MỤC LỤC Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 – Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 – Mục tiêu nghiên cứu 2
3 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 – Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 3
5 – Bố cục của Luận văn 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU4
1.1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 8
1.2. Phương pháp nghiên cứu 21
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 21
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25
Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-200727
2.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36
2.3. Tình hình công nghiệp hoá và đô thị hoá 42
2.4. Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Vĩnh phúc giai 47
đoạn 2003-2007
2.4.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp 49
2.4.2. Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp 66
2.4.3. Kết quả sản xuất ngành thuỷ sản 69
2.5.4. Hợp tác xã nông nghiệp 72
2.4.5. Kinh tế trang trại 76
2.4.6 - Tình hình phát triển kinh tế hộ và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản78
2.4.7 - Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh phúc83
2.4.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc84
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008-201588
3.1. Quan điểm-phương hướng-mục tiêu 88
3.1.1. Quan điểm 88
3.1.2. Phương hướng 88
3.1.3. Dự kiến một số mục tiêu chủ yếu ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đến năm 201589
3.2. Các giải pháp chủ yếu 116
3.2.1. Nhóm các giải pháp chung 116
3.2.2. Các giải pháp cho từng vùng sinh thái 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
1 – Kết luận 123
2 – Kiến nghị 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC
145 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 548,5 4,82
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
c - Nhóm cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương):
Là nhóm cây trồng có khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá lớn, có
thị trường tiêu thụ. Năm 2007, toàn tỉnh có 8.549 ha cây công nghiệp hàng
năm. Đây là nhóm cây có giá trị kinh tế khá cao, có thị trường tiêu thụ và có
khả năng phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, kết quả cụ thể từng
loại cây như sau:
+ Cây lạc: diện tích lạc hàng năm khá ổn định ở mức 3,7 – 4,0 ngàn ha.
Nhờ tăng cường đưa giống mới vào sản xuất như SĐ1, LD2, sen lai, L14,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
L15… và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên năng suất,
sản lượng lạc tăng khá, đặc biệt là lạc gieo trồng vụ đông. Năm 2007, diện
tích đạt 4,11 ngàn ha, năng suất 15,99 tạ/ha (tăng 7,3% so năm 2002), sản
lượng 6,21 ngàn tấn (tăng 53% so năm 2002).
+ Cây đậu tương: Là cây công nghiệp được phát triển khá và được
trồng chủ yếu trong vụ đông. Nhờ thâm canh và tăng cường sử dụng giống tốt
nên năng suất, sản lượng đậu tương tăng nhanh. Năm 2005, diện tích cao nhất
đạt 8,47 ngàn ha, năng suất 15,56 tạ/ha (tăng 17,5% so năm 2002); sản lượng
đạt 13,2 ngàn tấn. Vụ đông năm 2006-2007 do mưa đá và lốc xoáy làm thiệt
hại gần 3 ngàn ha đậu tương nên diện tích đậu tương giảm còn 4,3 ngàn ha,
sản lượng đạt 6,35 ngàn ha.
d - Hoa, cây cảnh và cây hàng năm khác
+ Hoa, cây cảnh: Là những cây trồng mới phát triển mạnh trong những
năm gần đây; Từ năm 2003-2007, diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 1
ngàn ha, năm 2007 đạt 1.241 ha, trong đó có gần 400 ha đất chuyên canh hoa
hồng; giá trị thu nhập từ trồng hoa khá cao (Năm 2006-2007 đạt 70 – 80 triệu
đồng/ha/năm, cá biệt đạt trên 300 triệu/ha- giá thực tế). Tuy nhiên, sản xuất
hoa ở Vĩnh Phúc còn chủ yếu theo phương pháp truyền thống, chưa có sự đầu
tư theo công nghệ sản xuất hiện đại nên chất lượng hoa của Vĩnh Phúc chưa
cao, chưa đủ khả năng cạnh tranh với hoa Đà Lạt và hoa nhập ngoại.
+ Cây dược liệu: chủ yếu là thanh hao hoa vàng cung cấp nguyên liệu
cho các cơ sở chế biến Artermisin trên địa bàn. Năm 2002 diện tích cây dược
liệu mới chỉ đạt 257,3 ha, năm 2006 do giá thu mua cao, người nông dân thấy
hiệu quả từ trồng thanh hao cao hơn các loại cây trồng khác nên đã chuyển
sang trồng thanh hao, đưa diện tích cây thanh hao tăng lên 4.144 ha. Tuy
nhiên sau đó sản phẩm dư thừa, giá thu mua giảm mạnh, diện tích cây thanh
hao hoa vàng hiện nay giảm, năm 2007 chỉ còn 430,7 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 2.10: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007
Đơn vị Thực hiện Bình quân
STT
Chỉ tiêu
tính
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
2003-2007
(%)
1 Cây đậu tƣơng
+ Diện tích Ha 5659,0 8478,6 4343,5 -5,94
+ Năng suất tạ/ha 13,36 15,56 14,63 2,97
+ Sản lượng tấn 7560,4 13192 6354,5 -3,15
2 Cây lạc
+ Diện tích Ha 3858,8 4114,5 4109,9 1,43
+ Năng suất tạ/ha 12,20 15,14 16,03 7,38
+ Sản lượng Tấn 4708 6229 6588,2 8,91
3 Cây hàng năm khác ha 2209,0 3500 3302 11,65
+ Cây làm thuốc ha 209,2 300 430,7 10,85
+ Cây thức ăn gia súc ha 662,2 800 1545,9 37,71
+ Hoa, cây cảnh ha 1106,1 1400 1241 3,81
+ Cây hàng năm khác ha 231,5 1000 84 -22,67
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
+ Cỏ làm thức ăn gia súc:
Cùng với phát triển chăn nuôi bò, nhất là bò sữa, diện tích trồng cỏ
đang tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại các xã Vĩnh Thịnh, Cao Đại, Phú
Thịnh (huyện Vĩnh Tường), Nông trường Tam Đảo… Năm 2002, diện tích
trồng cỏ trên toàn tỉnh mới chỉ đạt 312,1 ha, đến năm 2007 đã tăng lên
1.545,9 ha cỏ các loại, tăng bình quân 37,7%/năm. Trồng cỏ làm thức ăn gia
súc có hiệu quả kinh tế cao, ngoài phục vụ nuôi bò, hộ nông dân còn bán
giống cỏ cho các địa phương khác. Bình quân 1 ha cỏ voi cho năng suất
khoảng 350 tấn/năm, giá trị tương đương 50-60 triệu đồng /ha/năm. Ngoài cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
voi, hộ chăn nuôi còn trồng các loại cỏ Ghinê, Rugi, Pangola, Stylo, cỏ hỗn
hợp Úc… Những năm tới, cùng với việc phát triển chăn nuôi bò, việc mở
rộng diện tích trồng cỏ cũng là một hướng sản xuất có hiệu quả.
Nhìn chung, cơ cấu cây trồng của tỉnh những năm qua có sự chuyển
dịch theo hướng mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao, có tỷ trọng hàng
hoá lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, do sản xuất vẫn chủ yếu ở
quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phần lớn nông dân vẫn canh tác theo tập quán cũ,
đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình, chưa năng động theo cơ chế thị
trường nên cơ cấu cây trồng chuyển dịch chưa mạnh, khối lượng nông sản
hàng hoá chưa nhiều.
e - Cây lâu năm
- Cây ăn quả: Cây ăn quả trên địa bàn tỉnh được trồng chủ yếu ở các
huyện Lập Thạch, Tam Đảo và Tam Dương, là những huyện có diện tích đất
đồi rừng lớn. Do cây ăn quả phù hợp với đất đồi và đem lại thu nhập khá cao
cho các trang trại và hộ gia đình nên từ năm 1997 đến nay, diện tích cây ăn
quả của tỉnh tăng khá nhanh, trong đó tăng nhanh nhất là diện tích trồng nhãn,
vải và xoài; Năm 1997 diện tích cây ăn quả toàn tỉnh mới chỉ đạt trên 3 ngàn
ha, đến năm 2007 đã đạt 8.889,3 ha, diện tích cho sản phẩm là 7.022,9 ha; sản
lượng quả đạt 75 ngàn tấn, trong đó chủ yếu là chuối 34,82 ngàn tấn, nhãn vải
20,877 ngàn tấn, dứa 2,41 ngàn tấn và cam, chanh quýt 1,06 ngàn tấn, xoài
1,8 ngàn tấn,... Hiện nay một số loại cây ăn quả đem lại thu nhập khá là chuối
18,8 triệu đồng/ha, nhãn 31,6 triệu đồng/ha, vải 10-15 triệu đồng/ha, dứa 10,3
triệu đồng/ha (tính toán chi tiết tại phụ lục số 2). Sản phẩm cây ăn quả trên địa
bàn tỉnh bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong tỉnh và cung cấp
cho các tỉnh lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Bảng 2.11: DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007
Năm
Diện tích cho
sản phẩm (ha)
Sản lƣợng (tấn)
Tổng số Chuối
Cây có
múi
Dứa
Nhãn,
vải
2003 4.804,9 63.503 31.715 2.492 1.882 10.112
2004 5.744,8 66.950 28.422 1.190 2.240 14.357
2005 6.232,0 71.179 32.578 1.161 2.604 14.003
2006 6490,1 72.435 32.962 1.176 2.985 14.106
2007 7.022,9 75.486 34.820 1.064 2.414 20.877
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Tuy nhiên, nhìn chung cây ăn quả của Vĩnh Phúc không có tính đặc
trưng, chất lượng không cao. Việc triển khai các dự án trồng cây ăn quả trước
đây ở các địa phương có tính phong trào, chủng loại và chất lượng giống
không được kiểm soát chặt chẽ, nên nhiều diện tích cây sinh trưởng kém. Bên
cạnh đó, cây ăn quả chủ yếu được trồng trên đất vườn tạp, diện tích nhỏ lẻ,
phân tán, không được chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất, chất lượng
quả thấp, chưa tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. Từ năm 2002 đến nay, diện
tích trồng mới cây ăn quả giảm dần do đã trồng hết diện tích, mặt khác hiệu
quả từ trồng cây ăn quả có năm giảm rất thấp do tình trạng “được mùa, rớt
giá”, nhất là đối với quả vải. Vì vậy, để duy trì ổn định diện tích và sản lượng
các loại cây ăn quả trên thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công
nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm đồng thời làm tốt công tác dự báo thị
trường là rất quan trọng.
- Cây dâu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên từ
năm 2002 đến nay, diện tích cây dâu ngày càng giảm, bình quân giảm
24,9%/năm. Nguyên nhân do dịch bệnh trên cây dâu và tằm, đồng thời giá kén
xuống thấp, sản xuất dâu tằm tơ chịu thiệt hại lớn, thu nhập của người trồng
dâu nuôi tằm sa sút, nhiều hộ nông dân đã phá bỏ diện tích dâu đã trồng. Năm
2007, diện tích dâu toàn tỉnh còn 528 ha, năng suất 270 tạ/ha, sản lượng lá dâu
14,25 ngàn tấn, sản lượng kén tằm 431,3 tấn.
Thời gian tới, đối với vùng đất bãi ven sông khó nước, dâu tằm vẫn là
cây trồng có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần tập trung
tháo gỡ những tồn tại trong trồng dâu, nuôi tằm hiện nay bằng cách tăng
cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất; Đưa các giống dâu mới
chất lượng tốt trồng thay thế các giống dâu cũ để tăng năng suất và chất lượng
lá dâu; Tổ chức tốt dịch vụ đầu ra, khuyến khích xây dựng các cơ sở ươm tơ,
thực hiện hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Tăng cường đầu tư chiều
sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4.1.2.Kết quả ngành chăn nuôi
Những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh cả
về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà tỉnh
Vĩnh Phúc đã xác định phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp. Từ năm 2003 đến năm 2007, tỉnh đã triển khai nhiều dự án về cải tạo
và phát triển đàn lợn, bò thịt và bò sữa, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại,
hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa, hỗ trợ lãi suất cho nông
dân mua bò sữa,... Kết quả giai đoạn 2003-2007, giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi tăng bình quân 14%/năm. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn lợn
tăng bình quân 3,4%/năm, đàn gia cầm tăng 6,3%/năm, đàn bò tăng 9%/năm,
trong đó tỷ lệ bò lai tăng từ 28,2% năm 2002 lên 61,4% năm 2007. Riêng đàn
trâu giảm 4,4%/năm do việc áp dụng cơ giới hoá trong khâu làm đất tăng lên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
nhu cầu về sức kéo giảm. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành ngày
càng tăng, năm 2002 chiếm 28,9% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp; năm 2007 tăng lên 45,1%. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức
ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất.
Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng lên; Nhiều giống gia súc, gia
cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn
tỉnh. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc,
gia cầm, thuỷ cầm…với qui mô khá lớn; Phương thức nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Theo kết quả điều
tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, toàn tỉnh có 245 trang trại chăn nuôi,
trong đó có 200 trang trại nuôi lợn, 4 trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sữa với
quy mô từ 20 – 40 con, 41 trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô trên 1000
con. Hiệu quả chăn nuôi theo hình thức này bước đầu đạt khá, đã tạo được
khối lượng hàng hoá lớn, tập trung, hiện đang được hộ nông dân quan tâm
đầu tư mở rộng sản xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến như
chuồng lồng, hệ thống làm mát, xây dựng bể Biogas vừa tạo khí đốt, vừa làm
sạch môi trường. Kết quả cụ thể như sau:
a - Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn là thế mạnh truyền thống của Vĩnh Phúc. Từ năm 2002,
trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn
nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được
kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô
hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2007 đã đạt 551,6 ngàn con
(tăng 18,1% so với năm 2002). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh,
giai đoạn 2003 – 2007 có tốc độ tăng bình quân 15,9%/năm; năm 2007 đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
61,8 ngàn tấn, gấp 2,1 lần so với năm 2002. Mỗi năm Vĩnh Phúc đã cung cấp
từ 30-35 ngàn tấn thịt lợn hơi cho các thị trường lân cận[2],[3].
Bảng 2.12: KẾT QUẢ NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN (2003-2007)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
Tốc độ tăng
bình quân
2003-2007
(%)
I
Số lƣợng gia súc, gia
cầm
1 Tổng đàn trâu Ngàn con 33,23 31,618 26,708 -4,37
2 Tổng đàn bò " 121,4 149,6 166,206 8,96
trong đó : bò lai " 34,27 80,1 102,126 30,17
Tỷ lệ % 28,2% 53,5% 61,4% 19,46
+ Bò sữa 908 994 718 3,15
3 Tổng đàn lợn ngàn con 496,2 549 551,57 3,39
4 Tổng đàn gia cầm " 6028,8 5178,3 7106,7 6,32
II
Sản phẩm chăn nuôi
chủ yếu: Tấn 55498,3 69226,4 81621,1 16,03
1 Thịt trâu hơi " 687 791 1079,4 10,82
2 Thịt bò hơi " 1370 2242 4210 27,25
3 Thịt lợn hơi " 42290 52900,5 61808 15,92
4 Thịt gia cầm " 11151 13292 14523,7 14,52
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
b - Chăn nuôi trâu, bò
Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm dần
do tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu
quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2007 toàn tỉnh có 26,7 ngàn con trâu,
giảm 20% so năm 2002; trong đó, trâu trưởng thành chiếm 70,6% tổng đàn,
trọng lượng bình quân đạt 250 kg/con, sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm
2007 đạt 1.079 tấn, tăng bình quân 10,8%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Đàn bò: được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển mạnh ở
hầu hết các huyện, thành, thị trong tỉnh. Giai đoạn 2003–2007, tổng đàn bò
tăng bình quân 9%/năm, năm 2007 đạt 166,2 ngàn con, tăng 53,6% (=58 ngàn
con) so với năm 2002; Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 27,25%/năm,
năm 2007 đạt 4,21 ngàn tấn, tăng 3,3 lần so năm 2002. Thời gian qua, cùng
với việc gia tăng về số lượng, chất lượng đàn không ngừng được nâng cao về
tầm vóc và thể trọng. Việc sử dụng các giống bò đực ngoại phối cho đàn bò
cái địa phương đã tạo đàn lai có năng suất, chất lượng cao và có nhiều đặc
tính tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh. Năm 2002, đàn bò lai theo
hướng Zebu của tỉnh mới chỉ chiếm 25,3% tổng đàn, năm 2007 đã tăng lên
61,4% tổng đàn. Chăn nuôi bò lai trong giai đoạn này đã đem lại hiệu quả cao
cho các hộ nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp.
Đối với bò sữa, đây là một đối tượng nuôi mới ở Vĩnh Phúc, bước đầu
cho hiệu quả kinh tế khá cao. Chăn nuôi bò sữa chủ yếu tập trung ở huyện Vĩnh
Tường, Lập Thạch, Vĩnh Yên và Yên Lạc. Năm 2004, đàn bò sữa của tỉnh đạt
mức cao nhất là 1.157 con, sản lượng sữa đạt trên 1,5 ngàn tấn, tuy nhiên do
giá thu mua sữa thấp (chỉ 3,5 ngàn đồng/kg) nên năm 2006 -2007 đàn bò sữa
trên địa bàn giảm dần, năm 2007 còn 718 con, trong đó bò cái sữa trên 600 con.
Từ cuối năm 2007 đến nay, do giá thu mua sữa tăng lên (trên 6,0 ngàn
đồng/kg) nên đàn bò sữa có xu hướng tăng lên, đến 1/4/2008 đạt 1.006 con.
c - Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của tỉnh nhìn chung phát triển khá. Thời gian qua,
nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện chăn thả đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả
vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir... Năm 2003 tổng đàn gia cầm
đạt trên 6 triệu con. Năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm, chăn nuôi gia cầm
của tỉnh chịu thiệt hại lớn, số bị chết và tiêu huỷ 1,66 triệu con. Nhờ thực hiện
tốt các biện pháp phòng chống và khắc phục nên đến năm 2007 tổng đàn đạt
7,1 triệu con. Đàn gia cầm giống cấp ông bà, bố mẹ có khoảng trên 100 ngàn
con đảm bảo cho việc sản xuất, cung ứng giống cho hộ chăn nuôi.
2.4.1.3. Dịch vụ nông nghiệp
Cùng với sự phát triển các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng
có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2003 – 2007, giá trị sản xuất dịch vụ nông
nghiệp tăng bình quân 7,3%/năm; Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể
như sau:
- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên
việc áp dụng cơ giới hoá trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2007, mới chỉ
có 48,7 ngàn ha gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, chiếm 43,4% tổng
diện tích gieo trồng, còn 62,3 ngàn ha gieo trồng vẫn được bà con nông dân tự
làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm 23% trong giá trị sản
xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp [4].
- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt
trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ
sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng
cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn tỉnh được đảm bảo.
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá: Do hoạt động của HTX dịch vụ
nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như
thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
cho nông dân, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh chủ yếu
thông qua các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được
các cấp, các ngành chú trọng, coi đây là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất
phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh đều thành lập các tổ khuyến nông
cơ sở, mỗi tổ 3 người, phụ cấp do ngân sách tỉnh chi trả (200 ngàn
đồng/người/tháng). Hoạt động của khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi
vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó khăn như:
khối lượng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
quá thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp...đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu
quả của hoạt động khuyến nông.
- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là
công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng
áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) … nên tỷ lệ thiệt hại do
sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp dưới 1%, thấp nhất trong các tỉnh
miền bắc hiện nay.
- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn được các
cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh
thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. Việc xây
dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bước đầu đã có hiệu
quả. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm vừa qua được thực hiện khá
tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số thôn,
xã và đã được dập tắt kịp thời.
Đánh giá chung: Sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc những năm gần
đây đã đạt được những kết quả quan trọng và đang dần từng bước chuyển sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
sản xuất hàng hoá; tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh so với bình quân chung cả
nước. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt
được đưa vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung;
nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng,
vật nuôi không ngừng tăng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện
tích đất canh tác.
Tuy nhiên, nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa thực sự phát triển theo chiều
sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; khối lượng sản phẩm còn ít; sản phẩm chưa có
thương hiệu riêng, chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Ruộng đất manh
mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,... đó là những hạn chế lớn cần khắc phục trong
quá trình phát triển nông nghiệp những năm tới.
2.4.2. Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm sút,
bình quân giai đoạn 2003–2007 giá trị sản xuất giảm 2,9%/năm, trong đó
giảm mạnh nhất là giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng (-7,1%/năm), khai thác
gỗ và lâm sản giảm 4,4%/năm. Năm 2007, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt
37,4 tỷ đồng, trong đó, trồng và nuôi rừng 4,13 tỷ đồng, khai thác lâm sản
26,27đồng, dịch vụ lâm nghiệp 7 tỷ đồng. Tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu
giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 2,2% năm 2002
xuống còn 1% năm 2007(giá thực tế)[3].
Nguyên nhân do những năm trước đây, công tác trồng và nuôi trừng
được Nhà nước đầu tư qua chương trình 327 và chương trình 5 triệu ha rừng,
diện tích trồng mới và chăm sóc, bảo vệ rừng đạt kết quả khá. Đến nay, diện
tích đất lâm nghiệp chưa có rừng do tỉnh quản lý chỉ còn 2.216 ha ở những
nơi không thuận lợi, do vậy, việc trồng mới rừng gần đây giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Bảng 2.13: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2003-2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
Tốc độ
tăng bình
quân 2003-
2007
(%)
I
Giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp (theo giá thực tế)
Triệu
đồng 46543,6 45011,9 44601,7
Chia ra: + Trồng và nuôi rừng “ 6820,1 4999,7 4619,2
+ Khai thác gỗ và lâm sản " 37094,8 37301,9 35569,3
+ Lâm nghiệp khác " 2628,7 2710,3 4413,2
II
Giá thị sản xuất ngành lâm
nghiệp (theo giá so sánh 94)
triệu
đồng 38713,2 38471,2 37403,4 -2,93
Chia ra: + Trồng và nuôi rừng “ 6349,7 4721,3 4130,1 -7,14
+ Khai thác gỗ và lâm sản " 26959,7 27760,4 26271,6 -4,40
+ Lâm nghiệp khác " 5403,8 5989,5 7001,7 9,17
III Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu
1 Trồng rừng tập trung ha 873,1 673,9 643,5 -5,76
2 Trồng cây phân tán ha 267,5 106,2 68,5 -19,29
3 Chăm sóc rừng ha 3052,7 2345,7 1877,7 -4,91
4 Gỗ tròn khai thác m3 24213,2 27052,1 25874,9 -3,12
5 Củi khai thác Ste 56698,3 49946,7 49100 -3,61
6 Tre, nứa, luồng khai thác
1000
cây 1195,6 1131,3 994,9 -7,65
7 Lá cọ 1000 lá 766,6 626,4 707,6 -1,21
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2.4.2.1 Kết quả trồng rừng
Toàn tỉnh hiện có 18.323,5 ha rừng trồng, chiếm 66% diện tích đất có
rừng. Thực hiện Chương trình trồng mới 5 ha rừng của cả nước, giai đoạn
2003 – 2007 tỉnh Vĩnh Phúc đã trồng mới được 3.726,1 ha rừng tập trung và
675,7 ha cây phân tán. Loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Thông,
Muồng, Lim xẹt…. Hiện tại rừng trồng sinh trưởng và phát triển khá, tỷ lệ cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
sống đạt trên 80%. Tuy nhiên, tập đoàn cây trồng chưa phù hợp, người trồng
rừng chưa chú trọng nhiều về môi trường và cải tạo đất nên đất đai dễ bị thoái
hoá, xói mòn rửa trôi. Vốn đầu tư của Nhà nước cho mỗi ha rừng trồng quá
thấp so với thời giá hiện hành. Thu nhập từ rừng còn thấp, chưa khuyến khích
các chủ rừng tự đầu tư và gắn bó với nghề rừng.
2.4.2.2. Công tác bảo vệ rừng
Trong 5 năm qua, ngành Kiểm lâm Vĩnh Phúc đã bảo vệ tốt rừng phòng
hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và bảo tồn đa dạng sinh học, các động thực vật
quý hiếm. Các trường hợp vi phạm lâm luật như phá rừng, khai thác rừng bừa
bãi, săn bắn động vật rừng trái phép được xử lý kịp thời nên đã giảm nhiều.
Tuy nhiên trong những năm qua, diện tích rừng bị cháy lên tới trên 150 ha,
việc săn bắn trái phép động vật rừng chưa được ngăn chặn, đã làm giảm đa
dạng sinh học của rừng quốc gia Tam Đảo.
2.4.2.3. Khai thác, chế biến, thu mua và tiêu thụ lâm sản
a - Khai thác
Thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển
rừng và Quyết định số 808/QĐ-UB ngày 15/7/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc đóng cửa rừng tự nhiên. Đến nay, sản phẩm lâm nghiệp
đều được khai thác từ rừng sản xuất bao gồm: gỗ (chủ yếu là gỗ nguyên liệu
giấy), củi, tre, nứa, luồng và lá cọ. Hàng năm cung cấp cho các nhà máy giấy
và nhu cầu sử dụng tại địa phương trên 25 ngàn m3 gỗ, 50 ngàn ste củi, trên 1
triệu cây tre, nứa, luồng,...
b - Chế biến, thu mua và tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Trên địa bàn tỉnh có 1 cơ sở chế biến lâm sản quốc doanh (thuộc lâm
trường Lập Thạch), 3 làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng,
mộc xây dựng là An Tường (huyện Vĩnh Tường), làng nghề mộc Minh Tân
(huyện Yên Lạc), làng nghề mộc Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên). Hình
thành màng lưới thu mua lâm sản bao gồm một số công ty TNHH và doanh
nghiệp Nhà nước. Sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu được bán cho các
nhà máy sản xuất giấy, ván dăm ở Việt Trì - Bãi Bằng - Phú Thọ; Đây là thị
trường lâu dài để người dân ổn định trồng rừng nguyên liệu. Ngoài ra, một phần
sản phẩm gỗ được tiêu thụ cho vùng Quảng Ninh để làm gỗ trụ mỏ. Đối với gỗ
rừng trồng có đường kính lớn hơn, được sử dụng để sản xuất đồ mộc dân dụng
và các nhu cầu khác.
c - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong lâm nghiệp
Thời gian qua Vĩnh Phúc đã nâng cấp 100 km các tuyến đường phục vụ
trồng, khai thác và tuần tra bảo vệ rừng; Xây dựng 5 trạm bảo vệ rừng, 3 chòi
canh gác rừng, 1 trạm dự báo cháy rừng; Nâng cấp hệ thống vườn ươm thuộc
các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh. Mở rộng các bến bãi tập kết gỗ
khai thác. Xây dựng vườn cây giống đầu dòng, hệ thống giàn phun, khu giâm
hom ở Lâm trường Tam Đảo. Tổ chức liên doanh với Công ty giống cây trồng
lâm nghiệp về nuôi cấy mô cung cấp cây giống chất lượng cao và tiếp thu
công nghệ. Về cơ bản hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác trồng và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNU Do Thi Huong Lan.pdf