu thụ năm 2003 tăng 47,6% so với năm 2002. Trong năm 2003, cứ một đồng chi phí về giá thành sản xuất sản phẩm thu được 0,035 đồng lợi nhuận tức là tăng 52% so với năm 2002. Chi phí bán hàng trên doanh thu giảm 36% so với năm 2002 là do Xí nghiệp đã có những thay đổi tích cực trong việc giảm chi phí như vận chuyển kết hợp, cải tiến phương thức đóng gói. Năm 2002 để có 1 đồng doanh thu Xí nghiệp cần bỏ ra 0,015 đồng chi phí nhưng đến năm 2003 để có 1 đồng doanh thu chỉ cần bỏ ra 0,011 đồng chi phí tức là đã giảm được 26,6%. Tuy nhiên Xí nghiệp vẫn còn phải sử dụng lượng chi phí kinh doanh khá cao cụ thể là: để có một đồng doanh thu trong năm 2002, Xí nghiệp phải bỏ ra 0,981 đồng chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp); năm 2003 là 0,978 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý kinh doanh, chỉ ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng vốn cố định dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng biến đổi liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ chu chuyển vốn lưu động ta có các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng hay là cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lớn và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu càng thấp, số ngày của một vòng luân chuyển càng ít ( tốc độ luân chuyển càng lớn). Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hoặc Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn (tiết kiệm được vốn lưu động, quay được nhiều vòng hơn). Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng các loại vốn. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Để nâng cao chỉ tiêu này cần phải tăng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (doanh thu) và phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất. Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động cần phải chú ý đến khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất càng cao. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng chi phí đầu vào (Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Biểu 13:Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Chỉ Tiêu Đv Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1. Tổng doanh thu đồng 18.778.317.865 27.684.717.865 47,4% 2. Tổng lợi nhuận sau thuế đồng 316.875.995 535.987.000 69,1% 3. Tổng số vốn kinh doanh đồng 10.032.454.195 11.654.441.663 16,2% + Vốn cố định đồng 4.537.874.720 4.113.586.770 - 9,3% + Vốn lưu động đồng 5.494.579.465 7.540.854.893 37,2% 4. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp đồng 1,019 1,022 0,29% 5. Hiệu quả sử dụng vốn SXKD đồng 1,88 2,38 26,6% 6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định đồng 4,14 6,73 62,5% 7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đồng 3,42 3,67 7,3% 8. Mức doanh lợi theo vốn SX đồng 0,03 0,05 66,6% 9. Mức doanh lợi theo v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nhựa thuộc công ty PACKEXIM.DOC
Tài liệu liên quan